1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung

72 759 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 698,5 KB

Nội dung

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động “cho vay tiêu dùng” cách đây khoảng 20 mươi năm về trướccòn là khái niệm "khá mới" đối với hoạt động của các Tổ chức tín dụng ViệtNam, nhưng chỉ một vài năm trở lại đây, hoạt động này đã trở thành xu hướngcủa nhiều Tổ chức tín dụng, nhất là các Tổ chức tín dụng cổ phần Cùng với

sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống của nhân dân đã được cảithiện đáng kể, nhu cầu chi tiêu phục vụ đời sống ngày càng cao, đó là điềukiện thuận lợi cho hoạt động Ngân hàng nói chung, lĩnh vực cho vay tiêudùng nói riêng phát triển Nếu tại các Ngân hàng thương mại cổ phần tỷ trọng

dư nợ cho vay tiêu dùng trên dư nợ cho vay khoảng hơn 35% thì tại Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tỷ trọng này chỉ hơn 5% Nhận thức đượcđiều này, trong những năm qua BIDV nói chung và Chi nhánh Quang Trungnói riêng đã chú trọng đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt độngcho vay tiêu dùng của Ngân hàng mình

Xuất phát từ thực tế đó, đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung” đã được chọn Ngoài phần mở đầu và kết luận,

chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Quang Trung

Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Quang Trung

Kết hợp với lý thuyết đã được học và những tìm hiểu về hoạt động chovay tiêu dùng tại BIDV Quang Trung trong thời gian thực tập đã hoàn thiệnchuyên đề tốt nghiệp này

Trang 2

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

1.1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một trong các tổ chức tài chính quan trọngnhất của nền kinh tế Khi xem xét Ngân hàng trên phương diện những loạihình dịch vụ mà chúng cung cấp thì Ngân hàng có thể hiểu là các tổ chức tàichính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất-đặc biệt làtín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chínhnhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế

Một trong các dịch vụ tài chính quan trọng nhất của Ngân hàng là chovay cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó Ngân hàng giao choKhách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời giannhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi Các hình thứccho vay rất đa dạng

Căn cứ theo thời hạn vay

- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay dưới 12tháng

- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12tháng đến 60 tháng

- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 thángtrở lên

Căn cứ theo số lượng các bên tham gia

- Cho vay trực tiếp là các khoản vay ngân hàng cấp vốn trực tiếp chongười có nhu cầu, người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ cho ngân hàng

Trang 3

- Cho vay gián tiếp là các khoản vay được thực hiện thông qua việcmua lại khế ước, chứng từ.

- Cho vay hợp vốn là các khoản vay được thực hiện từ 2 tổ chức chovay trở lên để cho vay 1 dự án đầu tư với những điều kiện và điều khoảntương đương, sử dụng hồ sơ chung và được quản lý bởi một đầu mối chung

1.1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

Cho vay tiêu dùng là một hình thức cho vay chia theo mục đích sử dụngvốn Cụ thể, cho vay tiêu dùng là một hình thức tài trợ tiêu dùng cho cá nhân

và hộ gia đình

Khác với cho vay kinh doanh, ở đây người vay sử dụng tiền vay vào cáchoạt động không sinh lời, nguồn trả nợ độc lập với việc sử dụng tiền vay Dovậy, cho vay tiêu dùng có những đặc điểm sau:

Đối tượng cho vay

Đối tượng cho vay là cá nhân và hộ gia đình, những người có nhu cầumua sắm hàng hóa, dịch vụ, có thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng hoàntrả trong tương lai

Trang 4

Mục đích sử dụng

Mục đích sử dụng vốn vay là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như là mua nhà,xây dựng, sửa chữa nhà, mua sắm vật dụng… còn những mục đích sinh lợikhác đều không nằm trong cho vay tiêu dùng

Nguồn trả nợ thường từ thu nhập người vay: lương, thu nhập từ hoạt

động kinh doanh, tiền cho thuê nhà… Nguồn trả nợ phải mang tính ổn định vàhợp pháp Ngoài ra, nếu khoản vay được đảm bảo bằng tài sản cầm cố hay tàisản hình thành từ tiền vay thì nếu khách hàng không trả được nợ thì những tàisản trên sẽ là nguồn trả nợ thứ hai Trong khi nguồn trả nợ chính của cho vaykinh doanh chính là lợi nhuận thu được từ việc bán hàng

Những khách hàng có việc làm, mức thu nhập ổn đinh, có trình độ họcvấn là những tiêu chí quan trọng để Ngân hàng quyết định cho vay

Quy mô khoản vay

Ngoài các khoản vay mua bất động sản còn hầu như các khoản cho vaytiêu dùng đều có giá trị nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lại lớn Do mỗiquyết định tiêu dùng người tiêu dùng đều đã có một khoản tích lũy từ trước vàthông thường giá trị các vật dụng tiêu dùng là không lớn so với các vật dụngdùng trong sản xuất kinh doanh nên giá trị các món vay tiêu dùng nhỏ Tuynhiên, đối tượng tiêu dùng là mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nên số lượngcác khoản vay nhỏ lẻ gộp lại là rất lớn

Thời hạn vay

Thời hạn cho vay tiêu dùng thường là ngắn hạn và trung hạn Vớinhững món vay thông thường có giá trị nhỏ (nằm viện, đi du lịch, sửa chữanhà…) nhằm mục đích chi trả ngay và họ có thể tích lũy trong một thời gianngắn nên thời hạn cho vay không dài chủ yếu là ngắn hạn Tuy nhiên, vớinhững món vay có giá trị lớn (mua ô tô, mua nhà…) thì thời hạn vay dài hơnthường là trung hạn Trong khi hình thức cho vay kinh doanh, nếu vì mục

Trang 5

đích tài trợ cho vốn lưu động thường là ngắn hạn, còn tài trợ cho các dự ánchủ yếu trung dài hạn

Rủi ro

So với các khoản cho vay vì mục đích khác, cho vay tiêu dùng có độ rủi

ro cao nhất Ngoài việc chịu tác động của nhân tố khách quan như môi trườngkinh tế, văn hóa, xã hội… nó còn chịu tác động từ bản thân khách hàng.Nguyên nhân của tình trạng trên:

Thứ nhất, do cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kì của nềnkinh tế Khi nền kinh tế mở rộng: có nhiều hàng hóa để lựa chọn hơn, thunhập dân cư tăng lên…, dân cư lạc quan về tương lai dẫn đến nhu cầu tiêudùng tăng lên Khi nền kinh tế giảm sút thì xu hướng tiêu dùng cũng giảmtheo Trong khi nền kinh tế luôn luôn biến động

Thứ hai, do nguồn tài chính để trả nợ chủ yếu phụ thuộc vào thu nhậpngười vay nên nó phụ thuộc vào sức khỏe, tình trạng công việc, chỗ ở củakhách hàng Một sức khỏe không đảm bảo và sự không ổn định về chỗ ở haycông việc cũng mang đến rủi ro cho Ngân hàng Ngoài ra, thông tin cá nhânquan trọng của khách hàng (như triển vọng công việc, tình trạng sức khỏe…)

dễ dàng bị giữ kín Trong khi với các doanh nghiệp tình trạng này dễ kiểmsoát hơn như là gửi kèm đơn xin vay với các giấy tờ xác nhận tình hình tàichính đã được kiểm toán Ngoài ra, các cá nhân, hộ gia đình thường không dễdàng vượt qua các khó khăn tài chính so với doanh nghiệp

Trang 6

Lãi suất

Lãi suất của các khoản cho vay tiêu dùng đều cao hơn các khoản vaykhác của Ngân hàng Điều này xuất phát từ việc các khoản cho vay tiêu dùng

có chi phí và rủi ro cao nhất trong các loại hình cho vay của Ngân hàng

Ngoài một số đặc điểm trên, cho vay tiêu dùng còn có một số nhữngđặc điểm khác như thường chỉ vay một lần, khác với các khoản cho vay kinhdoanh có nhu cầu phát sinh theo chu kì kinh doanh và lặp lại

1.1.2.2 Hình thức cho vay tiêu dùng

* Căn cứ vào mục đích cho vay

Cho vay bất động sản là những khoản vay nhằm mục đích mua mới

hoặc sửa chữa, xây dựng nhà ở, căn hộ và có thể là đất đai

Cho vay tiêu dùng thông thường là các khoản vay nhằm mục đích tiêu

dùng ngoài bất động sản như đi học, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi, đi du lịch,mua ô tô…

Cho vay tiêu dùng thông thường khác cho vay bất động sản một sốđiểm:

+ Quy mô trung bình của một món vay thường ít hơn nhiều so với chovay bất động sản

+ Kì hạn thường ngắn, trong khi cho vay bất động sản có kì hạn dàinhất trong danh mục cho vay tiêu dùng của Ngân hàng từ 15 đến 25 năm

+ Rủi ro thấp hơn so với cho vay bất động sản do cho vay bất động sản

có thời hạn dài nên việc định giá tài sản đảm bao gồm đánh giá giá trị và tìnhtrạng của tài sản là trọng tâm của món vay Việc định giá giá trị tài sản đảmbảo phải tuân theo tiêu chuẩn của Chính phủ và của ngành Ngoài ra còn xemxét khả năng vật thế chấp có thể bán được dễ dàng trên thị trường vì Ngânhàng sẽ tiến hành phát mại tài sản khi nguồn trả nợ của Khách hàng không đủ.Điều này sẽ bù đắp phần náo những tổn thất về tài chính cho Ngân hàng

Trang 7

Cho vay tiêu dùng thông thường căn cứ theo phương thức thanh toán

có một số các hình thức sau:

Cho vay trả góp là các khoản cho vay được thanh toán làm nhiều lần

(thường theo tháng hoặc quý) Các khoản vay này thường được trang trải chonhững nhu cầu như mua sắm ô-tô, mua nhà, du học…

Cho vay trả một lần là các khoản vay ngắn hạn, dùng để đáp ứng nhu cầu

tiền mặt tức thời và được thanh toán một lần khi khoản vay đáo hạn Phần lớncác khoản loại này được dùng chi trả cho những chuyến đi nghỉ, tiền viện phí,mua các đồ dùng, vật dụng gia đình, sửa chữa ô-tô và nhà ở

Cho vay theo thẻ tín dụng là các khoản vay mà người sử dụng thẻ tín

dụng có thể vay trả một lần hoặc nhiều lần vì họ có thể tính tiền mua hàngvào tài khoản thẻ tín dụng của mình Khách hàng có thể thanh toán trước khihóa nào Hoặc họ có thể trả dần tiền mua hàng nhưng phải chịu một mức phítài chính hàng tháng dựa trên lãi suất năm Thẻ tín dụng cung cấp một dòngtín dụng thường xuyên và quay vòng mà khách hàng có thể sử dụng bất cứ khinào họ có nhu cầu

* Căn cứ vào phương thức cho vay giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn

Cho vay tiêu dùng trực tiếp là các khoản vay tiêu dùng trong đó ngân

hàng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và cho khách hàng vay cũng như trựctiếp thu nợ từ người vay

Với phương thức này, các quyết định cho vay thường đảm bảo chấtlượng và an toàn do được thực hiện trực tiếp bởi cán bộ tín dụng của ngânhàng Nhưng do giá trị khoản vay không lớn nên chi phí cho hoạt động nàykhá cao

Trang 8

Cho vay tiêu dùng gián tiếp là các khoản vay tiêu dùng trong đó ngân

hàng mua lại các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịuhàng hóa cho người tiêu dùng

Thông thường cho vay tiêu dùng gián tiếp được thực hiện thông qua cácphương thức sau:

Cho vay truy đòi toàn bộ

Khi bán cho ngân hàng các khoản nợ mà người tiêu dùng đã mua chịuhàng hóa, công ty bán lẻ cam kết sẽ thanh toán cho ngân hàng toàn bộ cáckhoản nợ khi đến hạn người tiêu dùng không thanh toán cho ngân hàng

Cho vay truy đòi hạn chế

Trách nhiệm của công ty bán lẻ đối với các khoản nợ người tiêu dùngmua chịu không thanh toán chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định, nóphụ thuộc vào các điều khoản đã thỏa thuận giữa ngân hàng và công ty bán lẻ

Cho vay miễn truy đòi

Sau khi bán các khoản nợ cho ngân hàng, công ty bán lẻ không còn chịutrách nhiệm cho việc các khoản nợ có được hoàn trả hay không Phương thứcnày chứa đựng rủi ro cao cho các ngân hàng nên chi phí tài trợ thường đượcngân hàng tính cao hơn so với các phương thức nói trên và các khoản nợ đượcmua cũng được lựa chọn kĩ càng Chính vì vậy, các công ty bán lẻ mà ngânhàng lựa chọn thường rất đáng tin cậy mới áp dụng phương pháp này

Cho vay có mua lại

Khi thực hiện cho vay tiêu dùng gián tiếp theo phương thức miễn truyđòi hoặc truy đòi một phần, nếu rủi ro xảy ra, người tiêu dùng không trả nợthì ngân hàng phải thanh lý tài sản để thu hồi nợ Trong trường hợp này, nếu

có thỏa thuận trước thì ngân hàng có thể bán trở lại cho công ty bán lẻ phần

nợ của mình chưa được thanh toán, kèm theo tài sản đã được sử dụng trongmột thời hạn nhất định

Trang 9

Ưu điểm của cho vay tiêu dùng gián tiếp đối với ngân hàng:

- Giảm được chi phí trong hoạt động cho vay do giảm được chi phí tìmhiểu thông tin người tiêu dùng, chi phí về nhân lực, thời gian…

- Tăng doanh thu cho vay tiêu dùng do tăng hình thức cho vay tiêudùng khiến khách hàng có nhiều cơ hội tiếp xúc với sản phẩm của ngân hànghơn Đồng thời tăng số lượng khách hàng biết đến sản phẩm do sử dụng cảnguồn khách hàng của công ty bán lẻ

- Với những công ty bán lẻ có quan hệ khách hàng tốt thì cho vay tiêudùng gián tiếp còn an toàn hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp

Ngoài một số ưu điểm trên, cho vay tiêu dùng cũng gặp phải một sốnhược điểm:

- Việc sàng lọc khách hàng chưa thật sự chính xác do ngân hàngkhông trực tiếp tiếp xúc với khách hàng đã được công ty bán lẻ bán chịu

- Kĩ thuật nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp, vàđòi hỏi trình độ

Những tiêu thức phân loại cho vay tiêu dùng ở trên chỉ mang tính tương

đối nhưng lại có ý nghĩa quan trọng Nó đưa ra một cái nhìn toàn diện về hoạtđộng cho vay tiêu dùng cũng như thấy được hình thức đa dạng của hoạt độngnày

1.1.2.3 Quy trình cho vay tiêu dùng

Quy trình cho vay tiêu dùng giúp cho quá trình vay diễn ra thống nhất, khoa học, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng Từ đó sẽ góp phần giúp Ngân hàng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng

Quy trình cho vay tiêu dùng gồm 5 bước Cụ thể như sau:

Bước 1: Tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng hồ sơ tín dụng cho vay tiêu dùng

Trang 10

Cán bộ tín dụng tiến hành tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơvay sao cho đầy đủ và đúng quy định của bản hướng dẫn thực hiện quy chếvay của ngân hàng Cụ thể là cán bộ tín dụng kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý phùhợp với nội dung hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay, hồ sơ đảm bảo tiền vay.

Bước 2: Thẩm định các điều kiện cho vay tiêu dùng

Thẩm định cho vay tiêu dùng là bước quan trọng nhất trong quy trìnhcho vay tiêu dùng vì nó sẽ quyết định chất lượng tín dụng có cao hay không

Cụ thể từng bước như sau:

Thứ nhất, đánh giá khách hàng và người bảo lãnh nếu có Cán bộ tín

dụng phải đảm bảo khách hàng vay vốn có đủ tư cách pháp lý vay vốn ngânhàng: khách hàng có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự(chứng minh thư, hộ chiếu…) Đồng thời, cán bộ tín dụng cũng phải đảm bảokhách hàng vay vốn có ý thức rõ ràng về trách nhiệm phải hoàn trả đầy đủ vàđúng hạn các khoản vay

Thứ hai, thẩm định tình hình tài chính và khả năng thanh toán

+Xác định mức thu nhập Khi khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng

quan tâm nhiều nhất là nguồn trả nợ Đối tượng cho vay tiêu dùng chủ yếu làkhách hàng cá nhân nên nguồn trả nợ ở đây chủ yếu là lương, ngoài ra các thunhập khác (tiền thuê nhà…) Nên xác định mức thu nhập và sự ổn định trongthu nhập là rất cần thiết

+ Xác định sự ổn định về việc làm và nơi cư trú

Sự không ổn định về việc làm và nơi cư trú sẽ ảnh hưởng đến sự không

ổn định trong nguồn thu nhập trả nợ cho ngân hàng Từ đó dẫn đến việc kháchhàng khó đảm bảo trả nợ cho ngân hàng đủ và đúng hạn

+ Thẩm định tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm là sự đảm bảo tốt nhất của khách hàng trong việc thanhtoán khoản vay của mình đủ và đúng hạn Đó cũng chính là nguồn trang trải

Trang 11

tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không trả nợ được Khi đó ngân hàng

sẽ tiến hành phát mại tài sản, nên cán bộ tín dụng rất chú ý đến triển vọng củathị trường bất động sản Bên cạnh đó chất lượng bảo vệ và quản lý tài sản củangười đi vay cũng được xem xét khi đánh giá tài sản đảm bảo Vì khi tài sảnđảm bảo không được duy trì tốt thì ngân hàng sẽ khó lấy lại được toàn bộ sốtiền đã cho vay khi bán

+ Xác định số dư các tài khoản tiền gửi tại ngân hàng tiến hành cho

vay tiêu dùng và tại các Tổ chức tín dụng có liên quan sẽ cho biết gián tiếp

mức thu nhập và sự ổn định thu nhập của khách hàng Đồng thời đó cũngđược đánh giá là nguồn trả nợ cho khoản vay của khách hàng

Qua các thông tin mà khách hàng cung cấp cùng với nguồn thông tincủa ngân hàng sẽ tiến hành thỏa thuận với khách hàng phương thức và nhucầu vay thực sự của khách hàng trong đó có tính đến khả năng nguồn vốn củangân hàng hiện tại Đồng thời cán bộ tín dụng phối hợp với phòng Nguồn vốn

để có một mức vay hợp lý nhất

Bước 3: Xét duyệt và kí hợp đồng tín dụng

Sau quá trình đánh giá, thẩm định nếu cán bộ tín dụng thấy đủ điềukiện cho vay sẽ lập tờ trình đề nghị xét duyệt cho vay ghi rõ kiến nghị củamình (mức cho vay, thời hạn, lãi suất…) kèm theo hồ sơ tín dụng có liên quancho trưởng phòng tín dụng xem xét lại Sau khi tờ trình được duyệt, cán bộ tíndụng lập hợp đồng tín dụng cùng với hợp đồng bảo đảm tiền vay

Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng

Cán bộ tín dụng và các bộ phận có liên quan hoàn tất các thủ tục pháp

lý trước khi giải ngân, sau đó tiến hành giải ngân Trong quá trình giải ngâncán bộ tín dụng phải tiến hành theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay củakhách hàng đúng mục đích, duy trì tài sản bảo đảm, đánh giá khả năng trả nợ(đúng tiến độ không, quá trình sản xuất kinh doanh có gì thay đổi bất lợi gì,

Trang 12

có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ…) đồng thời phát hiện nhu cầu mớicủa khách hàng để phục vụ Qua quá trình này, ngân hàng sẽ thu thập thôngtin về khách hàng Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, cho thấy chấtlượng được đảm bảo Ngược lại, khi chất lượng khoản vay bị đe dọa, ngânhàng cần có biện pháp xử lý kịp thời Ngân hàng được quyền thu nợ trướchạn, ngừng giải ngân, nếu bên vay vi phạm hợp đồng tín dụng Ngân hàng cóthể yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản thế chấp, giảm số tiền vay… khi thấycần thiết để đảm bảo an toàn tín dụng Qua bước này, ngân hàng có thể kịpthời ngăn chặn các khoản tín dụng xấu.

Bước 5: Thu nợ và xử lý phát sinh

Khi khoản vay đến hạn trả nợ, cán bộ tín dụng tiến hành thu đủ vốn vàlãi số tiền khách hàng vay Trong trường hợp khoản vay không hoàn trả hoặchoàn trả không đủ, đúng hạn cho thấy sự trục trặc trong hoạt động của kháchhàng Khi đó ngân hàng tiến hành xem xét Nếu khách hàng cố tình lừa đảo,dây dưa không trả nợ hoặc làm ăn yếu kém không còn phương cứu vãn thìngân hàng sẽ thanh lý (các biện pháp thu hồi khoản nợ) như: phong tỏa, báncác tài sản thế chấp, tước đoạt các khoản tiền gửi… Nếu khách hàng có khókhăn về tài chính song vẫn cương quyết khắc phục để trả nợ, ngân hàngthường áp dụng phương án khai thác như gia hạn nợ, giảm lãi hoặc cho vaythêm

Sau khi tiến hành thu nợ và xử lý các phát sinh ngân hàng sẽ tiến hànhtất toán khoản vay, giải tỏa hợp đồng bảo đảm tài sản, thanh lý

Quy trình cho vay tiêu dùng tùy từng Ngân hàng sẽ khác nhau về nộidung từng bước, nhưng tuần tự các bước vẫn như ở trên

1.2 Năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại

Trang 13

1.2.1 Khái niệm

“Năng lực” là khả năng điều kiện khách quan hoặc tự nhiên sẵn có đểthực hiện một hoạt động nào đó Như vậy, năng lực cũng có thể hiểu là tất cảđiểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của doanh nghiệp trongmột sản phẩm nói riêng và bản thân doanh nghiệp nói chung Một năng lựccạnh tranh tốt là yếu tố rất quan trọng để một doanh nghiệp đứng vững trênthị trường “Năng lực cạnh tranh” được hiểu là khả năng doanh nghiệp đápứng, chống lại các đối thủ cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ một cách lâu dài

và có lợi nhuận Các đối thủ cạnh tranh ở đây chủ yếu là các doanh nghiệpcung cấp các dịch vụ cùng loại với doanh nghiệp của mình Vì thế, mỗi doanhnghiệp cần xác định rõ ưu nhược điểm của mình như thế nào để có sự điềuchỉnh thích hợp để vượt mặt các đối thủ cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thịtrường

Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt-kinh doanh tiền tệ

Vì thế, năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại chính là khả năng tựduy trì lâu dài một cách có ý chí trên thị trường, trên cơ sở thiết lập mối quan

hệ bền vững với khách hàng để đạt được một số lượng lợi nhuận nhất định

“Khả năng tự duy trì lâu dài có ý chí trên thị trường” có nghĩa là khả

năng ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh có lãi trên thị trường tiền tệtrong thời gian lâu nhất có thể Từ đó suy rộng ra, nói “năng lực cạnh tranhtrong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại” là nói đếnđiểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội, thách thức của ngân hàng trong hoạtđộng cho vay tiêu dùng Từ việc ngân hàng nhận thức được nhưng điều trên

sẽ tận dụng cơ hội để tăng cường điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, giảm lùiđược thách thức nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt độngcho vay tiêu dùng của ngân hàng mình với các đối thủ cạnh tranh khác trên thịtrường

Trang 14

Trong hoạt động cho vay tiêu dùng, năng lực cạnh tranh của ngân hàngđược thể hiện qua một số các chỉ tiêu sau:

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

Chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện năng lực cạnh tranh trong hoạt động

cho vay tiêu dùng chính là Thị phần cho vay tiêu dùng

Thị phần cho vay tiêu dùng phản ánh mức độ cho vay tiêu dùng củangân hàng so với toàn bộ thị trường hoặc so với các ngân hàng khác Điều nàythể hiện qua một số chỉ tiêu cụ thể sau:

Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng tăng hay

giảm qua từng thời kì Một lượng khách hàng tăng và ổn định qua các nămchứng tỏ hoạt động này thu hút được khách hàng Điều này chứng tỏ hoạtđộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng có nét khác biệt, lợi thế hơn so với cácđối thủ cạnh tranh khác trên thị trường Từ đó sẽ thể hiện năng lực cạnh tranhcủa ngân hàng trong sản phẩm

Dư nợ cho vay tiêu dùng/Dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay là số tiền khách hàng còn nợ ngân hàng tại một thờiđiểm Đó là một chỉ tiêu tích lũy qua các thời kì Chỉ tiêu này cho biết số tiềnkhách hàng nợ vay tiêu dùng so với số nợ khách hàng vay của ngân hàngchiếm bao nhiêu Từ đó cho biết phần nào Ngân hàng cho vay tiêu dùng nhiềuhay ít so với hoạt động cho vay; biết được sự quan tâm ở mức độ nào củangân hàng đến hoạt động này Muốn biết sự quan tâm đó có hiệu quả haykhông thì phải thể hiện qua doanh thu từ lãi và lợi nhuận từ hoạt động cho vaytiêu dùng

Ngoài ra cũng cần xem xét dư nợ cho vay tiêu dùng theo các căn cứmục đích hay thời gian/dư nợ cho vay tiêu dùng Chỉ tiêu cho ta biết, ngânhàng hiện đang chú trọng đến loại hình nào

Trang 15

Doanh thu từ lãi cho vay tiêu dùng/doanh thu từ lãi cho vay

Doanh thu từ lãi cho vay tiêu dùng là số tiền mà ngân hàng thu về từhoạt động cho vay tiêu dùng Tương tự như chỉ tiêu trên, một tỷ lệ cao sẽphản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong hoạt động này

Trên đây chỉ là một số các chỉ tiêu cơ bản để phản ánh năng lực cạnhtranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại Ngoài ra,

có thể sử dụng mô hình SWOT để đánh giá

Mô hình SWOT được sử dụng nhằm xác định thị trường mục tiêu.

Nguyên tắc của mô hình là tập trung vào kết quả nghiên cứu vào bốn nhóm:Strength (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunity (Cơ hội), Threat(thách thức)

Điểm mạnh được hiểu là bất cứ kỹ năng đặc biệt hay khả năng cạnhtranh có tác dụng giúp ngân hàng đạt được các mục tiêu nhanh chóng Ví dụnhư thương hiệu mạnh, uy tín cao đối với khách hàng…

Điểm yếu là những mặt hạn chế của bản thân ngân hàng trong việc thựchiện các mục tiêu cụ thể Hay có thể hiểu một cách đơn giản là việc thiếu mộthay một số điểm mạnh ở trên

Cơ hội là bất cứ một yếu tố nào đó của môi trường bên ngoài là điềukiện tạo ra lợi thế cho ngân hàng

Thách thức là bất cứ sự thay đổi nào đó của môi trường bên ngoài cóthể gây cản trở hoặc tổn hại đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Sau khi đã xác định được 4 nhóm trên, ta đưa vào bảng SWOT như sau

Trang 16

Sau đó lập ma trận SWOT tạo thành 4 chiến lược

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

1.3.1 Nhân tố ảnh hưởng thuộc ngân hàng thương mại

Nhìn từ góc độ ngân hàng thương mại, nếu xét trên cung cầu của cạnh tranh thì có 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng Đó là lãi suất cho vay tiêu dùng, chất lượng dịch vụ

và tính độc đáo, khác biệt trong dịch vụ

1.3.1.1 Lãi suất cho vay tiêu dùng

Biểu hiện năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng củangân hàng thương mại có thể nhận thấy một cách dễ dàng nhất là qua lãi suất.Một lãi suất cho vay hấp dẫn là một lãi suất thu hút được nhiều khách hàngđến ngân hàng vay tiền Điều đó không có nghĩa là phải định ra một lãi suấtthấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh mà quan trọng lãi suất đấy phù hợp vớichiến lược, mục tiêu của ngân hàng và quan trọng vẫn thu được lợi nhuận.Như vậy, một lãi suất cho vay tiêu dùng phù hợp sẽ làm nâng cao năng lựccạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng cho ngân hàng

Trang 17

Nhìn chung lãi suất cho vay tiêu dùng dựa trên lãi suất cơ bản cộng vớimức lợi nhuận cận biên và phần bù rủi ro Lãi suất cho vay tiêu dùng có thểđược xác định theo mô hình tổng hợp chi phí như sau:

Lãi suất cho vay tiêu dùng = Chi phí huy động vốn + Rủi ro tổn thất dự

kiến + Phần bù kỳ hạn với các khoản cho vay dài hạn + Lợi nhuận cận biên

1.3.1.2 Chất lượng dịch vụ

Nếu lãi suất là biểu hiện bên ngoài, rõ nét nhất về năng lực cạnh tranhcủa ngân hàng thì chất lượng dịch vụ là yếu tố bên trong, quan trọng nhấttrong bất cứ hoạt động dịch vụ nào Một lãi suất có thể cao hơn so với cácngân hàng khác một chút nhưng chất lượng dịch vụ tốt thì khách hàng vẫn lựachọn ngân hàng này

Ngân hàng cung cấp dịch vụ nên việc đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

là điều tối quan trọng Một chất lượng dịch vụ tốt sẽ thu hút được khách hàngđến ngân hàng vay tiền Đó là lợi thế cạnh tranh mà ngân hàng nào cũngmong muốn nhưng không thể dễ dàng có nó trong ngày một ngày hai Chính

vì thế, chất lượng dịch vụ ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của ngânhàng

Chất lượng dịch vụ thể hiện qua một số yếu tố sau:

Trình độ cán bộ quản lý và đội ngũ nhân viên

Con người luôn là yếu tố cốt lõi trong mọi mối quan hệ tín dụng Nănglực điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng và trình độ chuyên môn, đạo đứccủa nhân viên đặc biệt là cán bộ tín dụng – người trực tiếp tiếp xúc với kháchhàng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dịch vụ

Ban lãnh đạo ngân hàng là những người đưa ra những quyết định cuốicùng về định hướng phát triển chung trong từng hoạt động của ngân hàng Vìthế, ban lãnh đạo phải thật sự là những người có tài, có tầm nhìn xa và nghệ

Trang 18

thuật đối nhân xử thế Nghĩa là phải kết hợp hài hòa, phát huy hết sức mạnhcủa mọi nguồn lực để tạo thành sức mạnh tổng thể của ngân hàng.

Khả năng nắm chắc chuyên môn, có đạo đức trong sáng và nhất là cách

cư xử với khách hàng nhiệt tình, cởi mở là điều kiện cần thiết của một cán bộtín dụng Vì trong quá trình cung cấp dịch vụ cán bộ tín dụng là người thựchiện chiến lược cạnh tranh của ngân hàng, thông qua quá trình tiếp xúc trựctiếp với khách hàng, gây thiện cảm với khách hàng trong quá trình giao dịch;đưa ra các ý tưởng mới hay cải tiến dịch vụ; truyền tải những tín hiệu thịtrường từ thị trường, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh đến các nhà hoạchđịnh chính sách của ngân hàng – ban lãnh đạo

Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trởthành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăngcường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chungtrong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao sinh lời

Nội dung chính sách tín dụng rất rộng, bao gồm các chính sách kháchhàng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng, lãi suất và phí suất tín dụng,thời hạn tín dụng và kì hạn nợ, các khoản đảm bảo, chính sách đối với các tàisản có vấn đề Chính vì chính sách tín dụng là định hướng của ban lãnh đạongân hàng về hoạt động tín dụng nên một chính sách tín dụng rõ ràng, cụ thể,phù hợp với sự phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ thu hút khách hàngđến vay, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của

ngân hàng

Hoạt động phân phối

Một hệ thống phân phối tốt là một hệ thống phân phối đa dạng làm sao

để khách hàng có thể biết đến nhiều hơn đến các dịch vụ ngân hàng và bảnthân ngân hàng Ngân hàng có thể phân phối theo phương pháp truyền thống

Trang 19

như trực tiếp đến ngân hàng, qua các chi nhánh, phòng giao dịch, điểm bánhàng, nơi đặt máy ATM…của ngân hàng Hay qua các kênh phân phối trựctiếp như công ty bán lẻ, công ty địa ốc, sàn giao dịch bất động sản, công tybảo hiểm… Dù ngân hàng sử dụng kênh phân phối nào thì cũng nhằm mụcđịch làm tăng sự hiện diện, có mặt hình ảnh ngân hàng trên thị trường, giảmkhoảng cách giữa khách hàng và ngân hàng Từ đó tạo sự quen thuộc, sự tiệnlợi khi sử dụng dịch vụ ngân hàng ở bất cứ nơi đâu, tăng khả năng phục vụ tốthơn… cho khách hàng Vì thế sẽ tăng khả năng mở rộng thị phần, tăng nănglực cạnh tranh cho ngân hàng do khách hàng biết đến nhiều hơn so với các đốithủ khác.

Hoạt động truyền thông có thể qua quảng cáo, khuyến mại, quan hệcông chúng (tài trợ chương trình, sự kiện, trang web…), marketing trực tiếp(gặp gỡ, thư tín, điện thoại, thư điện tử), bán hàng trực tiếp (quá trình cungcấp dịch vụ hàng ngày, hội chợ road show) Một dịch vụ có chất lượng tốt màthiếu khâu truyền thông đến khách hàng để khách hàng biết đến và sử dụngthì vô tình đã làm giảm số lượng khách hàng biết đến dịch vụ ngân hàng,đồng thời làm giảm chất lượng dịch vụ của ngân hàng

Hệ thống thông tin

Ban lãnh đạo cần quan tâm đến hai luồng thông tin quan trọng là thôngtin bên ngoài: đối thủ cạnh tranh, cơ chế quản lý của nhà nước về lãi suất cơbản, chính sách tỷ giá, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, xu thế nền kinhtế… và thông tin bên trong ngân hàng: chiến lược của ban lãnh đạo, chấtlượng phục vụ của khách hàng, mong muốn của cổ đông…Một hệ thốngthông tin chất lượng – có khả năng phân tích mọi diễn biến của khách hàngmột cách chính xác, đầy đủ, kíp thời là một nhân tố rất quan trọng trong tăng

Trang 20

khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng Để từ đó có thể xâydựng các tiêu chuẩn dịch vụ và nguyên tắc phục vụ khách hàng.

Như vậy, chất lượng dịch vụ tốt sẽ làm khách hàng quay lại ngân hànglần sau, là sự bảo đảm lâu dài cho sự tồn tại và phát triển bền vững của mộtngân hàng

1.3.1.3 Tính độc đáo khác biệt

Một nhân tố nữa ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh củangân hàng chính là tính độc đáo khác biệt so với dịch vụ cùng loại của các đốithủ cạnh tranh khác Sự độc đáo khác biệt là lợi thế riêng của ngân hàng,khiến cho khách hàng chú ý, quan tâm Sự độc đáo này có thể từ dịch vụ ngânhàng cung cấp hoặc có khi từ bản thân ngân hàng (văn hóa ngân hàng)

Thứ nhất, đối với dịch vụ cho vay tiêu dùng Tính độc đáo phải manglại lợi thế riêng cho ngân hàng Lợi thế này không nhất thiết phải được tạo ratrong toàn bộ quá trình cung ứng dịch vụ hoặc trọn vẹn một kĩ thuậtMarketing mà có thể chỉ ở một vài yếu tố, thậm chí ở một khía cạnh liên quancũng mang lại sự độc đáo Nhưng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp có đặcđiểm là dễ bắt chước tức là khi một ngân hàng tung ra một dịch vụ mới nào

đó thì một thời gian sau các ngân hàng khác cũng tung ra được một dịch vụtương tự có chất lượng có khi tốt hơn, chưa kể đến chi phí dành cho các cuộcthử nghiệm Một dịch vụ độc đáo có thể là một sản phẩm hoàn toàn mới trênthị trường hoặc có thể là sản phẩm cũ nhưng thêm một vài yếu tố tiện íchkhác…

Thứ hai, văn hóa ngân hàng Văn hóa ngân hàng thể hiện qua: trangphục của cán bộ công nhân viên, slogan của ngân hàng,… Một văn hóa riêngluôn tạo ra nét nổi bật, dễ nhớ cho khách hàng

1.3.2 Nhân tố ảnh hưởng thuộc khách hàng

Trang 21

Khách hàng là thành phần vô cùng quan trọng trong sự tồn tại và pháttriển của ngân hàng Vì khách hàng vừa là người tham gia quá trình cung ứngdịch vụ ngân hàng vừa trực tiếp sử dụng, hưởng thụ sản phẩm nên việc nắmbắt và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng là rất quan trọng và là nhân tốnhân điểm cho sức cạnh tranh với các đối thủ đáng gờm khác

Nhu cầu của khách hàng rất đa dạng và phong phú Theo mô hình thápnhu cầu của con người từ thấp đến cao: nhu cầu sinh lý, an toàn, giao tiếp, địa

vị, tự hoàn thiện Nhưng nói chung sản phẩm của ngân hàng là dịch vụ thì cóthể tóm tắt trong một số nhu cầu sau:

Cách thức sử dụng dịch vụ dễ sử dụng, tiện lợi

Cuộc sống bận rộn ngày nay làm cho mọi người khi dử dụng bất cứhình thức dịch vụ nào cũng đòi hỏi phải thật dễ hiểu khi tìm hiểu, khi sửdụng Đồng thời dịch vụ cũng phải tiện lợi, có ích giải quyết được vấn đề nào

đó trong cuộc sống của họ

Thời gian nhanh chóng

Thời gian luôn là yếu tố cần thiết nhất là đối tượng của khách hàng chovay tiêu dùng chủ yếu công nhân viên chức, có thời gian eo hẹp Thời gian ởđây có thể hiểu là thời gian khách hàng chờ đợi có được dịch vụ này, thòi giangiải quyết những phát sinh trong quá trình sử dụng…

Đảm bảo tính an toàn, chính xác

Do ngân hàng kinh doanh mặt hàng tiền tệ nên đòi hỏi dịch vụ phải cótính an toàn, bảo đảm cao và tính chính xác Điều này sẽ tạo được sự tintưởng của khách hàng vào ngân hàng-đó cũng điều mà ngân hàng nào cũngcần để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

Ngoài ra tùy từng đối tượng khách hàng sẽ có những cách thỏa mãnriêng Những khách hàng VIP, lâu năm còn đi kèm theo các chính sách ưu đãinhư về giá, dịch vụ khác kèm theo

Trang 22

Trong marketing có mô hình 3 cấp độ giá trị cũng đã chỉ ra rằng: sảnphẩm dịch vụ dễ bắt chước giữa các ngân hàng, điều tạo ra được sự khác biệtvới các ngân hàng khác hay là tăng tính cạnh tranh chính là giá trị đầy đủ Đóchính là thõa mãn cao hơn nhu cầu của khách hàng như chăm sóc tận tìnhkhông chỉ khi khách hàng mua dịch vụ mà cả trong quá trình sử dụng và sau

sử dụng sản phẩm, tạo mối quan hệ lâu dài; sự thoải mái, được tôn trọng quacác buổi giao dịch…

Vì vậy việc nghiên cứu nhu cầu khách hàng, nhân tố ảnh hưởng đếnnhu cầu khách hàng và hành vi của họ để cung ứng những sản phẩm phù hợp

1.3.3 Các nhân tố khác

Ngoài một số các nhân tố thuộc ngân hàng thương mại, khách hàng còn

có một số nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô như kinh tế, văn hóa-xã hội,chính trị-pháp luật

Môi trường kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát… làcác yếu tố của môi trường kinh tế Một môi trường kinh tế thuận lợi khuyếnkhích tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động, chính sách cho vay tiêu dùngcủa ngân hàng cũng như sự ra tăng khách hàng đến vay tiêu dùng Qua đó sẽnâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngânhàng

Môi trường kinh tế ảnh hưởng đến thu nhập của người dân Đồng thời,cũng ảnh hưởng đến tâm lý mua sắm tiêu dùng, và từ đó hưởng lớn đến nhucầu vay vốn tiêu dùng của người dân

Lãi suất cơ bản liên quan đến chính sách tiền tệ có tác động đến hoạtđộng tín dụng của các Ngân hàng thương mại Cụ thể: mức lãi suất cho vayhiện nay đang ở mức cao (một phần là do chính sách hạn chế tín dụng), làmảnh hưởng lớn đến kế hoạch tiêu dùng, mua sắm của người dân

Trang 23

Tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng, ảnh hưởng đến nhucầu mua sắm của người tiêu dùng và sự đầu tư của các nhà đầu tư Một tỷ lệlam phát cao sẽ làm giảm nhu cầu tiêu dùng một số mặt hàng và hạn chế đầu

tư do giảm giá trị của đồng tiền Vì thế mà hạn chế việc các cá nhân đến ngânhàng vay tiền

Tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm các mặt hàng nhậpkhẩu của người dân cũng như hoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng.Qua đó sẽ ảnh hường đến hành vi khách hàng đến ngân hàng vay tiền phục vụmua sắm của mình

Môi trường chính trị pháp luật

Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, có ảnh hưởng lớn tớinền kinh tế Do vậy nó cần có một hệ thống pháp luật chặt chẽ, đầy đủ Ngânhàng không chỉ phải tuân theo các luật pháp chung của nhà nước mà còn phảituân theo luật ngân hàng và các cam kết quốc tế Một hệ thống pháp luật rõràng, khuyến khích cạnh tranh sẽ tạo môi trường hoạt động lành mạnh cho cácngân hàng

Môi trường chính trị ổn định sẽ khuyến khích các nhà đầu tư không chỉtrong nước mà cả nước ngoài đầu tư vào nội địa, đồng thời sẽ làm người dânmua sắm ổn định hơn Vì thế, sự ổn định về chính trị là sự đảm bảo cho sự ổnđịnh hoat động của các tổ chức kinh tế trong đó có ngân hàng, tạo sự ổn địnhtrong các hoạt động, chính sách cũng như số lượng khách hàng của ngânhàng Từ đó tạo môi trường các ngân hàng cạnh tranh lành mạnh với nhau,tạo lợi thế khác biệt với các ngân hàng liên doanh, hay nước ngoài có nềnchính trị không ổn định

Trang 24

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG

HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA BIDV QUANG TRUNG

2.1 Tình hình hoạt động của BIDV Quang Trung

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Quang Trung

BIDV được thành lập vào 26/04/1957, là một doanh nghiệp nhà nướcđặc biệt, với chức năng chủ yếu ban đầu là cấp phát theo công trình và dự ánnhà nước Sau 51 năm không ngừng cố gắng BIDV đã trở thành một trongnhững ngân hàng thương mại lớn, có uy tín tại Việt Nam BIDV có hoạt độngkinh doanh đa năng trong lĩnh vực tiền tệ

Sự phát triển lớn mạnh của BIDV có thể nhận biết ngay qua số lượngcác chi nhánh ngày càng mở rộng Một trong những kết quả đó là sự khaitrương BIDV Quang Trung, trên cơ sở phòng Giao dịch Quang Trung – Sởgiao dịch BIDV Quang Trung hoạt động theo giấy đăng kí kinh doanh số

0110000466 do Sở Kế hoạch Đầu Tư Thành phố Hà Nội cấp ngày01/04/2005 Đó là chi nhánh cấp I thứ 76 thuộc khối NH của BIDV, có trụ sởtại tầng 1,2,4 Tòa nhà Đệ Nhất, 53 Quang Trung Sự ra đời của Chi nhánh làmột bước cụ thể hóa chiến luợc phát triển đến 2010, kế hoạch kinh doanh2005-2007 của BIDV nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng, cơ cấusản phẩm dịch vụ ngân hàng, góp phần nâng cao tính cạnh tranh trong hộinhập quốc tế

Chi nhánh hoạt động theo mô hình ngân hàng bán lẻ, cung cấp sảnphẩm - dich vụ ngân hàng đa năng trên nền công nghệ hiện đại để thỏa mãnnhu cầu của thị trường Nhiệm vụ là cung ứng vốn, dịch vụ cho khu vực dândoanh, cụ thể là các khách hàng cá nhân doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 25

Bảng 2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của BIDV Quang Trung

(Nguồn: Báo cáo từ phòng tổ chức của BIDV Quang Trung)

Tổ đầu tư chứng khoán

Tổ quản lý giải ngân

P Khách hàng cá nhân

P Thanh toán quốc tế

P Tiền tệ kho quỹ

Trang 26

Bảng 2.2 Cơ cấu nhân sự

1 CBCNV lao động được đào tạo

2 Cán bộ được chi nhánh tự tổ chức đi tham

quan khảo sát nước ngoài

(Nguồn: Báo cáo công đoàn cơ sở BIDV Quang Trung)

Các sản phẩm và dịch vụ cung cấp chủ yếu của BIDV Quang Trung

- Các sản phẩm dịch vụ dành cho dân cư: tài khoản tiền gửi không kỳhạn, tiết kiệm có kì hạn, tiết kiệm có định kì

- Tín dụng dành cho cá nhân: cho vay kinh doanh hộ gia đình, cho vay

hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay mua ôtô, cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm vàgiấy tờ có giá

- Dịch vụ ngân hàng dành cho cá nhân: thẻ ATM, thấu chi, thanh toánkhông dùng tiền mặt, chuyển tiền nội địa, …

- Các sản phẩm tiền gửi dành cho ngân hàng: tài khoản tiền gửi thanhtoán bằng nhiều ngoại tệ, tài khoản tiền gửi có kì hạn…

- Tín dụng của doanh nghiệp: cho vay ngắn hạn, cho vay theo hạn mứctín dụng, cho vay trung dài hạn và tài trợ dự án…

- Dịch vụ ngân hàng trọn gói: dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán quốc

tế, dịch vụ chuyển tiền nội địa…

Các sản phẩm dịch vụ của BIDV Quang Trung khá đa dạng đáp ứngđược nhu cầu của dân cư trong và ngoài địa bàn

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Quang Trung trong thời gian vừa qua

Trong thời gian vừa qua, BIDV nói chung và Chi nhánh Quang Trung

Trang 27

nói riêng đều có sự tăng trưởng cả số lượng và chất lượng trong hoạt động

kinh doanh của ngân hàng Cụ thể như sau:

Hoạt động huy động vốn

Với sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của ban lãnh đạo cùng với nỗ lực

không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên, tất cả các mặt hoạt động

của BIDV Quang Trung đều đạt kết quả khả quan Mạng lưới khách hàng

ngày càng được mở rộng bao gồm các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài

2 Theo loại tiền

- Ngoại tệ (đã quy đổi) 980 1979 101,94 1.200 39,36

Cơ cấu huy động

1.Tổng nguồn huy động/tổng tài sản 89% 93,71% 90,53%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Quang Trung)

Nguồn vốn huy động của BIDV Quang Trung được hình thàng chủ yếu từ

tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và cá nhân, tiền gửi tiết kiệm, các

khoản ký cược, ký quỹ, giữ hộ, bảo lãnh và tiền gửi của các tổ chức tín dụng

Hoạt động quản lý nguồn vốn

Hoạt động điều hành nguồn vốn luôn đảm bảo cân đối, sử dụng vốn

Trang 28

hàng ngày một cách phù hợp, sử dụng hạn mức thấu chi hợp lý, đảm bảo khảnăng thanh toán, khả năng chi trả theo đúng quy định với mức chi phí hợp lý,đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn Bên cạnh đó, thực hiện nghiệp vụ kinh doanhngoại tệ và theo dõi kết quả kinh doanh ngoại tệ hàng ngày, hàng tháng, hàngquý Tham gia đấu giá mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng, tiếp tục hoànthiện các quy trình về huy động vốn, điều hành vốn, kinh doanh ngoại tệ tạiChi nhánh.

năm 2006 (%)

Trang 29

Chi nhánh đã thực hiện thẩm định một số dự án lớn Thực hiện thẩmđịnh các tài sản đảm bảo phát sinh, tái thẩm định các tài sản đảm bảo củakhách hàng cũ Thực hiện tái thẩm định tờ trình cấp hạn mức tín dụng củaPhòng tín dụng và tham gia ý kiến về các khoản vay của Phòng tín dụng, ràsoát kiểm tra các hồ sơ tín dụng

Báo cáo BIDV hội sở về các số liệu liên quan đến tín dụng, tài sản bảođảm; phối hợp với các phòng Tín dụng trong việc xây dựng quy trình, sảnphẩm mới

Cập nhật dữ liệu của khách hàng có dư nợ tại chi nhánh, cập nhật thôngtin của khách hàng; Tham gia tập huấn và chấm điểm và xếp hạng tín dụng;tham gia khoá học Luật đấu thầu; tham gia chấm điểm, xếp hạng khách hàng

Hoạt động dịch vụ

Bên cạnh các sản phẩm tín dụng truyền thống, BIDV Quang Trung còncung cấp các dịch vụ ngân hàng như thanh toán, bảo lãnh, ngân quỹ, thẻATM Với nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng quan hệ thanh toánvới các tổ chức tín dung , đặc biệt là mối quan hệ với các đối tác nước ngoàinhằm tăng cường khả năng thanh toán quốc tế

Bảng 2.5 Tình hình hoạt động dịch vụ của BIDV Quang Trung từ 2005-2007

Năm 2007

So với năm 2006 (%)

Trang 30

Thu từ kinh doanh

Đối tượng khách hàng là cá nhân, Chi nhánh thực hiện chuyển tiền phục

vụ cá nhân, Western Union, kiều hối với khối lượng lớn, đảm bảo an toàn vàhiệu quả hoạt động dịch vụ Đồng thời, BIDV Quang Trung cũng thực hiệntốt công tác trả lương qua tài khoản cho các đơn vị hành chính sự nghiệp(theo chỉ thị của chính phủ) và các khách hàng doanh nghiệp lớn

Hoạt động quản trị tài chính

Trong năm qua, BIDV Quang trung đã thực hiện nhiều biện pháp nhằmhạn chế tối đa các khoản nợ quá hạn phát sinh mới và đẩy mạnh thu hồi cáckhoản nợ tồn đọng Nếu trong năm 2005 dư nợ quá hạn là 100 triệu đồng, thìsang năm 2005 và đến 2007 tỷ lệ nợ quá hạn gần như bằng không (tính đếnthời điểm 31/12 hàng năm) Vì vậy cùng với việc mở rộng đầu tư, hỗ trợ

Trang 31

doanh nghiệp, chất lượng tín dụng đã được nâng cao.

Hoạt động kiểm tra sau khi cho vay được chú trọng đúng mức Hoạtđộng quản lý, giám sát các bộ phận chức năng được nâng cao, không chỉ dừnglại ở mức kiểm soát số liệu mà còn đánh giá được đầy đủ rủi ro để có biệnpháp xử lý kịp thời

Như vậy, qua 3 năm trở thành chi nhánh cấp I của BIDV, Chi nhánhQuang Trung đã không ngừng cố gắng để có được kết quả như trên

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của BIDV Quang Trung

2.2.1 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của BIDV Quang Trung trong thời gian vừa qua

Tuy chi nhánh mới đi vào hoạt động từ giữa năm 2005 nhưng đã cungcấp cho thị trường một số các hình thức cho vay tiêu dùng phổ biến như: chovay ô-tô, cho vay mua nhà, cho vay du học, cho vay xuất khẩu lao động, chovay cán bộ công nhân viên

Đối tượng áp dụng: dành cho các cá nhân, hộ gia đình có hộ khẩu

thường trú tại Hà Nội hoặc diện KT3 (người vay chỉ cần chứng minh là tạmtrú ổn định từ 2 năm trở lên ở Hà Nội) Riêng đối với hình thức cho vay xuấtkhẩu lao động còn áp dụng cho các đối tượng ngoại tỉnh

Đối tượng cho vay

Cho vay ô-tô: Chi phí mua xe ôtô, chi phí nộp thuế, chi phí mua bảo

hiểm liên quan đến việc mua, đăng ký và lưu hành xe

Cho vay CBCNV: CBCNV làm việc tại các cơ quan/tổ chức có trụ sở tại

Hà Nội, sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản tại BIDV và/hoặc ký thoảthuận hợp tác về cho vay CBCNV với ngân hàng

Trang 32

Cho vay XKLĐ: Chi trả cho các khoản chi phí: tiền đặt cọc, phí dịch vụ,

vé máy bay lượt đi, chi phí đào tạo và các chi phí hợp lý khác phục vụ choviệc người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài

Cho vay du học: Các nhu cầu tài chính liên quan đến du học của du học

sinh (chứng minh khả năng tài chính, thanh toán tiền vé máy bay, học phí,tiền kí quỹ và tiền ăn, ở sinh hoạt trong suốt quá trình học.)

Điều kiện vay

Khách hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự vàchịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật, mục đích sử dụng vốnvay hợp pháp, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ (gốc và lãi) cho ngânhàng trong thời hạn cam kết, thực hiện đảm bảo tiền vay theo đúng quy địnhcủa Chính Phủ, hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước và của BIDV

Cho vay ô-tô, xe mua phải còn ít nhất 80% giá trị tại thời điểm ngân

hàng định giá Khách hàng cần mua bảo hiểm ô-tô

Cho vay mua nhà: vốn tự có của khách hàng ít nhất là 30% giá trị nhà

nếu vay vốn hình thành từ vốn vay

Cho vay du học:

Đối với nhu cầu vay vốn để chứng minh khả năng tài chính

+ Khách hàng phải tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu tài chính cầnchứng minh

+ Ngân hàng chỉ giải ngân bằng cách mở sổ tiết kiệm tại BIDV

Đối với nhu cầu vay vốn để thanh toán chi phí khi du học

+ Du học sinh đã trúng tuyển các chương trình đào tạo tại nước ngoài + Đã có chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền cấp VISA

Phương thức vay vốn

Trang 33

Khách hàng có thể trực tiếp đến ngân hàng vay hoặc thông qua ngườiđại diện Chi nhánh áp dụng các phương thức vay vốn sau: Cho vay từng lần,cho vay trả góp, cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm, kì phiếu hoặc giấy tờ cógiá khác, cho vay theo hạn mức.

Lãi suất cho vay

Dựa trên biểu lãi suất cho vay của BIDV để ngân hàng và khách hàng

có thể thỏa thuận một lãi suất thích hợp

Cho vay ngắn hạn: áp dụng lãi suất cố định

Cho vay dài hạn: áp dụng lãi suất thả nổi

Lãi suất cho vay = lãi suất tiết kiệm 12 tháng + phí ngân hàng

Tùy mỗi loại cho vay tiêu dùng có phí khác nhau nên lãi suất cũng khákhác nhau

Cho vay ô-tô: tối thiểu 13,8%

Cho vay mua, sửa nhà: khoảng trên 13%

Cho vay CBCNV

Cho vay ngắn hạn là 0,95%

Cho vay trung dài hạn dao động trong 14,3%/năm

Cho vay du học

Lãi suất cho vay VND: 13,8%/năm

Lãi suất cho vay USD = lãi suất SIBOR kỳ hạn 06 tháng + phí ngânhàng (tối thiểu 2.5%/năm)

Cho vay XKLĐ: khoảng 14,6%/năm 3,6% nhưng không thấp hơn

Trang 34

Trong trường hợp khách hàng trả hết nợ gốc và lãi cho ngân hàng trước1/2 thời gian vay thì khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng phí trả nợtrước hạn Khoản phí này được tính và thu một lần khi khách hàng thanh lýhợp đồng tín dụng nhưng không quá 2 triệu VND cho một khoản vay.

Phí trả nợ trước hạn = Dư nợ còn phải trả theo kế hoạch (tính đến thờiđiểm thanh lý hợp đồng tín dụng) (x) số tháng còn phải trả (x) 0.05%

Đối với cho vay CBCNV có thể trả trước nợ mà không tính phi

Thời hạn vay tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng và kết quả thẩm định

của cán bộ tín dụng, nhưng tối đa:

Cho vay ô-tô: 5 năm với taì sản bảo đảm là bất động sản,

3 năm với tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay

Cho vay mua, sửa chữa nhà

+ Mục đích sửa chữa, cải tạo nhà ở, mua sắm nội thất: đến 5 năm

+ Mục đích xây dựng mới nhà ở: đến 7 năm

+ Mục đích mua nhà ở chung cư cao cấp hoặc mua đất và xây dựng nhà

ở thuộc qui hoạch mới hiện đại: đến 10 năm

+ Mục đích mua nhà ở thuộc đô thị loại I, dự án quy hoạch hiện đại,nhà ở thuộc đối tượng chung cư cao cấp, biệt thự, nhà vườn và các dự án nàyđược BIDV tài trợ vốn cho Chủ đầu tư: đến 15 (mười lăm) năm

Thời gian ân hạn không quá 18 tháng!

Cho vay CBCNV: 3 năm

Với chức danh trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc có thể tới 5 năm

Cho vay du học

+ Nhu cầu vay vốn để chứng minh khả năng tài chính: 12 tháng

+ Nhu cầu vay vốn để thanh toán chi phí khi du học: 7 năm

Trang 35

Cho vay XKLĐ: 3 năm

Mức cho vay tùy thuộc vào nhu cầu vay, khả năng trả nợ của khách

hàng và cân đối nguồn vốn của ngân hàng mà ngân hàng và khách hàng sẽthỏa thuận một mức cho vay thích hợp

Cho vay ô-tô

Tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay:

+ Xe ôtô mới 100%: Mức cho vay tối đa bằng 70% tổng chi phí

(tổng chi phí: chi phí mua xe ôtô + lệ phí trước bạ + chi phí bảo hiểm)+ Xe ôtô đã qua sử dụng (giá trị sử dụng còn lại tối thiểu là 80%): Mức cho vay tối đa bằng 50% giá trị ngân hàng định giá

- Trường hợp Tài sản bảo đảm là tài sản bất động sản:

+ Xe ôtô mới 100%: Mức cho vay tối đa bằng 80% chi phí

+ Xe ôtô đã qua sử dụng (giá trị sử dụng còn lại tối thiểu là 80%): Mứccho vay tối đa bằng 60% giá trị ngân hàng định giá

Cho vay mua, sửa nhà tùy thuộc vào tỷ lệ tài sản bảo đảm và vị trị nhà đất ở

TSBĐ bằng vốn vay không quá 60% giá trị đất ở

TSBĐ bằng giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm có thể vay 100% mệnh giá giấy

tờ có giá hoặc sổ tiết kiệm

TSBĐ khác thì không quá 70% giá trị đất ở

Với khu vực nội thành có thể vay đến 4 tỷ

Cho vay CBCNV tùy thuộc vào chức vụ của người vay

Với CBCNV là 100 triệu và lên tới 700 triệu nếu có chức danh trongHội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc

+ CBCNV có mức thu nhập bình quân tháng từ 3 đến 5 triệu đồng

60% (x) thu nhập bình quân tháng (x) thời hạn cho vay

+ CBCNV có mức thu nhập bình quân tháng từ 5 triệu đồng trở lên:70%( x) thu nhập bình quân tháng( x) thời hạn cho vay

Trang 36

Cho vay XKLĐ: Toàn bộ chi phí hợp lý liên quan đến việc xuất cảnh

của Người lao động; trừ chi phí khám sức khỏe, chi phí đào tạo và chi phí ăn

ở trong quá trình đào tạo

Tài sản bảo đảm

Thế chấp hoặc bảo lãnh bằng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sởhữu nhà, tài sản hình thành từ vốn vay Cầm cố Giấy tờ có giá, Đối vớicho vay CBCNV có thể không cần TSBĐ

Hồ sơ vay Tuỳ từng hình thức vay vốn mà Ngân hàng yêu cầu các hồ sơ

khác nhau, thông thường bao gồm:

1) Hồ sơ pháp lý:

- Chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu), hộ khẩu người vay vốn;

- Giấy đăng ký kết hôn (đối với khách hàng đã lập gia đình);

2) Hồ sơ chứng minh khả năng tài chính của khách hàng:

- Hợp đồng lao động (nếu có);

- Các giấy tờ chứng minh khác: cổ phần, vốn góp, hợp đồng cho thuênhà, ôtô, ;

3) Hồ sơ Tài sản bảo đảm:

- Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất;

Ngày đăng: 25/03/2013, 15:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. “Ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội TS. Phan Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Thu Thảo (2002) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
2. “Quản trị Ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Peter S. Rose (2001) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
3. “Marketing Ngân hàng”, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội Học viện Ngân hàng (2003) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing Ngân hàng
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
4. “Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007”, “Báo cáo tổng hợp của Phòng tổ chức”, BIDV Quang Trung Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007”, “Báo cáo tổng hợp của Phòng tổ chức
5. BIDV bản tin 6. Trang Web:www.vneconomy.com.vn www.vnexpress.com.vn www.bidv.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Mô hình SWOT được sử dụng nhằm xác định thị trường mục tiêu. Nguyên tắc của mô hình là tập trung vào kết quả nghiên cứu vào bốn nhóm:  Strength (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunity (Cơ hội), Threat  (thách thức). - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
h ình SWOT được sử dụng nhằm xác định thị trường mục tiêu. Nguyên tắc của mô hình là tập trung vào kết quả nghiên cứu vào bốn nhóm: Strength (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunity (Cơ hội), Threat (thách thức) (Trang 15)
Bảng 2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của BIDV Quang Trung - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của BIDV Quang Trung (Trang 25)
Bảng 2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của BIDV Quang Trung - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của BIDV Quang Trung (Trang 25)
Bảng 2.2 Cơ cấu nhân sự - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.2 Cơ cấu nhân sự (Trang 26)
Bảng 2.2 Cơ cấu nhân sự - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.2 Cơ cấu nhân sự (Trang 26)
Bảng 2.3 Tình hình huy động vốn của BIDV Quang Trung từ 2005-2007 - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.3 Tình hình huy động vốn của BIDV Quang Trung từ 2005-2007 (Trang 27)
Bảng 2.3 Tình hình huy động vốn của BIDV Quang Trung từ 2005-2007 Đơn vị tính: tỷ đồng - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.3 Tình hình huy động vốn của BIDV Quang Trung từ 2005-2007 Đơn vị tính: tỷ đồng (Trang 27)
Bảng 2.4 Tình hình sử dụng vốn của BIDV Quang Trung từ 2005-2007 Đơn vị: tỷ đồng - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.4 Tình hình sử dụng vốn của BIDV Quang Trung từ 2005-2007 Đơn vị: tỷ đồng (Trang 28)
Bảng 2.5 Tình hình hoạt động dịch vụ của BIDV Quang Trung từ 2005-2007 - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.5 Tình hình hoạt động dịch vụ của BIDV Quang Trung từ 2005-2007 (Trang 29)
Bảng 2.5 Tình hình hoạt động dịch vụ của BIDV Quang Trung từ 2005-2007 Đơn vị: triệu đồng - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.5 Tình hình hoạt động dịch vụ của BIDV Quang Trung từ 2005-2007 Đơn vị: triệu đồng (Trang 29)
Bảng2.6 Quy trình cho vay tiêu dùng - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.6 Quy trình cho vay tiêu dùng (Trang 37)
Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng (Trang 38)
Chi nhánh đã áp dụng 4 hình thức cho vay tiêu dùng trên theo các bước trong quy trình cho vay tiêu dùng và đã đạt được những kết quả như sau: - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
hi nhánh đã áp dụng 4 hình thức cho vay tiêu dùng trên theo các bước trong quy trình cho vay tiêu dùng và đã đạt được những kết quả như sau: (Trang 38)
Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng (Trang 38)
Nếu phân tích mô hình SWOT từ trong ra ngoài sẽ có một số nhận xét sau: Với một thị trường còn chưa được khai thác nhiều như thị trường cho  vay tiêu dùng thì các điểm mạnh của ngân hàng sẽ ngày càng được phát  huy - Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
u phân tích mô hình SWOT từ trong ra ngoài sẽ có một số nhận xét sau: Với một thị trường còn chưa được khai thác nhiều như thị trường cho vay tiêu dùng thì các điểm mạnh của ngân hàng sẽ ngày càng được phát huy (Trang 44)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w