0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Kỹ thuật phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THÔNG QUA ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (Trang 48 -48 )

Phân tích hồi quy được thực hiện với các biến độc lập và biến phụ thuộc. Giá trị của mỗi nhân tố được dùng để chạy hồi quy là giá trị trung bình của các biến

quan sát thuộc nhân tố đó. Phân tích được thực hiện bằng phương pháp Enter, kết quả hồi quy được đánh giá thông qua hệ số R2 hiệu chỉnh Adjusted R Square (đánh giá độ phù hợp mô hình) và kiểm định F (kiểm định độ phù hợp mô hình). Đồng thời tiến hành kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến thông qua xem xét độ chấp nhận (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai của các biến (VIF): nếu Tolerance nhỏ và VIF > 10 là dấu hiệu của đa cộng tuyến. [10- trang 236-267]

3.3.5 Kỹ thuật phân tích phƣơng sai ANOVA

Để so sánh sự khác biệt về yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên theo các đặc điểm cá nhân sau: Trường đang theo học, Ngành học, Khối học, Năm học, Giới tính, Tỷ lệ thời gian tham dự lớp học trong một học kỳ, tác giả sử dụng phép Kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập (Independent Samples T-Test). [10 – trang 236-267]

Thực hiện kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai tổng thể (Levene Test) trước khi kiểm định trung bình để xác định kết quả kiểm định nào sẽ được sử dụng.

Dựa vào kết quả của Levene’s test, xem xét kết quả kiểm định t. Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene < 0.05, có sự khác biệt giữa 2 phương sai, lúc đó sẽ sử dụng kết quả kiểm định ở phần Equal variances not assumed. Ngược lại, nếu giá trị Sig. >= 0.05, không có sự khác biệt giữa 2 phương sai, lúc đó sử dụng kết quả kiểm định ở phần Equal variances assumed.

Sau khi đã chọn kết quả kiểm định t sẽ sử dụng, tiến hành so sánh giá trị Sig. (sig. (2 tailed)) trong kiểm định t. Nếu sig. (2 tailed) < 0.05: kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình giữa các nhóm, sau đó dựa vào giá trị trung bình mẫu ở bảng Group Statistics để xác định rõ sự khác biệt đó. Nếu sig. (2 tailed) > 0.05: kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình giữa các nhóm.

Phân tích phương sai ANOVA (Analysis of variance) để so sánh sự khác biệt về sự hài lòng của sinh viên trong các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ theo các đặc điểm cá nhân sau: Trường đang theo học, Ngành học, Khối học, Năm học, Giới tính, Tỷ lệ thời gian tham dự lớp học trong một học kỳ[11- trang 145-169].

Trước khi phân tích phương sai ANOVA, thực hiện kiểm định xem kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được hay không. Dựa vào kết quả ở bảng Test of Homogeneity of Variances, nếu giá trị Sig. < 0.05 thì phương sai đánh giá sự hài

lòng của sinh viên theo các đặc điểm cá nhân khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Khi đó, bài toán phân tích phương sai ANOVA kết thúc. Ngược lại, nếu giá trị Sig. >= 0.05 thì phương sai đánh giá sự hài lòng của sinh viên trong các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Khi đó, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Sau đó, tiến hành phân tích dựa vào kết quả ở bảng ANOVA, nếu giá trị Sig. > 0.05: kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự hài lòng của sinh viên trong các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ theo các đặc điểm cá nhân. Ngược lại, nếu giá trị Sig. < 0.05: kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự hài lòng của sinh viên trong các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ theo các đặc điểm cá nhân. Khi đó, tiếp tục tiến hành phân tích sâu ANOVA để tìm sự khác biệt thông qua phép kiểm định Tukey HSD ở độ tin cậy 95%. Dựa vào giá trị Sig. trong bảng Multiple Comparisons, nếu giá trị Sig. > 0.05 tức là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm, nếu giá trị Sig. < 0.05 tức là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm.

Tiếp sau đó, dựa vào bảng Descriptives để đánh giá cụ thể về sự khác biệt đó (dựa vào giá trị trung bình mẫu).

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Phần thông tin về cơ sở lý luận chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng đã được trình bày trong chương hai, làm nền tảng cho việc hình thành nên quy trình nghiên cứu trong chương ba. Cụ thể, trong chương ba, tác giả đã trình bày những nội dung chính sau:

Nghiên cứu định tính: bằng cách tham khảo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục ĐH của Bộ GD&ĐT, tham khảo các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ của Parasuraman, tham khảo các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo ĐH của EQTS và tổ chức thảo luận nhóm với chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, Thầy/Cô là cán bộ quản lý và giảng viên ở các trường ĐH NCL nhằm có cái nhìn thực tế, đưa ra mô hình nghiên cứu và bảng câu hỏi khảo sát phục vụ cho quá trình thu thập dữ liệu.

Mẫu khảo sát của đề tài tối thiểu là 180, tác giả quyết định khảo sát 400 phiếu tại 4 trường ĐH NCL điển hình của miền Đông Nam bộ. Sau quá trình khảo sát và tổng hợp lại dữ liệu, tác giả thu lại được 337 phiếu hợp lệ.

Nghiên cứu định lượng: Trình bày phương pháp chọn mẫu, thiết kế thang đo cho bảng câu hỏi để phục vụ cho việc xử lý số liệu. Thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi, dữ liệu thu được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.

Xây dựng quy trình thực hiện nghiên cứu, đưa ra các kỹ thuật đánh giá thang đo, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy cũng như là các kỹ thuật phân tích phương sai.

Từ những thông tin thu thập được, tác giả tiến hành xử lý cho ra kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo trong các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ tại chương bốn.

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thông tin mẫu nghiên cứu

Tác giả tiến hành khảo sát thực tế với số phiếu phát ra là 400 phiếu và thu lại được 400 phiếu. Sau quá trình kiểm tra, loại bỏ số phiếu có quá nhiều ô trống, hoặc đánh nhiều phương án trong cùng một phát biểu, hoặc đánh tất cả các phát biểu với cùng một đáp án, tác giả còn lại 337 phiếu.

Mẫu đưa vào phân tích chính thức có cơ cấu như sau:

4.1.1 Thống kê mô tả mẫu theo các đặc điểm cá nhân 4.1.1.1 Về tên trƣờng 4.1.1.1 Về tên trƣờng

Bảng 4.1: Thống kê mẫu theo Tên trường

Mẫu: n = 337 Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Tên Trƣờng

Trường ĐH Lạc Hồng 150 44.5 44.5 44.5 Trường ĐH Bình Dương 60 17.8 17.8 82.2 Trường ĐH Văn Lang 67 19.9 19.9 64.4 Trường ĐH Bà Rịa- Vũng Tàu 60 17.8 17.8 100.0

Tổng cộng 337 100.0 100.0

[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 9/2012]

Kết quả khảo sát 337 sinh viên cho thấy:

- Có 150 sinh viên Trường ĐH Lạc Hồng (đại diện khu vực Đồng Nai) tham gia khảo sát, chiếm 44.5%.

- Có 60 sinh viên Trường ĐH Bình Dương (đại diện khu vực Bình Dương) tham gia khảo sát, chiếm 17.8%.

- Có 67 sinh viên Trường ĐH Văn Lang (đại diện khu vực TP.HCM) tham gia khảo sát, chiếm 19.9%.

- Có 60 sinh viên Trường ĐH Bà Rịa- Vũng Tàu (đại diện khu vực Bà Rịa- Vũng Tàu) tham gia khảo sát, chiếm 17.8%.

Như vậy, trong nghiên cứu này, số lượng sinh viên của Trường ĐH Lạc Hồng (đại diện khu vực Đồng Nai) tham gia trả lời phỏng vấn chiếm gấp đôi, do đây là nơi tác giả làm việc nên dễ dàng lấy mẫu khảo sát hơn.

4.1.1.2 Về ngành học

Bảng 4.2: Thống kê mẫu theo Ngành học

Mẫu: n = 337 Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ

Phần trăm tích lũy

Ngành học

Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kế toán

117 34.7 34.7 34.7 Công nghệ thông tin 110 32.6 32.6 67.4 Tiếng Anh, Đông Phương học 110 32.6 32.6 100.0

Tổng cộng 337 100.0 100.0

[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 9/2012]

Kết quả khảo sát 337 sinh viên cho thấy:

- Có 117 sinh viên thuộc ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kế toán tham gia khảo sát, chiếm 34.7%.

- Có 110 sinh viên thuộc ngành Công nghệ thông tin tham gia khảo sát, chiếm 32.6%.

- Có 110 sinh viên thuộc ngành Tiếng Anh, Đông Phương học tham gia khảo sát, chiếm 32.6%.

Như vậy, số sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn trong nghiên cứu này là những sinh viên đang theo học tại các ngành đại diện cho các khối đào tạo của các trường khảo sát.

4.1.1.3 Về Khối học

Bảng 4.3: Thống kê mẫu theo Khối học

Mẫu: n = 337 Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy

Khối học

Kinh tế 117 34.7 34.7 34.7 Kỹ thuật 110 32.6 32.6 67.3 Xã hội 110 32.6 32.6 100.0

Tổng cộng 337 100.0 100.0

[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 9/2012]

Kết quả khảo sát 337 sinh viên cho thấy:

- Có 117 sinh viên thuộc khối kinh tế tham gia khảo sát, chiếm 34.7%. - Có 110 sinh viên thuộc khối kỹ thuật tham gia khảo sát, chiếm 32.6%. - Có 110 sinh viên thuộc khối xã hội tham gia khảo sát, chiếm 32.6%.

Như vậy, số sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn trong nghiên cứu này là những sinh viên đang theo học tại các khối đào tạo của các trường khảo sát.

4.1.1.4 Về năm học

Bảng 4.4: Thống kê mẫu theo Năm học

Mẫu: n = 337 Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy

Năm học

Sinh viên năm 1 30 8.9 8.9 8.9 Sinh viên năm 2 62 18.4 18.4 27.3 Sinh viên năm 3 65 19.3 19.3 46.6 Sinh viên năm 4 180 53.4 53.4 100.0

Tổng cộng 337 100.0 100.0

[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 9/2012]

Kết quả khảo sát 337 sinh viên cho thấy:

- Có 30 sinh viên năm thứ nhất tham gia khảo sát, chiếm 8.9%. - Có 62 sinh viên năm thứ hai tham gia khảo sát, chiếm 18.4%. - Có 65 sinh viên năm thứ ba tham gia khảo sát, chiếm 19.3%. - Có 180 sinh viên năm thứ tư tham gia khảo sát, chiếm 53.4%.

Như vậy, số sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn trong nghiên cứu này là những sinh viên đang theo học tại trường, trong đó đa số là những sinh viên năm cuối.

4.1.1.5 Về giới tính

Bảng 4.5: Thống kê mẫu theo Giới tính

Mẫu: n = 337 Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy

Giới tính

Nam 177 52.5 52.5 52.5 Nữ 160 47.5 47.5 100.0

Tổng cộng 337 100.0 100.0

[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 9/2012]

Kết quả khảo sát 337 sinh viên cho thấy:

- Có 117 sinh viên nam tham gia khảo sát, chiếm 52.5%. - Có 160 sinh viên nữ tham gia khảo sát, chiếm 47.5%.

Như vậy, tỷ lệ sinh viên nam và nữ tham gia trả lời phỏng vấn trong nghiên cứu này là khá đồng đều.

4.1.1.6 Về tỷ lệ thời gian tham dự lớp học trong một học kỳ

Bảng 4.6: Thống kê mẫu theo Tỷ lệ thời gian tham dự lớp học trong một học kỳ

Mẫu: n = 337 Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy

Dưới 50% 4 1.2 1.2 1.2 Từ 50% - 69% 17 5.0 5.0 6.2 Từ 70% - 89% 77 22.8 22.8 29.1 Trên 90% 239 70.9 70.9 100.0

Tổng cộng 337 100.0 100.0

[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 9/2012]

Kết quả khảo sát 337 sinh viên cho thấy:

- Nhóm sinh viên đi học dưới 50% buổi học có 4 sinh viên tham gia khảo sát, chiếm tỷ lệ ít 1.2%.

- Nhóm sinh viên đi học từ 50% - 69% buổi học có 17 sinh viên tham gia khảo sát, chiếm tỷ lệ ít 5%.

- Nhóm sinh viên đi học từ 70% - 89% buổi học có 77 sinh viên tham gia khảo sát, chiếm tỷ lệ 22.8%.

- Nhóm sinh viên đi học trên 90% buổi học có 239 sinh viên tham gia khảo sát, chiếm tỷ lệ nhiều 70.9%.

Như vậy, đa phần sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn trong nghiên cứu này là những sinh viên đi học chăm chỉ.

4.1.2 Thống kê mô tả mẫu về các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng 4.1.2.1 Thống kê mô tả các yếu tố

Bảng 4.7: Thống kê mô tả 8 nhân tố độc lập

Yếu tố N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Cơ sở vật chất 337 1.00 5.00 3.29 .80994 Chương trình đào tạo 337 1.50 5.00 3.51 .71592 Đội ngũ giảng viên 337 2.00 5.00 3.51 .73333 Khả năng đáp ứng 337 2.00 5.00 3.51 .65221 Sự tin cậy 337 1.50 5.00 3.18 .74864 Đội ngũ quản lý 337 1.50 5.00 3.64 .58362 Sinh viên đầu vào 337 1.00 5.00 3.32 .72599 Đảm bảo chất lượng 337 1.50 5.00 3.62 .66589

Kết quả thống kê cho thấy sinh viên đánh giá các yếu tố ở mức trên trung bình. Đối với yếu tố Đội ngũ quản lý, sinh viên đánh giá ở mức cao nhất (mean = 3.64), trong khi đó yếu tố Sự tin cậy, sinh viên đánh giá thấp nhất (mean = 3.18). Điều này có thể lý giải rằng hầu hết sinh viên đều quan tâm đến việc được cung cấp các thông tin rõ ràng và phổ biến những chương trình học tập bổ ích cũng như được đối thoại và giải đáp thắc mắc với nhà trường.

Nhìn chung, giá trị trung bình (mean) của các biến độc lập có sự khác biệt không nhiều (từ 3.18 đến 3.64), điều này chứng tỏ sự đánh giá về tầm quan trọng giữa các biến độc lập là gần giống nhau.

4.1.2.2 Thống kê mô tả cho các biến quan sát của từng yếu tố

Yếu tố “Cơ sở vật chất”

Bảng 4.8: Thống kê mô tả cho yếu tố Cơ sở vật chất

N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Ass1 337 1 5 3.34 .912 Ass2 337 1 5 3.31 .917 Ass3 337 1 5 3.27 .936 Ass4 337 1 5 3.25 .918

[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 9/2012]

Các biến quan sát hầu hết được đánh giá ở mức trung bình giao động từ 3.25 đến 3.34. Trong đó, yếu tố đảm bảo số lượng chỗ ngồi và được trang bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ học tập được đánh giá cao nhất. Điều này cho thấy cơ sở vật chất ở các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ được trang bị khá tốt.

Yếu tố “Chương trình đào tạo”

Bảng 4.9: Thống kê mô tả cho yếu tố Chương trình đào tạo

N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tra1 337 1 5 3.55 .743 Tra2 337 1 5 3.46 .763 Tra3 337 1 5 3.54 .786 Tra4 337 1 5 3.47 .842

[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 9/2012]

Các biến quan sát hầu hết được đánh giá ở mức trung bình giao động từ 3.46 đến 3.55. Trong đó, yếu tố Mục tiêu chương trình đào tạo của ngành học được giới thiệu rõ ràng được đánh giá cao nhất. Điều này cho thấy chương trình đào tạo ở các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ được chuẩn bị khá tốt và đi đúng mục tiêu môn học.

Yếu tố “Đội ngũ giảng viên”

Bảng 4.10: Thống kê mô tả cho yếu tố Đội ngũ giảng viên

N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tea1 337 2 5 3.51 .791 Tea2 337 1 5 3.55 .878 Tea3 337 1 5 3.61 .896 Tea4 337 1 5 3.61 .897 Tea5 337 1 5 3.34 .976 Tea6 337 1 5 3.51 .900

[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 9/2012]

Các biến quan sát hầu hết được đánh giá ở mức trung bình giao động từ 3.34 đến 3.61. Trong đó, yếu tố đảm bảo giờ giấc của giảng viên được đánh giá cao nhất. Điều này cho thấy đội ngũ giảng viên ở các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ là những giảng viên có chuyên môn và có ý thức cao trong công tác giảng dạy.

Yếu tố “Khả năng đáp ứng”

Bảng 4.11: Thống kê mô tả cho yếu tố Khả năng đáp ứng

N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Sup1 337 2 5 3.61 .723 Sup2 337 2 5 3.75 .693 Sup3 337 1 5 3.48 .783 Sup4 337 2 5 3.76 .702 Sup5 337 1 5 3.42 .794

[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 9/2012]

Các biến quan sát hầu hết được đánh giá ở mức trung bình giao động từ 3.42 đến 3.76. Trong đó, yếu tố giải quyết nhanh chóng các vấn đề về học vụ được đánh giá cao nhất. Điều này cho thấy khả năng đáp ứng trong công tác đào tạo ở các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ được quan tâm nghiêm túc và đáp ứng kịp thời cho người học.

Yếu tố “Sự tin cậy”

Bảng 4.12: Thống kê mô tả cho yếu tố Sự tin cậy

N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THÔNG QUA ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (Trang 48 -48 )

×