1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

104 889 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Mở Rộng Hình Thức Cho Vay Tiêu Dùng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hà Nội
Tác giả Trần Phương Anh
Người hướng dẫn PGS.TS Ngô Thắng Lợi
Trường học Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Chuyên ngành Kế Hoạch và Phát Triển
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 816,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nổi lên với tư cách là một nền kinh tế quan trọng trong khu vực Đông Nam Ávới hệ thống chính trị ổn định, các chính sách vĩ mô rõ ràng, việc trở thành thànhviên của WTO cùng các cải cách đang tiếp diễn đã đưa Việt Nam trở thành đối tácthương mại và địa điểm đầu tư rất hấp dẫn

Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu, dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Ngân hàng thương mại là một tổ chứcgắn liền với nền kinh tế thị trường, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nềnkinh tế hàng hóa phát triển

Sau 2 năm Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế Giới (WTO), trong môitrường cạnh tranh khốc liệt, các định chế tài chính của Việt Nam thay đổi và pháttriển tích cực Không phủ nhận rằng các ngân hàng nội địa đang phải chịu sức épcạnh tranh lớn từ các Ngân hàng nước ngoài Tuy nhiên, sự có mặt đó đã giúp cácNgân hàng nội địa thay đổi nhận thức, tích cực học hỏi và năng động hơn trong kinhdoanh Trước những thách thức rất lớn nhưng cơ hội cũng rất nhiều, mỗi ngân hàngđều định hướng cho mình một chiến lược phát triển nhằm không ngừng cũng cố vàchiếm lĩnh thị trường Một trong những chiến lược trọng tâm của các ngân hàngthương mại Việt Nam hiện nay là phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ mà trong

đó có chú trọng đến sản phẩm cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng đã được triển khai tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp vàphát triển nông thôn Hà Nội trong một thời gian khá dài Tuy nhiên hoạt đông này tạichi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội còn khá nhiều bấtcập: Chất lượng cho vay còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, chiếm lĩnh thị trường về kháchhàng còn nhiều hạn chế, hiệu quả cho vay chưa cao, chưa bền vững so với khả năngnên chưa tạo động lực mạnh mẽ để mở rộng và nâng cao khả năng cạnh tranh…Như tạp chí Stephen Timewell đã đưa ra nhận định “xu hướng ngày nay chothấy, ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ ngân hàng

Trang 2

bán lẻ cho một số lượng khổng lồ dân cư đang “đói” các dịch vụ tài chính tại cácnước có nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tươnglai” Không nói đến vấn đề gã khổng lồ hay không nhưng rõ ràng việc nâng caohiệu quả cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng đã trở thành một vấn đềrất đáng quan tâm của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn HàNội Chính vì vậy sau gần 4 tháng thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nộiđược sữ giúp đỡ của cán bộ công nhân viên tại chi nhánh cùng với những kiến thức

đã được học và sự hướng dẫn của PGS.TS Ngô Thắng Lợi, em đã chọn đề tài “Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Việc nghiên cứu của em được thực hiện trên cơ sở phân tích, so sánh, thống kê

số liệu của các năm 2006,2007,2008 để đưa ra những lý luận cũng như ý kiến đónggóp của mình để mở rộng hoạt động cho vay tại chi nhánh

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận chuyên đề gồm có 3 chương với nộidung như sau:

Chương I: Sự cần thiết mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng của Ngân HàngThương Mại Việt Nam

Chương II: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn Hà nội

Chương III: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng của NHNo&PTNT Hà Nội

Em xin được cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kế Hoạch và phát triển, đặcbiệt là thầy giáo PGS.TS Ngô Thắng Lợi đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trongthời gian thực tập vừa qua Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các cán bộ côngnhân viên tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, đặcbiệt là các cán bộ phòng Tín Dụng đã chỉ bảo, hướng dẫn em trong thời gian thựctập tại chi nhánh Em xin cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG 1

SỰ CẦN THIẾT MỞ RỘNG HÌNH THỨC CHO VAY

TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

1.1.1 Khái niệm về Ngân Hàng Thương Mại

Ngân hàng Thương Mại đã được hình thành và phát triển cùng với sự pháttriển của nền kinh tế hàng hóa Sự phát triển của hệ thống Ngân Hàng Thương Mại

đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hànghóa, mặt khác thì nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ dẫn đến Ngân HàngThương Mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chínhkhông thể thiếu được, ngày càng được cũng cố vai trò quan trọng của mình

Có thể nói rằng ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức quan trọng đốivới nền kinh tế, tùy theo chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò của chúng đối với nềnkinh tế mà người ta có nhiều cách định nghĩa khác nhau

Nếu xem xét dựa trên phương diện các loại hình dịch vụ mà Ngân Hàng cungcấp ta có định nghĩa: Ngân Hàng là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục cácdịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán vàthực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nàotrong nền kinh tế

Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng ( luật số 02/1997/QH 10): Ngân hàngthương mại là loại ngân hàng trực tiếp giao dịch với các Công ty, Xí nghiệp, tổ chứckinh tế, cơ quan đoàn thể và các cá nhân bằng việc nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm…cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên

Luật các tổ chức tín dụng của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nộidung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cungcấp các dịch vụ thanh toán”

Trang 4

nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúngdưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó chochính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính Hay như luậtNgân hàng của Ấn Độ đã nêu “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác đểcho vay hay tài trợ, đầu tư” Những định nghĩa trên là căn cứ vào tính chất và mụcđích hoạt đông Luật ngân hàng của Đan Mạch lại căn cứ vào sự kết hợp với đốitượng hoạt động cho rằng: Những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền

ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phươngtiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghĩa vụ chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm…Tuy có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng từ nội dung của các định nghĩa

đó ta nhận thấy các ngân hàng thương mại đều có chung một tính chất là nhận tiềngửi ký thác, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp vụ chovay, chiết khấu, các dịch vụ kinh doanh khác của chính ngân hàng Như vậy ngânhàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trongnền kinh tế thị trường Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi

sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triểnkinh tế

Như vậy ta có thể nói bản chất của ngân hàng thương mại là một tổ chức tàichính, và hoạt động chủ yếu của nó là trong lĩnh vực tiền tệ tín dung và dịch vụngân hàng

1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại.

1.1.2.1 Chức năng làm trung gian tài chính

Trong nền kinh tế có hai loại cá nhân và tổ chức Thứ nhất là các cá nhân và tổchức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thunhập, vì vậy mà họ cần bổ sung vốn Thứ hai là các cá nhân và tổ chức thặng dưtrong chi tiêu, họ có thu nhập hiện tại lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hóa vàdịch vụ Như vậy điều tất yếu là tiền sẽ được chuyển từ nhóm thứ hai sang nhómthứ nhất nếu như cả hai bên cùng có lợi, họ cùng hy vọng về sự gia tăng thu nhập

Trang 5

Nếu như không có sự tồn tại của ngân hàng thì hai nhóm này sẽ gặp nhau, vàdòng tiền sẽ di chuyển với điều kiện sẽ phải quay trở lại với một lượng lớn hơntrong một khoảng thời gian nhất định Tuy nhiên, quan hệ này thường bị giới hạn vềcác điều kiện không phù hợp như quy mô, thời gian, không gian,… Điều này đã làmnãy sinh sự xuất hiện và phát triển của trung gian tài chính Trung gian tài chínhlàm tăng thu nhập cho người tiết kiệm do đó khuyến khích tiết kiệm, đồng thời làmgiảm chi phí cho người đầu tư, khuyến khích đầu tư… Cơ chế hoạt động của trunggian tài chính này sẽ có hiệu quả khi nó gánh chịu rủi ro và sử dụng các kỹ thuậtnghiệp vụ để hạn chế, phân tán rủi ro cho giảm chi phí giao dịch.

1.1.2.2 Chức năng tạo phương tiện thanh toán

Trong điều kiện thanh toán qua Ngân hàng, các khách hàng nhận thấy khi mà

họ có số dư trên tài khoản thanh toán của mình thì họ có thể chi trả để có hàng hóa

và các dịch vụ theo yêu cầu Trong đại lượng tiền tệ bao gồm có tiền giấy trong lưuthông, kế tiếp là số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của các khách hàng tại cácngân hàng, và cuối cùng là tiền gửi trên các tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi

có kỳ hạn… Nếu Ngân hàng thực hiện cho vay, số dư trên tài khoản của tiền gửithanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng sẽ có thể dùng để mua hàng hóa,dịch vụ do đó việc cho vay mà các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán Cònnếu xét trong hệ thống Ngân hàng thì việc các khoản tiền được di chuyển từ ngânhàng này sang ngân hàng khác trên cơ sở cho vay, nên đã tạo ra một khối lượng tiềngửi gấp bội lần khối lượng tiền thông qua hoạt động cho vay, đây chính là phươngthức tạo phương tiện thanh toán

1.1.2.3 Chức năng làm trung gian thanh toán

Ở hầu hết các quốc gia, Ngân hàng đều trở thành trung gian tài chính lớn nhất.Hiên nay, các ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán các giá trị hànghóa và dịch vụ Để giảm chi phí và thời gian, các Ngân hàng đều đưa ra nhiều hìnhthức thanh toán khác nhau để cho khách hàng lựa chọn như thanh toán bằng séc, ủynhiệm thu, nhờ thu, các loại thẻ,… và các Ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừvới nhau thông qua Ngân hàng trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán

Trang 6

1.1.3 Các loại hình Ngân hàng thương mại

Xét từ góc độ dịch vụ trung gian tài chính chủ yếu mà ngân hàng thực hiện,người ta chia các ngân hàng thương mại thành các loại: ngân hàng thông thường,ngân hàng tín thác, và ngân hàng tín dụng dài hạn Tuy nhiên, xu hướng chuyển đổithành các trung gian tài chính kinh doanh tổng hợp đã khiến cho cách phân loại trênkhông còn được sử dụng nhiều Ngay cả ngân hàng đầu tư, vốn được coi là loạihình ngân hàng khác ngân hàng thương mại, nay cũng không còn khác biệt nhiều.Xét theo không gian địa lý hoạt động chủ yếu, người ta lại có thể chia cácngân hàng thương mại thành ngân hàng thương mại đô thị và ngân hàng thương mạinông thôn

Ở một số nước, như Trung Quốc và Việt Nam người ta phân chia những ngânhàng thương mại thành các loại theo hình thức sở hữu Chính phủ phân những ngânhàng thương mại thành các loại:

 Ngân hàng thương mại nhà nước (do chính phủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ).Vốn của các Ngân hàng này đều do nhà nước cấp, có thể là nhà nước Trungương hoặc tỉnh, thành phố Các Ngân hàng này tuy được Nhà nước hỗ trợ về mặt tàichính và bảo lãnh nên rất ít khi lâm vào tình trạng phá sản, nhưng các Ngân hàngnày thường phải thực hiện một số chính sách của Nhà Nước do đó nhiều khi bất lợicho hoạt động kinh doanh

VD:NHNo&PTNT Việt Nam(Agribank), NH Đầu tư & phát triểnVN(BIDV),NH Công Thương VN(Vietinbank), NH Phát Triển Nhà đồng bằng sôngcửu Long (MHB)

 Ngân hàng thương mại cổ phần (vốn điều lệ được chia thành các cổ phần,song các tập đoàn kinh tế nhà nước hay các tổng công ty nhà nước có thể chia nhau

sở hữu toàn bộ số vốn điều lệ đó)

Ngân hàng được thành lập qua việc phát hành các cổ phiếu của các cổ đông.Vốn được hình thành thông qua cơ chế tập trung vì vậy mà các Ngân hàng này cókhả năng tăng vốn nhanh chóng, nhiều Do đó mà các Ngân hàng này có hoạt đông

đa năng và có nhiều chi nhánh và công ty con trên phạm vi rộng

Trang 7

VD: Sacombank, ACB, Bắc Á,Maritime bank(NH Hằng hải),NH Dầu Khí,NH

Kỹ Thương, NH Liên Việt,NHTMCP Ngoại Thương VN,Habubank,NH Quân đôi,

VD: Hiện Indovina Bank là liên doanh lớn nhất với vốn điều lệ là 50 triệu đô

la Mỹ (800 tỉ đồng), ba liên doanh khác là VinaSiam Bank, Shinhanvina Bank, VIDPublic Bank có vốn 20 triệu đô la Mỹ (320 tỉ đồng), còn lại là Việt-Nga với vốn 10triệu đô la Mỹ (160 tỉ đồng)

 Ngân hàng thương mại nước ngoài (đúng ra là chi nhánh ngân hàng nước ngoài)

Là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam nhưng hoàn toàn dựa trên vốn củacác nhà đầu tư, tập đoàn kinh tế nước ngoài

VD: Ngân Hàng HSBC Việt Nam, Ngân hàng ANZ Việt Nam, Ngân hàngUnited Oversea Bank,

Đặc điểm của Ngân hàng thương mại Việt Nam._Phân tích ma trận SWOT.Mạng lưới ngân hàng thương mại VN đến cuối năm 2005 đã có những buớcphát triển mạnh phủ khắp quận huyện và hình thành cả trong các trường học Đếnnay hệ thống NHTM ở nước ta bao gồm: 4 NHTM nhà nước (Ngân hàng đầu tư vàphát triển VN, Ngân hàng công thương VN, Ngân hàng nông nghiệp và phát triểnnông thôn, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long), 36 NHTM cổphần đô thị và nông thôn, 29 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 04 ngân hàng liêndoanh Trong đó Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN có mạng lướirộng nhất với hơn 100 chi nhánh cấp 1 và 2000 chi nhánh cấp 2-4 phủ khắp huyện

và cả hệ thống ngân hàng lưu động

Hệ thống NHTM VN đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định vàtăng trưởng kinh tế ở nước ta trong nhiều năm qua Với nhiều hình thức huy độngvốn tương đối đa dạng, NHTM VN đã huy động vốn hàng trăm tỷ đồng từ các

Trang 8

nguồn vốn trong xã hội, tăng dư nợ cho vay với mọi thành phần kinh tế, tăng đầu tưvào những chương trình trọng điểm quốc gia, qua đó góp phần thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, kiểm soát lạmphát, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao (GDP tăng bình quân 7.8%trong 5 năm 2002-2007), góp phần tạo công ăn việc làm cho xã hội, góp phần xóađói giảm nghèo (tỷ lệ hộ nghèo còn 7%) và làm giàu hợp pháp Nhiều dịch vụ tiệních (chi lương, thu chi hộ, thanh toán chuyển khoản, chuyển tiền tự động, dịch vụngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ…) và nhiều sản phẩm mới xuất hiện đã đáp ứng nhucầu tiêu dùng của dân cư và sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực hệ thống NHTM VN vẫn còn quánhiều điểm yếu kém và tồn tại theo mô hình SWOT, đánh giá về điểm mạnh(Strengths) điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats)của hệ thống NHTM VN như sau:

ĐIỂM MẠNH (Strengths)

 Có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp

 Am hiểu về thị trường trong nước

 Đội ngũ khách hàng của NHTM VN khá đông đảo

 Chiếm thị phần lớn về hoạt động tín dụng, huy động vốn và dịch vụ

 Đội ngũ nhân viên tận tụy, ham học hỏi và có khả năng tiếp cận nhanhcác kiến thức, kỹ thuật hiện đại

 Có được sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt từ phía NH Trung ương

 Môi trường pháp lý thuận lợi

 Hầu hết đều đang thực hiện hiện đại hóa ngân hàng

ĐIỂM YẾU (Weaknesses)

 Năng lực quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế so với yêu cầu củaNHTM hiện đại, bộ máy quản lý cồng kềnh, không hiệu quả

 Chính sách xây dựng thương hiệu còn kém

Trang 9

 Chất lượng nguồn nhân lực kém, chính sách tiền lương chưa thỏa đáng,

 Thiếu sự liên kết giữa các NHTM với nhau

 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là tín dụng, nợ quá hạn cao, nhiều rủi ro

 Hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường chưa đầy đủ, chưađồng bộ nhất quán

 Quy mô vốn hoạt động còn nhỏ nên chưa thực hiện được mục tiêu kinhdoanh một cách hoàn chỉnh

 Việc thực hiện chương trình hiện đại hóa của các NHTM VN chưa đồng đềunên sự phối kết hợp trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ chưa thuận lợi, chưa tạođược nhiều tiện ích cho khách hàng như kết nối sử dụng thẻ giữa các ngân hàng

CƠ HỘI (Opportunities)

(Gia nhập WTO, chính sách kinh tế mở, hội nhập kinh tế)

 Có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ, pháthuy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thịtrường ra nước ngoài Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ

 Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cảicách hệ thống ngân hàng VN, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vựcngân hàng, tăng cường khả năng tổng hợp, hệ thống tư duy xây dựng các văn bảnpháp luật trong hệ thống ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kếtvới hội nhập quốc tế

 Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các NHTM VN học hỏi được nhiều kinhnghiệm trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài Các ngân hàngtrong nước sẽ phải nâng cao trình độ quản lý, cải thiện chất lượng dịch vụ để tăngcường độ tin cậy đối với khách hàng

Trang 10

 Hội nhập quốc tế sẽ tạo động lực thúc đẩy cải cách ngành ngân hàng VN,thị trường tài chính sẽ phát triển nhanh hơn tạo điều kiện cho các ngân hàng pháttriển các loại hình dịch vụ mới…

 Hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng VN từng bước mởrộng hoạt động quốc tế, nâng cao vị thế của các NHTM VN trong các giao dịch tàichính quốc tế

 Mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các NHTM trong hoạt độngkinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đónâng cao uy tín và vị thế của hệ thống NHTM VN trong các giao dịch quốc tế Từ

đó, có điều kiện tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài để hợp tác kinh doanh, tăngnguồn vốn cũng như doanh thu hoạt động

 Chính hội nhập quốc tế cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia tất

cả các dịch vụ ngân hàng tại VN buộc các NHTM VN phải chuyên môn hoá sâuhơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản

có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồnvốn, dịch vụ ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàngnước ngoài dự kiến sẽ áp dụng ở VN

THÁCH THỨC (Threats)

 Do khả năng cạnh tranh thấp, việc mở cửa thị trường tài chính sẽ làmtăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, trình độquản lý làm cho áp lực cạnh tranh tăng dần

 Áp lực cải tiến công nghệ và kỹ thuật cho phù hợp để có thể cạnh tranhvới các ngân hàng nước ngoài

 Hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường chưa đầy đủ, chưa đồng

bộ và nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về ngân hàng

 Khả năng sinh lời của hầu hết các NHTM VN còn thấp hơn các ngânhàng trong khu vực, do đó hạn chế khả năng thiết lập các quỹ dự phòng rủi ro vàquỹ tăng vốn tự có

Trang 11

 Trong quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng VN cũng chịu tác độngmạnh của thị trường tài chính thế giới, nhất là về tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại tệ,trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều nghĩa vụ và cam kết quốc tế

 Các ngân hàng thương mại VN đầu tư quá nhiều vào doanh nghiệp nhànước, trong khi phần lớn các doanh nghiệp này đều có thứ bậc xếp hạng tài chínhthấp, và thuộc các ngành có khả năng cạnh tranh yếu Đây là nguy cơ tiềm tàng rấtlớn đối với các NHTM

 Hội nhập kinh tế, quốc tế làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệthống ngân hàng, trong khi cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát ngân hàngcòn rất sơ khai, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế

 Cấu trúc hệ thống Ngân hàng tuy phát triển mạnh mẽ về chiều rộng (cả ởkhu vực quản lý lẫn khu vực kinh doanh) nhưng còn quá cồng kềnh, dàn trải, chưadựa trên một mô hình tổ chức khoa học làm cho hiệu quả và chất lượng hoạt độngcòn ở mức kém xa so với khu vực

 Việc đào tạo và sử dụng cán bộ, nhân viên còn bất cập so với nhu cầu củanghiệp vụ mới, đặc biệt còn coi nhẹ hoạt động nghiên cứu chiến lược và khoa họcứng dụng làm cho khoảng cách tụt hậu về công nghệ ngân hàng của VN còn khá xa

so với khu vực Nền văn minh tiền tệ của nước ta do đó chưa thoát ra khỏi một nềnkinh tế tiền mặt

 Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội tiếp cận và huy động nhiều nguồnvốn mới từ nước ngoài nhưng đồng thời cũng mang đến một thách thức không nhỏcho các NHTM VN là làm như thế nào để huy động vốn hiệu quả Vì khi đó, NHTM

VN thua kém các Ngân hàng nước ngoài về nhiều mặt như công nghệ lạc hậu, chấtlượng dịch vụ chưa cao… sẽ ngày càng khó thu hút khách hàng hơn trước

 Thách thức lớn nhất của hội nhập không đến từ bên ngoài mà đến từchính những nhân tố bên trong của hệ thống ngân hàng VN Vấn đề cần quan tâmhàng đầu là nguồn nhân lực và các cơ chế khuyến khích làm việc tại ngân hàng hiệnnay Chảy máu chất xám là vấn đề khó tránh khỏi khi mở cửa hội nhập Các NHTM

VN cần có các chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ hợp lý để lôi kéo và giữchân các nhân viên giỏi

Trang 12

1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại.

1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng.

Cho vay tiêu dùng là hình thức tài trợ cung ứng vốn cho mục đích chi tiêu của

cá nhân, hộ gia đình Các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọnggiúp cho người tiêu dùng trang trải nhu cầu cuộc sống trước khi họ có nhu cầu về tàichính để thụ hưởng

1.2.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng_Một hình thức cho vay của Ngân hàng thương mại.

Các hình thức cho vay tiêu dùng thường được chia theo nhiều góc độ khácnhau Căn cứ vào thời hạn cho vay có: Cho vay Ngắn hạn, cho vay trung hạn, chovay dài hạn Căn cứ vào xuất xứ tín dụng có: Cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp.Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng có: Cho vay có tài sản đảm bảo,cho vay không có tài sản đảm bảo Căn cứ vào phương pháp hoàn trả có : cho vay cóthời hạn trả nợ, cho vay không có thời hạn cụ thể Căn cứ vào mục đích cho vay có:Cho vay bất động sản, cho vay công nghiệp và thương mại, cho vay nông nghiệp, chovay định chế tài chính, cho vay cá nhân, cho thuê Căn cứ vào đối tương cho vay có:Cho vay các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, Cho vay Nhà nước, cho vay người tiêudùng Cho vay tiêu dùng là khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu củangười tiêu dùng bao gồm cá nhân, HGĐ Đây là nguồn tài chính quan trọng giúp họtrang trải nhu cầu về nhà ở, đồ dùng gia đình và xe cộ, , Bên cạnh đó, cho vay tiêudùng còn đáp ứng những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch

1.2.3 Khái quát về hình thức tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam.

Tín dụng tiêu dùng ra đời cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng Đây

là một hình thức khá phổ biến hiện nay đặc biệt là ở môt số nước phát triển trên thếgiới Tuy nhiên hình thức này còn khá mới mẻ ở Việt Nam Chúng ta đã quen vớiviệc mua hàng hóa tiêu dùng có giá trị từ vài triệu lên đến vài trăm triệu được trảtrực tiếp bằng tiền mặt nhưng việc này là rất hiếm hoi ở nước ngoài Bới vì ở nướcngoài việc thanh toán hầu hết được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng

Trang 13

Để tạo điều kiện cho các khách hàng có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng (muasắm hàng hóa) của mình, các ngân hàng sẽ cho vay tiêu dùng bằng tiền hay hànghóa Người được hưởng tín dụng tiêu dùng không phải thế chấp bất cứ một loại tàisản nào mà chỉ cần chứng minh được thu nhập Người vay tín dụng sẽ phải trả mộtphần gốc và lãi hàng tháng.

Hạn mức tín dụng căn cứ vào thu nhập bình quân của người đó Thời hạn củatín dụng tiêu dùng từ 1 năm đến 5 năm

Lãi suất tín dụng được tính theo: dư nợ giảm dần hay dư nợ gốc (tùy theo từngngân hàng) Tính lãi theo dư nợ gốc là người vay tín dụng sẽ phải trả một khoản tiềnlãi cố định từ đầu kì cho đến cuối kì tín dụng Còn tính theo dư nợ giảm dần làngười vay sẽ trả tiền lãi căn cứ vào số dư nợ thực tế trên trong từng kì

Lợi ích của Cho vay tiêu dùng

+Đối với NH: ngoài nhược điểm là rủi ro và chi phí, cho vay tiêu dùng có lợiích như:

- Giúp NH mở rộng quan hệ với KH, từ đó tăng khả năng huy động các loạitiền gởi cho NH

- Tạo điều kiện cho NH đa dạng hoá hoạt động KD, nhờ vậy, nâng cao thunhập và phân tán rủi ro

+Đối với người tiêu dùng: thông qua hoạt động Cho vay tiêu dùng của NH, họđược hưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền, hơn nữa, giúp họ đáp ứng đượcnhu cầu chi tiều bức thiết (thường cho y tế và giáo dục) Tuy nhiên, nếu quá lạmdụng đi vay để tiêu dùng thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiết kiệm và gặp khó khăntrong tương lai

Đối với nền kinh tế, thông qua Cho vay tiêu dùng của NH sẽ khích thích ngườidân mua sắm hàng hoá, dịch vụ (khích cầu), tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

1.2.4 Các loại hình cho vay tiêu dùng ở Việt Nam

1.2.4.1 Theo hình thức đảm bảo tiền vay

- Cho vay cầm đồ

Cho vay cầm đồ là hình thức Ngân hàng cho khách hàng vay tiền và giữ tài

Trang 14

sản của khách hàng để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng trong hợpđồng cầm đồ.

+ Về điều kiện của tài sản cầm đồ

Danh mục và điều kiện của tài sản cầm đồ được Ngân hàng quy định cụ thểtrên cơ sở quy định của pháp luật và chính sách tín dụng của Ngân hàng cho vay.Thường tài sản cầm đồ là động sản, có giá trị mua bán trao đổi và phải thuộc sở hữuhợp pháp của người vay hoặc nếu không phải có giấy ủy quyền hợp pháp của nhữngngười sỡ hữu cho khách hàng mang đi cầm đồ, ủy quyền cho Ngân hàng xử lý tàisản khi khách hàng vi phạm hợp đồng cầm đồ

+ Thời hạn và mức cho vay

Đối với các loại giấy tờ có giá, thời hạn cầm đồ ngắn hơn thời hạn lưu hànhcòn lại của giấy tờ có giá một thời gian nhất định

Mcv = Gđh × (1 – T)

Mcv = Gđh × (1 – Tlh × Lcv)Trong đó:

Mcv: Mức cho vay tối đa

Gđh: Giá trị thanh toán đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá

Tlh: Thời hạn lưu hành còn lại của giấy tờ có giá

Lcv: Lãi suất cho vay

Với các loại tài sản khác, thời hạn cầm đồ được quy định căn cứ theo loại, tínhchất,điều kiện bảo quản của tài sản và thường tương đối ngắn ( một vài Ngân hàngquy định tối đa là 3 tháng) Mức cho vay xác định căn cứ vào giá trị, khả năng tiêuthụ trên thị trường, khả năng bảo quản của tài sản cầm đồ nhưng tối đa không quá80% giá trị của tài sản tại thời điểm cầm đồ

- Cho vay đảm bảo bằng lương hay thu nhập

Ngân hàng cho khách hàng vay tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu trên cơ sở thếchấp bằng lương Nó chủ yếu được áp dụng cho các khách hàng có việc làm ổnđịnh, thu nhập ngoài việc đủ trang trải các chi tiêu thường xuyên còn đủ tích lũy đểtrả nợ vay

Trang 15

Trong việc xét duyệt cho vay, Ngân hàng cần có một bảng kê khai các khoảnthu nhập về lương và thu nhập khác ( có xác nhận của đơn vị trả lương) cũng nhưchi tiêu thường xuyên của người vay Số tiền cho vay được quyết định dựa trên nhucầu vay ( có mục đích sử dụng rõ ràng ), thu nhập ròng thường xuyên của kháchhàng, mức cho vay tối đa của khách hàng Khi nhận tiền vay, khách hàng phải camkết nếu không trả được nợ đến hạn ( thường là quá 3 kỳ trả nợ ), Ngân hàng cóquyền nhận lương của khách hàng để thu nợ.

- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ tiền vay

Hình thức này chủ yếu áp dụng đối với tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụnglâu dài như: cho vay sữa chữa nhà cửa, mua nhà, mua quyền sử dụng đất, cho vaymua sắm phương tiện đi lại…

Mức cho vay của Ngân hàng phụ thuộc vài tình hình tài chính, khả năng trả nợcủa khách hàng, giá trị tài sản mua sắm, mức tối đa thường từ 50-60% giá trị tài sảnmua sắm

1.2.4.2 Theo mục đích vay

- Cho vay tiêu dùng cư trú

Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cảitạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình

- Cho vay tiêu dùng phi cư trú

Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe

cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí, du lịch…

1.2.4.3 Theo phương thức hoàn trả.

- Cho vay tiêu dùng trả góp

Là hình thức cho vay tiêu dùng phổ biến hiện nay Có thể hiểu như sau: “ chovay tiêu dùng trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ( gồm cả gốc và lãi ) cho Ngân hàng nhiều lần theo những kỳ hạn nhất định trongthời hạn cho vay”

Phương thức này áp dụng cho những khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhậptừng kỳ của người vay không đủ khả năng thanh toán một lần hết số nợ vay

Trang 16

Đối với cho vay tiêu dùng trả góp, NHTM thường quan tâm đến một số vấn đề

Điều khoản thanh toán: Việc xác định điều khoản thanh toán cần phải chú ýđến một số vấn đề sau:

Số tiền thanh toán mỗi kỳ phải phù hợp với khả năng thu nhập và các nhu cầuchi tiêu khác của khách hàng Số tiền này có thể xác định theo phương thức sau:

V + L

Phương pháp lãi gộp: T = ────

n

Với L= V × r × n

T: Số tiền phải thanh toán cho Ngân hàng mỗi kỳ

L: Chi phí của khoản vay bao gồm lãi vay và các chi phí khác liên quan Đểđơn giản thường lấy lãi vay

V: Vốn gốc

n : Số lỳ hạn trả nợ

r : Lãi suất tính cho mỗi kỳ hạn

Theo cách tính này lãi suất tính cho khách hàng vay là lãi suất danh nghĩaPhương pháp lãi đơn: Người đi vay trả vốn gốc từng kỳ đều nhau, lãi mỗi kỳđược tính theo dư nợ cho vay giảm dần Số tiền trả nợ mỗi kỳ tính như sau:

Trang 17

Phương pháp lãi đơn: Người đi vay trả vốn gốc từng kỳ đều nhau, lãi mỗi kỳđược tính theo dư nợ cho vay giảm dần Số tiền trả nợ mỗi kỳ tính như sau:

Tn = (T – T n-1) × r

Tn: Số tiền khách hàng phải trả trong kỳ thứ n

T n-1:Số tiền khách hàng đã trả trong kỳ thứ (n – 1)

r : Lãi suất khách hàng phải trả

Với cách tính này, lãi suất được tính trên cơ sở lãi suất thực tế của mỗi chu kỳtính lãi, do vậy có lợi hơn cho khách hàng Thường lãi suất của Ngân hàng đượcđiều chỉnh theo lãi suất thị trường nên phương pháp này phản ánh chính xác giá cảmón vay của khách hàng

Giá trị tài sản tài trợ không được thấp hơn số tiền cho vay chưa được thu hồi

Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng Kỳ hạn trả nợtheo tháng bởi thu nhập hàng tháng là nguồn tài trợ chính của khách hàng tiêu dùng.Thời hạn cho vay không nên quá dài

- Cho vay tiêu dùng phi trả góp

Là hình thức cho vay tiêu dùng theo đó khách hàng sẽ thanh toán tiền gốc choNgân hàng một lần vào cuối kỳ, còn tiền lãi khách hàng trả hàng tháng với lãi suất cốđịnh trong suốt kỳ hạn vay Phương thức này áp dụng với khoản vay nhỏ, ngắn hạn

- Cho vay tuần hoàn

Cho vay tiêu dùng tuần hoàn là khoản cho vay tiêu dùng trong đó Ngân hàngcho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành séc được phép thấu chidựa trên tài khoản vãng lai Ngân hàng căn cứ vào khả năng trả nợ và thu nhập củakhách hàng để cho vay với một hạn mức tín dụng nhất định và trong một thời hạn

đã thỏa thuận Nếu khách hàng vượt quá hạn mức tín dụng, Ngân hàng sẽ ngừngcung cấp sản phẩm dịch vụ cho họ Ưu điểm của phương pháp này là khách hàngchỉ cần làm thủ tục vay một lần nhưng có thể vay Ngân hàng nhiều lần với số tiềnvay khách nhau Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là khách hàng không thểvay một số tiền lớn với thời hạn lâu

Trang 18

1.2.4.4 Theo phương thức tài trợ.

- Cho vay gián tiếp

Được hiểu là hình thức cấp tín dụng mà Ngân hàng không trực tiếp tiếp xúc,cấp vốn cho khách hàng và khách hàng cũng không trực tiếp trả nợ cho Ngân hàng.Ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh từ những công ty chuyên cung cấp nhữngsản phẩm dịch vụ để cho vay với người tiêu dùng

Hình thức này phát triển cùng với sự ra đời của phương thức tiếp thị mới vàcách thức người tiêu dùng mua sắm hàng hóa lâu bền Người tiêu dùng có xu hướngmua sắm hàng hóa trước khi dàn xếp nguồn tài trợ Nhiều công ty bán lẽ và các đại

lý đã chấp nhận bán chịu hàng hóa cho khách hàng với điều kiện khách hàng phảihoàn trả lại số tiền sau một thời gian nhất định Tuy nhiên do năng lực tài chính, họcần có vốn để duy trì hoạt động và họ buộc phải tìm đến Ngân hàng

Ưu điểm của hình thức này là Ngân hàng có cơ hội tăng doanh số cho vay màmất ít chi phí nghiệp vụ Trong cho vay tiêu dùng gián tiếp, các công ty bán lẽ cũngphải chịu trách nhiệm giám sát các khoản vay trong một thời gian nhất định, theodõi các tài khoản không trả đúng hạn Nhờ đó Ngân hàng tiết kiệm được thời gian

- Cho vay trực tiếp

Là hình thức khách hàng và Ngân hàng trực tiếp gặp nhau để cho vay và thu nợ

So với cho vay gián tiếp, chất lượng các khoản cho vay được nâng cao hơn.Ngân hàng tiến hành thẩm định đánh giá trước khi đưa ra quyết định cho vay, mặtkhác Ngân hàng còn có sự giám sát chặt chẽ khách hàng sau cho vay, nhờ đó hạnchế thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra Hơn nữa cán bộ tín dụng Ngân hàng lànhững người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh

Trang 19

vực tín dụng, các quyết định tín dụng trực tiếp của Ngân hàng thường có cơ sở vàchất lượng cao hơn so với công ty bán lẽ Mặt khác khi tiếp xúc với khách hàng, cán

bộ tín dụng quan tâm đến chất lượng tín dụng, trong khi các công ty bán lẽ thườngcoi trọng doanh số bán hàng và từ đó đưa ra các quyết định “tín dụng” nhanh chóng.Hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp linh hoạt hơn cho vay với gián tiếp doquan hệ trực tiếp dễ xử lý những phát sinh hơn làm thỏa mãn quyền lợi của cả haibên Mặt khác, nhờ mối quan hệ tốt với khách hàng trong quá trình cho vay , Ngânhàng sẽ giữu chân được khách hàng và có cơ hội gia tăng khách hàng tiền năng

1.2.5 Sự khác biệt giữa hình thức cho vay tiêu dùng và các hình thức khác.

Mục đích vay nhằm phục vụ nhu cầu chi tiêu cá nhân, hộ gia đình không xuấtphát từ mục đích kinh doanh, nguồn trả nợ độc lập so với việc sử dụng tiền vay, vìvậy cho vay tiêu dùng có các đặc điểm khác biệt sau:

- Quy mô mỗi món vay nhỏ nhưng số lượng các món vay rất lớn

So với cho vay kinh doanh, giá trị các món cho vay tiêu dùng không lớn Điềunày một phần do giá trị hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng không quá đắt đỏ Mặt khác khitiến hành cho vay thì không có Ngân hàng nào lại cho vay 100% nhu cầu vốn, Ngânhàng thường yêu cầu khách hàng phải có một tỷ lệ nhất định so với tổng nhu cầu Vìvậy các khoản mà Ngân hàng cho khách hàng vay có giá trị nhỏ Tuy nhiên khi màchất lượng cuốc sống và trình độ dân cư ngày càng được cải thiện, thì nhu cầu vayvốn từ trong dân cư trở nên phổ biến, thường xuyên đối với mọi tầng lớp dân cư, vìvậy quy mô cho vay tiêu dùng là rất lớn Chính điều này mà tổng nguồn tiền chovay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại không phải là nhỏ nữa

- Là hình thức cho vay có độ rủi ro cao

Cho vay tiêu dùng là hình thức mà Ngân hàng tài trợ cho khách hàng nhằmđáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng Nguồn mà khách hàng đi vay sẽ khôngđược sinh lời, do đó khả năng thu hồi vốn phụ thuộc rất lớn vào khả năng tài chính,sức khỏe của người cho vay Mà khả năng tài chính của người đi vay lại chịu tácđộng của nhiều yếu tố khách quan như thiên tai, dịch bệnh, mất mùa,… Khi nhữngyếu tố này xảy ra tác động đến thu nhập của người vay, hay như trong trường hợp

Trang 20

người vay bị chết, bị ốm hay không còn làm việc thì khả năng Ngân hàng thu đượcvốn là rất khó khăn Vì vậy có thể nói đây là hình thức cho vay mà có độ rủi ro cao.

- Là hình thức cho vay mà mức lãi suất cao nhất trong khung lãi suất củaNgân hàng thương mại, nhưng cũng rất “cứng nhắc”

So với cho vay kinh doanh thì lãi suất này cao hơn, nguyên nhân xuất phát từ

độ rủi ro tiềm ẩn cao, chi phí lại cao vì vậy làm ảnh hưởng đến sự an toàn hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng Mức lãi suất cao là một trong những biện pháp màNgân hàng có thể hạn chế được rủi ro cho mình và đảm bảo được thu nhập khi xảy

ra sự cố ngoài ý muốn Lãi suất cho vay cũng là lãi suất cố định trong suốt thời giancủa hợp đồng, bởi người tiêu dùng thường ít nhạy cảm với lãi suất, họ quan tâm đếntiền phải trả hàng tháng hơn là mức lãi suất ghi trong hợp đồng vay

- Chi phí một khoản vay tiêu dùng là khá lớn

Cho vay tiêu dùng có chi phí lớn nhất trong danh mục tín dụng của Ngânhàng Điều này là do quy mô mỗi món vay tiêu dùng thường nhỏ thậm chí khôngđáng kể, song số lượng các món vay tiêu dùng rất lớn Hơn nữa việc cập nhật cácthông tin cá nhân khó có thể đầy đủ và chính xác Do vậy, Ngân hàng phải thựchiện rất nhiều bước trong quá trình cho vay từ lúc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định kháchhàng, giải ngân cho đến lúc thu nợ

- Các khoản cho vay tiêu dùng mang lại lợi nhuận khá lớn cho Ngân hàng.Cho vay tiêu dùng là hình thức có mức lãi suất cao nhất trong khung lãi suấtcủa Ngân hàng, mặt khác số lượng khách hàng lớn do đó lợi nhuận mà Ngân hàngthu được từ đây cũng rất lớn Bên cạnh đó thì với các món vay nhỏ, số lượng kháchhàng lớn nên sẽ phân tán được rủi ro nên các Ngân hàng thương mại ngày nay đangđẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay tiêu dùng, coi đó là một lĩnh vực cần đượcchú trọng phát triển

- Thường có tài sản đảm bảo

Bất kỳ một khoản vay nào thì các Ngân hàng cũng yêu cầu khách hàng phải cótài sản đảm bảo Tài sản đó có thể được hình thành từ chính tài sản hình thành từvốn vay của Ngân hàng, cũng có thể tài sản đó là tài sản độc lập Đối với cho vay

Trang 21

tiêu dùng người vay không sử dụng khoản vay trong hoạt động sản xuất kinh doanhnên việc trả nợ của khách hàng sẽ phụ thuộc vào các nguồn thu nhập khác Do đó đểhạn chế thấp nhất các rủi ro cso thể xảy ra thì hầu hết các khoản cho vay tiêu dùngcác Ngân hàng đều yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo Đây là nguồn trả

nợ thứ hai khi mà khách hàng không có khả năng trả nợ được

- Cho vay tiêu dùng nhạy cảm theo chu kỳ

Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng không chỉ phụ thuộc vào tình hình tàichính mà còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế trong những giai đoạn cụ thể

+ Khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển: Người dân cảm thấy lạc quan vàotương lai, đặc biệt họ kỳ vọng vào thu nhập sẽ được nâng cao Do đó họ tăng nhucầu hưởng thụ và các khoản cho vay tiêu dùng sẽ có xu hướng tăng

+ Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, khủng hoảng: Đa số các cá nhân, hộ giađình không tin tưởng vào tương lai, đồng nghĩa với tình trạng thất nghiệp tăng lên tấtyếu họ sẽ hạn chế tiêu dùng, vì vậy các khoản cho vay tiêu dùng giảm đi đáng kể

- Nhu cầu tiêu dùng của KH hầu như ít co dãn với lãi suất Thông thường,người đi vay quan tâm đến số tiền phải thanh toán hơn là lãi suất mà họ phải chịu

- Mức thu nhập và trình độ học vấn là 2 biến số có quan hệ rất mật thiết tớinhu cầu vay tiêu dùng của KH

- Chất lượng các thông tin tài chính của KH vay thường không cao

- Nguồn trả nợ của người đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc vào quátrình làm việc, kỹ năng, và kinh nghiệm đối với công việc của những người này

- Tư cách của KH là yếu tố khó xác định, song lại rất quan trọng, quyết định

sự hoàn trả của khoản vay

thương mại.

1.3.1 Khái niệm về mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng.

Tiếp cận một cách chung nhất thì mở rộng cho vay tiêu dùng là quá trình tănglên về mọi mặt của hoạt động cho vay tiêu dùng trong một thời kỳ nhất định Trong

đó bao gồm cả tăng thêm về quy mô, sản lượng và chất lượng của sản phẩm đó Hay

Trang 22

có thể hiểu đơn giản, mở rộng cho vay tiêu dùng là sự đáp ứng các yêu cầu ngày càngtăng của khách hàng về quy mô cho vay tiêu dùng, biểu hiện dưới hình thức là giatăng dư nợ, gia tăng thị phần, là sự hoàn thiện hơn về quy trình cho vay…

Từ định nghĩa trên ta rút ra một số vấn đề:

Một là, sự tăng lên thuần túy về số lượng và quy mô Điều đó có nghĩa là khảnăng mở rộng cho vay tiêu dùng nói trên đề cập trực tiếp về sự gia tăng số liệuthống kê, phản ánh sự tăng trưởng về mặt lượng của quá trình hoạt động tín dụngcủa Ngân hàng qua thời gian điều đó được biểu thị bằng cả số tuyệt đối và số tươngđối Số liệu này được tính toán bằng cách so sánh số liệu thực tế của kỳ thực hiệnvới kỳ trước đó

Hai là, mở rộng cho vay tiêu dùng đề cập đến cả vấn đề chất lượng, sự mởrộng -> tăng lên về quy mô -> sự thay đổi về cơ cấu tín dụng theo thời gian -> chấtlượng sản phẩm Theo lý thuyết quản lý danh mục đầu tư thì điều đó có nghĩa là khimột ngân hàng muốn mở rộng hoạt động tín dụng sẽ kéo theo sự thay đổi về chấtlượng danh mục tín dụng của khách hàng Do đó khi đánh giá ý nghĩ của việc mởrộng cho vay tiêu dùng thì ta cũng cần xem xét sự liên hệ của nó đến sự thay đổi củachất lượng tín dụng Đồng thời khi tiến hàng mở rộng các biện pháp tín dụng luônphải đi đôi với việc tiến hàng các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại.

1.3.2.1 Các chỉ tiêu kết quả cho vay.

 Sự gia tăng số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay tiêudùng

Chỉ tiêu này thông thường hay được dùng nhiều trong việc phân tích kháchhàng về số lượng hơn là sử dụng để phản ánh việc mở rộng tín dụng tiêu dùng.Nhưng phần nào nó cũng phản ánh được lượng khách hàng tăng giảm qua các năm,

sự thay đổi danh mục khách hàng ở các mức độ khác nhau Số lượng khách hàngđược vay phản ánh việc mở rộng quy mô mạng lưới khách hàng của Ngân hàng.Đối tượng khách hàng đối với loại hình cho vay tiêu dùng của Ngân hàng mà

Trang 23

ngày càng tăng và được mở rộng thì điều này chứng tỏ xu hướng mở rộng cho vaytiêu dùng của Ngân hàng và ngược lại Khi số lượng khách hàng sử dụng sản phẩmnày tăng thì bài toán đối với Ngân hàng là làm sao có thể giữ vững được lượng kháchhàng đến với mình và số lượng ấy không ngừng gia tăng theo thời gian Qua đó phảnánh được chất lượng dịch vụ tín dụng cung cấp cho khách hàng đã là tối ưu chưa.

 Sự gia tăng số lượng sản phẩm tiêu dùng

Thông thường Ngân hàng muốn mở rộng hình thức tín dụng đều phải tìm cách

mở ra nhiều hình thức tín dụng mới hay thực hiện việc đa dạng hóa tín dụng Tácdụng của việc đa dạng hóa các hình thức cho vay tiêu dùng: Một là, đa dang hóa ảnphẩm cho vay tiêu dùng sẽ làm tăng tổng dư nợ cho vay, góp phần làm tăng dư nợcho Ngân hàng; Hai là, giúp Ngân hàng phân tán rủi ro; Thứ ba, thúc đẩy nghiệp vụkhác cùng phát triển; Thứ tư, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mạitrong nền kinh tế thị trường

Thông qua số lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng mà Ngân hàng cung cấp cũngphản ánh được xu hướng của Ngân hàng đang muốn mở rộng hay thu hẹp hoạt độngcho vay tiêu dùng Nếu số lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng Ngân hàng cung cấpngày càng đa dạng hơn, nhiều tiện ích hơn tức là hoạt động cho vay tiêu dùng đangđược chú trọng phát triển và ngược lại Để thấy được điều này người ta sử dụng chỉtiêu “ tốc độ gia tăng số lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng”

 Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng

Khi đánh giá quy mô cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại, người tathường sử dụng chỉ tiêu doanh số cho vay

Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngânhàng đã phát ra cho vay trong một thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đãthu hồi về hay chưa, nó phản ánh dung lượng hoạt động cho vay trong kỳ Doanh sốcho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm

Doanh số thu nợ trong kỳ là tổng các khoản thu nợ phát sinh trong kỳ, tính chongày , tháng, quý, năm

Thông qua chỉ tiêu doanh số cho vay tiêu dùng có thể đánh giá được quy môcho vay, doanh số cho vay càng cao thì quy mô cho vay càng lớn, điều đó chứng tỏ

Trang 24

Ngân hàng đang mở rộng cho vay tiêu dùng và ngược lại.

Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng được xác định như sau:

Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay = {(Doanh số cho vay tiêu dùng năm n –Doanh số cho vay tiêu dùng năm (n-1))/ Doanh số cho vay tiêu dùng năm (n-1)}× 100%Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay qua các năm phản ánh được quy

mô và xu hướng của việc thực hiện cho vay tiêu dùng là tăng trưởng hay thu hẹp

 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà Ngân hàng hiện đang cho vay tính đếnthời điểm cụ thể Dư nợ là chỉ tiêu tích lũy qua các kỳ

Ta có:

Dư nợ CK = Dư nợ ĐK + Doanh số trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ.Thông qua chỉ tiêu dư nợ có thể tính toán tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng củaNgân hàng chiếm bao nhiêu % trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng hoặc so vớitoàn ngành

Còn tốc độ tăng trưởng dư nợ phản ánh được xu hướng của việc đầu tư tíndụng là tăng lên hay thu hẹp, chỉ tiêu này được xác định như sau:

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng = {(Dư nợ cho vay tiêu dùng năm n –

Dư nợ cho vay tiêu dùng năm (n-1)) /Doanh số cho vay tiêu dùng năm (n-1)}× 100%

1.3.2.2 Các chỉ tiêu hiệu quả cho vay.

 Tốc độ tăng trưởng thu lãi từ cho vay tiêu dùng

Thu từ lãi đóng vai trò quan trọng đối với Ngân hàng và là kết quả tài chính quantrọng được quan tâm hàng đầu Đối với phần lớn các Ngân hàng thương mại, thu từ lãichiếm bộ phận chủ yếu trong thu nhập và quyết định độ lớn của thu nhập ròng

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng cũng đóng vaitrò quan trọng như vậy Tỷ trọng thu lãi từ cho vay tiêu dùng tăng và giảm qua cácnăm phản ánh được quy mô và xu hướng mở rộng hay thu hẹp cho vay tiêu dùng

Tỷ trọng thu lãi từ cho vay tiêu dùng = (Thu lãi từ cho vay tiêu dùng / Tổngthu lãi cho vay) × 100%

 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng

Trang 25

Nợ xấu là khoản nợ khách hàng không trả được khi đến hạn thỏa thuận ghitrên hợp đồng tín dụng Khi một món nợ không trả được vào kỳ hạn nợ, toàn bộ nợgốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển thành nợ quá hạn Nợ xấu là các khoản nợthuộc các nhóm 3, 4, và 5 quy định tại điều 5 hoặc 7 quyết định 493.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu vfa tổng dư nợ củaNgân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định ( thường là cuối tháng, quý, năm)

Tỷ trọng thu lãi từ cho vay tiêu dùng = (Thu lãi từ cho vay tiêu dùng / Tổngthu lãi cho vay) × 100%

Tỷ lệ này là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng Nếu dư nợtín dụng qua các năm tăng mà dư nợ xấu giảm hoặc cũng tăng bằng tốc độ của dư

nợ tín dụng điều đó cho thấy chất lượng tín dụng tăng và ngược lại

Các chỉ tiêu mà mỗi Ngân hàng đặt ra cho từng năm sẽ phản ánh xem Ngânhàng đang mở rộng hay thu hẹp hoạt động tín dụng, đồng thời cũng phản ánh chấtlượng tín dụng của Ngân hàng có tốt hay không? Nếu chất lượng tín dụng tốt thìNgân hàng sẽ tìm cách mở rộng hoạt động nhằm nâng cao lợi nhuận và ngược lại

1.4 Sự cần thiết của việc mở rộng cho vay tiêu dùng ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.

1.4.1 Nhu cầu vay tiêu dùng của dân cư Việt Nam ngày càng cao.

 Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam

Ngày nay nền kinh tế càng phát triển, đời sống con người ngày càng tăng cao,năm 2001 tỷ lệ thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt 415 USD/ngườitrong một năm, thì đến năm 2007 đã đạt 835 USD/ người, năm 2008 đạt 960 USD/người Con người giờ đây không chỉ quan tâm đến ăn no mặc ấm, mà họ có nhu cầulớn về hàng tiêu dùng như nhà cửa, nhu cầu về phương tiện đi lại cũng như nhu cầu

du lịch,… Tất cả các nhu cầu này cần phải có một nguồn tài chính đủ lớn để đápứng, mà trong thực tế thì không phải ai cũng có đủ điều kiện một lúc để thỏa mãnnhu cầu Vì vậy mà họ cần được cho vay để tiêu dùng

 Xu hướng, quan điểm tiêu dùng của giới trẻ Việt Nam

Với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, chất lượng cuộc sống ngày

Trang 26

càng được chú trọng nâng cao, vì vậy ngay cả trong suy nghĩ và quan điểm tiêudùng của giới trẻ cũng có những sự khác biệt Thế hệ trước thường theo quan điểmtiêu dùng trang trải vừa đủ cho cuộc sống hiện tại và cất giữ, tích góp của cải, tiềnbạc đến một khoản đủ lớn, dư thừa cho tương lai khi đo mới nghĩ đến việc chi tiêuvào những hàng hóa, dịch vụ cao cấp Nhưng thế hệ trẻ ngày nay có quan điểm hiệnđại hơn, họ chăm lo cho đời sống hiện tại, cho phép mình được hưởng những điềukiện dịch vụ tốt nhất, hưởng thụ cuộc sống vì vậy họ có thể tiêu dùng trước sau đólàm việc và bù đắp lại vào khoản tiêu dùng đó Chính điều đó đã mở ra một cơ hộilớn cho các Ngân hàng mở rộng dịch vụ tín dụng của mình đó là tín dụng tiêu dùng.

1.4.2 Khả năng và yêu cầu về hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại.

 Do lợi nhuận thu được từ cho vay tiêu dùng mang lại

Từ đặc điểm cho vay tiêu dùng chúng ta thấy, số lượng khách hàng rất lớn,mặt khác lại chịu mức lãi suất cao nhất trong khung lãi suất cho vay Vì vậy lợinhuận mang lại cho các Ngân hàng không phải nhỏ, đây chính là một trong nhữngnguyên nhân mà các Ngân hàng ngày càng mở rộng hơn nữa cho vay tiêu dùng.Hiện nay, các NH đua nhau cho vay tiêu dùng vì cho vay sản xuất kinh doanhđang rất khó khăn, hoạt động tín dụng hướng vào DN bị hòa vốn hoặc lỗ do DNgiảm sút khả năng trả nợ, vướng lãi suất trần, thị phần hẹp Các dịch vụ khác cũng

bị hạn chế vì suy giảm tín dụng DN

Cho vay tiêu dùng còn dư địa, món vay nhỏ nhưng khả năng thanh toán củakhách hàng cá nhân khá đảm bảo NH cần nguồn thu LS thoả thuận để bù lỗ và tìmkiếm lợi nhuận Về yếu tố kỹ thuật: Cho vay tiêu dùng dễ thực hiện, không phải làmphương án trả nợ kỹ càng, ít bị thanh tra NHNN kiểm tra kỹ, không cần thiết kiểmtra sau khi cho vay, hiệu quả marketing lớn

Trong điều kiện cho vay kinh doanh gặp khó khăn trong nền kinh tế còn nhiềubiến động thì việc mở cửa cho vay tiêu dùng là một hướng phải tính đến nêu ngânhàng muốn đảm bảo kế hoạch kinh doanh năm 2009 và tính chuyện phát triển bán lẻdài hạn Chính vì thế, dù cho vay tiêu dùng, nhất là theo tín chấp có nhiều rủi ro

Trang 27

nhưng các ngân hàng vẫn dấn bước và về dài hạn đây vẫn là thị trường tiềm năng.Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa - Vụ trưởng Vụ Chiến lược Phát triển ngân hàng Ngânhàng Nhà nước nhận định, khảo sát của tập đoàn tư vấn BCG cũng cho thấy mặc dùcho vay tiêu dùng chỉ chiếm 30%-35%/tổng dư nợ nhưng tạo ra trên 60% lợi nhuậncủa các NHTM hàng đầu châu Á Lý do rất đơn giản cạnh tranh khốc liệt đã khiếncho tín dụng doanh nghiệp có mức sinh lời ngày càng giảm, trái lại tín dụng tiêudùng (kể cả thẻ tín dụng) đang có tốc độ tăng mạnh mẽ

 Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng và các công

ty tài chính nên cần phải mở rộng thị phần để phát triển

Trước đây vai trò của Ngân hàng là rất lớn, nhưng ngày nay với sự ra đời củahàng loạt các Ngân hàng thương mại, và các công ty tài chính, họ cạnh tranh gaygắt với các Ngân hàng làm giảm thị phần cho vay của các Ngân hàng vì vậy cácNgân hàng cần phải mở rộng cho vay tiêu dùng để gia tăng thu nhập cho mình Bêncạnh đó, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, cácNgân hàng muốn tồn tại được thì cần phải có chính sách mở rộng hơn nữa thịtrường hoạt động, tìm kiếm thêm khách hàng Như vậy điều tất yếu các Ngân hàng

sẽ phải chú trọng vào cho vay tiêu dùng

 Do rủi ro của các hoạt động cho vay tiêu dùng đã được hạn chế

Ở thời gian đầu, các Ngân hàng thương mại đều ngại cho vay tiêu dùng bởi vì sốvốn vay nhỏ trong mỗi lần vay, số vốn này cũng không được dùng cho sản xuất kinhdoanh nên mức độ rủi ro tiềm tàng rất lớn Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế

và công nghệ thì cho vay tiêu dùng đã dần phổ biến đối với tất cả các Ngân hàng CácNgân hàng đều nhận thấy “không nên bỏ trứng vào một giỏ”, cần phải chia nhỏ rủi ro.Cũng từ đặc điểm về cho vay tiêu dùng đã nói, đây là một khoản vay mà chứađựng nhiều rủi ro Có thể nói cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay có mức độ rủi

ro cao nhất trong các hình thức của Ngân hàng, vì vậy các Ngân hàng còn ngần ngạitrong khi nhu cầu về tiêu dùng của khách hàng lại tăng cao Nhưng ngày nay do sựtăng lên về mức sống, cùng với sự phát triển của hệ thống công nghệ thông tin đãlàm cho việc quản lý các khoản cho vay từ khâu thẩm định sơ bộ hồ sơ vay vốn nên

Trang 28

hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra đối với các Ngân hàng.

1.4.3 Cho vay tiêu dùng_Một trong những hình thức để kích cầu kinh tế.

Cho vay tiêu dùng để đa dạng hóa danh mục đầu tư, phân tán rủi ro, đồng thờicũng là một biện pháp kích cầu cho nền kinh tế là một hướng đi đúng

Sau khi Chính phủ có chủ trương kích cầu và Ngân hàng Nhà nước cho ápdụng lãi suất thoả thuận, thị trường vay tiêu dùng đang bắt đầu sôi động và hứa hẹnmột cuộc cạnh tranh quyết liệt

Trong năm 2008, các ngân hàng thương mại (NHTM) thắt chặt cho vay tiêudùng, nhưng đến nay tình hình đã thay đổi hẳn Các Ngân hàng đồng loạt triển khaicho vay kích cầu.điển hình là một số ngân hàng sau:

 NH Á Châu đã soạn thảo một chương trình mới về cho vay tiêudùng với nhiều quy định thoáng hơn nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng

 NH Đông Á (DAB) chủ trương mở rộng cho vay tiêu dùng đồnghành với việc đẩy mạnh giao dịch qua thẻ DAB đang soạn thảo chương trình mới

về cho vay dưới hình thức thấu chi qua thẻ đa năng

 Navibank cho biết đang mở rộng liên kết với các DN xây kinh doanh nhà ở và các salon ôtô để cho vay đối với khách hàng của các đơn vịnày Đối với hình thức cho vay qua thẻ tín dụng, sắp tới NH sẽ mở thêm cho nhânviên, thời hạn không trả lãi có thể lên đến 30 ngày

dựng-Tổng giám đốc Standard Chartered tại Việt Nam khuyến nghị rằng: trong điềukiện cần lấp khoảng trống khi nhu cầu trên các thị trường xuất khẩu của Việt Namgiảm mạnh do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu, Việt Nam cần phải kíchthích tiêu dùng trong nước, trong đó cần có quy định riêng biệt cho dịch vụ cho vay

cá nhân, khác với cho vay doanh nghiệp “Tiêu dùng sẽ đóng vai trò quan trọng trongviệc duy trì tăng trưởng GDP ở Việt Nam Chính vì vậy dịch vụ ngân hàng bán lẻ cầnđược khuyến khích mở rộng và phát triển thay vì áp đặt trần lãi suất như hiện nay”

1.4.4 Thực trang cho vay tiêu dùng ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong những năm tới.

1.4.4.1 Cho vay mua, xây dựng và sửa chữa lớn nhà cửa.

Do đặc điểm của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, việc

Trang 29

mua đất hay xây hoặc sửa chữa nhà là một công việc trọng đại trong đời người Dovậy để chuẩn bị làm các việc trên, họ cần có một khoảng thời gian nhất định, có thểhàng chục năm để tích lũy tài chính và nhưng điều kiện khác, để tích lũy nguồn tàichính ngoài việc tiết liệm thì hầu hết là vay của người thân hay bạn bè rất ít khi vay

từ Ngân hàng Vấn đề này xuất phát từ thói quen ngại vay mượn của người ViệtNam, song một phần còn do thị trường tài chính còn chưa phát triển, đã làm hạn chếmục đích vay tiền của nhân dân

Trong 5 năm trở lại đây, các dịch vụ tiện ích của ngân hàng đã phát triển vớitốc độ khá cao, đã tạo điều kiện cho người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cậnnguồn vốn từ ngân hàng đê hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu cảithiện cuộc sống Các Ngân hàng đã hướng tới cung cấp các dịch vụ bán lẽ để đápứng nhu cầu cá nhân và hộ gia đình Trong đó, việc cho vay với mục đích mua, sửachữa, xây dựng nhà ở đã được nhiều ngân hàng triển khai thực hiện như:NHNo&PTNT Việt Nam, NH phát triển nhà Đồng Bằng sông Cửu Long (MHB),NHTM cổ phần Á Châu (ACB), ngân hàng nhà Hà Nội (Habubank), NH NhàTPHCM (HHB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), NH Kỹ Thương(Techcombank),… Tuy nhiên, các khoản cho vay để mua, xây dựng, sửa chữa lớnnhà ở trong thời gian vừa qua chủ yếu là triển khai thực hiện chính sách của nhànước chiếm tỷ trọng lớn, riêng Agribank đã chiếm khoảng 86% các khoản vay liênquan đến nhà ở

Triển vong:

Thị trường cho vay liên quan đến nhà ở còn rất lớn, trong đó nhu cầu về nhà ởkhu vực đô thị là rất cấp bách Theo quy hoạch tổng thể định hướng cho phát triểnkhu đô thị đến năm 2020 thì dân số đô thị sẽ chiếm khoảng 45% dân số cả nước,như vậy sức ép về nhà ở càng lớn, nhất là hai thành phố lớn như Hà Nội và thànhphố Hồ Chí Minh Do đó để mở rộng cho vay lĩnh vực này, các NHTM cần tổ chứccác cuộc điều tra xã hội rộng rãi để nắm bắt nhu cầu thực sự của người dân, từ đóxây dựng chiến lược khách hàng và đề ra biện pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay về

Trang 30

lĩnh vực nhà ở

1.4.4.2 Cho vay qua thẻ.

Thị trường thẻ ở Việt Nam đang phát triển có thể nói là “chóng mặt” và doanh

số sử dụng thẻ cũng tăng tương ứng Song số lượng thẻ phát hành và tỷ trọng thanhtoán qua thẻ (không dùng tiền mặt) còn quá nhỏ so với tiềm năng và so với cácnước trong khu vực cũng như quốc tế

Năm 1996, Vietcombank và NHTM cổ phần Á Châu (ACB) đã khai trươngphát hành thẻ tín dụng quốc tế (TDQT) Mastercard đầu tiên tại Việt Nam Năm

1997, ACB phát hành thêm thẻ TDQT Visa, và đối với Vietcombank là năm 1998.Cuối năm 2000, ACB bắt đầu phát hành thẻ tín dụng nội địa và đã thu được nhiềukết quả khả quan Đến nay ACB bắt đầu phát hành thẻ tín dụng nội địa và đã thuđược nhiều kết quả khả quan Đến any ACB là Ngân hàng chiếm thị phần phát hànhthẻ cao nhất nước ta Đầu năm 2001, NH Exibank đã phát hành thẻ TDQTMastercard, đầu năm 2002 NH Công thương cũng thamgia vào thị trường thẻ vớiviệc phát hành thẻ Master

Từ năm 1990, Vietcombank với tư cách là một Ngân hàng đại lý đã bắt đầutriển khai nghiệp vụ thanh toán thẻ ở Việt Nam Đến năm 1995, Ngân hàng mớithực sự trở thành thành viên chính thức của hai tổ chức thẻ Visa và Mastercard

Triển vọng:

Là một nước đang phát triển, đời sống nhân dân ngày càng cao thì nhu cầu vềhọc tập, chữa bệnh, đi du lịch nước ngoài ngày càng nhiều, đó là thị trường hấpdẫn để các NHTM mở rộng bằng việc cho vay qua thẻ để đáp ứng nhu cầu tiêudùng cá nhân

Với mức thu nhập trong dân cư ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng cũng rấtlớn đó là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển thẻ của Ngân hàng, do tính antoàn và thuận lợi khi sử dụng, nhất là đi nước ngoài để chữa bệnh, học tập, hay dulịch Các chi nhánh NH nước ngoài chưa được phép phát hành thẻ tại Việt Nam.Như vậy, thị trường tiềm năng để các NHTM thực hiện cho vay qua thẻ là rất lớn và

Trang 31

thuận lợi.

1.4.4.3 Các hình thức cho vay tiêu dùng khác.

Mặc dù nhu cầu tiêu dùng của người dân là rất lớn như mua tiện nghi sinh hoạt

để cải thiện cuộc sống… nhưng thời gian qua, mới chỉ có một vài ngân hàng thựchiện cho vay phục vụ nhu cầu này của người dân, song chỉ tập trung ở các thànhphố lớn… và cũng chỉ chủ yếu là cho vay đối với cán bộ công nhân viên chức nhànước Cho vay tiêu dùng chủ yếu là cho vay ngắn hạn từ 1 đến 3 năm, các trườnghợp cho vay với thời hạn từ 5 năm trở lên không nhiều Các Ngân hàng cũng đuanhau đưa ra một hạn mức tín dụng và lãi suất hợp lý để thu hút khách hàng Trướcđây mức cho vay tín chấp Cán bộ công nhân viên thường không quá 10 triệu đồng.Tuy nhiên gần đây, một sô ngân hàng không cố định hạn mức trên mà căn cứ vàokhả năng của người vay để xét cho vay cao hơn Agribank, Sacombank đã nâng hạnmức lên đến 30 triệu đồng, Vietcombank cho vay cán bộ công nhân viên với mứctối đa 50 triệu đồng và thời hạn tối đa có thể dài đến 5 năm

Triển vọng:

Hầu hết đối tượng cho vay của các ngân hàng hiện này là những người csonguồn trả nợ chắc chắn, thu nhập ổn định và tốt nhất là có tài sản đảm bảo hoặc cóbên thứ 3 bảo lãnh Từ khi triển khai chương trình cho vay cán bộ công nhân viên,

số khách hàng liên hệ vay theo chương trình này tại các ngân hàng gần như quá tải.Thực tế đã cho thấy rằng tiềm năng tín dụng từ khu vực này rất cao, các Ngân hàng

vì thế cần tạo điều kiện thông thoáng hơn cho người vay, thủ tục vay không quárườm rà và số tiền tối đa được vay cần nâng cao lên nhắm đến những người có thunhập cao

Trang 32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN HÀ NỘI

2.1 Khái quát chung về NHNo&PTNT Hà Nội.

Trang 33

Thương thành phố Hà Nội và 12 chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyệnđược đổi tên từ các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước đã hội tụ về trụ sở chính tại số

77 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Với 1.182 lao động, 18 tỷ nguồn vốn, chủ yếu là tiền gửi Ngân sách huyện và

16 tỷ dư nợ mà hầu hết là nợ cho vay các xí nghiệp Quốc doanh, các hợp tác xã đãtrở thành nợ tồn động Trụ sở, phương tiện, kho tàng không đáp ứng được yêu cầukinh doanh Ngân hàng phát triển nông nghiệp Hà Nội sớm phải hoạt động trongmôi trường cạnh tranh với các Ngân hàng đã có bề dày hoạt động kinh doanh và cónhiều lợi thế hơn hẳn, không những thế còn luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếutiền mặt, những năm đầu cùng với sự hỗ trợ nguồn vốn của Ngân hàng phát triểnNông nghiệp Trung ương cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn củaLiên hiệp các Công ty Lương thực Hà Nội để mua gạo cho nhân dân nội thành, mộtphần nhu cầu tiền mặt chỉ lương cho các doanh nghiệp

Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước,

mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mới Nông thôn ngoạithành Hà Nội, Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Hà Nội đã nhanh chóng khai thácnguồn vốn để đầu tư cho các Thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho NôngNghiệp Nhờ có những quyết sách táo bạo, đổi mới nhận thức kiên quyết khắc phụcđiểm yếu nhất là thiếu vốn, thiếu tiền mặt, nhờ vậy chi sau hơn hai năm hoạt động,

từ năm 1990 trở đi Ngân hàng NHNo Hà Nội đã có đủ nguồn vốn và tiền mặt thỏamãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng

Thực hiện chủ trương cho vay hộ sản xuất theo quyết định 499A của Tổnggiám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Hà nội đã phối hợp với HộiNông đân, Hội liên hiệp phụ nữ thành phố đã đẩy mạnh cho vay phát triển các sảnphẩm Nông Nghiệp như trồng dâu nuôi tằm, chăn nuôi bò sữa, gia súc, gia cầm,phát triển vùng chuyên canh rau, hoa cây cảnh nhờ vậy thu nhập và đời sống nôngdân ngoại thành đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ khá và giàu tăng lên, tỷ lệ hộnghèo giảm xuống đáng kể

Tháng 9 năm 1991, 7 Ngân hàng huyện thị: Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng,

Trang 34

Thạch Thất, Ba Vì, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây được bàn giao về Vĩnh Phúc và Hà Tây.Tiếp theo đó thực hiện mô hình hai cấp từ tháng 10/1995 NHNo&PTNT HàNội đã bàn giao 5 Ngân hàng Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm,

từ tháng 11 năm 2004 đến nay tiếp tục bàn giao các chi nhánh Chương Dương vàTây hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân về Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, lúc nàyNHNo&PTNT Hà Nội lại đứng trước một thử thách mới đó là mang tên Ngân hàngnông nghiệp nhưng lại phục vụ các thành nghiệp kinh tế không mang dáng dấp cảsản xuất nông nghiệp giữa nội đô Thành phố Hà Nội

Để đứng vững, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường NHNo&PTNT HàNội đã chủ động mở rộng màng lưới để huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn tíndụng của các thành phân kinh tế trên địa bàn nội thành

Năm 1994 thành lập Ngân hàng Khu vực chợ Hôm (nay là Hai Bà Trưng).Năm 1995 thành lập Ngân hàng khu vực Đồng Xuân (nay là Hoàn Kiếm ).Năm 1996 thành lập các Ngân hàng Quận Tây Hồ,Ba Đình, Thanh Xuân.Năm 1997 thành lập Ngân hàng Quận Cầu Giấy

Năm 2000 thành lập Ngân hàng Quận Đống Đa và khu vực Tam Trinh

Năm 2001 thành lập 10 phòng giao dịch

Năm 2002 thành lập 2 Ngân hàng Chương Dương và Tràng Tiền PLAZA và

11 phòng giao dịch Đến cuối năm 2002 NHNo & PTNT Hà Nội có 33 phòng giaodịch huy động nguồn vốn và dịch vụ Ngân hàng

Năm 2003 thành lập 3 chi nhánh: Chợ Hôm ,Hàng Đào Nghĩa Đô

Tháng 12 năm 2004 bàn giao 2 chi nhánh:

 -Chi nhánh Chương Dương về chi nhánh Long Biên

 -Chi nhánh Tây Hồ về chi nhánh Quảng An

Năm 2005 thành lập chi nhánh Trần Duy Hưng

Năm 2006 bàn giao chi nhánh Cầu Giấy về TW

Năm 2007 bàn giao chi nhánh Thanh Xuân về TW

Tháng 3 năm 2008 bàn giao 3 chi nhánh: Hoàn Kiếm,Tam Trinh,Đống Đa về TWĐến 2/2009 ngân hàng có 1 giám đốc ,3 phó giám đốc, 10 phòng nghiệp vụ và

Trang 35

20 phòng giao dịch trực thuộc.

Những khó khăn tương chừng đã với dần đi, những cơ chế thị trường đã làmnhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp Nhà nước làm ăm thua lỗ mất vốn, cóvay mà không có trả, nhiều doanh nghiệp được khoanh, giãn nợ từ các năm 1995đến nay không có khả năng trả nợ dồn lại, khó khăn trong những năm sau này cònnặng nề, phức tạp gấp nhiều lần khi thiếu vốn, thiếu tiền mặt của thời kỳ mới thànhlập song được NHNo&PTNT Việt Nam, NHNN Việt Nam, Thành Uỷ, UBNDthành phố Hà Nội và các ban ngành từ Trung ương đến địa phương giúp sức cùngvới sự kiên trì, năng động, sáng tạo của Đảng Uỷ, Ban Giám Đốc, của Đảng bộ với

156 Đảng viên cùng với tập thể viên chức đã lao động cần cù miệt mài đã từng bướcvượt qua những trở ngại thách thức

Sau 20 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, NHNo&PTNT

Hà Nội đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huyđộng nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiềnmặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, phát triển đa dạng hoá dịch vụ đặc biệt chitrả lương ngân sách qua thẻ ATM và các hoạt động khác

Về nguồn vốn: từ nguồn vốn 18 tỷ đồng khi mới thành lập, đến nay Agribank

Hà Nội đang sở hữu và kinh doanh trên 15.000 tỷ đồng, tăng 880 lần, đạt mức tăngbình quân trên 50%/năm Trong đó, nguồn vốn ngoại tệ chiếm trên 10%, tiền gửidân cư chiếm 30% Nhờ đó, ngân hàng luôn chủ động đáp ứng tốt các nhu cầu vayvốn nội, ngoại tệ của các DN và trở thành một trong những chi nhánh đứng đầu vềhuy động vốn của hệ thống Agribank Việt Nam

Về dư nợ 2.300 tỷ,tăng 143 lần ,trong đó dư nợ tài trợ nhập khẩu gần 50 triệuUSD, chất lượng tín dụng được đặc biệt chú trọng đã nâng dần hiệu quả kinh doanhcủa NHNo & PTNT Hà Nội

Bên cạnh việc tích cực tìm mọi giải phát để huy động vốn nhất là tiền gửi từdân cư và đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinhdoanh, từ năm 1995, NHNo&PTNT Hà Nội triển khai nghiệp vu thanh toán quốc,chỉ sau 10 năm đã có thể giao dịch với gần 800 Ngân hàng và đại lý các tổ chức tíndụng Quốc Tế với doanh số thanh toán xuất nhập khẩu hàng năm từ 150 đến 250

Trang 36

triệu USD, đồng thời hàng năm đã khai thác được hàng trăm triệu USD, JPY,EURO, DM và nhiều loại ngoại tệ khác để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhập khẩucủa các doanh nghiệp Hoạt động thanh toán quốc tế đã nhanh chóng tạo được sự tínnhiệm của nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài, đến nay NHNo&PTNT HàNội đã mở rộng thanh toán biên mậu với các nước láng giếng, nhất là Trung Quốc,thực hiện các dịch vụ thu đổi ngoại tệ, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hổi

Từ chỗ luôn thiếu tiền mặt để chi cho các nhu cầu lĩnh tiền mặt, đến nay luônbội thu tiền mặt, tất cả các nhu cầu nộp lĩnh tiền mặt của các đơn vị và cá nhận cóquan hệ tiền mặt với NHNo&PTNT Hà Nội đều được đáp ứng kịp thời, đầy đủ,chính xác góp phần tích cực vào sự ổn định tiền tệ và giá cả trên địa bàn Hà Nội.Ngoài những nhiệm vụ chính NHNo&PTNT Hà Nội đã quan tâm mở rộng cácloại hình dịch vụ tiện ích như chuyển tiền, bảo lãnh dự thầu, bào lãnh thực hiện hợpđồng, mở LC nhập khẩu, Phonebanking, thẻ ATM, thẻ tín dụng nội địa, thẻ ghi nợ,

tự vấn trong thanh toán Quốc tế, thu tiền tại nhà mở mang nhiều tiện lợi chokhách hàng và tăng thu dịch vụ cho Ngân hàng, bình quân thu dịch vụ chiếm 12-15% trên tổng thu

Mặc dù còn nhiều khó khăn trở ngại, song NHNo&PTNT Hà Nội kiên quyếtthực hiện đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, đặc biệt trong chỉ đạo điều hành, từchỗ quen với cơ chế bao cấp, ỷ lại và câp trên, không chú trọng đến chất lượngkinh doanh, đến nay trọng tâm hàng đầu mà mọi thành viên của NHNo&PTNT HàNội đều thực sự quan tâm là hiệu quả kinh doanh cuối cùng, đặc biệt là chất lượngtín dụng

Để chuẩn bị cho hội nhập trong khu vực và quốc tế NHNo&PTNT Hà Nội đãtừng bước hiện đại hóa hoạt động Ngân hàng mà trọng tâm là công tác thanh toán,chuyển tiền điện tử cho khách hàng, đến nay mọi nhu cầu chuyển tiền cho kháchhàng trong và ngoài hệ thống được thực hiện ngay trong ngày làm việc, thậm chí chỉtrong thời gian rất ngắn với độ an toàn và chính xác cao

Trong quá trình xây dựng và trưởng thành NHNo&PTNT Hà Nội luôn luônlấy đoàn kết nội bộ làm trọng tâm, phát huy sức mạnh của các tổ chức quần chúng

Trang 37

như Công đoàn cơ sở, Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh, Ban nữ công vừa

mở rộng hoạt động kinh doanh, cán bộ viên chức NHNo&PTNT Hà Nội đã tích cựchưởng ứng các công tác xã hội nhu ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, ủng hộngười nghèo, xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, tổ chức thăm hỏi và tặng quà các giađình thương binh, liệt sỹ với trên 300 triệu, nuôi dưỡng 1 Bà mẹ Việt Nam anhhùng, ủng hộ xây nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách với 152 triệu đồng

Có thể nói 20 năm xây dựng và trưởng thành NHNo & PTNT Hà Nội đã đạtđược thành tích nhất định ,song so với yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp Công NgiệpHóa , Hiện Đại Hóa đất nước , nhất là đòi hỏi của nền kinh tế thị trường ,hoạt độngkinh doanh của NHNo & PTNT Hà Nội trong 20 năm qua còn bộc lộ một số điểmyếu đó là :

Chưa có nhiều vốn dài hạn để đầu tư phát triển cho các ngành kinh tế thenchốt ,các mặt hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu tạo sức cạnh tranh chonền kinh tế trong tương lai

Mạng lưới kinh doanh nhanh mở rộng nhưng cơ sở vật chất còn nghèo nànchưa thực sự ổn định và hấp dẫn khách hàng

Một số chính sách tuy đã thông thoáng ,tạo thuận lợi cho Ngân Hàng vàkhách hàng kinh doanh ,nhưng còn rất nhiều trở ngại nhất là việc xử lý nợ và tài sảnthế chấp với những doanh nghiệp không trả nợ tiền vay nên còn dè dặt khi đầu tưcho doanh nghiệp

Phát huy truyền thống 20 năm xây dựng và trưởng thành,trước yêu cầu đổimới của nền kinh tế trong quá trình hội nhập , NHNo & PTNT Hà Nội sẽ phát huynhững thành quả và bài học kinh nghiệm bước đầu trong quản lý điều hành kinhdoanh đồng thời được sự giúp đỡ của các cấp,các ngành cùng với sự nỗ lực ,đoànkết phấn đấu của tập thể cán bộ ,viên chức NHNo & PTNT Hà Nội sẽ phát triểnbền vững và giành được nhiều thành tích to lớn hơn nữa

2.1.1.2 Chức năng,nhiệm vụ & cơ cấu tổ chức

a> Chức năng ,nhiệm vụ.

Cùng với hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh NHNo & PTNT Hà

Trang 38

Nội được thành lập và hoạt động trong bối cảnh có khó khăn về nhiều mặt như cơ

sở vật chất ,công nghệ,lao động,khách hàng,những ảnh hưởng to lớn và nặng nề của

cơ chế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường vẫn còn tồn tại đến nay

Tuy vậy, 20 năm qua ,chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội đã có nhiều cốgắng,từng bước vượt qua những thách thức to lớn để phát triển kinh doanh,đã đónggóp tích cực vào xây dựng kinh tế Thủ Đô cũng như sự phát triển bền vững củaNHNo & PTNT Việt Nam

Từ chỗ thiếu vốn và tiền mặt NHNo & PTNT Hà Nội đã có những giải phápmạnh dạn vừa thu hút nguồn vốn vừa tạo nguồn thu tiền mặt,đã mạnh dạn mở rộngmạng lưới,chiếm lĩnh thị trường nên đến nay NHNo & PTNT đã có nguồn vốn trên7.500 tỷ đồng ,cung ứng trên 2.300 tỷ dư nợ cho các thành phần kinh tế Thủ Đô ,mởrộng và làm tốt công tác thanh toán quốc tế với gần 700 Ngân Hàng và đại lý ngânhàng nước ngoài,giải quyết tốt nhu cầu ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu ;NHNo & PTNT Hà Nội đã cùng với toàn ngành góp phần tích cực vào công cuộcphát triển,hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn,xóa đói giảm nghèo ,ổn định giá

cả và tiền tệ ,đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người laođộng….đó là thành tích bước đầu đáng trân trọng mà NHNo & PTNT Hà Nội 15năm qua đã đạt được

Để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh phát triển, NHNo& PTNT Hà Nội đã chútrọng phát huy sức mạnh của tổ chức đảng cơ sở,các tổ chức quần chúng như Côngđoàn,phụ nữ,thanh niên,chú trọng đào tạo nguồn lực con người tại chỗ,tích cựctham gia các hoạt động xã hội như ủng hộ nhân dân các vùng miền bị thiên tai,lũlụt,nuôi dưỡng Bà Mẹ Việt Nam anh hùng,tham gia bảo vệ an ninh Tổ Quốc,huấnluyện dân quân tự vệ NHNo & PTNT Hà Nội đã được Đảng và Nhà Nước đã traotặng 01 huân chương lao động hạng ba và 01 huân chương chiến công hạng Ba,đó

là sự ghi nhận những công lao và thành tích mà toàn thể cán bộ viên chứcNHNo&PTNT Hà Nội đã phấn đấu không mệt mỏi trong 15 năm qua

Để phát triển bền vững và sớm vươn lên hòa nhập với cộng đồng khu vực vàquốc tế, NHNo&PTNT Hà Nội cần thực hiện thắng lợi chiến lược kinh doanh đã

Trang 39

được NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt và những nhiệm vụ trọng tâm sau đây đểphát triển mạnh mẽ trong cơ chế thị trường hiện nay.

Tiếp tục mở rộng mạng lưới kinh doanh ,triển khai nhiều hình thức huy độngvốn nhất là dân cư,trong đó tập trung huy động vốn trung dìa hạn để đáp ứng chonhu cầu Công Nghiệp hóa ,hiện đại hóa trước hết là Công nghiệp hóa và Hiện đạihóa Nông nghiệp và nông thôn

Mở rộng đầu tư tín dụng cho các thành phần kinh tế Thủ Đô,coi trọng cho vaycác doanh nghiệp vừa và nhỏ ,cho vay tiêu dùng,cho vay các hộ gia đình làm kinhtế,mở rộng hình thức đồng tài trợ với các ngân hàng bạn nhằm nâng cao hiệu quảkinh doanh,hạn chế rủi ro,tích cực thu hồi nợ tồn đọng của các thành phần kinh tế,Luôn luôn lấy phương châm chất lượng tín dụng là hiệu quả hàng đầu

Đổi mới công nghệ ngân hàng ,cung cấp ngày càng nhiều các sản phẩm dịch

vụ tiện ích cho mọi khách hàng

Không ngừng và thường xuyên đào tạo và đào tạo lại cán bộ ở tất cả các phầnhành nghiệp vụ để theo kịp với yêu cầu đổi mới,phát triển của Công nghệ Ngânhàng và thực tế kinh doanh ngày càng phức tạp

Thường xuyên củng cố tổ chức và phát huy hoạt động sáng tạo của tổ chứccông đoàn, Đoàn thanh niên,Phụ nữ,Dân quân tự vệ,phát huy sức mạnh của các tổchức quần chúng để động viên chăm lo người lao động,khắc phục khó khăn hiện tại

để làm việc ngày càng tốt hơn,tham gia tích cực các hoạt động xã hội …

Trong những năm tiếp theo,NHNo&PTNT Việt Nam nói chung vàNHNo&PTNT Hà Nội nói riêng có nhiều thuận lợi để phát triển nhưng cũng có nhiềutrở ngại khó khăn đòi hỏi mỗi cán bộ ,Đảng viên, viên chức NHNo&PTNT Hà Nộiphấn đấu mạnh hơn nữa,học hỏi nhiều hơn nữa trên con đường phát triển của mình

b> Cơ cấu tổ chức

NHNo & PTNT Hà Nội được tổ chức theo mô hình thống nhất của NHNo &PTNT Việt Nam gồm Ban Giám Đốc,10 phòng,tổ nghiệp vụ các chi nhánh cấp2,các phòng giao dịch hoạt động theo quy chế 454 – QĐ/HDQT ngày 4/12/2006 củaHội Đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam

Trang 40

Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Hà Nội: Ban giám đốc trong đó gồm 1Giám Đốc, 4 Phó giám đốc, và 10 phòng ban trực thuộc.

- Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc trực tiếp quản lý điềuhành toàn diện hoạt động kinh doanh tại trung tâm và các chi nhánh trực thuộc

- Phòng hành chính (Tổ chức cán bộ) : Xây dựng quy định lề lối làm việctrong đơn vị, đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chinhánh Quản lí hồ sơ cán bộ, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng Thực hiệncông tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo chủ trương chính sách của nhànước và theo quyết định của chi nhánh Ngân Hàng

- Phòng kiểm tra,kiểm soát nội bộ: Xây dựng chương trình và tổ chức thựchiện kiểm tra, kiểm toán Báo cáo kịp thời kết quả kiểm tra, kiểm toán và chỉnh sửacác tồn tại thiếu sót của chi nhánh.Kiểm tra ,giám sát việc chấp hành quy trìnhnghiệp vụ kinh doanh báo cáo tài chính,báo cáo cân đối kế toán,hoạt động tiền tệ tíndụng và dịch vụ của Ngân Hàng

- Phòng kế toán ngân quỹ: Hạch toán kế toán, thanh toán trong và ngoài nước,quản lí và sử dụng ngân quỹ Lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán, quyết toán Thực hiệncác chỉ tiêu kế hoạch tài chính, thu chi tiền lương, nộp ngân sách Nhà nước,công táchuy động vốn từ dân cư và các tổ chức thành phần kinh tế….,thực hiện hạch toán kếtoán,hạch toán thống kê và các công tác ngân quỹ tại trụ sở

Hạch toán theo dõi quản lý các loại tài sản mua sắm (TSCĐ,cung cấp laođộng…)xây dựng sữa chữa các loại vật liệu….(theo dõi nhập xuất kho và quyếttoán),các khoản chi tiết nội bộ,chi trả lương,BHXH…

Phòng hành chính: Xây dựng, triển khai, đôn đốc việc thực hiện các chươngtrình công tác hàng tháng, quý, năm của chi nhánh Tư vấn pháp chế trong việc thựcthi các nhiệm vụ cụ thể Lưu trữ các văn bản pháp luật,thực hiện các công tác hànhchính (văn thư,lễ tân,…),là đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc,công táctại chi nhánh,đầu mối chăm lo đời sống vật chất,văn hóa tinh thần của cán bộ CNV

- Phòng tín dụng: Nghiên cứu, xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng vàcác mô hình tín dụng thí điểm Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng

Ngày đăng: 29/11/2012, 10:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Giáo trình tín dụng ngân hàng_Học viện ngân hàng Khác
3.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hội sở NHNo&PTNT Hà Nội (2006-2008) Khác
4.Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng doanh nghiệp năm (2007-2008). Phương hướng hoạt động và điều hành tín dụng năm 2009 Khác
5.Bảng cân đối tài chính,bảng tổng kết tài sản của NHNo&PTNT Hà Nội (2006-2008) Khác
6.Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng HSX & CN năm (2007-2008). Định hướng hoạt động năm 2009 Khác
7.Báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế (2006-2008) Khác
8. Tài liệu tập huấn cán bộ Tín Dụng của NHNo&PTNT Hà Nội.9. Trang Web Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI - Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI (Trang 42)
Bảng 2.2: Nguồn vốn của NHNoHN (2006- 2007) - Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 2.2 Nguồn vốn của NHNoHN (2006- 2007) (Trang 45)
Bảng 2.4 Số liệu tổng thể cho vay, thu nợ, dư nợ năm 2006-2007 - Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 2.4 Số liệu tổng thể cho vay, thu nợ, dư nợ năm 2006-2007 (Trang 49)
Bảng 2.5 Số liệu tổng thể cho vay, thu nợ, dư nợ năm 2007-2008 - Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 2.5 Số liệu tổng thể cho vay, thu nợ, dư nợ năm 2007-2008 (Trang 50)
Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ phân theo loại tiền cho vay năm 2006-2007 - Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ phân theo loại tiền cho vay năm 2006-2007 (Trang 52)
Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế năm 2006-2007 - Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 2.8 Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế năm 2006-2007 (Trang 53)
Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế năm 2007-2008 - Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 2.9 Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế năm 2007-2008 (Trang 53)
Bảng 2.11 Cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn cho vay năm 2007-2008 - Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 2.11 Cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn cho vay năm 2007-2008 (Trang 54)
Bảng 2.15 Cơ cấu cho vay tiêu dùng trong tổng cơ cấu - Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 2.15 Cơ cấu cho vay tiêu dùng trong tổng cơ cấu (Trang 67)
Bảng số liệu cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng của Agribank Hà Nội chủ - Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng s ố liệu cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng của Agribank Hà Nội chủ (Trang 68)
Bảng 2.17 Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo hình thức vay vốn 2008 - Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 2.17 Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo hình thức vay vốn 2008 (Trang 70)
Bảng 2.18. Doanh số cho vay, dư nợ - Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 2.18. Doanh số cho vay, dư nợ (Trang 71)
Bảng 2.19 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ - Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 2.19 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (Trang 73)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w