Các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua đánh giá sự hài lòng của sinh viên trong các trường đại học ngoài công lập miền đông nam bộ (Trang 35)

Cơ sở vật chất:

Cơ sở vật chất là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả và hiệu suất trong đào tạo. Cơ sở vật chất bao gồm giảng đường, lớp học, phòng thí nghiệm, khu thực hành thực tập, diện tích sàn và trang thiết bị cho các hoạt động thực hành thực nghiệm, nghiên cứu và văn hóa thể thao của sinh viên, nếu nhà trường đáp ứng đủ về cơ sở vật chất để giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động thể thao, giải trí cho sinh viên tốt thì sẽ giúp sinh viên có điều kiện học tập tốt hơn nữa, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Bảng 2.1: Các biến đo lường “Cơ sở vật chất”

Ký hiệu Biến quan sát

Ass1 Phòng học đảm bảo số lượng chỗ ngồi và được trang bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ học tập (âm thanh, ánh sáng, máy chiếu, màn chiếu…)

Ass2 Phòng máy và phòng thực hành đáp ứng tốt nhu cầu của sinh viên Ass3 Thư viện trường có tài liệu đa dạng và được cập nhật thường xuyên Ass4 Trường có ký túc xá văn minh, sạch đẹp

[Nguồn: Tổng hợp của tác giả, tháng 9/2012]

 Tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

H1: “Cơ sở vật chất” tăng thì Sự hài lòng của sinh viên tăng.

Chƣơng trình đào tạo:

Chương trình đào tạo là khung hình đào tạo, phương pháp đào tạo, chương trình học, các môn học, cách đánh giá sinh viên,.. trong quá trình người học được đào tạo tại trường.

Chương trình đào tạo của trường phù hợp với mục tiêu đào tạo của hệ ĐH, cân đối giữa việc học lý thuyết và liên hệ thực tế. Chương trình đào tạo tiến bộ luôn được cập nhật để cung cấp cho sinh viên những kiến thức bổ ích, phù hợp với chuyên ngành và đáp ứng được yêu cầu đặt ra của các doanh nghiệp.

Bảng 2.2: Các biến đo lường “Chương trình đào tạo”

Ký hiệu Biến quan sát

Tra1 Mục tiêu chương trình đào tạo của ngành học được giới thiệu rõ ràng Tra2 Chương trình đào tạo có liên hệ thực tiễn

Tra3 Chương trình đào tạo có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành Tra4 Ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội

 Tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

H2: “Chương trình đào tạo” tăng thì Sự hài lòng của sinh viên tăng.

Đội ngũ giảng viên:

Đội ngũ giảng viên là những người trực tiếp tham gia đào tạo sinh viên, có kiến thức chuyên môn và phong cách, khả năng làm cho sinh viên tin tưởng. Vì vậy. Giảng viên phải là người có kiến thức tốt, nhạy bén và có khả năng sư phạm để truyền đạt những kiến thức này cho sinh viên tiếp thu và vận dụng nó vào thực tế.

Cán bộ giảng dạy của trường có trách nhiệm chính là tham gia giảng dạy, biên soạn các chương trình và tài liệu đào tạo, hướng dẫn tốt nghiệp, tham gia nghiên cứu khoa học và các công tác quản lý.

Giảng dạy và học tập là khâu trọng yếu và là khâu quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường. Các tiêu chí đánh giá trong lĩnh vực này nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học; thúc đẩy thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập để hòa nhập nền kinh tế tri thức.

Bảng 2.3: Các biến đo lường “Đội ngũ giảng viên”

Ký hiệu Biến quan sát

Tea1 Giảng viên giảng dạy có học hàm, học vị từ thạc sĩ trở lên Tea2 Giảng viên nhiệt tình khi giảng dạy môn học

Tea3 Giảng viên đảm bảo giờ giấc giảng dạy

Tea4 Giảng viên tổ chức cho sinh viên hoạt động nhóm tốt

Tea5 Giảng viên nêu nhiều vấn đề liên quan đến môn học để sinh viên thảo luận

Tea6 Bài giảng của giảng viên thu hút việc học của sinh viên

[Nguồn: Tổng hợp của tác giả, tháng 9/2012]

 Tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

H3: “Đội ngũ giảng viên” tăng thì Sự hài lòng của sinh viên tăng.

Khả năng đáp ứng:

Trường có Phòng Công tác sinh viên, Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp và hỗ trợ sinh viên, luôn quan tâm sâu sắc đến đời sống cũng như ghi nhận những ý kiến đóng góp của sinh viên để cải tiến nâng cao hiệu quả và đảm bảo để sinh viên yên tâm khi học tập tại trường. Ngoài ra, Trường còn xây dựng diễn đàn cho sinh viên tiện trao đổi học tập, giải đáp thắc mắc trong quá trình học tập. Bên cạnh đó,

Trường còn thành lập các câu lạc bộ, các sân chơi rèn luyện kỹ năng cho sinh viên. Đây là những mảng hoạt động góp phần đảm bảo chất lượng và phát triển đào tạo.

Bảng 2.4: Các biến đo lường “Khả năng đáp ứng”

Ký hiệu Biến quan sát

Sup1 Trường có diễn đàn cho sinh viên (giải đáp thắc mắc, trao đổi học tập, giáo trình,…)

Sup2 Trường rất quan tâm đến những sinh viên nghỉ học nhiều, sinh viên có kết quả học tập chưa tốt

Sup3 Trường có bộ phận quan hệ doanh nghiệp và hỗ trợ sinh viên

Sup4 Trường giải quyết nhanh chóng các vấn đề về học vụ và hành chính (lịch học, lịch thi, thông báo điểm,…)

Sup5 Trường có sân chơi rèn luyện kỹ năng cho sinh viên (thể thao, tham quan, cắm trại, các cuộc thi chuyên môn ở các khoa,…)

[Nguồn: Tổng hợp của tác giả, tháng 9/2012]

 Tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

H4: “Khả năng đáp ứng” tăng thì Sự hài lòng của sinh viên tăng.

Sự tin cậy:

Nhà trường thực hiện đúng chuẩn đầu ra mỗi ngành là sự khẳng định lời cam kết của nhà trường trước sinh viên và trước xã hội, trang bị cho sinh viên đầy đủ các kỹ năng, từ kỹ năng chuyên môn đến các kỹ năng mềm trong công việc suốt thời gian sinh viên theo học tại trường, như vậy, sinh viên cảm thấy tin tưởng và tự hào về ngôi trường mà mình lựa chọn học tập và sinh viên cũng chính là người giới thiệu hình ảnh của nhà trường với xã hội.

Bảng 2.5: Các biến đo lường “Sự tin cậy”

Ký hiệu Biến quan sát

Bel1 Trường thực hiện đúng cam kết chuẩn đầu ra như đã công bố Bel2 Sinh viên tư hào về ngôi trường học tập của mình

Bel3 Sinh viên sẵn sàng giới thiệu Trường đến các đối tượng có quan tâm

[Nguồn: Tổng hợp của tác giả, tháng 9/2012]

 Tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

Đội ngũ quản lý:

Nhà trường có đội ngũ cán bộ và nhân viên thân thiện, hòa nhã, luôn quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ, tư vấn khi sinh viên gặp khó khăn, cũng như thông báo các chương trình hữu ích cho sinh viên, điều này sẽ giúp sinh viên an tâm học tập, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.

Bảng 2.6: Các biến đo lường “Đội ngũ quản lý”

Ký hiệu Biến quan sát

Man1 Sinh viên được giải thích rõ về chuẩn đầu ra của nhà trường

Man2 Sinh viên được phổ biến đầy đủ chủ trương, chính sách, quy định của nhà trường

Man3 Sinh viên được đối thoại giải đáp thắc mắc về điểm rèn luyện, khen thưởng – kỷ luật, học tập….

Man4 Sinh viên được thông báo các hoạt động như nghiên cứu khoa học, phong trào đoàn- hội,…

[Nguồn: Tổng hợp của tác giả, tháng 9/2012]

 Tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

H6: “Đội ngũ quản lý” tăng thì Sự hài lòng của sinh viên tăng.

Sinh viên đầu vào:

Chất lượng sinh viên tuyển vào là một trong các yếu tố quyết định chất lượng đầu ra. Chính sách, tiêu chí tuyển sinh và các thông tin về các chương trình và kết quả đào tạo của trường được thông báo công khai rộng rãi và định kỳ đánh giá.

Bảng 2.7: Các biến đo lường “Sinh viên đầu vào”

Ký hiệu Biến quan sát

Stu1 Anh/chị có kết quả thi tuyển sinh đầu vào tốt

Stu2 Anh/chị được trang bị tốt các kỹ năng khi vào trường (anh văn, vi tính, giao tiếp, làm việc nhóm, xử lý tình huống,…)

Stu3 Anh/chị được tư vấn ngành học rõ ràng khi vào học tại Trường

[Nguồn: Tổng hợp của tác giả, tháng 9/2012]

 Tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

H7: “Sinh viên đầu vào” tăng thì Sự hài lòng của sinh viên tăng.

Đảm bảo chất lƣợng:

Tổ chức và hoạt động của hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo là một tiêu chí nhằm thúc đẩy các hoạt động đảm bảo chất lượng của trường theo đúng quy

trình và đạt hiệu quả. Việc duy trì các hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo, định kỳ đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và đưa ra các khuyến nghị kịp thời để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động trong trường, cụ thể: Nhà trường xây dựng ngân hàng đề thi theo cấu trúc, khâu thi cử tổ chức nghiêm ngặt và công khai, minh bạch thông tin về trường.

Việc xác định sứ mạng, nhiệm vụ chiến lược và mục tiêu của nột trường ĐH là kim chỉ nam chi phối mọi hoạt động có kế hoạch, có chất lượng của nhà trường. Xác định sứ mạng rõ ràng, đề ra nhiệm vụ chiến lược với các mục tiêu cụ thể là bằng chứng quan trọng để đảm bảo chất lượng đào tạo.

Bảng 2.8: Các biến đo lường “Đảm bảo chất lượng”

Ký hiệu Biến quan sát

Qua1 Trường có ngân hàng đề thi chuyên môn Qua2 Công tác tổ chức thi cử nghiêm túc, chặt chẽ Qua3 Thông tin về trường được công khai minh bạch

Qua4 Nhà trường công bố sứ mạng và mục tiêu rõ ràng đến người học

[Nguồn: Tổng hợp của tác giả, tháng 9/2012]

 Tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

H8: “Đảm bảo chất lượng” tăng thì Sự hài lòng của sinh viên tăng.

Sự hài lòng của sinh viên đối với chất lƣợng đào tạo:

Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên giúp cho Lãnh đạo trường có cái nhìn khái quát về sự đánh giá của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của nhà trường, từ đó biết được sinh viên có cảm thấy hài lòng với môi trường mà mình học tập, môi trường mà sinh viên nghiên cứu và những gì sinh viên được trang bị khi học tập tại trường.

Bảng 2.9: Các biến đo lường “Sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo”

Ký hiệu Biến quan sát

Uni1 Bạn hài lòng với môi trường học tập tại trường

Uni2 Bạn hài lòng với môi trường nghiên cứu khoa học tại trường Uni3 Bạn hài lòng về chất lượng đào tạo tại trường

Dựa vào kết quả từ nghiên cứu định tính, tác giả đề xuất mô hình lý thuyết cho nghiên cứu này như sau:

[Nguồn: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả]

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu

Cơ sở vật chất

Chƣơng trình đào tạo

Đội ngũ giảng viên

Khả năng đáp ứng

Sự tin cậy

Đội ngũ quản lý

Sinh viên đầu vào

Đảm bảo chất lượng SỰ HÀI LÕNG H1+ H2+ H3+ H4+ H5+ H- 1+ H6+ H7+ H8+ Các yếu tố cá nhân:

Trường đang theo học, Ngành học, Khối học, Năm học, Giới tính, Tỷ lệ thời gian tham dự lớp học trong 1 học kỳ.

Các giả thuyết của mô hình:

 H1 (+): Cơ sở vật chất cùng chiều với Sự hài lòng của sinh viên.

 H2 (+): Chương trình đào tạo cùng chiều với Sự hài lòng của sinh viên.

 H3 (+): Đội ngũ giảng viên cùng chiều với Sự hài lòng của sinh viên.

 H4 (+): khả năng đáp ứng cùng chiều với Sự hài lòng của sinh viên.

 H5 (+): Độ tin cậy cùng chiều với Sự hài lòng của sinh viên.

 H6 (+): Đội ngũ quản lý cùng chiều với Sự hài lòng của sinh viên.

 H7 (+): Sinh viên đầu vào cùng chiều với Sự hài lòng của sinh viên.

 H8 (+): Đảm bảo chất lượng cùng chiều với Sự hài lòng của sinh viên.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Với mục tiêu của đề tài “Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua đánh giá sự hài lòng của sinh viên trong các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ” nên trong chương 2 tác giả chủ yếu đề cập đến những vấn đề trọng tâm như:

Một số quan điểm về chất lượng, chất lượng dịch vụ đào tạo, chất lượng đào tạo đại học để thấy được vai trò cần thiết của giáo dục đại học trong xã hội.

Từ những lý thuyết đó, tác giả giới thiệu các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo thông qua bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông qua mô hình đánh giá chất lượng của Parasuraman và thông qua các yếu tố về chất lượng trong giáo dục đại học xây dựng bởi Trung tâm bồi dưỡng và hỗ trợ chất lượng giáo dục thuộc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập (EQTS) để làm rõ các thông tin cho đề tài nghiên cứu.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau: đầu tiên phải xác định được mục tiêu cần nghiên cứu, sau đó tìm hiểu các cơ sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ đào tạo, sự hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo. Dựa trên cơ sở lý thuyết đó và căn cứ vào tình hình thực tế tại các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ đưa ra mô hình nghiên cứu ban đầu. Sau đó, tiến hành nghiên cứu thông qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính bằng cách thảo luận tay đôi (n=16) nhằm hiệu chỉnh thang đo của các biến quan sát và xây dựng bảng câu hỏi khảo sát.

- Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lƣợng nhằm tiến hành chọn mẫu, khảo sát bằng bảng câu hỏi với n = 400). Dữ liệu thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát được tiến hành xử lý số liệu thô bằng excel sau đó tiếp tục phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0.

Sau khi mã hoá và làm sạch ,dữ liệu sẽ trải qua các bước phân tích sau:

Bƣớc 1: Đánh giá độ tin cậy các thang đo

Độ tin cậy của các thang đo được đánh giá bằng hệ số Cronbach Alpha, qua đó các biến không phù hợp sẽ bị loại bỏ nếu hệ số tương quan biến – tổng (Corrected item – total correlation) nhỏ hơn 0.4 và thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy nếu hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.7.

Bƣớc 2: Phân tích nhân tố

Phân tích nhân tố để kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các biến thành phần. Các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Thang đo sẽ được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50% và eigenvalue có giá trị lớn hơn 1.

Bƣớc 3: Kiểm định các giả thuyết

Kiểm định các giả thuyết của mô hình và mức độ phù hợp tổng thể của mô hình để có được mô hình hồi quy đa biến và mô hình được kiểm định với mức ý nghĩa 5%.

Bƣớc 4: Kiểm định T-test và phân tích ANOVA

Kiểm định T-test và phân tích ANOVA (Analysis of variance) nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của một vài nhóm cụ thể đối với sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo.

Từ kết quả đó đưa ra kết luận và đưa ra kiến nghị đối với trường ĐH NCL.

[Nguồn: Quy trình thực tế tác giả thực hiện]

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về chất

lượng dịch vụ đào tạo

Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

đào tạo đại học

Giai đoạn 1 Nghiên cứu

định tính

Đề xuất mô hình nghiên cứu: + Thang đo.

+ Mô hình lý thuyết

Thảo luận tay đôi n=16

Giai đoạn 2 Nghiên cứu

định lƣợng

Kết luận và kiến nghị Đưa ra kết quả nghiên cứu

Xử lý số liệu Phần mềm

SPSS 20.0 Thu thập thông tin và làm sạch dữ liệu

3.2 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên hai phương pháp: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

3.2.1 Nghiên cứu định tính

Đây là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, được thực hiện để điều chỉnh thang đo và bổ sung các biến quan sát. Phương pháp này được thực hiện bằng cách phỏng vấn sâu (n=16) theo một nội dung đã được chuẩn bị trước.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua đánh giá sự hài lòng của sinh viên trong các trường đại học ngoài công lập miền đông nam bộ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)