Đặc trưng cơ bản trong giao tiếp của người Nhật Bản

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh du lịch (Trang 38)

- Có thái độ đúng đắn trước sự khác biệt trong tập quán giao tiếp của các dân tộc Thiết lập các quan hệ giao tiếp với người nước ngoài một cách hiệu quả hơn.

2.2.4. Đặc trưng cơ bản trong giao tiếp của người Nhật Bản

2.2.4.1 Đặc điểm chung

- Dân tộc Nhật là một dân tộc, thông minh, khôn ngoan, rất yêu lao động và thiên nhiên.

- Trong cuộc sống, người Nhật luôn trung thành với truyền thống dân tộc. Họ luôn thể hiện là một dân tộc có ý thức kỷ luật cao, ham học hỏi.

- Điềm tĩnh, ôn hoà và tự chủ là nguyên tắc sống của người Nhật.

- Người Nhật rất coi trọng nụ cười. Nụ cười của họ có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

- Họ rất thích hoa Anh Đào và hoa Cúc

2.2.4.2. Đặc trưng trong giao tiếp

-Người Nhật Bản coi trọng kiến thức, sự nhã nhặn và tính lịch sự. Họ luôn lịch lãm, lễ phép và trọng nghi thức.

- Khi chào người Nhật cúi gập người xuống (có ba độ cúi thấp khác nhau để thể hiện các mức độ của sự kính trọng). Khi gặp nhau lần đầu hoặc trong giao tiếp quốc tế, họ thường dừng lại ở khoảng cách 1,5m đối với người đối diện để thực hiện nghi thức cúi chào.

- Người Nhật luôn giữ vẻ điềm tĩnh, bình thản khi đối thoại. Họ luôn chăm chú quan sát phản ứng ở người đối thoại đồng thời kiểm soát những phản ứng của mình rất kỹ.

- Người Nhật luôn cảm thấy bị khó chịu khi bị nhìn thẳng vào mắt quá nhiều, đối với họ đó là hành vi khiếm nhã nên khi giao tiếp với người Nhật không nên nhìn nhiều vào họ, thỉnh thoảng nhìn xuống được coi là biểu hiện của sự khiêm nhường. Điều này trái ngược với người phương Tây, họ đánh giá sự chân thật và thẳng thắn qua ánh mắt nhìn thẳng vào mắt người đối thoại.

- Người Nhật thường trao danh thiếp từ những giây phút đầu của cuộc gặp gỡ có ý nghĩa thiết lập mối quan hệ giữa hai bên. Khi nhận danh thiếp phải xem xét một cách tỉ mỉ, cẩn thận cất đi, nếu chỉ nhìn lướt qua đã cất ngay, họ đánh giá đối phương không muốn thiết lập mối quan hệ.

-Trong giao tiếp người Nhật luôn đánh giá cao sự lễ phép, nó dường như trở thành nghi lễ trong cuộc sống của họ. Họ luôn sẵn sàng nói lời cảm ơn với mọi người xung quanh, họ thường ít nói, không ngắt lời người khác, tiếng “Hai” trong khi trò chuyện có tác dụng như tiếng đệm “ Dạ” trong tiếng Việt.

- Người Nhật ít từ chối thẳng thừng và gay gắt mà họ thường lãng tránh vấn đề hoặc im lặng.

- Một số tập quán trong giao tiếp người Nhật:

+ Trong trò chuyện, những cái gật đầu nhanh với ý nghĩa “ Tôi đang lắng nghe” + Có thói quen tặng quà và nhận quà.

+ Kiêng kỵ số 4 và số 9. Theo họ đây là những con số mang đến sự rủi ro. + Thích được tặng hoa Cúc và hoa Anh Đào.

2.2.4.3 Đặc trưng trong giao dịch kinh doanh

- Người Nhật coi trọng thư tín: đảm bảo chính xác mọi giao dịch bằng giấy tờ

- Các doanh nhân Nhật thường “dựa vào tham mưu” và quyết định tập thể. Các cuộc thương lượng với người Nhật thường mất nhiều thời gian bởi vì phải qua nhiều cấp bậc và hiếm khi họ đi thẳng vào vấn đề. Thường thì cuộc gặp gỡ đầu tiên được ưu tiên cho việc tìm hiểu đối tác. Trong quá trình thương lượng họ không bao giờ nói to, không tỏ ý sốt ruột, không ai thúc ép ai. Nếu bạn thương lượng với người Nhật bạn cần phải kiên nhẫn bàn quanh co một chút. Và khi mọi việc đã được thỏa thuận thì bạn đừng ngạc nhiên vì hợp đồng chưa được kí kết bởi họ còn chờ ý kiến của một cấp trên cao tuổi nào đó.

- Ưa sự chính xác trong giao dịch nên họ rất nghiêm túc trong giờ giấc.

- Họ ít mời khách đến nhà mà thường chiêu đãi tại các câu lạc bộ. Khách được mời tới câu lạc bộ không nên từ chối, vì như thế sẽ làm người mời phật ý. Những câu chuyện dở dang nơi văn phòng sẽ được tiếp tục ở đây với một ly rượu pha nước suối.

- Không thích nhìn thấy tiền mặt trên mặt bàn trên mặt bàn trong bữa ăn. Khi thanh toán tiền được cho vào phong bì, thanh toán vào cuối buổi, tiền thừa trả lại cũng phải cho vào phong bì.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh du lịch (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w