Tổng quan về Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Trang 1Mục lục
I Tổng quan về Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
1 Giới thiệu chung
I.1 Lịch sử hình thành
I.2 Chiến lược cạnh tranh
I.3 Chính sách quản lý chất lượng
I.4 Mô hình tổ chức
I.5 Chức năng kinh doanh
2 Hoạt động của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư
2.1 Nghiệp vụ môi giới
2.2 Nghiệp vụ tư vấn
2.3 Nghiệp vụ khác
II Phòng Đầu tư và Tư vấn Tài chính
1 Nhóm Kinh doanh
2 Nhóm Tự doanh
3 Nhóm Đầu tư các sản phẩm dài hạn và lãi suất cố định
4 Nhóm Bảo lãnh
5 Nhóm Tư vấn Tài chính
III Một số đề xuất
1 Nhận định
2 Một số đề xuất
Trang 2I Tổng quan về công ty chứng khoán ngân hàng đầu
tư và phát triển Việt Nam
1 Giới thiệu chung
1.1. Lịch sử hình thành
Tên công ty: CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Hay: CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
Tên viết tắt: BSC
Trụ sở chính: Tầng 10 – Tháp A – Vincom, 191 Bà Triệu, Hà Nội
Được thành lập vào ngày 7 tháng 7 năm 2000, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) trở thành Công
ty chứng khoán đầu tiên trong ngành ngân hàng tham gia kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán và cũng là một trong hai công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam
Là người tiên phong, BSC tự hào rằng sự khai trương và đi vào hoạt động của BSC với tư cách là một định chế tài chính trung gian hoạt động đa năng cũng đánh dấu cho sự khởi đầu cho ngành chứng khoán nói chung và nghề môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán tại Việt Nam nói riêng
Bảy năm là khoảng thời gian không dài đối với sự hình thành và phát triển của một doanh nghiệp nhưng bằng sự hậu thuẫn toàn diện, mạnh mẽ và có hiệu quả của BIDV, bằng nỗ lực tự thân của đội ngũ cán bộ nhân viên, BSC đã không ngừng vươn lên để trở thành một trong những Công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam Sự phát triển nhanh chóng về thị phần, sự tăng trưởng đều đặn, vững chắc, lành mạnh trong tất cả các dịch vụ được phép cung cấp, việc liên tục thắng thấu và được chỉ định thầu thực hiện các hợp đồng cung cấp
Trang 3động về một hình ảnh BSC tự tin, năng động, bài bản, sáng tạo, chuyên nghiệp, và trên hết, một thương hiệu BSC đang nổi lên trên thị trường chứng khoán Việt Nam
1.2. Chiến lược canh tranh
Ngay từ khi thành lập BSC đã xây dựng một chiến lược cạnh tranh khá đa dạng và đầy đủ
Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức, văn hóa ứng xử và đạo đức nghề nghiệp cho nguồn nhân lực hiện có; đồng thời, xây dựng và thực thi các chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu khắt khe của mọi khách hàng
Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển và đưa vào vận hành hệ thống các phần mềm ứng dụng tiên tiến như định giá chứng khoán, xác định giá trị doanh nghiệp, phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và đặt lệnh trực tuyến để hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả quá trình ra quyết định của các nhà đầu tư
Tiếp tục cải thiện hệ thống công bố thông tin nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, đáng tin cậy và có giá trị sử dụng cho các nhà đầu tư
Cải thiện chất lượng dịch vụ thông qua việc tập trung đầu tư nguồn lực vào các dịch vụ cho phép tiếp cận trực tiếp vào nhóm các khách hàng mục tiêu
Đẩy mạnh tài trợ cho các dự án hỗ trợ gia tăng kiến thức đầu
tư cho cộng đồng thông qua việc phối hợp với các Trường Đại học, các Học viện, các Viện nghiên cứu để tổ chức đều đặn các chương trình hội thảo khoa học, tư vấn trực tiếp tại các doanh nghiệp, thi tìm hiểu
Trang 4chứng khoán, thi làm giám đốc doanh nghiệp, giám đốc tài chính, thi chứng khoán ảo… nhằm gia tăng uy tín và hình ảnh của BSC
1.3. Chính sách quản lý chất lượng
Nhận thức rằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng là nhân tố có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, ngay từ đầu, BSC đã hướng mọi nỗ lực vào việc cải thiện và nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ để tối đa hoá lợi ích của khách hàng
Để tạo điều kiện duy trì tính liên tục và thống nhất của hệ thống quản lý chất lượng; đồng thời, để chuẩn hóa và kiểm soát được rủi ro trong toàn bộ các hoạt động chủ yếu, BSC đã ban hành sổ tay quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Đây là tài liệu nêu rõ chủ trương, chính sách, nguyên tắc chung và nội dung về quản lý chất lượng mà BSC cam kết thực hiện để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn
Trên cơ sở hoạch định mục tiêu quản lý chất lượng, hoạch định
hệ thống quản lý chất lượng, BSC xây dựng và thực hiện chính sách quản lý nguồn lực, hoạch định và kiểm tra quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ theo mô hình PDCA, quản lý toàn bộ các văn bản, các quy trình trong hệ thống quản lý chất lượng, định kỳ tổ chức thu thập ý kiến của các khách hàng, của các đối tác để đo lường, phân tích, cải tiến, khắc phục các tồn tại để hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ
1.4. Chức năng kinh doanh
Với số vốn điều lệ lên đến 700 tỉ VNĐ, BSC có chức năng cung cấp nhiều loại dịch vụ liên quan đến kinh doanh, môi giới và tư vấn chứng khoán, bao gồm:
Trang 5 Môi giới
Tư vấn niêm yết
Tư vấn cổ phần hoá
Bảo lãnh và Đại lý phát hành
Lưu ký chứng khoán
Quản lý danh mục đầu tư
Chi tiết về các dịch vụ này xin trình bày tại phần hoạt động của công ty
1.5. Mô hình tổ chức
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN BSC
Giám đốc Công
ty Chủ tịch Công ty
Phó giám đốc
Môi
giới
Đầu
tư
Kế toán thanh toán
Nghiê
n cứu phát triển
Tổ chức hành chính
Công nghệ thông tin
Giám đốc chi nhánh
Môi giới
Đầu tư
Kế toán thanh toán
Nghiê
n cứu phát triển
Tổ chức hành chính
Công nghệ thông tin
Hội đồng
đầu tư
Kiểm soát nội bộ
Phòng giao dịch BSC-PVFC
Phòng giao dịch 20 Hàng Tre
Trang 62 Hoạt động của công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư 2.1. Nghiệp vụ môi giới
a Môi giới chứng khoán
BSC đảm nhận vai trò môi giới giúp các nhà đầu tư thực hiện việc mua, bán chứng khoán thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả nhất thông qua hệ thống đặt lệnh và báo giá điện tử hiện đại
b Lưu ký chứng khoán
BSC thực hiện dịch vụ lưu ký bao gồm lưu trữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng và thực hiện các quyền lợi của khách hàng khi sở hữu chứng khoán
c Cho vay/Cầm cố/Ứng trước
BSC thực hiện dịch vụ cho vay/cầm cố/ứng trước Nếu bạn muốn mua thêm chứng khoán nhưng không có đủ tiền để mua, bạn có thể làm thủ tục
để vay với tài sản đảm bảo là cổ phiếu các bạn hiện đang nắm giữ Với dịch vụ này, số chứng khoán của các bạn đưa ra cầm cố sẽ không được giao dịch trong thời gian vay nhưng
bù lại, bạn sẽ có được tiền để mua thêm chứng khoán bạn mong muốn Hay nói đúng hơn, bạn sẽ được trợ giúp trong việc chớp lấy
Trang 7cơ hội trên thị trường
2.2. Nghiệp vụ tư vấn
a Tư vấn niêm yết
BSC thực hiện tư vấn cho doanh nghiệp cơ cấu lại doanh nghiệp, điều chỉnh lại hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như chuẩn bị tốt các tài liệu khác nhằm đáp ứng được yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoán đề ra
b Tư vấn cổ phần hoá
BSC thực hiện tư việc tham gia hỗ trợ việc xác định giá trị doanh nghiệp, Xây dựng phương án kinh doanh, hỗ trợ xây dựng Điều lệ doanh
c Tư vấn Bảo lãnh/Đại lý phát hành
BSC thực hiện cho các tổ chức có nhu cầu huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán ra công chúng tiến hành chuẩn bị các điều kiện cần thiết, thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán cho các tổ chức phát hành cho công chúng đầu tư
d Tư vấn đầu tư chứng khoán
Trang 8BSC thực hiện đưa ra các khuyến nghị liên quan đến chứng khoán; Trên cơ sở các kỹ năng và kinh nghiệm phân tích thị trường chứng khoán, công bố và ban hành ngay và theo định kỳ các báo cáo phân tích có liên quan đến giao dịch chứng khoán
2.3. Nghiệp vụ khác
a Quản lý danh mục đầu tư
BSC tổ chức thực hiện việc mua bán, nắm giữ một tập hợp các chứng khoán gồm nhiều loại chứng khoán khác nhau, nhiều ngành nghề khác nhau với phương châm phân tán rủi ro nhằm đảm bảo mức sinh lời mong muốn cho các nhà đầu tư với mức rủi ro tương ứng
b Quản lý cổ đông
BSC tổ chức thực hiện chuẩn bị trước khi công ty của bạn được niêm yết Nhu cầu phát hành cổ phiếu lần đầu, quản lý cổ đông và thông tin cần thiết trong các giao dịch cổ phiếu như mua, bán và chuyển nhượng
c Tư vấn tài chính và cơ cấu vốn
BSC hỗ trợ cho hoạt động tài chính của các doanh nghiệp Dịch
vụ này được thiết kế một cách chuyên nghiệp, nhằm giúp các doanh nghiệp cơ cấu lại nguồn vốn và sử dụng vốn, tạo một cơ cấu vốn hợp lý hợp lý, phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và tình hình thị trường, giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề tài chính phát sinh, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động đồng thời sử dụng các nguồn lực một cách tối ưu nhất
II Phòng Đầu tư và Tư vấn Tài chính
Trang 9Cùng với phòng Tư vấn Đầu tư, phòng Đầu tư và Tư vấn Tài chính là bộ phân quan trọng của BSC, hầu hết các chức năng kinh doanh của BSC đều do hai bộ phận này thực hiện Vì thế, cơ cấu tổ chức của phòng Đầu tư và Tư vấn Tài chính cũng được phân chia theo các nghiệp vụ đảm nhận
1 Nhóm Kinh doanh
Nhóm Kinh doanh phụ trách các vấn đề về kinh doanh chứng khoán do nhà đầu tư uỷ thác và tư vấn đầu tư chứng khoán cho các nhà đầu tư nhỏ cũng như chiến lược
2 Nhóm Tự doanh
Nhóm Tự doanh đảm nhận trách nhiệm quản lý danh mục tự kinh doanh chứng khoán của BSC
3 Nhóm Đầu tư các sản phẩm dài hạn và lãi suất cố định
Nhóm Đầu tư các sản phẩm dài hạn và lãi suất cố định hay còn được gọi là nhóm Đầu tư Trái phiếu phụ trách các vấn đề về định giá và đầu tư các loại trái phiếu hiện có trên hai sàn, đồng thời đảm nhận các vấn đề liên quan trong các đợt phát hành trái phiếu của Ngân hang Đầu tư và phát triển Việt Nam
4 Nhóm Bảo lãnh
Các vấn đề liên quan đến tư vấn cổ phần hoá, bảo lãnh phát hành, tư vấn niêm yết, đại lý phát hành,chuẩn bị các điều kiện cần thiết, thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán cho các tổ chức phát hành là nhiệm vụ của nhóm Bảo lãnh
5 Nhóm Tư vấn tài chính
Trang 10Nhóm Tư ván tài chính hỗ trợ cho hoạt động tài chính của các doanh nghiệp, nhằm giúp các doanh nghiệp cơ cấu lại nguồn vốn và
sử dụng vốn, tạo một cơ cấu vốn hợp lý hợp lý, phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và tình hình thị trường, giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề tài chính phát sinh, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động đồng thời sử dụng các nguồn lực một cách tối ưu nhất
III Một số đề xuất
Qua thời gian đầu tìm hiểu về công ty, phòng Đầu tư và Tư vấn Tài chính và thị trường chứng khoán Việt Nam cùng với sự hướng dẫn của thầy Ngô Văn Thứ cũng như các cán bộ nhóm Kinh doanh,
em xin đưa ra một số nhận định và đề xuất
1 Nhận định
Trong năm 2007 và tháng đầu năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có nhiều biến động lớn, thị trường không còn
“quá nóng” như giai đoạn cuối 2006 đầu 2007 mà đã có nhiều dấu hiệu đi vào xu thế Tuy nhiên sự tăng trưởng “nóng” cũng để lại khá nhiều hệ quả cho các nhà đầu tư và bản than các công ty thực hiện
cổ phần hoá và niêm yết Các loại cổ phiếu đều tăng giá rất nhiều sau ngày niêm yết hoặc sau ngày đấu giá phát hànn (phát hành lần đầu cũng như phát hành thêm) Việc thặng dư vốn quá lớn mà các công ty lại không sử dụng số vốn đó một cách có hiệu quả đã làm giảm giá và do tâm lý của các nhà đầu tư đã ồ ạt bán ra khiến giá càng giảm nhanh Bên cạnh đó là sự leo thang của chỉ số giá tiêu dùng năm 2007 đã làm tăng thêm những tác động không tốt cho thị trường chứng khoán Việt Nam
Trang 11Tuy Chính phủ đã có một số biện pháp nhằm cứu vãn sự ảm đạm của thị trường chứng khoán nhưng tháng đầu của năm 2008 cũng không có thấy được sự khởi sắc của thị trường
Những biến động này đã khiến cho các nhà đầu tư có xu hướng chuyển từ hình thức đầu tư trực tiếp sang hình thức uỷ thác đầu tư qua công ty chứng khoán Đồng nghĩa với sự gia tăng cầu về uỷ thác đầu tư này đã đặt ra cho các công ty chứng khoán yêu cầu về quản lý danh mục đầu tư hiệu quả và theo mục đích của các nhà đầu tư
2 Một số đề xuất
Từ những nhận định trên, em xin đưa ra một số đề xuất nghiên cứu
Nghiên cứu biến động giá của thị trường: biến động giá chung của thị trường có ảnh hưởng như thế nào đến biến động giá, lợi suất của từng loại cổ phiếu theo ngành, nhóm ngành
Xây dựng các mô hình tính các bộ chỉ số cho ngành
Quản lý danh mục đầu tư: áp dụng CAPM đối với từng loại
cổ phiếu để tính được hệ số rủi ro β chính xác và có hiệu quả nên tính theo chu kỳ nào, định giá theo mô hình nhân
tố (sử dụng báo cáo tài chính), khi có biến động nào thì các cổ phiếu đã bị loại sẽ được lựa chọn vào danh mục đầu tư;
Xác suất khớp lệnh: của từng loại cổ phiếu, của các nhóm khách hàng, tỷ lệ khớp lệnh của các loại giao dịch, tình trạng của lệnh được khớp
Trang 12 Cơ cấu khách hàng: các nhóm khách hàng giao dịch theo ngành nào, quy mô vốn của khách hàng trong các loại kinh doanh