viên đối với chất lƣợng đào tạo
4.6.1 Khác biệt theo từng trƣờng
Bảng 4.26: Kết quả kiểm định sự đồng nhất về phương sai so sánh mức độ hài lòng về Sự hài lòng của sinh viên theo từng trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ
Kiểm định sự đồng nhất về phƣơng sai
Sự hài lòng
Thống kê Levene df1 df2 Sig. .986 3 333 .400
[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 9/2012]
Kết quả của bảng Test of Homogeneity of Variances cho ta thấy với mức ý nghĩa Sig = 0.400 > 0.05 có thể nói phương sai của sự đánh giá về sự hài lòng của sinh viên trong các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.
Bảng 4.27: Kết quả One – Way ANOVA so sánh mức độ hài lòng về Sự hài lòng của sinh viên theo từng trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ
ANOVA Sự hài lòng Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig. Giữa các nhóm 3.782 3 1.261 3.601 .014 Trong cùng nhóm 116.575 333 .350 Tổng 120.358 336
[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 9/2012]
Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa Sig = 0.014 < 0.05 nên có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự hài lòng của sinh viên ở các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ.
Theo kết quả phân tích sâu ANOVA, tác giả thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa Trường ĐH Văn Lang (TP.HCM), Trường ĐH Bà Rịa- Vũng Tàu (Bà Rịa- Vũng Tàu), Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai) và Trường ĐH Bình Dương (Bình Dương) vì mức ý nghĩa quan sát ở kiểm định chênh lệch trung bình cặp < 0.05. Như vậy, tác giả có thể kết luận sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo ở các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ khác nhau. Hay sự hài lòng của sinh viên trong các trường ĐH NCL khu vực TP.HCM là cao nhất (mean = 3.60), kế tiếp là Bà Rịa- Vũng Tàu (mean = 3.59), kế tiếp là Đồng Nai (mean = 3.57) và thấp nhất là Bình Dương (mean = 3.30). (Phụ lục 9)
4.6.2 Khác biệt theo từng ngành học
Bảng 4.28: Kết quả kiểm định sự đồng nhất về phương sai so sánh mức độ hài lòng về Sự hài lòng của sinh viên theo từng ngành học
Kiểm định sự đồng nhất về phƣơng sai
Sự hài lòng
Thống kê Levene df1 df2 Sig. .881 2 334 .415
[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 9/2012]
Kết quả của bảng Test of Homogeneity of Variances cho ta thấy với mức ý nghĩa Sig = 0.415 > 0.05 có thể nói phương sai của sự đánh giá về sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo trong các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ
theo từng ngành học không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.
Bảng 4.29: Kết quả One – Way ANOVA so sánh mức độ hài lòng về Sự hài lòng của sinh viên theo từng ngành học
ANOVA Sự hài lòng Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig. Giữa các nhóm 1.772 2 .886 2.496 .084 Trong cùng nhóm 118.585 334 .355 Tổng 120.358 336
[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 9/2012]
Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa Sig = 0.084 < 0.05 nên có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo trong các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ theo từng ngành học.
Theo kết quả phân tích sâu ANOVA, tác giả thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa ngành Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin và Tiếng Anh, Đông Phương học vì mức ý nghĩa quan sát ở kiểm định chênh lệch trung bình cặp > 0.05. Như vậy, tác giả có thể kết luận sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo trong các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ theo từng ngành học là không khác nhau. (Phụ lục 9)
4.6.3 Khác biệt theo từng khối ngành
Bảng 4.30: Kết quả kiểm định sự đồng nhất về phương sai so sánh mức độ hài lòng về Sự hài lòng của sinh viên theo từng khối ngành
Kiểm định sự đồng nhất về phƣơng sai
Sự hài lòng
Thống kê Levene df1 df2 Sig. .881 2 334 .415
[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 9/2012]
Kết quả của bảng Test of Homogeneity of Variances cho ta thấy với mức ý nghĩa Sig = 0.415 > 0.05 có thể nói phương sai của sự đánh giá về sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo trong các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ theo từng khối ngành không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.
Bảng 4.31: Kết quả One – Way ANOVA so sánh mức độ hài lòng về Sự hài lòng của sinh viên theo từng khối ngành
ANOVA
Sự hài lòng
Tổng
bình phương df Bình phương trung bình
F Sig.
Giữa các nhóm 1.772 2 .886 2.496 .084
Trong cùng nhóm 118.585 334 .355 Tổng 120.358 336
[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 9/2012]
Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa Sig = 0.084 < 0.05 nên có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo trong các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ theo từng khối ngành.
Theo kết quả phân tích sâu ANOVA, tác giả thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa khối ngành Kinh tế, Kỹ thuật và Xã hội vì mức ý nghĩa quan sát ở kiểm định chênh lệch trung bình cặp > 0.05. Như vậy, tác giả có thể kết luận sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo trong các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ theo từng khối ngành là không khác nhau. (Phụ lục 9)
4.6.4 Khác biệt theo từng năm học của sinh viên
Bảng 4.32: Kết quả kiểm định sự đồng nhất về phương sai so sánh mức độ hài lòng về Sự hài lòng của sinh viên theo từng năm học của sinh viên
Kiểm định sự đồng nhất về phƣơng sai
Sự hài lòng
Thống kê Levene df1 df2 Sig. 1.490 3 333 .217
[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 9/2012]
Kết quả của bảng Test of Homogeneity of Variances cho ta thấy với mức ý nghĩa Sig = 0.217 > 0.05 có thể nói phương sai của sự đánh giá về sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo trong các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ theo từng năm học của sinh viên không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.
Bảng 4.33: Kết quả One – Way ANOVA so sánh mức độ hài lòng về Sự hài lòng của sinh viên theo từng năm học của sinh viên
ANOVA Sự hài lòng Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig. Giữa các nhóm 1.725 3 .575 1.614 .186 Trong cùng nhóm 118.633 333 .356 Tổng 120.358 336
[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 9/2012]
Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa Sig = 0.186 > 0.05 nên có thể nói không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo trong các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ theo từng năm học của sinh viên. (Phụ lục 9)
4.6.5 Khác biệt theo giới tính
Bảng 4.34: Thống kê mô tả mức độ hài lòng về Sự hài lòng của sinh viên theo giới tính
Giới tính N Trung bình Sai số thống kê
Trung bình lệch chuẩn
Sự hài lòng Nam 177 3.5056 .60535 .04550
Nữ 160 3.5656 .59113 .04673
[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 9/2012]
Bảng 4.35: Kết quả Independent Samples T – test so sánh mức độ hài lòng về Sự hài lòng của sinh viên theo giới tính
Kiểm tra mẫu độc lập
Sự hài lòng Giả định phương sai bằng nhau Không giả định phương sai bằng nhau Kiểm định Levene về sự bằng nhau của phương sai
F .170
Sig. .681
Kiểm định sự bằng nhau của trung bình
t -.918 -.920
df 335 332.996
Sig. (2-tailed) .359 .358 Sự khác biệt trung bình -.05998 -.05998 Sự khác biệt độ lệch chuẩn .06530 .06523 Độ tin cậy 95% Thấp hơn -.18828 -.38085 Cao hơn .06833 -.00916
Kết quả cho thấy trong kiểm định Levene, Sig = 0.681 > 0.05 nên phương sai giữa hai nhóm giới tính nam và nữ không khác nhau, tác giả sẽ sử dụng kết quả kiểm định ở phần Equal variances assumed có Sig = 0.359 > 0.05 nên kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình giữa hai nhóm giới tính. (Phụ lục 9)
4.6.6 Khác biệt theo tỷ lệ thời gian tham dự lớp học của sinh viên trong một học kỳ một học kỳ
Bảng 4.36: Kết quả kiểm định sự đồng nhất về phương sai so sánh mức độ hài lòng về Sự hài lòng của sinh viên theo tỷ lệ thời gian tham dự lớp học
của sinh viên trong một học kỳ
Kiểm định sự đồng nhất về phƣơng sai
Sự hài lòng
Thống kê Levene df1 df2 Sig. 1.251 3 333 .291
[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 9/2012]
Kết quả của bảng Test of Homogeneity of Variances cho ta thấy với mức ý nghĩa Sig = 0.291 > 0.05 có thể nói phương sai của sự đánh giá về sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo trong các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ theo tỷ lệ thời gian tham dự lớp học của sinh viên trong một học kỳ không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.
Bảng 4.37: Kết quả One–Way ANOVA so sánh mức độ hài lòng về Sự hài lòng của sinh viên theo tỷ lệ thời gian tham dự lớp học của sinh viên trong 1 học kỳ
ANOVA Sự hài lòng Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig. Giữa các nhóm 1.411 3 .470 1.317 .269 Trong cùng nhóm 118.947 333 .357 Tổng 120.358 336
[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 9/2012]
Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa Sig = 0.269 > 0.05 nên có thể nói không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo trong các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ theo tỷ lệ thời gian tham dự lớp học của sinh viên trong một học kỳ. (Phụ lục 9)
4.7 Thống kê mô tả sự hài lòng của các nhân tố so với sự hài lòng trung bình của cả nhóm nhân tố của cả nhóm nhân tố
Theo kết quả kiểm định mô hình hồi quy ta thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo là (1) Chất lượng đầu vào, (2) Chương trình đào tạo, (3) Đội ngũ giảng viên, (4) Năng lực phục vụ và (5) Đảm bảo chất lượng. Ta tiến hành kiểm định sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của các nhân tố trong 5 nhóm này với sự hài lòng trung bình của cả nhóm.
4.7.1 Thống kê mô tả sự hài lòng của các nhân tố thuộc nhóm Chất lƣợng đầu vào so với mức hài lòng trung bình của cả nhóm lƣợng đầu vào so với mức hài lòng trung bình của cả nhóm
Nhóm nhân tố Chất lượng đầu vào gồm 6 nhân tố: Anh/chị được tư vấn ngành học rõ ràng khi vào học tại Trường (Stu3); Sinh viên tư hào về ngôi trường học tập của mình (Bel2); Anh/chị có kết quả thi tuyển sinh đầu vào tốt (Stu1); Anh/chị được trang bị tốt các kỹ năng khi vào trường (anh văn, vi tính, giao tiếp, làm việc nhóm, xử lý tình huống,…) (Stu2); Trường thực hiện đúng cam kết chuẩn đầu ra như đã công bố (Bel1) và Sinh viên sẵn sàng giới thiệu Trường đến các đối tượng có quan tâm (Bel3). Tiến hành chạy thống kê mô tả qua phần mềm SPSS, ta thu được kết quả sau:
Bảng 4.38: Kết quả thống kê mô tả sự hài lòng nhóm nhân tố Chất lượng đầu vào
Số mẫu Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Anh/chị được tư vấn ngành học rõ ràng khi vào học tại Trường 337 3.37 .843 Sinh viên tư hào về ngôi trường học tập của mình 337 3.31 .839 Anh/chị có kết quả thi tuyển sinh đầu vào tốt 337 3.26 .784
Anh/chị đƣợc trang bị tốt các kỹ năng khi vào trƣờng (anh văn, vi tính, giao tiếp, làm việc nhóm, xử lý tình huống,…)
337 3.21 .858
Trƣờng thực hiện đúng cam kết chuẩn đầu ra nhƣ đã công bố 337 3.20 .853 Sinh viên sẵn sàng giới thiệu Trƣờng đến các đối tƣợng có
quan tâm
337 3.15 .839
Chất lượng đầu vào 337 3.25 .680
Dựa vào bảng kết quả kiểm định trên, ta cần chú ý đến ba nhân tố: Anh/chị được trang bị tốt các kỹ năng khi vào trường (Stu2); Trường thực hiện đúng cam kết chuẩn đầu ra như đã công bố (Bel1) và Sinh viên sẵn sàng giới thiệu Trường đến các đối tượng có quan tâm (Bel3). Chỉ cần ta tác động làm tăng 3 nhân tố này sẽ làm tăng sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo trong các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ.
4.7.2 Thống kê mô tả sự hài lòng của các nhân tố thuộc nhóm Chƣơng trình đào tạo so với mức hài lòng trung bình của cả nhóm
Nhóm nhân tố Chất lượng đầu vào gồm 4 nhân tố: Mục tiêu chương trình đào tạo của ngành học được giới thiệu rõ ràng (Tra1); Chương trình đào tạo có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành (Tra3); Ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội (Tra4) và Chƣơng trình đào tạo có liên hệ thực tiễn (Tra5). Tiến hành chạy thống kê mô tả qua phần mềm SPSS, ta thu được kết quả sau:
Bảng 4.39: Kết quả thống kê mô tả sự hài lòng nhóm nhân tố Chương trình đào tạo
Số mẫu Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Mục tiêu chương trình đào tạo của ngành học được giới thiệu
rõ ràng 337 3.55 .743
Chương trình đào tạo có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực
hành 337 3.54 .786
Ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội 337 3.47 .842 Chƣơng trình đào tạo có liên hệ thực tiễn 337 3.46 .763
Chương trình đào tạo 337 3.51 .715
[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 9/2012]
Dựa vào bảng kết quả kiểm định trên, ta cần chú ý đến ba nhân tố: Ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội (Tra4) và Chương trình đào tạo có liên hệ thực tiễn (Tra2). Chỉ cần ta tác động làm tăng 2 nhân tố này sẽ làm tăng sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo trong các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ.
4.7.3 Thống kê mô tả sự hài lòng của các nhân tố thuộc nhóm Đội ngũ giảng viên so với mức hài lòng trung bình của cả nhóm
Nhóm nhân tố Đội ngũ giảng viên gồm 6 nhân tố: Giảng viên đảm bảo giờ giấc giảng dạy (Tea3); Giảng viên tổ chức cho sinh viên hoạt động nhóm tốt (Tea4); Giảng viên nhiệt tình khi giảng dạy môn học (Tea2); Giảng viên giảng dạy có học hàm, học vị từ thạc sĩ trở lên (Tea1); Bài giảng của giảng viên thu hút việc học của sinh viên (Tea6) và Giảng viên nêu nhiều vấn đề liên quan đến môn học để sinh viên thảo luận (Tea5). Tiến hành chạy thống kê mô tả qua phần mềm SPSS, ta thu được kết quả sau:
Bảng 4.40: Kết quả thống kê mô tả sự hài lòng nhóm nhân tố Đội ngũ giảng viên
Số
mẫu Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn Giảng viên đảm bảo giờ giấc giảng dạy 337 3.61 .896 Giảng viên tổ chức cho sinh viên hoạt động nhóm tốt 337 3.61 .897 Giảng viên nhiệt tình khi giảng dạy môn học 337 3.55 .878 Giảng viên giảng dạy có học hàm, học vị từ thạc sĩ trở lên 337 3.51 .791 Bài giảng của giảng viên thu hút việc học của sinh viên 337 3.51 .900
Giảng viên nêu nhiều vấn đề liên quan đến môn học để sinh viên thảo luận
337 3.34 .976
Đội ngũ giảng viên 337 3.51 .733
[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 9/2012]
Dựa vào bảng kết quả kiểm định trên, ta cần chú ý đến nhân tố: Giảng viên nêu nhiều vấn đề liên quan đến môn học để sinh viên thảo luận (Tea5). Chỉ cần ta tác động làm tăng nhân tố này sẽ làm tăng sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo trong các trường ĐH NCL miền Đông Nam bộ.
4.7.4 Thống kê mô tả sự hài lòng của các nhân tố thuộc nhóm Năng lực phục vụ so với mức hài lòng trung bình của cả nhóm phục vụ so với mức hài lòng trung bình của cả nhóm
Nhóm nhân tố Đội ngũ giảng viên gồm 7 nhân tố: Trường giải quyết nhanh chóng các vấn đề về học vụ và hành chính (lịch học, lịch thi, thông báo điểm,…) (Sup4); Trường rất quan tâm đến những sinh viên nghỉ học nhiều, sinh viên có kết quả học tập chưa tốt (Sup2); Sinh viên được giải thích rõ về chuẩn đầu ra của nhà
trường (Man1); Sinh viên được thông báo các hoạt động như nghiên cứu khoa học,