Cho vay tiêu dùng_Một trong những hình thức để kích cầu kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 28 - 32)

Cho vay tiêu dùng để đa dạng hóa danh mục đầu tư, phân tán rủi ro, đồng thời cũng là một biện pháp kích cầu cho nền kinh tế là một hướng đi đúng.

Sau khi Chính phủ có chủ trương kích cầu và Ngân hàng Nhà nước cho áp dụng lãi suất thoả thuận, thị trường vay tiêu dùng đang bắt đầu sôi động và hứa hẹn một cuộc cạnh tranh quyết liệt.

Trong năm 2008, các ngân hàng thương mại (NHTM) thắt chặt cho vay tiêu dùng, nhưng đến nay tình hình đã thay đổi hẳn. Các Ngân hàng đồng loạt triển khai cho vay kích cầu.điển hình là một số ngân hàng sau:

• NH Á Châu đã soạn thảo một chương trình mới về cho vay tiêu dùng với nhiều quy định thoáng hơn nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng.

• NH Đông Á (DAB) chủ trương mở rộng cho vay tiêu dùng đồng hành với việc đẩy mạnh giao dịch qua thẻ. DAB đang soạn thảo chương trình mới về cho vay dưới hình thức thấu chi qua thẻ đa năng.

• Navibank cho biết đang mở rộng liên kết với các DN xây dựng- kinh doanh nhà ở và các salon ôtô để cho vay đối với khách hàng của các đơn vị này. Đối với hình thức cho vay qua thẻ tín dụng, sắp tới NH sẽ mở thêm cho nhân viên, thời hạn không trả lãi có thể lên đến 30 ngày

Tổng giám đốc Standard Chartered tại Việt Nam khuyến nghị rằng: trong điều kiện cần lấp khoảng trống khi nhu cầu trên các thị trường xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu, Việt Nam cần phải kích thích tiêu dùng trong nước, trong đó cần có quy định riêng biệt cho dịch vụ cho vay cá nhân, khác với cho vay doanh nghiệp. “Tiêu dùng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tăng trưởng GDP ở Việt Nam. Chính vì vậy dịch vụ ngân hàng bán lẻ cần được khuyến khích mở rộng và phát triển thay vì áp đặt trần lãi suất như hiện nay”.

Nam những năm gần đây và triển vọng trong những năm tới.

1.4.4.1Cho vay mua, xây dựng và sửa chữa lớn nhà cửa.

Do đặc điểm của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, việc mua đất hay xây hoặc sửa chữa nhà là một công việc trọng đại trong đời người. Do vậy để chuẩn bị làm các việc trên, họ cần có một khoảng thời gian nhất định, có thể hàng chục năm để tích lũy tài chính và nhưng điều kiện khác, để tích lũy nguồn tài chính ngoài việc tiết liệm thì hầu hết là vay của người thân hay bạn bè rất ít khi vay từ Ngân hàng. Vấn đề này xuất phát từ thói quen ngại vay mượn của người Việt Nam, song một phần còn do thị trường tài chính còn chưa phát triển, đã làm hạn chế mục đích vay tiền của nhân dân.

Trong 5 năm trở lại đây, các dịch vụ tiện ích của ngân hàng đã phát triển với tốc độ khá cao, đã tạo điều kiện cho người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng đê hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu cải thiện cuộc sống. Các Ngân hàng đã hướng tới cung cấp các dịch vụ bán lẽ để đáp ứng nhu cầu cá nhân và hộ gia đình. Trong đó, việc cho vay với mục đích mua, sửa chữa, xây dựng nhà ở đã được nhiều ngân hàng triển khai thực hiện như: NHNo&PTNT Việt Nam, NH phát triển nhà Đồng Bằng sông Cửu Long (MHB), NHTM cổ phần Á Châu (ACB), ngân hàng nhà Hà Nội (Habubank), NH Nhà TPHCM (HHB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), NH Kỹ Thương (Techcombank),… Tuy nhiên, các khoản cho vay để mua, xây dựng, sửa chữa lớn nhà ở trong thời gian vừa qua chủ yếu là triển khai thực hiện chính sách của nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, riêng Agribank đã chiếm khoảng 86% các khoản vay liên quan đến nhà ở.

Triển vong:

Thị trường cho vay liên quan đến nhà ở còn rất lớn, trong đó nhu cầu về nhà ở khu vực đô thị là rất cấp bách. Theo quy hoạch tổng thể định hướng cho phát triển khu đô thị đến năm 2020 thì dân số đô thị sẽ chiếm khoảng 45% dân số cả nước, như vậy sức ép về nhà ở càng lớn, nhất là hai thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Do đó để mở rộng cho vay lĩnh vực này, các NHTM cần tổ chức các cuộc

điều tra xã hội rộng rãi để nắm bắt nhu cầu thực sự của người dân, từ đó xây dựng chiến lược khách hàng và đề ra biện pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay về lĩnh vực nhà ở.

1.4.4.2Cho vay qua thẻ.

Thị trường thẻ ở Việt Nam đang phát triển có thể nói là “chóng mặt” và doanh số sử dụng thẻ cũng tăng tương ứng. Song số lượng thẻ phát hành và tỷ trọng thanh toán qua thẻ (không dùng tiền mặt) còn quá nhỏ so với tiềm năng và so với các nước trong khu vực cũng như quốc tế.

Năm 1996, Vietcombank và NHTM cổ phần Á Châu (ACB) đã khai trương phát hành thẻ tín dụng quốc tế (TDQT) Mastercard đầu tiên tại Việt Nam. Năm 1997, ACB phát hành thêm thẻ TDQT Visa, và đối với Vietcombank là năm 1998. Cuối năm 2000, ACB bắt đầu phát hành thẻ tín dụng nội địa và đã thu được nhiều kết quả khả quan. Đến nay ACB bắt đầu phát hành thẻ tín dụng nội địa và đã thu được nhiều kết quả khả quan. Đến any ACB là Ngân hàng chiếm thị phần phát hành thẻ cao nhất nước ta. Đầu năm 2001, NH Exibank đã phát hành thẻ TDQT Mastercard, đầu năm 2002 NH Công thương cũng thamgia vào thị trường thẻ với việc phát hành thẻ Master.

Từ năm 1990, Vietcombank với tư cách là một Ngân hàng đại lý đã bắt đầu triển khai nghiệp vụ thanh toán thẻ ở Việt Nam. Đến năm 1995, Ngân hàng mới thực sự trở thành thành viên chính thức của hai tổ chức thẻ Visa và Mastercard.

Triển vọng:

Là một nước đang phát triển, đời sống nhân dân ngày càng cao thì nhu cầu về học tập, chữa bệnh, đi du lịch nước ngoài ngày càng nhiều, đó là thị trường hấp dẫn để các NHTM mở rộng bằng việc cho vay qua thẻ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân.

Với mức thu nhập trong dân cư ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng cũng rất lớn đó là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển thẻ của Ngân hàng, do tính an toàn và thuận lợi khi sử dụng, nhất là đi nước ngoài để chữa bệnh, học tập, hay du

lịch. Các chi nhánh NH nước ngoài chưa được phép phát hành thẻ tại Việt Nam. Như vậy, thị trường tiềm năng để các NHTM thực hiện cho vay qua thẻ là rất lớn và thuận lợi.

1.4.4.3Các hình thức cho vay tiêu dùng khác.

Mặc dù nhu cầu tiêu dùng của người dân là rất lớn như mua tiện nghi sinh hoạt để cải thiện cuộc sống… nhưng thời gian qua, mới chỉ có một vài ngân hàng thực hiện cho vay phục vụ nhu cầu này của người dân, song chỉ tập trung ở các thành phố lớn… và cũng chỉ chủ yếu là cho vay đối với cán bộ công nhân viên chức nhà nước. Cho vay tiêu dùng chủ yếu là cho vay ngắn hạn từ 1 đến 3 năm, các trường hợp cho vay với thời hạn từ 5 năm trở lên không nhiều. Các Ngân hàng cũng đua nhau đưa ra một hạn mức tín dụng và lãi suất hợp lý để thu hút khách hàng. Trước đây mức cho vay tín chấp Cán bộ công nhân viên thường không quá 10 triệu đồng. Tuy nhiên gần đây, một sô ngân hàng không cố định hạn mức trên mà căn cứ vào khả năng của người vay để xét cho vay cao hơn. Agribank, Sacombank đã nâng hạn mức lên đến 30 triệu đồng, Vietcombank cho vay cán bộ công nhân viên với mức tối đa 50 triệu đồng và thời hạn tối đa có thể dài đến 5 năm.

Triển vọng:

Hầu hết đối tượng cho vay của các ngân hàng hiện này là những người cso nguồn trả nợ chắc chắn, thu nhập ổn định và tốt nhất là có tài sản đảm bảo hoặc có bên thứ 3 bảo lãnh. Từ khi triển khai chương trình cho vay cán bộ công nhân viên, số khách hàng liên hệ vay theo chương trình này tại các ngân hàng gần như quá tải. Thực tế đã cho thấy rằng tiềm năng tín dụng từ khu vực này rất cao, các Ngân hàng vì thế cần tạo điều kiện thông thoáng hơn cho người vay, thủ tục vay không quá rườm rà và số tiền tối đa được vay cần nâng cao lên nhắm đến những người có thu nhập cao.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 28 - 32)