Hơn thế nữa, cùng với xu thế đa dạng hóa trong hoạt động của Ngânhàng kết hợp với sự cạnh tranh trong việc giải quyết đầu ra cho nguồn vốn của Ngânhàng thì mảng tín dụng tiêu dùng được c
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MSSV : 10158221
TP.HCM, tháng 03 năm 2014
Trang 2Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Tài chính - Ngânhàng Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhữngkiến thức vô cùng quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến Ths Trần Tiến Lộc đã nhiệt tình góp ý,hướng dẫn em trong quá trình thực hiện báo cáo thực tập
Em cũng chân thành cảm ơn tập thể cán bộ NHNN & PTNN Phòng giao dịchLong Trường - Chi nhánh 9 TP.HCM đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thànhcông việc trong quá trình thực tập tại Phòng giao dịch Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắcđến anh Nguyễn Vương San và anh Phạm Văn Quân đã cho em cơ hội tiếp xúc vớimôi trường thực tiễn, thực hành công việc của một cán bộ tín dụng Đồng thời luôn sẵnlòng giải đáp những thắc mắc, cung cấp những kiến thức mà em còn thiếu và cách vậndụng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất
Cuối cùng em xin kính chúc toàn thể quý thầy cô, các anh chị phòng tín dụngnhiều sức khỏe và thành công trong công việc
TP.HCM, ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực tậpNguyễn Hàn Vân
Trang 3
TP.HCM, ngày tháng năm 2014
Người nhận xét (Ký tên, đóng dấu)
Trang 4
TP.HCM, ngày tháng năm 2014
Trang 7_
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta ngày một phát triển, đời sống người dânđang dần được nâng cao, thị trường hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú với nhiềumẫu mã và chủng loại khác nhau đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Tuy nhiên,không phải lúc nào người tiêu dùng cũng có thể chi trả cho tất cả các nhu cầu mua sắmcủa mình Nắm bắt được thực tế đó, các Ngân hàng thương mại đã phát triển hoạt độngcho vay tiêu dùng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng của mình thỏa mãn các nhu cầumua sắm trước khi có khả năng thanh toán Sau một thời gian ra đời, hoạt động chovay tiêu dùng đã đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế cũng như mang lại nguồn thunhập đáng kể cho Ngân hàng
Tín dụng tiêu dùng không những đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng mà cònmang ý nghĩa sâu sắc, góp phần cải thiện đời sống của người lao động với cơ quan,doanh nghiệp, nơi họ làm việc, từ đó có thể tăng năng suất lao động và khả năng cốnghiến cho xã hội Hơn thế nữa, cùng với xu thế đa dạng hóa trong hoạt động của Ngânhàng kết hợp với sự cạnh tranh trong việc giải quyết đầu ra cho nguồn vốn của Ngânhàng thì mảng tín dụng tiêu dùng được các ngân hàng sử dụng như là nghiệp vụ hướngđến một thị trường mới mẻ đầy tiềm năng mà trước đây chưa được khai thác
Xuất phát từ những vấn đề trên PGD Long Trường - Chi nhánh 9 TP NHNo&PTNT Việt Nam cũng đã phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng với các sảnphẩm như: cho vay hỗ trợ mua nhà, cho vay mua phương tiện đi lại, cho vay sảnxuất…Trải qua quá trình triển khai và rút kinh nghiệm PGD cũng đã thu được nhữngkết quả khả quan Để tìm hiểu rõ hơn về hoạt động cho vay tiêu dùng tại PGD LongTrường-Chi nhánh 9 TP HCM và đưa ra các biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệuquả hoạt động cho vay cũng như hoạt động kinh doanh của PGD trong tương lai nên
Trang 9HCM-GIAO DỊCH LONG TRƯỜNG – CHI NHÁNH 9 TP.HCM” làm báo cáo thực tập.
Trang 10rộng hoạt động cho vay tiêu dùng trong Ngân hàng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng cho vay họa động cho vay tiêu dùng tại PGDLong Trường - Chi nhánh 9 TP HCM- NHNo&PTNT Việt Nam
- Đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại PGDLong Trường - Chi nhánh 9 TP HCM- NHNo&PTNT Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:Những vấn đề lý luận và thực trạng cho vay tiêu dùng tạiPGD Long Trường - Chi nhánh 9 TP HCM- NHNo&PTNT Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại PGD Long Trường - Chinhánh 9 TP HCM- NHNo&PTNT Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, sosánh, tổng hợp…để phân tích và suy luận từ đó đánh giá thực trạng và tìm giải pháp
5. Cấu trúc bài báo cáo
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của bài báo cáo được trình bàygồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về tín dụng và cho vay tiêu dùng
Chương 2: Thực trạng về hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Phòng Giao Dịch Long Trường – Chi nhánh 9 TP.HCM.
Chương 3: Một số giải pháp - kiến nghị nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay tiêu
dùng tại NHNN & PTNT Phòng Giao Dịch Long Trường - Chi nhánh 9 TP.HCM.
Với thời gian nghiên cứu chưa nhiều, cùng phạm vi nghiên cứu chưa được sâurộng, cộng với kiến thức hạn chế của mình, bài làm này khó tránh khỏi những thiếu sótnhất định Em rất mong nhận được những góp ý chân thành từ các thầy cô
Em xin chân thành cám ơn
Trang 11CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ CHO
Nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thể hiện quan hệ tín dụng phát sinh giữangân hàng với khách hàng, trong đó ngân hàng là người cấp tín dụng cho khách hàngdưới hình thức bằng tiền hoặc tài sản trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận, vớicam kết là khách hàng phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn
Hay nói cách khác, đứng trên góc độ NHTM, tín dụng là hình thức sử dụng vốncủa ngân hàng thông qua việc chuyển giao vốn tín dụng cho khách hàng dưới hìnhthức bằng tiền hoặc tài sản mà khách hàng cam kết hoàn trả nợ và lãi đúng hạn
Bản chất của tín dụng được hiểu trên hai góc độ khác nhau:
- Thứ nhất: Về mặt kinh tế, tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinhtrong quá trình phân phối và sử dụng vốn
- Thứ hai: Về mặt tài chính, tín dụng được xem là một số vốn để cho vay,mượn trên nguyên tắc hoàn trả
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động tín dụng:
Đặc điểm nổi bật của nghiệp vụ tín dụng đó là tính hoàn trả Để có thể cungứng vốn tín dụng kịp thời, ngân hàng phải huy động vốn từ cách khách hàng trong nềnkinh tế; vì vậy việc thu hồi vốn tín dụng từ việc hoàn trả nợ vay là yêu cầu tất yếu củahoạt động tín dụng cuả NHTM
Khi chuyển giao vốn tín dụng, ngân hàng chỉ chuyển giao quyền sử dụng vốncho khách hàng chứ không chuyển giao quyền sở hữu vốn Khách hàng sử dụng vốn
Trang 12tín dụng phải hoàn trả nợ gốc kèm theo lãi Tiền lãi phải trả chính là chi phí cho việc
sử dụng vốn tín dụng
Tín dụng là nghiệp vụ quan trọng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có,mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng Tuy nhiên, đồng hành với thu nhậpcàng lớn thì rủi ro càng cao, nên hoạt động cấp tín dụng của NHTM hầu hết các nướctrên thế giới đều phải có khung pháp lý và được ngân hàng trung ương kiểm soát chặtchẽ
Khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng, các ngân hàng phải tuân thủ quy trình tíndụng, đồng thời mọi tác nghiệp của hoạt động tín dụng cần phải được kiểm tra, giámsát chặt chẽ, nhằm đảm bảo khách hàng trả nợ và lãi đúng hạn, hạn chế đến mức thấpnhất tình trạng nợ xấu
1.1.3 Vai trò của tín dụng:
- Góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa: Tín dụng là nguồncung ứng vốn; đồng thời là công cụ thúc đẩy tập trung tích tụ vốn chocác doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế
- Góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả: Thông qua việc thực hiện chứcnăng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng đã góp phần làmgiảm khối lượng tiền mặt lưu thông, giảm lạm phát, ổn định giá cả
- Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định trật tự xã hội
và cũng là để phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng giaolưu kinh tế
1.1.4 Nguyên tắc cấp tín dụng:
Người xin cấp tín dụng hoặc người đi vay phải tuân thủ các nguyên tắc mà ngânhàng đưa ra nhằm đảm vảo an toàn trong hoạt động tín dụng Các nguyên này đượcxây dựng trên cơ sở phải đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả đầy đủ nợ gốc
và lãi cho ngân hàng
Tại Việt Nam đối với người sử dụng vốn tín dụng hoặc trong trường hợp chovay phải đảm bảo hai nguyên tắc cơ bản sau:
• Sử dụng vốn tín dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng;
Trang 13- Vốn tín dụng phải sử dụng đúng mục đích là nguyên tắc cơ bản hàng đầucủa NHTM và được sử dụng xuyên suốt trong kỹ thuật tín dụng của ngânhàng.
- Khi thực hiện nguyên tắc này ngân hàng giải quyết các vấn đề liên quanđến việc cấp tín dụng cho ai ?; sử dụng vốn tín dụng để làm gì ? Mụcđích sử dụng vốn tín dụng phải hợp pháp, đối với doanh nghiệp cần phùhợp với chức năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội; còn đối với cá nhân thì mục đích sử dụng vốntín dụng phải đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng
- Mục đích cấp tín dụng hay mục đích vay phải được quy định cụ thểtrong hợp đồng tín dụng, là điều kiện cần thiết đảm bảo hiệu quả sử dụngvốn tín dụng và khả năng thu hồi nợ sau này Do vậy về phía ngân hàng,trước khi cấp tín dụng cần thẩm định mục đích sử dụng vốn của kháchhàng, sau khi cấp tín dụng cần kiểm tra khách hàng sử dụng vốn đúngmục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng hay không? Nếu kháchhàng sử dụng vốn tín dụng không đúng mục đích thỏa thuận với ngânhàng, sẽ dẫn đến kinh doanh không hiệu quả, gây thất thoát vốn khôngtạo ra được khả năng trả nợ cho ngân hàng
- Về phía khách hàng, sử dụng vốn tín dụng đúng mục đích góp phần nâng caohiệu quả sử dụng vốn, đồng thời giúp khách hàng đảm bảo khả năng hoàn trả
nợ cho ngân hàng, nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng
• Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Hoàn trả nợ gốc và lãi là một nguyên tác mang tính tất yếu khách quan khôngthể thiết trong hoạt động cấp tín dụng Nguồn vốn mà NHTM sử dụng để cấp tín dụngchủ yếu là nguồn vốn do NHTM huy động từ các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi củakhách hàng trong khoảng thời gian nhất định Đó là một bộ phận tài sản của các chủ sởhữu là khách hàng mà ngân hàng chỉ tạm thời quản lý, sử dụng và ngân hàng phải đápứng nhu cầu rút tiền của khách hàng khi họ yêu cầu Nếu các khoản tín dụng khôngđược hoàn trả, thì tất yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Trang 14Để thực hiện nguyên tắc này, ngân hàng cần xác định thời hạn cấp tín dụng haythời hạn cho vay hợp lý và nguồn trả nợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM thuhồi nợ.
Thực hiện tốt nguyên tắc này giúp hoạt động kinh doanh ngân hàng được tiếnhành bình thường, an toàn và nâng cao hiệu quả Còn về phía khách hàng quan tâmđến hiệu quả kinh doanh, thu nhập trả nợ, tạo điều kiện thuận lợi để trả nợ NHTM.Giữa hai nguyên tắc trên có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình cấp tíndụng của ngân hàng
1.1.5 Điều kiện cấp tín dụng:
Các ngân hàng trên thế giới khi thẩm định để quyết định cho vay, bảo lãnh, baothanh toán,… hay bất kỳ một hình thức tín dụng nào khác, đều có quy định các điềukiện cụ thể, nhằm tạo cơ sở bảo đảm ngân hàng có thể thu hồi vốn tín dụng CácNHTM đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn nhằm phân loại và lựa chọn khách hàng đểcấp tín dụng Những điều kiện này có thể khác nhau và tùy theo từng ngân hàng cụthê, song nhìn chung các ngân hàng đều quan tâm đến các điều kiện sau:
- Điều kiện về pháp lý: khách hàng phải đảm bảo có đủ năng lực pháp lý
và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình Đây chính làđiều kiện tiền đề cần thiết để giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa kháchhàng và ngân hàng; đồng thời cũng là cơ sở đảm bảo quyền lợi của cảhai bên
- Mục đích sử dụng vốn: phải hợp lí, hợp pháp và hiệu quả Điều này
nghĩa là mục đích sử dụng vốn phải không trái pháp luật, phục vụ tốtnhất cho việc thức hiện phương án, dự án; đồng thời phải phù hợp vớiphương hướng phát triển kinh tế chung của ngành, của địa phương vàcủa cả nước
- Năng lực tài chính: thể hiện ở tỷ trọng và quy mô vốn tự có của khách
hàng tham gia vào phương án/ dự án; tình hình biến động của tài sản vànguồn vốn; tình hình thu chi cũng như khả năng thanh toán của kháchhàng phải đảm bảo việc trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng
Trang 15- Năng lực sản xuất, kinh doanh: thể hiện ở quy mô, năng suất, khả năng
đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng, giá cả và khả năng mở rộngsản xuất Ngoài ra, các ngân hàng yêu cầu khách hàng phải hoạt động ổnđịnh và có lãi trong một khoảng thời gian nhất định; nếu lỗ thì phải cóphương án khác phục khả thi
- Tính khả thi của phương án/ dự án: thực hiện phương án/ dự án khả thi
và hiệu quả là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, nhu cầu pháttriển sản xuất kinh doanh của khách hàng, phù hợp với phương hướngphát triển kinh tế của địa phương và cả nước; đồng thời với các khả nănghiện có đủ đáp ứng các yêu cầu của phương án/ dự án Đây là yêu cầubắt buộc đối với mọi khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh
- Các biện pháp bảo đảm: do đặc điểm của các khoản tín dụng tiềm ẩn
nhiều rủi ro nên ngân hàng yêu cầu khách hàng thực hiện các biện phápbảo đảm tín dụng nhằm bảo đảm cho ngân hàng thu được nợ nếu có rủi
ro xảy ra Hình thức bảo đảm thông thường là thế chấp, cầm cố tài sảnhoặc bảo lãnh bằng tài sản của người thứ ba Trong một số trường hợp,nếu khách hàng có uy tín và tiềm lực tài chính mạnh, có phương án kinhdoanh khả thi và hiệu quả theo đánh giá của ngân hàng thì có thể đượccấp tín dụng không cần tài sản đảm bảo
1.1.6 Các hình thức cấp tín dụng:
- Nghiệp vụ cho vay: là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng
chuyển giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng cho mục đích vàthời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả nợ gốc
và lãi
- Nghiệp vụ cho thuê tài chính: là hình thức cấp tín dụng trung dài hạn,
trong đó bên cho thuê chuyển giao cho bên thuê quyền sử dụng tài sảncho thuê trong một khoảng thời gian nhất định Trong thời gian sử dụngtài sản, bên thuê phải trả tiền cho bên cho thuê Khi kết thúc thời hạn,bên thuê có quyền mua lại tài sản, tiếp tục thuê tài sản hoặc hoàn trả lạitài sản cho bên cho thuê
- Nghiệp vụ chiết khấu: là loại hình tín dụng gián tiếp, trong đó NHTM sẽ
thanh toán trước cho các giấy tờ có giá khi chưa đến hạn, với điều kiện
Trang 16khách hàng đề nghị chiết khấu phải chuyển nhượng quyền sở hữu giấy tờ
có giá đó cho ngân hàng
- Nghiệp vụ bảo lãnh: là hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM cam kết
với bên nhận bảo lãnh về việc NHTM sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chínhthay cho khách hàng nếu khách hàng không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trảcho NHTM theo thỏa thuận
- Nghiệp vụ bao thanh toán: là hình thức tài trợ cho hoạt động mua bán
những khoản phải thu chưa đến hạn từ các hoạt động sản xuất, kinhdoanh; cung ứng hàng hóa, dịch vụ
- Nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
Khi nền kinh tế thịnh vượng, nhu cầu của người dân được nâng cao thì nhu cầuvay tiêu dùng cũng được tăng lên Vào các dịp lễ tết, nhu cầu mua sắm tiêu dùng củangười dân cũng rất lớn dẫn đến số lượng các khoản vay tiêu dùng cũng tăng lên
Nhu cầu vay của khách hàng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế, mức thu nhập vàtrình độ học vấn của khách hàng Khách hàng vay tiêu dùng thường là cá nhân nênviệc xác minh tài chính thường rất khó Nên việc chứng minh tài chính khách hàngthường dựa vào tiền lương và sự suy đoán chứ không có bằng chứng rõ ràng
Trang 17Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định, song nó rất quan trọng trongviệc quyết định cho vay cũng như khả năng hoàn trả các khoản vay.
1.2.2 Đối tượng của tín dụng tiêu dùng
Là cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu vay vốn nhằm để giải quyết các nhu cầuchi tiêu trong đời sống mà thu nhập hiện tại của họ chưa thể đáp ứng
Những cá nhân có thu nhập thấp, nhu cầu vay vốn thường không cao, chủ yếu
để đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng cấp thiết trong đời sống Mà tín dụng tiêu dùnglại phụ thuộc vào mức thu nhập nên những người có thu nhập thấp bị hạn chế trongcác khoản vay tiêu dùng
Những cá nhân có thu nhập trung bình, mức sống tương đối ổn định, nhu cầuvay vốn của họ thường để giải trí hoặc mua sắm những vật dụng có giá trị lớn mà hiệntại họ thiếu tiền để chi trả hoặc không muốn dùng đến những khoản dự phòng
Đối với những người có thu nhập cao, nhu cầu vay tiêu dùng lại rất lớn nhất làkhi vốn của họ đã dùng vào việc đầu tư dài hạn
1.2.3 Phân loại tín dụng tiêu dùng
1.2.3.1 Căn cứ vào phương pháp hoàn trả
Cho vay tiêu dùng trả góp:
Là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó việc trả nợ vay được thực hiện nhiềulần theo những kỳ hạn nhất định Ngân hàng thường chỉ muốn tài trợ cho những khoảnvay mua sắm các đồ dùng có giá trị lớn và tính sử dụng lâu bền Thông thường ngânhàng yêu cầu người đi vay phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản mua sắm, sốcòn lại ngân hàng sẽ cho vay Điều này một phần giúp ngân hàng hạn chế rủi ro, mặckhác tạo cho người đi vay có trách nhiệm hơn với tài sản của mình định mua
Cho vay tiêu dùng phi trả góp:
Trang 18Theo phương thức này thì khách hàng phải thanh toán nợ vay một lần khi đếnhạn, áp dụng với các khoản vay có giá trị nhỏ, thời hạn ngắn.
Cho vay tiêu dùng tuần hoàn:
Áp dụng với đối tượng vay tiêu dùng mà đối tượng vay là đối tượng tổng hợp( là đối tượng mà người vay không thể kê khai trong đơn xin vay được)
Ngân hàng ký với khách hàng một hợp đồng tín dụng, trong đó ngân hàng chophép khách hàng chi vượt một mức nào đó so với dư có trên tài khoản tiền gửi của cánhân đó, với một thời hạn nào đó Người vay được quyền dùng dư nợ này vào bất cứmục đích nào Việc rút tiền vay được thực hiện bằng nhiều cách như: rút tiền mặt,chuyển khoản…nhưng phổ biến là việc rút bằng thẻ tín dụng
1.2.3.2 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ
Tín dụng tiêu dùng gián tiếp:
Là các hoạt động thông qua việc mua lại các khoản phát sinh do công ty bánhàng bán trả chậm cho khách hàng Trong trường hợp này, công ty bán hàng sẽ ký kếthợp đồng mua bán nợ với ngân hàng, sau đó công ty bán hàng và người tiêu dùng sẽ
ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hóa ( thông thường người tiêu dùng phải trả trướcmột phần giá trị hóa đơn) Công ty bán hàng sẽ giao hàng hóa cho khách hàng và bán
bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho công ty bán lẻ Cuối cùng người tiêu dùng sẽ thanhtoán tiền trả góp cho ngân hàng Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ, tùy vàohợp đồng ký kết giữa ngân hàng và công ty bán hàng mà ngân hàng có quyền truy đòihoặc không truy đòi công ty bán hàng
Tiêu dùng gián tiếp có một số ưu điểm sau:
- Ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng
- Giảm được chi phí trong cho vay
- Vay vốn đúng mục đích
- Mở rộng quan hệ với khách hàng và các tổ chức khác
Tín dụng tiêu dùng trực tiếp:
Trang 19Là phương thức tín dụng mà ngân hàng gặp trực tiếp khách hàng phỏng vấn,thẩm định và quyết định tín dụng cũng như trực tiếp thu nợ từ khách hàng Phươngthức này thường được thực hiện thông qua các hình thức sau:
o Thấu chi: cho phép khách hàng rút tiền từ tài khoản của mình vượt quá số dư tự
có tới một mức nào đó đã được hai bên thỏa thuận
o Trả góp: khách hàng vay và trả dần số tiền vay ( vốn + lãi) theo định kỳ
o Thẻ tín dụng: ngân hàng phát hành thẻ cho người đủ điều kiện với việc ấn địnhhạn mức tín dụng để khách hàng thực hiện việc thanh toán cho các nhu cầu chitiêu của mình
Tiêu dùng trực tiếp có những ưu điểm sau:
o Linh hoạt hơn cho vay tiêu dùng gián tiếp vì ngân hàng tiếp xúc trực tiếp vớingân hàng nên hiểu rõ khách hàng
o Có những thỏa thuận làm thỏa mãn quyền lợi của cả ngân hàng lẫn khách hàng
o Sự cho vay được quyết định bởi nhân viên tín dụng của ngân hàng chứ khôngphải là những nhân viên của công ty bán lẻ như trong cho vay tiêu dùng giántiếp
1.2.4 Ý nghĩa của tín dụng tiêu dùng
Đối với người tiêu dùng
Tín dụng tiêu dùng góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong cuộcsống hàng ngày của người vay, đặc biêt là người lao động có thu nhập thấp và trungbình
Thông qua nguồn vốn vay ngân hàng, người tiêu dùng có thể nâng cao đượcmức sống giúp họ tiếp cận nhanh chóng với các sản phẩm có trình độ khoa học kỹthuật cao
Đối với ngân hàng
Tín dụng tiêu dùng góp phần đa dạng hóa hoạt động cho vay của ngân hàng,
mở rộng quan hệ với khách hàng, và có nhiều cơ hội để bán thêm các sản phẩm
Trang 20khác…giúp tăng khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng với các tổ chức tín dụngkhác
Các khoản vay tiêu dùng hầu hết là ngắn và trung hạn, phương thức thanh toán
là trả góp, khoản vay tương đối nhỏ phân tán trên số lượng khách hàng nên ngân hàngtránh được rủi ro, thu hổi vốn thường xuyên, nâng cao khả năng thanh khoản
Đối với nền kinh tế
Tín dụng tiêu dùng được dùng để tài trợ cho các chi tiêu về hàng hóa và dịch vụtrong nước, có tác dụng rất tốt trong việc kích cầu Nhờ cho vay tiêu dùng, các doanhnghiệp đã đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinhtế
1.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA NGHIỆP VỤ
CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
a) Chỉ tiêu định tính:
Nguyên tắc đảm bảo cho vay:
Mọi tổ chức kinh tế hoạt động đều được dựa trên nguyên tắc nhất định Do hoạtđộng của ngân hàng là một tổ chức kinh tế đặc biệt, hoạt động của nó có thể ảnhhưởng đến tình hình kinh tế chính trị, xã hội của đất nước, do vậy có những nguyên tắckhác nhau Trong đó, nguyên tắc cho vay là nguyên tắc quan trọng đối với mỗi ngânhàng
Để đánh giá chất lượng một khoản vay, điều đầu tiên phải xem xét khoản vay
đó có đảm bảo nguyên tắc cho vay hay không?
Trong “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” ban hànhquyết định số: 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước Việt Nam; tại điều 6, Nguyên tắc cho vay, quy định rõ:
Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo:
+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
Trang 21+ Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tíndụng.
Hai nguyên tắc cho vay trên là nguyên tắc tối thiểu mà bất cứ khoản vay nàocũng phải đảm bảo
b) Chỉ tiêu định lượng:
Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay:
Mức độ tăng trưởng dư nợ tuyệt đối CVTD = dư nợ CVTD năm nay – dư nợ CVTD năm trước
Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng theo quy mô Một ngânhàng có mức dư nợ cho vay tương đối và tuyệt đối trong năm tăng tức là hoạt độngcho vay tiêu dùng đã mở rộng hơn
Chỉ tiêu quay vòng vốn:
Doanh số CVTD là số tiền mà ngân hàng tiến hành cho khách hàng vay trongmột thời kỳ nhất định Doanh số cao cho thấy quy mô cho vay tiêu dùng cao Đây làmột trong những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng CVTD Chỉ tiêu quay vòng vốnCVTD được sử dụng nhằm để đánh giá hiệu quả sử dụng của các khoản CVTD củangân hàng Vòng quay này càng cao chứng tỏ ngân hàng quay vòng vốn nhanh, không
bị ứ đọng vốn Điều này tạo thuận lợi cho các cá nhân cũng như hộ gia đình trong việc
sử dụng vốn Từ đó, nâng cao chất lượng tín dụng giúp tăng lợi nhuận cho ngân hàng
Tỷ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại:
Đây là một trong các chỉ tiêu mà ngân hàng thường hay sử dụng trong quá trìnhđánh giá hiệu quả hoạt động của nhóm Nó được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa
nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngân hàng ở một thời điểm nhất định thường là mộttháng, một quý hoặc một năm Nếu ngân hàng xem xét thấy tỷ lệ nợ quá hạn cao tứckhả năng thu hồi khoản vay đó gần như không chắc chắn, chất lượng cho vay thấp,
Trang 22điều này có ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của ngân hàng Một ngân hàngđược xem là làm ăn có hiệu quả thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp Vậy nợ quá hạn là gì? Nợquá hạn là các khoản nợ mà khi đến kỳ hạn nợ khách hàng không trả được gốc và(hoặc) lãi đúng hạn, điều này vi phạm nguyên tắc cho vay của ngân hàng (khách hàngphải trả gốc và lãi đúng hạn) Vì vậy, có ảnh hưởng lớn đến tính an toàn của khoản vaygây rủi ro cho ngân hàng Nợ quá hạn có thể chia thành hai loại:
+ Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: đây là các khoản nợ mà khi đến hạn kháchhàng không trả được hết nợ gốc và lãi nhưng vẫn có khả năng hoàn trả Có nhiều lý dodẫn đến việc khách hàng không trả được nợ đúng hạn như khách hàng bán được hàngnhưng tạm thời chưa thu được, do khó khăn nhất định trong thời gian ngắn tạm thờichưa trả được ngân hàng, do thiên tai dịch bệnh,… Khi khách hàng được ngân hàngđánh giá là khoản nợ quá hạn sẽ phải chịu lãi suất phạt bằng 150% lãi suất trong hạntheo quy định của Ngân hàng nhà nước Nó được đo bằng:
+ Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi (nợ khó đòi): là các khoản nợ quá hạngần như không có khả năng thu hồi dẫn đến việc ngân hàng bị mất vốn Nguyên nhâncủa điều này là khách hàng làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán, người vay cố tìnhlừa đảo ngân hàng,…
Bất kỳ một ngân hàng nào cũng có nợ quá hạn Tỷ lệ này ở các ngân hàng khácnhau là khác nhau Các ngân hàng luôn tìm mọi cách để giảm thiểu tối đa nợ quá hạn,
tỷ lệ nợ quá hạn khi cho vay cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp Thông thường tỷ
lệ nợ quá hạn của các ngân hàng phải dưới 5%
Chỉ tiêu mức sinh lời của đồng vốn CVTD:
Đây là một trong các chỉ tiêu quan trọng quyết định đến chất lượng CVTD củaNHTM Nguồn thu nhập của ngân hàng chủ yếu từ lãi thu được của hoạt động chovay Nó chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng thu nhập của ngân hàng, tạo ra lợi nhuận
Trang 23đồng thời đảm bảo bù đắp được các khoản chi phí cho ngân hàng như chi phí huy độngtiền gửi,… Vì vậy khi đánh giá các khoản vay của ngân hàng thương mại cần xem xétđến khả năng sinh lời của nó Chỉ tiêu mức sinh lời được đo bằng tổng thu lãi từnghiệp vụ cho vay tieu dùng trên dự nợ bình quân.
Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng CVTD càng tốt, nguồn lợi nhuận ngânhàng tạo ra từ hoạt động này càng lớn
Ngoài các chỉ tiêu trên, cũng có các chỉ tiêu khác như chỉ tiêu cơ cấu tín dụng,chỉ tiêu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, … Và các chỉ tiêu định tính như công tác thẩmđịnh cho vay, quy chế cho vay, thời gian cho vay, … Mỗi chỉ tiêu dù định tính hayđịnh lượng đều có những ý nghĩa rõ ràng Vì vậy khi xem xét đánh giá chất lượngCVTD không chỉ xem xét một chỉ tiêu mà phải xem xét một cách tổng hợp các chỉ tiêutrên
1.4 HỒ SƠ CHO VAY TIÊU DÙNG:
Hồ sơ khách hàng:
- Các văn bản công nhận tư cách tổ hợp tác, tư cách dân sự - đối với kháchhàng là tổ hợp tác
- Chứng minh thư hộ chiếu (đối với người nước ngoài)
- Giấy đăng kí kết hôn (nếu trong trường hợp khách hàng đã lập gia đình)
- Sổ hộ khẩu thường trú hoặc giấy tờ chứng minh cư trú thường xuyên,chứng minh nhân dân ( hay hộ chiếu )
Hồ sơ khoản vay:
- Giấy đề nghị vay vốn và phương án sử dụng vốn
- Tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn
- Tài liệu chứng minh thu nhập :Hợp đồng lao động, xác nhận lương, hợpđồng cho thuê nhà,thuê xe, giấy phép kinh doanh…của người vay
Hồ sơ bảo đảm tiền vay:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; trích lục bản đồthử đất; giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản… và các giấy tờ liên quankhác Nếu vay không có
Trang 24tài sản bảo đảm đối vớI cán bộ công nhân viên thì cần xác nhận của cơ quan quản lýlao động (theo mẫu) và hợp đồng lao động.
Đối với trường hợp cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm, tín phiếu, kỳ phiếu, tráiphiếu hoặc giấy tờ khác trị giá được bằng tiền do Chính phủ, Bộ tài chính, chính ngânhàng và các tổ chức tín dụng khác phát hành hoặc số dư tài khoản tiền gửi tạiVietinbank (gọi chung là giấy tờ có giá): Với khách hàng là chủ sở hữu hợp pháp giấy
tờ trị giá được bằng tiền đó, thì quý khách phải có những giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án SXKD (theo mẫu)
- Giấy tờ có giá kèm theo giấy xác nhận của nơi quản lý và phát hành giấy
tờ
có giá đó (theo mẫu)
- Sổ hộ khẩu gia đình hoặc CMND và các giấy tờ liên quan khác (nếu có)
1.5 QUY TRÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG:
a) Tiếp xúc khách hàng và tiếp nhận hồ sơ vay:
Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: cán bộ tín dụng hướng dẫn kháchhàng cung cấp những thông tin về khách hàng, các quy định mà khách hàng phải đápứng về điều kiện vay vốn và tư vấn lập hồ sơ cần thiết để được ngân hàng cho vay
Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: cán bộ tín dụng hướng dẫn kháchhàng hoàn thiện hồ sơ vay
b) Thẩm định:
Đây là khâu quan trọng nhất của quy trình tín dụng để xác minh tính chính xáccủa giấy tờ khách hàng đã nộp cho ngân hàng đồng thời làm căn cứ cho quyết định vềviệc cho phép vay vốn hay không, và quyết định đó có chính xác hay không đều dựatrên kết quả của bước thẩm định này
Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn: kiểm tra tính đầy đủ, xác thực, hợp pháp
và hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh thôngtin
Trang 25Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn: đối chiếu nhu cầu xin vay vớidanh mục những hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quyđịnh của chính phủ qua từng thời kỳ Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ,kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành
về đối tượng vay vốn bằng ngoại tệ
Điều tra và thu thập thông tin về khách hàng vay vốn: cán bộ tín dụng phải đithực tế tại gia đình và nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thông tinvề: Gia đình của khách hàng vay vốn; mục đích vay vốn của khách hàng; nguồn thunhập thường xuyên/thu nhập khác của khách hàng/những thành viên trong gia đình.Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay (nếu có) và của người bảo lãnh (nếu có); quan hệ làm
ăn với bạn hàng, giữa khách hàng và người bảo lãnh; tình hình thực hiện nghĩa vụ vớinhà nước và địa phương
Kiểm tra xác minh thông tin: Việc xác minh này có thể thực hiện thông qua cácnguồn sau: Hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của khách hàng tại ngân hàng; thôngqua trung tâm thông tin tín dụng (CIC); các cơ quản lý trực tiếp khách hàng xin vay(UBND, Cơ quan Thuế …); các ngân hàng mà khách hàng đã từng hay đang vay vốn ởđó
Phân tích và thẩm định khách hàng vay vốn: Tìm hiểu và phân tích về tư cách
và năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự; phân tích, đánh giá tình hình quan hệvới các tổ chức tín dụng
Thẩm định TSĐB tiền vay: Khi tiến hành thẩm định TSĐB, CBTD cần phảilàm rõ: Tính pháp lý của giấy chứng nhận quyền sở hữu và các giấy tờ có liên quan tớiTSĐB; nguồn gốc của tài sản bảo đảm, đặc điểm của TSBĐ; xác định giá trị củaTSĐB làm cơ sở để xác định mức cho vay tối đa
c) Duyệt cho vay:
Đối với CBTD: Trình tờ trình thẩm định/tái thẩm định cùng hồ sơ khoản vaycho trưởng phòng tín dụng (hoặc người được uỷ quyền) Đồng thời chịu trách nhiệm
Trang 26về tính đầy đủ và hợp pháp của toàn bộ hồ sơ khách hàng, tính trung thực và tính chínhxác của tờ trình thẩm định.
Đối với trưởng phòng tín dụng (hoặc người được uỷ quyền): Tiến hành thẩmtra, thẩm định lại toàn bộ hồ sơ và các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, tài sản thế chấp,
… theo quy định hiện hành Sau khi đã nắm bắt được hồ sơ, cần phải ghi rõ ý kiến củamình về khách hàng, đề xuất cho vay hay không cho vay Sau đó trình giám đốc xinduyệt
Giám đốc (hoặc người có thẩm quyền): Ra quyết định phê duyệt khoản vay trên
cơ sở kiểm tra toàn bộ hồ sơ và tờ trình thẩm định do trưởng phòng tín dụng trình.Giám đốc chỉ được phê duyệt khoản vay khi khoản vay đó thuộc quyền phán quyết vàkhi khách hàng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật vàngân hàng Nội dung duyệt khoản vay cần ghi rõ phương thức cho vay, số tiền mónvay, hoặc hạn mức món vay, hoặc hạn mức được duyệt, thời hạn, hạn mức được duyệt,thời hạn, lãi suất và các điều kiện khác (nếu có) Trong trường hợp đó từ chối khoảnvay thì giám đốc cần nêu rõ quyết định và lý do từ chối cho vay của mình
c) Ký hợp đồng:
Ký kết hợp đồng tín dụng, và hợp đồng bảo đảm tiền vay: Trưởng phòng tíndụng kiểm tra lại các điều khoản hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vayđúng nội dung, điều kiện đã được duyệt và đảm bảo chắc chắn các hợp đồng này tuânthủ các quy định hiện hành của pháp luật và của ngân hàng, ký tắt vào tất cả các hợpđồng này để trình giám đốc hoặc người được uỷ quyền Giám đốc (hoặc người được
uỷ quyền) chỉ được ký vào hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay khi chắcchắn rằng các điều khoản trong hợp đồng này tuân thủ các quy định hiện hành củapháp luật và ngân hàng
d) Đăng ký giao dịch bảo đảm:
Đối với các khoản vay có bảo đảm trực tiếp bằng tài sản, ngân hàng phải tiếnhành thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản nhằm xác lập quyền của ngânhàng đối với tài sản bảo đảm
Trang 27e) Giải ngân:
Việc giải ngân cho khách hàng được thực hiện trên cơ sở phối hợp của ba bộphận: tín dụng, kế toán, ngân quỹ
Hình thức giải ngân: tiền mặt, chuyển khoản
f) Kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân:
- Kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay
- Kiểm tra tình hình tài chính công nợ của khách hàng
- Kiểm tra, đánh giá tài sản bảo đảm
g) Theo dõi thu nợ
Trang 28CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN PHÒNG GIAO DỊCH LONG TRƯỜNG – CHI NHÁNH 9 TP.HCM2.1 SƠ LƯỢC CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM:
2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam:
Được thành lập ngày 26/2/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng ViệtNam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank là ngânhàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế ViệtNam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân
Tên tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam
(NHNo&PTNT)
Tên tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development
(Agribank)
Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng đổi tên 3 lần:
- Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập
theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 6/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính phủ)
- 14/11/1990, đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam theo
Quyết định số 400/CT của Thủ tướng Chính phủ
- Ngày 15/11/1996, đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốcNgân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN
Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ
nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng Tính đến 31/10/2013, vị thế
dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:
- Tổng tài sản: trên 671.846 tỷ đồng
- Tổng nguồn vốn: trên 593.648 tỷ đồng
Trang 29- Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng.
- Tổng dư nợ: trên 523.088 tỷ đồng
- Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toànquốc, Chi nhánh Campuchia
- Nhân sự: gần 40.000 cán bộ, nhân viên
Trụ sở chính đặt tại Thành phố Hà Nội Vốn hoạt động ban đầu là 400 tỷ đồng
do Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam góp 200 tỷ đồng, Ngân hàng Ngoại thương 100
tỷ đồng và Ngân hàng Nhà nước 100 tỷ đồng
Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhấtViệt Nam với 1.033 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ Bên cạnh đó,Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và
kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ Với hệ thống IPCAS đãđược hoàn thiện, Agribank có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hànghiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng
Với vị thế là Ngân hàng thương mại – Định thế tài chính lớn nhất Việt Nam,Agribank đã và đang không ngừng nỗ lực, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ,đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế củađất nước
2.1.2 Giới thiệu về Phòng giao dịch Long Trường – Chi nhánh 9 TP HCM: 2.1.2.1 Tổng quan về quá trình phát triển Phòng giao dịch Long Trường – Chi
nhanh 9 TP HCM:
Ngày 08/07/1999, NHNN&PTNT Chi nhánh 9 TP HCM được thành lập theoQuyết định số 391/QĐ-NHNN-02 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam có trụ sở giao dịch tại 48 Lê Văn Việt, khu phố 2, phườngHiệp Phú, Quận 9, TP HCM với mạng lưới hoạt động bao gồm 4 chi nhánh: BìnhTây, Bình Thái, Long Trường, Ông Tạ
Từ tháng 04/2008 NHNN&PTNT Chi nhánh 9 dưới sự chỉ đạo của Tổng giámđốc NHNN&PTNT Việt Nam đã tiến hành tách chi nhánh 9 ra thành 2 chi nhánh cấp1: Chi nhánh 9 và Chi nhánh Mỹ Thành NHNN&PTNT chi nhánh Mỹ Thành ( tiền
Trang 30thân của NHNN&PTNT Bình Tây) được thành lập năm 2008 theo quyết định số270/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 19/03/2008 có trụ sở tại 639 Lê Văn Việt, phường TânPhú, Quận 9, TP HCM Phòng giao dịch Long Trường được chuyển về trực thuộc Chinhánh Mỹ Thành TP HCM.
Ngày 29/06/2012, dưới sự chỉ đạo của Hội đồng thành viên Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Mỹ Thành ( Chi nhánh loại II)được điều chuyển về thành Chi nhánh loại III trực thuộc Chi nhánh 9 TP HCM theoQuyết định số 1081/QĐ-HĐTV-TCCB
Việc sáp nhập Chi nhánh này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch vớinhân dân địa phương trong Quận 9, thu hút khách hàng, từng bước nâng cao năng lựccạnh tranh trong việc kinh doanh, chuyển tải nguồn vốn trong dân cư từ thành thị vềnông thôn Việc sáp nhập của chi nhánh cũng góp phần giúp ngân hàng chủ động trongviệc điều hòa vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong địabàn Toàn bộ hoạt động của Chi nhánh 9 TP HCM đều được thực hiện thống nhất theoquy định, quy chế của NHNN&PTNT Việt Nam, tuân thủ nghiêm ngặt theo quy địnhcủa pháp luật Hệ thống mạng lưới của Chi nhánh 9 TP HCM đến thời điểm hiện tạibao gồm: Chi nhánh Mỹ Thành, PGD Bình Thái, PGD Long Trường, PGD Tây Hòa,PGD Phong Phú, PGD Sư phạm Kỹ thuật, Điểm giao dịch Cảng Phước Long
Trang 31Giám đốc
Phó giám đốc Phụ trách kế toán
Phó giám đốc Phụ trách kế toán
Kế toán giao dịch Kế toán ngân quỹ
Phó giám đốc Phụ trách tín dụng
Phó giám đốc Phụ trách tín dụng
Hình 2.1 Bộ máy tổ chức PGD Long Trường – Chi nhánh 9 TP HCM
Qua sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức tại PDG Long Trường cho thấy hoạt động tạiPGD luôn đảm bảo tính chặt chẽ, liên tục, nhanh gọn, giải quyết công việc hiệu quả
Trách nhiệm của Giám đốc:
- Xem xét nội dung thẩm định: do phòng tín dụng trình lên để quyết địnhcho vay hay không cho vay
- Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết địnhđiều chỉnh gia hạn nợ
- Quyết định các biện pháp xử lý đối với khách hàng
Tổ tín dụng hiện tại có bốn cán bộ tín dụng Cán bộ tín dụng được phân côngtác theo địa bàn để quản lý Hai cán bộ quản lý đối tượng khách hàng trong khu vựcQuận 9 và hai cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng ngoài địa bàn Quận 9 Việc phân
Trang 32chia công tác theo địa bàn giúp cho cán bộ tín dụng dễ dàng trong việc quản lý, dichuyển và theo dõi khách hàng.