Phân tích năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của BIDV Quang Trung

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 40 - 44)

2. Theo loại tiền

2.2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của BIDV Quang Trung

(nguồn: Báo cáo của phòng tài chính- kế toán BIDV Quang Trung)

2.2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của BIDV Quang Trung BIDV Quang Trung

Qua bảng số liệu và biểu đồ ở trên về hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh ta thấy:

Thứ nhất, dư nợ cho vay tiêu dùng/dư nợ cho vay

Qua các năm dư nợ cho vay tiêu dùng tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối, từ hơn 8 tỷ năm 2005 (chiếm 2,62% tổng dư nợ cho vay) đến hơn 33 tỷ năm 2006 (chiếm 4,19% tổng dư nợ cho vay). Đó là do thời điểm tháng 4/2005, Chi nhánh mới được thành lập nên các quy trình cho vay còn chưa hoàn thiện. Năm 2007, hoạt động cho vay tiêu dùng đã đạt những kết quả rất tốt, dư nợ lên tới hơn 64 tỷ (chiếm 5,24% tổng dư nợ).

Xét về cơ cấu cho vay tiêu dùng qua các năm của Chi nhánh thể hiện không đồng đều. Đối với cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian, có thể thấy cho vay tiêu dùng ngắn hạn ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn chiếm 2/3 dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2007. Đối với cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích ngày càng ra tăng dịch vụ cho vay CBCNV từ gần 40% năm 2006 lên đến hơn 64% năm 2007, nhưng với cho vay XKLĐ, du học tỷ trọng giảm rõ rệt: từ hơn 17% năm 2006 đến 2007 chỉ chiếm hơn 1%. Còn các dịch vụ cho vay ô-tô, cho vay mua, sửa nhà thì giảm nhẹ. Qua đó thấy ngân hàng đã không chú trọng nhiều vào sản phẩm cho vay XKLĐ, du học mà tập trung vào khai thác các sản phẩm cho vay CBCNV.

Thứ hai, doanh thu từ lãi cho vay tiêu dùng/doanh thu từ lãi cho vay

Tình hình doanh thu từ lãi cho vay tiêu dùng khá nhỏ so với doanh thu từ lãi cho vay. Tỷ trọng này cao hơn so với tỷ trọng Dư nợ cho vay tiêu dùng/Dư nơ cho vay: doanh thu từ lãi cho vay tiêu dùng chiếm từ 4,74% năm 2005 đã lên tới 9,92% năm 2007. Điều này được giải thích từ chính đặc điểm của cho vay tiêu dùng bao giờ cũng có lãi suất cao nhất so với các hình thức cho vay khác và khách hàng ít quan tâm đến lãi suất khi vay vốn.

Thứ ba, số lượng khách hàng cho vay tiêu dùng có xu hướng tăng qua

phẩm cho vay XKLĐ, và số lượng khách hàng hiện nay còn dư nơ lên đến hơn 1.000 người.

Mô hình SWOT

Điểm mạnh

+ BIDV là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam, với uy tín cao, mạng lưới chi nhánh rộng khắp, có thể cung ứng nguồn vốn dồi dào với giá rẻ nên có nhiều cơ hội thuận lợi để tham gia thị trường cho vay tiêu dùng.

+ Đối tượng cho vay của Chi nhánh là khách hàng cá nhân và khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh

+ Lãi suất cho vay hấp dẫn và ổn định (nếu so sánh với các Ngân hàng thương mại cổ phần) sẽ thu hút được nhiều khách hàng

+ Do đặc điểm của dịch vụ tài chính là dễ dàng đưa ra dịch vụ tương tự so với các đối thủ cạnh tranh nên mặc dù đi sau nhưng việc đưa ra các sản phẩm tương tự như các ngân hàng khác là không khó.

+ Việc đưa vào áp dụng công nghệ SIBS và hoàn thành công tác hiện đại hoá giai đoạn II đã taọ ra lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng.

+ Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, nhạy bén trong việc tiếp thu cái mới.

Điểm yếu

+ Đội ngũ nhân viên còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm;

+ Chưa áp dụng các biện pháp marketing nâng cao hình ảnh ngân hàng, vì công tác marketing cần phải có sự đồng bộ của toàn hệ thống chứ không

Cơ hội

+ Thị trường cho vay tiêu dùng hiện đang rộng mở do số người có thu nhập cao ngày càng tăng đặc biệt là tại các đô thị lớn như thủ đô Hà Nội.

Thu nhập bình quân đầu người tăng lên khi nhà nước thi hành quyết định nâng mức lương cơ bản lên 540.000 đồng. Bên cạnh đó đầu tư nước ngoài tăng mạnh cũng là một yếu tố làm tăng mức thu nhập trung bình trong nền kinh tế, từ đó kích cầu tiêu dùng trên thị truờng. Điều này được thể hiện rất rõ dựa trên sự tăng lên của tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ (năm 2007 là 3425 tỷ, tăng 67,36% so với năm 2006)

+ Thị trường cho vay tiêu dùng còn chưa được khác thác nhiều do hoạt động cho vay tiêu dùng mới xuất hiện ở Việt Nam gần chục năm nên các ngân hàng chưa có nhiều kinh nghiệm.

+ Môi trường chính trị ở Việt Nam ổn định.

+ Môi trường kinh tế năng động tạo cho các ngân hàng có nhiều cơ hội cạnh tranh với nhau.

Thách thức

+ Thị trường cho vay tiêu dùng hiện nay đang chịu sự cạnh tranh rất lớn của rất nhiều ngân hàng, kể cả Ngân hàng cổ phần lẫn các Ngân hàng Quốc doanh, và sắp tới là các ngân hàng nước ngoài khi Việt nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Theo thống kê thì thị phần cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh chiếm tỷ trọng khá nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng dần lên; đặc biệt theo dự báo thì nó có thể tăng đột biến khi Việt Nam mở rộng phạm vi hoạt động cho các ngân hàng nước ngoài.

Bảng 2.8 Thị phần cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh (2000 – 2006)

Ngân hàng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chi nhánh Nước ngoài 11.3 9.5 7.7 7.7 8.3 8.31 8.04 Ngân hàng liên doanh 1 1 1.1 1.2 1.2 1.17 1.25 Tổng 12.3 10.5 8.8 8.9 9.5 9.48 9.29

(Nguồn: Nghiên cứu dịch vụ ngân hàng hiện đại; Báo cáo thường niên ngân hàng nhà nước)

+ Khách hàng ngày càng khó tính và có nhiều sự lựa chọn.

+ Hành lang pháp luật Việt Nam còn chồng chéo nhau, chưa tạo được một sân chơi công bằng cho các ngân hàng.

Nếu phân tích mô hình SWOT từ trong ra ngoài sẽ có một số nhận xét sau: Với một thị trường còn chưa được khai thác nhiều như thị trường cho vay tiêu dùng thì các điểm mạnh của ngân hàng sẽ ngày càng được phát huy. Nhưng các mặt yếu như cơ chế cho vay tiêu dùng còn chưa rõ ràng hay hoạt động marketing còn chưa cao sẽ làm Chi nhánh có thể mất đi phần nhiều cơ hội của mình. Những thách thức (nguy cơ) của ngân hàng hiện nay là rất lớn mà những mặt mạnh không thể lấn át ngay được và những mặt yếu lại càng làm ra tăng thách thức đó hơn.

Qua mô hình SWOT, chúng ta thấy một điều rõ ràng thị trường hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh chưa hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w