Phân tích hiệu quả cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 71 - 75)

III. Phân theo thời gian

c. Dư nợ phân theo thời hạn cho vay:

2.2.3 Phân tích hiệu quả cho vay tiêu dùng

2.2.3.1Xét theo chỉ tiêu kết quả.

a> Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay.

Bảng 2.18. Doanh số cho vay, dư nợ

Đơn vị: Triệu Đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Doanh số cho vay 195.272 203.408 218.079

Dư nợ cho vay 318.112 306.791 280.730

(Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2008)

Doanh số cho vay không ngừng gai tăng qua các năm, mặc dù tốc độ tăng trưởng không cao nhưng đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng đối với Agribank Hà Nội trong 3 năm vừa qua, đã vững vàng phát triển mặc dù thị trường tài chính trong nước và trên thế giới có nhiều biến động. Cụ thể như sau năm 2007 đạt 203.108 triệu VNĐ tăng 4% so với năm 2006, tiếp đến năm 2008 lại tăng 14.671 triệu VNĐ so với năm 2007 tương ứng với tăng 7,2%. Con số này cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng trong những năm tới có nhiều khả quan. Ta có thể quan sát rõ hơn điều này qua biểu đồ sau:

195272 203408 203408 218079 180000 185000 190000 195000 200000 205000 210000 215000 220000 Do a n h s 2006 2007 2008 Năm

Biểu đồ 2.18 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay

b> Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng.

Về dư nợ cho vay tiêu dùng lại có xu hướng giảm năm 2007 dư nợ cho vay tiêu dùng là 306.791 triệu VNĐ nhưng năm 2008 chỉ đạt 280.730 triệu VNĐ giảm 26.061 triệu VNĐ. Lý giải điều này là do ngân hàng chủ yếu cho vay các khoản ngắn hạn, cho vay chủ yếu đối với khách hàng tiêu dùng mua bán các sản phẩm phục vụ nhu cầu mua bán các sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày có giá trị nhỏ, không phải thực hiện các dự án có chi phí lớn. Mặt khác, ngân hàng vẫn còn hạn chế cho vay dài hạn do e ngại mức độ rủi ro cao trong thời gian dài, nhất là khi nguồn trả nợ không cùng nguồn vốn vay sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan. Vì vậy, tuy có thể doanh số cho vay tăng, dư nợ cho vay đầu năm tăng nhưng dư nợ cuối năm lại giảm.

Biểu đồ 2.18 Dư nợ cho vay

260000270000 270000 280000 290000 300000 310000 320000 VNĐ 2006 2007 2008 Năm

Dư nợ cho vay

2.2.3.2Xét theo chỉ tiêu hiệu quả.

a> Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng.

Các chỉ tiêu nợ quá hạn là những chỉ tiêu điển hình, quan trọng và được sử dụng phổ biến nhất khi đánh giá rủi ro tín dụng cũng như hiệu quả tín dụng tại NHTM. Vì vậy, đây là những chỉ tiêu đầu tiên khi phân tích hiệu quả cho vay tiêu dùng tại chi nhánh.

Bảng 2.19 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Đơn vị:Triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Nợ xấu cho vay TD 10.815 10.216 13.318

Tỷ lệ nợ xấu CVTD/Dư nợ CVTD 3,4% 3,33% 4,74%

Tổng nợ xấu 40.97 20.815 26.681

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 1,67% 0,67% 0,77%

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh&báo cáo hoạt động tín dụng)

Biểu đồ 2.19 So sánh tỷ lệ nợ xấu cho vay và nợ xấu cho vay tiêu dùng

3.40%1.67% 1.67% 3.33% 0.67% 4.74% 0.77% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% % 2006 2007 2008 Năm

So sánh tỷ lệ nợ xấu cho vay và nợ xấu cho vay tiêu dùng

Tỷ lệ nợ xấu CVTD/Dư nợ CVTD Tỷ lệ nợ xấu /Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu cao hay thấp sẽ cho biết quá trình cho vay có tăng trưởng lành mạnh hay không, bởi nếu doanh số cho vay cao hơn, dư nợ tín dụng lớn hơn nhưng không thu hồi được nợ sẽ không hiệu quả bằng cho vay thấp hơn, dư nợ thấp hơn nhưng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức cho phép. Nợ quá hạn hay nợ xấu là vấn đề

đương nhiên của bất cứ NHTM nào, nó thể hiện rủi ro tín dụng, vấn đề tất yếu trong hoạt động tín dụng của NHTM. Vấn đề NHTM cần phải giải quyết không phải tìm mọi cách để lợi trừ hoàn toàn nợ quá hạn, mà khống chế nó ở mức độ cho phép.

Ta thấy, tỷ lệ nợ xấu của hoạt động cho vay tiêu dùng cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu tín dụng nói chung, điều này thể hiện rõ đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng là có rủi ro cao hơn các hình thức tín dụng khác. Tỷ lệ nọ xấu cho vay tiêu dùng năm 2007(3,33%) giảm so với năm 2006(3,4%) tuy nhiên lại tăng vào năm 2008(4,74%) do sự bất ổn, khủng hoảng của thị trường tài chính dẫn đến lạm phát vì vậy tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng tăng cao. Vì vậy để mợ rộng hoạt động cho vay tiêu dùng chi nhánh cần chú trọng đến công tác xử lý nợ xấu, nợ quá hạn đối với cho vay tiêu dùng.

b> Xét theo chỉ tiêu thu nhập và lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng.

Bảng 2.20. Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Doanh thu từ hoạt động CVTD 18,92 27,44 29,54

Doanh thu toàn chi nhánh 176 256 276

Tỷ trọng (%) 10,75% 10,72% 10,7%

(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh&báo cáo hoạt động tín dụng)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ trọng thu nhập từ cho vay tiêu dùng trong tổng thu nhập của chi nhánh tuy chiếm tỷ trọng nhỏ chứng tỏ tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng thấp hơn so với tăng trưởng doanh thu toàn chi nhánh,song có sự tăng trưởng qua các năm đặc biệt là năm 2007 so với năm 2006 tăng từ 18,92 tỷ đồng lên 27,44 tỷ đồng. Điều này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn vay của chi nhánh và hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh rất khả quan nhưng sang năm 2008 tốc độ tăng chậm hơn chỉ đạt 29,54 tỷ đồng do ảnh hưởng của sự biến động nhân tố khách quan và chủ quan trong năm vừa qua. Dẫn đến yêu cầu đặt ra ở đây là làm thế nào để ngày càng nâng cao, mở rộng được hoạt động cho vay tiêu

dùng của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w