2. Theo loại tiền
3.3.1 Kiến nghị với ngân hàng BIDV Việt Nam
• Phát triển sản phẩm dịch vụ
Thứ nhất, hoàn thiện chính sách tín dụng theo hướng thông thoáng hơn.
Mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng cho cả những đối tượng có thu
nhập thấp những có khả năng đảm bảo nguồn trả nợ cho ngân hàng.
Tăng mức vay và thời hạn cho vay tiêu dùng: các sản phẩm cho vay xây dựng, sửa chữa nhà tăng mức vay với cho vay hình thành từ vốn vay trên 60%. Như hiện tại mua nhà chung cư đang lên cơn sốt nên việc mở rộng mức cho vay và thời hạn vay (có thể lên tới trên 20 năm) là cần thiết.
Linh hoạt trong phương thức trả nợ, nên kết hợp với các sản phẩm công nghệ (thanh toán qua tài khoản, homebanking, ...)
Linh hoạt trong thẩm định hồ sơ vay vốn: sẽ làm vừa giảm thời giao dịch vừa thu hút khách hàng nhất là khách hàng tiềm năng và có uy tín.
Đưa ra quy trình, cơ chế cụ thể, thuận tiện đối với việc cho vay tiêu dùng Xây dựng các biểu mẫu riêng cho các hình thức cho vay tiêu dùng. Thường xuyên cập nhật sổ tay tín dụng để có những điều chỉnh thích hợp cho quy trình cho vay.
Thứ hai, đảm bảo chất lượng chương trình công nghệ để chi nhánh có thể thực hiện phục vụ khách hàng thuận lợi nhanh chóng. Khẩn trương triển khai toàn bộ chương trình hiện đại hoá tại các chi nhánh và tiến tới hoàn thiện giai đoạn 2 của dự án hiện đại hoá tại các phân hệ còn lại để chi nhánh có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ có tiện ích ưu việt của chương trình; đồng
thời khai thác kịp thời những thông tin liên quan tới hoạt động của chi nhánh, đảm bảo hoạt động quản lý điều hành được nhanh chóng, chính xác.
Tập trung phát triển các sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm dựa trên nền công nghệ hiện đại, có tính cạnh tranh mạnh với các ngân hàng khác. Đồng thời các sản phẩm này phải có “tính mở”, tức là tại chi nhánh có thể linh hoạt vận dụng và thay đổi một số chi tiết nhỏ của sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của từng loại đối tượng trên từng địa bàn, tuy nhiên vẫn đảm bảo tính thống nhất theo một khung chung từ khi thiết kế sản phẩm và đảm bảo không vi phạm quy định.
Hoàn thiện và đưa vào hoạt động các sản phẩm như Home banking, Mobile phone banking, POS, đặt lệnh chuyển kỳ hạn tự động, tiết kiệm chuyển đổi giữa các loại tiền tệ...
Nối mạng và liên kết với các ngân hàng khác trong việc thanh toán thẻ để có thể mở rộng dịch vụ khách hàng, nghiên cứu để đưa ra các dịch vụ thẻ tín dụng của BIDV...
Thành lập đường dây nóng giải quyết sự cố phát sinh hoặc giải đáp, hướng dẫn và tiếp thu mọi ý kiến đóng góp của khách hàng.
Khẩn trương đưa vào vận hành cổng thanh toán điện tử trực tuyến với các công ty chứng khoán
Thứ ba, hoàn thiện chính sách khách hàng
Đề nghị sớm hoàn thiện và thống nhất cơ chế quản lý vốn tập trung trong toàn hệ thống để chi nhánh có thể xây dựng được tiêu chí hoạt động hướng tới hiệu quả cao nhất. Đồng thời việc vận hành cơ chế vốn tập trung nên theo cơ chế một giá để tại (các) chi nhánh có thể tích cực hơn trong công tác phục vụ khách hàng…
Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn đánh giá khách hàng là cá nhân phù hợp với thị trường để hoàn thiện chuẩn mực về hoạt động bán lẻ tại Chi nhánh
Phân biệt giá mua vốn FTP giữa tổ chức và cá nhân để tạo sự cạnh tranh trong huy động vốn và khuyến khích các chi nhánh có nền huy động vốn từ dân cư lớn. Hiện nay, Chi nhánh thực hiện hạch toán thu nhập/chi phí với khách hàng mua/bán vốn theo ngày, trong khi đó việc hạch toán thu nhập điều chuyển vốn nội bộ định kỳ theo tháng và vào thời điểm cuối tháng. Điều này là chưa hợp lý, đề nghị trung ương thực hiện hạch toán thu nhập điều chuyển vốn nội bộ hàng ngày để thống nhất với cơ chế hạch toán trả lãi với khách hàng.
Thứ tư, triển khai dịch vụ cho vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng
Phát triển dịch vụ mới cho vay qua thẻ như thẻ tín dụng
Thị trường thẻ ở Việt Nam đang phát triển với tốc độ có thể nói là "chóng mặt", nếu như năm 2001 chỉ có khoảng 23.000 thẻ thì năm 2002 đã tăng lên 42.500 thẻ, đến nay đã vào khoảng trên 100.000 nghìn thẻ và doanh số sử dụng thẻ cũng tăng tương ứng, theo dự đoán tốc độ doanh số sử dụng thẻ bình quân giai đoạn 2002 – 2005 là trên 149% . Song, số lượng thẻ phát hành và tỷ trọng thanh toán qua thẻ (không dùng tiền mặt) hiện còn quá nhỏ bé so với tiềm năng và so với các nước trong khu vực cũng như quốc tế. Ngoài ra, là một nước đang phát triển, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao thì nhu cầu cầu về học tập, chữa bệnh, đi du lịch ở nước ngoài ngày càng nhiều, đó là thị trường rất hấp dẫn để các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng bằng việc cho vay qua thẻ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Với mức thu nhập trong dân cư ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng cũng rất lớn, đó là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển thẻ của ngân hàng, do tính an toàn và thuận lợi khi sử dụng, nhất là khi ra nước ngoài để chữa bệnh, đi du lịch
hay học tập. Như vậy, thị trường tiềm năng để các ngân hàng thương mại thực hiện cho vay qua thẻ là rất lớn và thuận lợi do các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hiện chưa được phép phát hành thẻ, song điều kiện thuận lợi này sẽ mất khi hoạt động ngân hàng Việt Nam hội nhập với nền tài chính khu vực và quốc tế. Do vậy, ngay từ bây giờ các ngân hàng cần phải tận dụng triệt để các cơ hội, các điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ thẻ, đồng thời đẩy nhanh việc đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng dịch vụ.
• Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Hỗ trợ chi nhánh về công tác đào tạo, mở thêm nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ và bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ của các chi nhánh. Thực hiện cơ chế thông thoáng hơn về đào tạo tại từng đơn vị.
Tổ chức nhiều hơn các hình thức trao đổi thảo luận giữa Hội sở chính và các chi nhánh, giữa các chi nhánh trên cùng một địa bàn.
Thực hiện giao kế hoạch về định biên lao động linh hoạt, mềm dẻo để chi nhánh có thể đảm bảo được nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hoạt động của chi nhánh trong từng thời kỳ. Đặc biệt có thể cho chi nhánh chủ động quyết định việc định biên của đơn vị để phù hợp với nhu cầu nhân lực trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế khoán thí điểm.