Thực trạng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội năm 2006-2008.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 65 - 71)

III. Phân theo thời gian

c. Dư nợ phân theo thời hạn cho vay:

2.2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội năm 2006-2008.

năm 2006-2008.

Năm 2008 nền kinh tế nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao bình quân cả năm tăng 22,9%, đầu năm làm phát, cuối năm lại thiểu phát ảnh hưởng trực tiếp đến

sản xuất và đời sống của nhân dân.

Tổng sản phẩm trong nước tăng 6,23%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủ sản tăng 5,6%. Giá trị sản xuất công nghiệp, xâu dựng tăng 14,6%. Tổng mức bán lẽ và dịch vụ tăng 31%, kim ngạch xuất khẩu tăng 29,5%, tỷ lệ hộ nghèo còn 13,1%.

Nhiều ngân hàng lớn trên thế giới phá sản, lãi suất của cục dự trữ liên bang Mỹ liên tục giảm (nay còn 0,25% thấp nhất từ trước đến nay), giá dầu, giá vàng và một số vật tư thiết yếu cho sản xuất biến động bất thường. Trước diễn biến bất thường của kinh tế toàn cầu cũng như trong nước, Ngân hàng nhà nước Việt Nam liên tục điều chỉnh lãi suất cơ bản và thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát đã tác động không nhỏ đến quá trình kinh doanh của các tổ chức tín dụng.

Năm 2008 cũng là năm nền sản xuất nông nghiệp gặp nhiều rủi ro bất khả kháng với mức độ thiệt hại cao và diện rộng do thiên tai và dịch bệnh gây nên. Vốn đầu tư của NHNo chậm thu hồi, nợ xấu và rủi ro tín dụng phát sinh tăng.

Tình hình trên đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng hộ sản xuất và cá nhân nói riêng của NHNo&PTNT Việt Nam.

2.2.2.1Quy mô cho vay tiêu dùng.

Bảng 2.14. Hoạt động cho vay tiêu dùng.

Đơn vị : Triệu đồng

TT

Chỉ tiêu 31/12/07 31/12/08 Tăng, giảm

Tuyệt đối Tương đối

A Kết quả cho vay

I Doanh số cho vay 203.408 218.079 14.671 7,2% II Doanh số thu nợ 495.482 504.410 8.928 1,8%

III Tổng dư nợ 306.791 280.730 -26.061 -8,5%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng HSX&CN năm 2008).

Qua bảng số liệu trên ta có thấy được tổng quan về tình hình cho vay tiêu dùng của NHNo&PTNT Hà Nội. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ năm sau so với năm trước đều tăng, nhưng tăng với một tỷ lệ rất khiêm tốn chỉ 7,2% đối với doanh số cho vay và 1,8% đối với doanh số thu nợ. So với mức tăng trưởng chung của hoạt động tín dụng thì tỷ lệ này không được cao. Doanh số cho vay chung của NH năm 2008 tăng 27,3%, còn doanh số thu nợ năm 2007 tăng 23,1%. Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng còn giữ một vị trí khiêm tốn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ta sẽ nhận thấy rõ hơn điều này qua phân tích cơ cấu cho vay tiêu dùng trong tổng cơ cấu hoạt động cho vay.

2.2.2.2Cơ cấu cho vay tiêu dùng.

a> Cơ cấu cho vay tiêu dùng trong tổng cơ cấu cho vay.

Bảng 2.15 Cơ cấu cho vay tiêu dùng trong tổng cơ cấu

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008

Tuyệt đối Tỷ trọng Tuyệt đối Tỷ trọng

Doanh số cho vay TD 203.408 6,95% 218.079 5,85% Tổng doanh số cho vay 2.928.268 100% 3.729.502 100% Doanh số thu nợ CVTD 495.482 16,5% 504.410 16,65% Tổng doanh số thu nợ 3.001.589 100% 3.028.395 100% Dư nợ cho vay TD 306.791 13,18% 280.730 8,16% Tổng dư nợ cho vay 2.737.030 100% 3.438.137 100%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2008) Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy hoạt động cho vay tiêu dùng giữ một vị trí khá khiêm tốn trong hoạt động tín dụng của Agribank Hà Nội. Doanh số cho vay chiếm

chưa đến 7%, còn doanh số thu nợ và dự nợ cũng chiếm tỷ trọng không cao và lại có xu hướng giảm trong tổng cơ cấu. Doanh số cho vay tiêu dùng năm 2008 là 218.079 triệu VNĐ tăng 14.671 triệu VNĐ so với năm 2007 điều nay hoàn toàn phù hợp với xu hướng hoạt động tín dụng nói chung tuy nhiên tỷ trọng doanh số cho avy tiêu dùng trong tổng cơ cấu lại giảm năm 2007 tỷ trọng là 6,95% nhưng năm 2008 chỉ 5,855 điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn chi nhánh.

Về dư nợ cho vay tiêu dùng lại có xu hướng giảm năm 2007 dư nợ cho vay tiêu dùng là 306.791 triệu VNĐ nhưng năm 2008 chỉ đạt 280.730 triệu VNĐ giảm 26.061 triệu VNĐ điều này dẫn đến cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng giảm từ 13,18% xuống còn 8,16% cũng là điều dễ hiểu.

Sự gia tăng doanh số cho vay, doanh số thu nợ trong khi dư nợ cho vay giảm được giải thích do: trong cho vay tiêu dùng chi nhánh chủ yếu cho vay đối với các khoản cho vay có thời hạn ngắn, các khoản vay này được hoàn trả ngay trong năm. Do đó doanh số cho vay có sự gia tăng, song đến thời điểm cuối năm 2008, dư nợ cho vay tiêu dùng lạ giảm.

b> Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời gian.

Bảng 2.16 Cơ cấu dư nợ theo thời gian.

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008

Tuyệt đối Tỷ trọng Tuyệt đối Tỷ trọng

Tổng doanh số cho vay 203.408 100% 218.079 100%

Ngắn hạn 160.408 87,86% 193.500 88,73% Trung hạn và dài hạn 43.000 12,14% 24.579 11,27% Tổng doanh số thu nợ 495.482 100% 504.410 100% Ngắn hạn 444.893 89,79% 448.420 88,9% Trung hạn và dài hạn 50.589 10,21% 55.990 11,1% Tổng dư nợ 306.791 100% 280.730 100% Ngắn hạn 240.830 78,5% 244.205 86,99% Trung hạn và dài hạn 65.961 21,5% 36.705 13,01%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2008)

như năm 2007 doanh số cho vay tiêu dùng chiếm 87,86 %, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 78,5%. Đến năm 2008 tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn và dư nợ ngắn hạn vẫn cao và có tăng tuy không nhiều. sở dĩ các khoản cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn là do ngân hàng thực hiện cho vay chủ yếu đối với khách hàng tiêu dùng mua bán các sản phẩm phục vụ nhu cầu mua bán các sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày có giá trị nhỏ, không phải thực hiện các dự án có chi phí lớn. Mặt khác, ngân hàng vẫn còn hạn chế cho vay dài hạn do e ngại mức độ rủi ro cao trong thời gian dài, nhất là khi nguồn trả nợ không cùng nguồn vốn vay sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan. Cơ cấu dư nợ trung và dài hạn tuy chưa cao nhưng để phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển , thu nhập của người dân càng tăng lên, nhu cầu về mua sắm nhà cửa và các vật dụng đắt tiền ngày càng gia tăng. Mà hầu hết các khoản cho vay này tương đối lớn, thời hạn cho vay dài, người tiêu dùng trả nợ vay nhiều kỳ khiến cho dư nợ cũng khá cao.

c> Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo hình thức vay vốn.

Bảng 2.17 Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo hình thức vay vốn 2008

Đơn vị:Triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Doanh số Dư nợ

Cho

vay Thu nợ Số lượng Số tiền Nợ xấu

1. Cho vay xd,mua sắm,sữa chữa 27.692 62.441 679 41.307 6.601 Cho vay phương tiện đi lại 3.794 8.910 152 4.985

Cho vay cơ sở hạ tầng 7.761 17.613 45 9.800

Cho vay khác 16.137 35.918 482 26.522

2. Cho vay LĐ đi làm việc có thời

hạn ở nước ngoài 0 0 0 0

3. Cầm cố giấy tờ có giá 175.336 404.237 404 220.448 5.966

4. Cho vay du học 15.051 34.157 92 18.975

Tổng doanh số 218.079 504.410 1.175 280.730

Qua số liệu thu được ở trên ta có thể thấy cơ cấu cho vay tiêu dùng của ngân hàng không đồng đều. Do đặc điểm của hoạt động tín dụng và hạn chế rủi ro ngân hàng thường cho vay cầm cố giấy tờ có giá là chủ yếu chiếm đến 80% cơ cấu cho vay, có lẽ đây là hình thức cho vay an toàn và ít rủi ro nhất đối với ngân hàng. Tiếp đến là cho vay xây dựng,mua săm, sữa chữa nhà ở chiếm 13%, cho vay du học (dịch vụ) chiếm 7% điều này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu cuộc sống của người dân hiện nay như đã phân tích ở những phần trên đó là con người ngày càng chú ý đến nâng cao chất lượng cuộc sống cả về lượng và chất, đầu tư cho con em đi học ở nước ngoài là hình thức phổ biến hiện nay. Vì vậy, đây là thị trường đầy tiềm năng cho ngân hàng tiến đến mở rộng, nâng cao chất lượng cho vay.

Biểu đồ:2.17 Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo hình thức vay vốn

13% 0%

80%7% 7%

Cho vay xd, mua sắm,sữa chữa

Cho vay LĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài Cầm cố giấy tờ có giá

Cho vay du học

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w