Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua đánh giá sự hài lòng của sinh viên trong các trường đại học ngoài công lập miền đông nam bộ (Trang 59)

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha

(Phụ lục 5), tác giả có kết quả như sau:

- Trong thang đo “Cơ sở vật chất”, “Chương trình đào tạo”, “Đội ngũ giảng viên”, “Khả năng đáp ứng”, “Độ tin cậy”, “Sinh viên đầu vào” và “Đảm bảo chất lượng” tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.4.

- Trong thang đo “Đội ngũ quản lý”, có một biến quan sát “Man3: Sinh viên được đối thoại giải đáp thắc mắc về điểm rèn luyện, khen thưởng – kỷ luật, học tập….” có hệ số tương quan biến tổng là 0.224 nhỏ hơn 0.4 nên tác giả sẽ loại bỏ hoàn toàn biến này ra khỏi thang đo. Sau khi tiến hành loại bỏ biến, độ tin cậy của thang đo là 0.738.

Độ tin cậy của thang đo sau khi đã loại bỏ các biến không đạt yêu cầu có giá trị như sau:

Bảng 4.17: Độ tin cậy của thang đo

[Nguồn: Điều tra thực tế của tác giả, tháng 9/2012]

Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, các nhóm nhân tố đều cho kết quả Cronbach’s Alpha trên 0.7. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item-Total Correlation) trên 0.4. Vì vậy, thang đo của các yếu tố “Cơ sở vật chất”, “Chương trình đào tạo”, “Đội ngũ giảng viên”, “Khả năng đáp ứng”, “Sự tin cậy”, “Đội ngũ quản lý”, “Sinh viên đầu vào”, “Đảm bảo chất lượng” đều đạt độ tin cậy và phù hợp để tiến hành nghiên cứu. Tác giả tiếp tục tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) để có thể đánh giá chính xác hơn các thang đo, giúp thang đo đảm bảo tính đồng nhất.

4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA- Exploratory Factor Analysis) 4.3.1Phân tích nhân tố thang đo chất lƣợng dịch vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua đánh giá sự hài lòng của sinh viên trong các trường đại học ngoài công lập miền đông nam bộ (Trang 59)