Những mặt hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 76 - 77)

III. Phân theo thời gian

2.3.2Những mặt hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Hà Nội.

c. Dư nợ phân theo thời hạn cho vay:

2.3.2Những mặt hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Hà Nội.

NHNo&PTNT Hà Nội.

Thứ nhất: Cho vay tiêu dùng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong hoạt động cho vay của chi nhánh. Tỷ lệ cho vay tiêu dùng chưa đến 10%. Đây là một mảng thị trường mà chi nhánh chưa thật sự quan tâm. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng đạt được không thật sự phù hợp với tiềm năng kinh doanh của chi nhánh. Nếu so sánh với một số ngân hàng khác thì tỷ trọng này thật sự khiêm tốn.

Thứ hai: Tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng nói chung của toàn chi nhánh.

Thứ ba: tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay tiêu dùng cao hơn so với tỷ lệ chung của toàn chi nhánh.

Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm từ 9,53% năm 2005 xuống 9,46% năm 2006 và 6,52% năm 2007. Xong trong dư nợ quá hạn cho vay tiêu dùng, nợ xấu còn chiếm tỷ lệ rất lớn 3,33% năm 2007 và 4,74% năm 2008. Nợ quá hạn là không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, khi phát sinh nợ quá hạn với số lượng lớn hay nhỏ đều có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng có xu hướng giảm nhưng trong tổng dư nợ quá hạn, nợ xấu lại chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Thứ tư: chưa đa dạng hóa các hình thức cho vay tiêu dùng, đây là một hạn chế lớn ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh. Nhìn chung thì chi nhánh chỉ mới chú trọng đến các hoạt động cơ bản, truyền thống… mà các ngân hàng khác trên địa bàn đã thực hiện. Nhiều hoạt động bị hạn chế do khách hàng không muốn chuyển tiền qua ngân hàng vì thủ tục phức tạp và mất phí chuyển tiền như cho vay du học, cho vay xuất khẩu lao động…dẫn đến sự cạnh tranh lớn đối với các ngân hàng trên cùng địa bàn, mặt khác do bị khống chế địa bàn đối với vay đảm bảo bằng tiền lương nên khó phát triển.

Thứ năm: Thông tin còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay thông tin về khách hàng cá nhân tại chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế, chưa được xử lý kịp thời, mặt khác có nhiều khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến việc nợ quá hạn. Thông tin thu thập được từ khách hàng có nhiều điểm chưa thật chính xác, điều này là một thực tế ở Việt Nam hiện nay, mà hoạt động cho vay tiêu dùng thì cần phải có thông tin đầy đủ và chính xác.

Các hộ kinh doanh nhỏ lẽ thường không có giấy phép kinh doanh và ngại làm đăng ký kinh doanh vì thủ tục rườm rà vì vậy khó khăn trong việc mở rộng cho vay đối với lĩnh vực này.

Lãnh đạo một số cơ quan không tạo điều kiện khi xác nhận mức thu nhập cho cán bộ công nhân viên khi cán bộ của họ có nhu cầu vay vốn ngân hàng.

Hiện nay thị trường bất động sản trầm lắng vì vậy nhu cầu vay vốn để đầu tư mua đất xây nhà ở bị hạn chế.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 76 - 77)