Đặc trưng cơ bản trong giao tiếp của người Việt Nam

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh du lịch (Trang 33)

- Có thái độ đúng đắn trước sự khác biệt trong tập quán giao tiếp của các dân tộc Thiết lập các quan hệ giao tiếp với người nước ngoài một cách hiệu quả hơn.

2.2.1.Đặc trưng cơ bản trong giao tiếp của người Việt Nam

2.2.1.1. Đặc điểm chung

Đất nước ta tuy không rộng lớn như nhiều nước khác trên thế giới, nhưng lại trải dài hàng ngàn cây số với hơn năm mươi dân tộc sinh sống. Phong tục, tập quán, truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi cùng cũng rất khác nhau: Tâm lý, phong cách giao tiếp, ứng xử của cư dân ở những vùng khác nhau cũng có những khác biệt. Vì vậy không dễ gì chỉ ra những nét chung trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam. Tuy nhiên, qua một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, có thể nêu lên một số nét cơ bản sau đây:

- Người Việt Nam thích giao tiếp, coi trọng giao tiếp

Do tâm lý cộng đồng làng xã, người Việt sống rất quây quần, hay gặp gỡ, thăm viếng nhau. Dù ở miền Bắc hay miền Nam, ở cộng đồng hay miền núi, người Việt đều quan niệm rằng sống cùng nhau thì phải yêu thương, đùm bọc, vui buồn cùng chia sẻ. Chính vì vậy, tình làng, nghĩa xóm trong mỗi người Việt rất sâu nặng, họ thường xuyên thăm viếng nhau, hỏi han, quan tâm đến nhau. Đặc biệt vào những ngày lễ, ngày tết bạn có thể thấy trên những chuyến tàu, xe người người hối hả tất bật về quê để có những phút giây gia đình, bạn bè đoàn tụ, gặp gỡ sau một thời gian dài lo làm ăn nơi xa.

- Người Việt có lối tư duy biện chứng cụ thể là lối sống quân bình luôn hướng tới sự hài hoà – hài hoà âm dương trong bản thân (đề phòng và chữa bệnh, để sống lạc quan..) hài hoà âm dương trong quan hệ với môi trường, với xã hội (sống không làm mất lòng ai)

- Người Việt Nam là một dân tộc lạc quan, luôn sống bằng tương lai: Thời trẻ khổ tin rằng về già sẽ sướng ..”Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”

- Trọng tình cảm, luôn hiếu hoà, mềm dẻo, ưa sự ổn định.

- Người Việt Nam có khả năng thích nghi cao với mọi hoàn cảnh, mọi biến động. - Trong quan hệ xã hội, người Việt Nam luôn cố gắng hoà tan vào các mối quan hệ xã hội, ý thức về cá nhân bị thủ tiêu. Đây là nguồn gốc của thói ỷ lại, dựa dẫm, tư tưởng cầu an, cả nể.

- Dân tộc Việt Nam có tinh thần tự lập, chăm chỉ, cần cù, chịu thương, chịu khó nhưng cũng mang nặng tư tưởng bè phái, cục bộ.

- Dân tộc việt Nam có truyền thống “Tôn sư trọng đạo” kính trọng và lắng nghe theo người trên, người cao tuổi không chỉ là đạo đức mà còn là phương châm xử thế của người Việt.

2.2.1.2 Đặc trưng trong giao tiếp

- Người Việt Nam thích giao tiếp nhưng còn rụt rè, đặc biệt khi họ ở trong môi trường giao tiếp không quen thuộc.

Người Việt thích giao tiếp nhưng họ chỉ cảm thấy tự nhiên, thoải mái trong cộng đồng quen thuộc, còn khi trước mặt họ là người lạ hoặc chưa thật quen biết, họ lại thường ái ngại, rụt rè, tức là họ ngại tiếp xúc, gặp gỡ với người lạ, ngại bộ lộ mình trước người chưa quen biết. Không hiếm khi điều này ngăn cản người Việt nắm bắt những cơ hội tiếp xúc, thiết lập những mối quan hệ mới.

- Thích thăm viếng, đối với người Việt thăm viếng là biểu hiện của tình cảm tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt mối quan hệ.

- Người Việt Nam rất hiếu khách. Ở bất cứ gia đình nào, dù đó là gia đình khá giả hay nghèo khó thì phòng khách luôn là phòng được quan tâm nhiều hơn cả, đó thường là nơi đẹp, thoáng nhất, được bày biện những đồ vật đẹp nhất, sang trọng nhất. Khi khách đến cho dù đó là người ruột thịt, họ hàng hay hàng xóm, gia chủ cũng luôn niềm nở, chu đáo với khách, dành tất cả những gì tốt nhất cho khách. Vì vậy mà người xưa có câu:“Nhịn miệng đãi khách”

- Xuất phát từ quan niệm phúc đức, người Việt sống thiên về tình cảm, lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử. Người Việt sống có lý song thiên về tình nhiều hơn: “Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình” luôn coi trọng tình cảm hơn mọi thứ ở đời.

- Người Việt có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát đánh giá đối tượng giao tiếp

Khác với người Phương Tây thường tránh nói đến những vấn đề riêng khi tiếp xúc, gặp gỡ, trò chuyện với một người nào đó, người Việt thường quan tâm hỏi han, tìm hiểu hoàn cảnh của họ chẳng hạn như: Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, tình trạng gia đình…Đặc tính này cũng xuất phát từ tâm lý cộng đồng làng xã mà ra. Người Việt cảm thấy có trách nhiệm quan tâm đến người đối thoại mà muốn quan tâm trước hết phải hiểu rõ hoàn cảnh của họ. Cũng do đặc tính này mà người Việt hay để ý đến nhau, hay bán tán chuyện của người khác và không ít khi đã dẫn đến tình trạng như người xưa nói: “Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường”.

-Người Việt ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hoà thuận. Điều này tạo nên thói quen giao tiếp “vòng vo tam quốc” không bao giờ mở đầu trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề, thói quen cân nhắc, đắn đo kỹ càng khi nói, điều này tạo nên tính thiếu quyết đoán trong giao tiếp.

- Tính ưa hoà thuận khiến người Việt luôn chủ trương nhường nhịn. Nụ cuời là bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt Nam.

- Thường có thói quen thăm hỏi, chúc mừng nhau trong đám cưới, sinh nhật, và chia buồn trong đám tang, trong sự rủi ro, bất hạnh.

- Trong ứng xử, lời nói được đặc biệt được chú ý bởi “Xảy chân, xảy tay thì có người đỡ, xảy mồm xảy miệng thì ai đỡ cho” hoặc “Lời nói đọi máu” nên khi giao tiếp phải lựa lời sao cho dễ nghe, thấu tình đạt lý. Hầu như người Việt nào cũng biết câu:

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” ( Tục ngữ Việt Nam)

- Người Việt rất chú trọng đến vấn đề xưng hô. Cách xưng hô của người Việt phong phú, phức tạp và có xu hướng gia đình hóa.

Người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc: “xưng khiêm, hô tôn” nghĩa là gọi mình là khiêm nhường, gọi đối tượng giao tiếp thì tôn kính. Việc tôn trọng và đề cao nhau dẫn đến tục kiêng tên riêng. Khi trò chuyện với người khác, người Việt có thể dùng nhiều từ khác nhau để chỉ bản thân: tôi, tớ, mình, tao, bác, chú, cô, dì, anh, chị… và cũng có thể dung nhiều từ khác nhau để chỉ người đối thoại: cậu, mày, anh, chị,

bác, chú, cô…Xưng hô chào hỏi của người Việt phụ thuộc vào thái độ, quan hệ tình cảm, mức độ quen biết, tuổi tác, cương vị xã hội và đặc biệt quan hệ họ hàng chi phối xưng hô rất mạnh. Một thiếu nữ vẫn có thể được một người đàn ông đứng tuổi gọi là “bà’ (bà trẻ) theo ngôi thứ trong quan hệ họ hàng. Ngoài ra, xu hướng gia đình hóa cũng thể hiện rất rõ trong xưng hô, chào hỏi của người Việt. Ở ngoài phố, trong quán ăn hay tại cơ quan, bất kì đâu bạn cũng có thể nghe người ta xưng hô với nhau là chú - cháu, bác - cháu, anh Hai, anh Ba thâm chí là bố-con… mặc dù giữa họ không có quan hệ họ hàng, huyết thống.

Đã có những ý kiến cho rằng, nên thay đổi cách xưng hô của người Việt tại công sở, vì cách xưng hô mang tính gia đình như vậy không giúp người ta ý thức được trách nhiệm cá nhân của mình và dễ dẫn đến sự cả nể khi giải quyết công việc. Tuy nhiên, điều này không dễ, nó đòi hỏi phải có thời gian. Còn hiện tại một nhân viên trẻ tuổi xưng “tôi” khi giao tiếp với thủ trưởng của mình, thậm chí chỉ là một đồng nghiệp hơn tuổi cũng dễ bị xem là “bất kính”.

- Do truyền thống tình cảm và linh hoạt nên người Việt không có một lời cảm ơn, xin lỗi chung chung cho mọi trường hợp. Với mỗi trường hợp có thể có một cách nói cảm ơn, xin lỗi khác nhau:

VD: Con xin cô (cảm ơn khi nhận quà)

Chị chu đáo quá (cảm ơn khi được quan tâm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quý hoá quá (cảm ơn khi khách đến thăm)…

- Lời chào hỏi được người Việt phân biệt theo quan hệ xã hội và sắc thái tình cảm - Người Việt có những tập tục, quy ước và những điều kiên kị như ngày đầu năm tránh những hành động có thể đem lại điều không may cho cả năm: kiêng đánh vỡ chén bát, đánh đổ nước mắm…người có đại tang không được đi chúc tết, xuất hành phải chọn ngày, giờ, hướng đi…

- Xã hội Việt Nam là một xã hội ít biến động. Trước đây, do nền kinh tế tự cung tự cấp nên người Việt không coi trọng việc kinh doanh. Tuy nhiên, người Việt vẫn quan niệm không buôn bán không giàu lên được (phi thương bất phú)

- Người Việt rất coi trọng phẩm chất thật thà, trung thực trong kinh doanh và đòi hỏi những người tham gia trong lĩnh vực này phải:“Đi chơi tuỳ chốn, bán vốn tuỳ nơi”. Họ khuyên những người làm nghề buôn bán đừng vì tiền mà mất tình nghĩa:“Ăn một miếng, tiếng để đời”

- Người Việt đánh giá cao những người biết rõ công việc mình làm sao cho có kết quả tốt, phương châm xử thế tích cực nhất để bán được hàng hoá là “bán hàng chiều khách”

- Người Việt quan niệm muốn kinh doanh phát triển không thể đơn độc mà phải Buôn có bạn, bán có phường

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh du lịch (Trang 33)