1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy

83 872 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất trong nềnkinh tế Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại như là huyết mạch củanền kinh tế Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, sức cạnh tranh gay gắtcũng như một môi trường kinh doanh biến động liên tục làm cho bất kỳ cácngân hàng nào khi kinh doanh luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro, đặc biệt làrủi ro tín dụng - hoạt động tín dụng của ngân hàng là hoạt động quan trọngnhất, nó mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng song cũng hàm chứa rủiro cao nhất Do đó, các ngân hàng thương mại phải có các biện pháp để hạnchế rủi ro tín dụng có thể xảy ra và nâng cao chất lượng của hoạt động tíndụng Một trong các biện pháp mà các ngân hàng rất coi trọng vấn đề là bảođảm tiền vay Cũng như để các ngân hàng thu được lợi nhuận và bảo đảm antoàn hơn trong cho vay thì ngân hàng cần phải có các giải pháp để nâng caohiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay.

Từ những kiến thức thu thập được trong thời gian học tập và nghiên cứutại trường đại học cũng như những trải nghiệm thực tế bước đầu trong thờigian thực tập tại chi nhánh NH No&PT NT Cầu Giấy, em nhận thức được tầmquan trọng của bảo đảm tiền vay đối với hoạt động của các ngân hàng thương

mại Chính vì vậy nên em đã chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng bảo đảmtiền vay tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thônCầu Giấy” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Kết cấu của chuyên đề gồm những nội dung chính sau:

Chương 1: Lý luận chung về bảo đảm tiền vay của NHTM

Chương 2: Thực trạng chất lượng bảo đảm tiền vay tại chi nhánh ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cầu Giầy

Trang 2

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng bảo đảm

tiền vay tại chi nhánh.

Em xin chân thành cảm ơn thày giáo hướng dẫn PGS.TS Lê Đức Lữ vàcác cán bộ tín dụng của phòng tín dụng chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn Cầu Giầy đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đềnày.

Hà Nội ngày 2 tháng 5 năm 2007Sinh viên

Đỗ Thị Sâm

Trang 3

Hoạt động cho vay được hiểu là việc nhường quyền sử dụng vốn chongười khác trong một thời gian nhất định với những điều kiện nhất định.

Theo quyết định số 1627/2001/QĐ - NHNN ngày 31/12/2001, hoạt động

cho vay được định nghĩa như sau: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng,

theo đó Tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vàomục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trảcả gốc và lãi”.

Thu nhập của hoạt động cho vay là từ lãi suất cho vay Lãi suất cho vayđược hiểu là giá cả của việc sử dụng vốn, được xác định trên cơ sở chi phíhuy động vốn cũng như các chi phí khác của NHTM.

Khoản mục cho vay là khoản mục sử dụng vốn chủ yếu, chiếm quá nửagiá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 thu nhập của ngân hàng thươngmại Do đó, có thể nói cho vay là hoạt động quan trọng, quyết định sự tồn tạivà phát triển của NHTM.Kinh tế càng phát triển, lượng cho vay của NHTMcàng tăng nhanh và loại hình cho vay cũng trở nên đa dạng hơn.

Trang 4

1.1.2 Đặc điểm của cho vay:

Cho vay của NHTM là một hoạt động phức tạp, thường xuyên chịu sựtác động của môi trường kinh tế Nhưng về bản chất, hoạt động cho vay củaNHTM có ba đặc điểm chính sau:

Thứ nhất, cho vay là sự cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ sở lòng

tin Điều đó có nghĩa là NHTM tin tưởng người đi vay sử dụng vốn vay cóhiệu quả sau một thời gian nhất định và do đó có khả năng trả được nợ.

Thứ hai, cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn trong

một thời hạn xác định Để đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, ngân hàng thươngmại thường xác định rõ thời hạn cho vay.Việc xác định thời hạn cho vay đượcdựa vào quá trình luân chuyển vốn của người đi vay và tính chất vốn củaNHTM.

Về quá trình luân chuyển vốn của người vay: Thời hạn cho vay phải phùhợp với chu kỳ luân chuyển vốn của người vay thì lúc đó người vay mới cóđiều kiện để trả nợ Nếu thời hạn cho vay nhỏ hơn chu kỳ luân chuyển vốn thìkhi đến hạn, khách hàng chưa có nguồn thu để trả nợ Ngược lại, nếu thời hạncho vay dài hơn chu kỳ luân chuyển vốn sẽ tạo điều kiện cho khách hàng sửdụng vốn sai mục đích và không có nguồn để trả nợ.

Về tính chất vốn của NHTM: nếu vốn của NHTM ổn định (vốn trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hoặc khả năng huy động vốn tốt) thì thời hạn chovay có thể dài hơn, ngược lại thì thời hạn cho vay phải ngắn hơn để đảm bảokhả năng thanh toán của NHTM.

-Thứ ba, cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên

nguyên tắc phải hoàn trả cả gốc và lãi Vì vốn cho vay của NHTM là vốn huyđộng của những người tạm thời có vốn nhàn rỗi nên sau một thời gian nhấtđịnh NHTM phải trả lại cho họ Mặt khác, NHTM phải có nguồn để trả lãi

Trang 5

cho người gửi tiền cũng như bù đắp chi phí hoạt động nên người vay vốnngoài việc phải trả nợ gốc còn phải trả cho NHTM một khoản lãi

1.1.3 Phân loại cho vay:

Có thể dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại hoạt động cho vaycủa NHTM Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu:

1.1.3.1 Theo phương thức cho vay:

- Cho vay thấu chi: là nghiệp vụ cho vay theo đó, ngân hàng cho phépngười vay được chi vượt trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giớihạn nhất định và trong một thời hạn xác định Giới hạn này được gọi là hạnmức thấu chi Thấu chi dựa trên cơ sở thu chi không phù hợp về thời gian vàquy mô Căn cứ vào ngân quỹ mà ta có thể xác định thời gian và số lượngthiếu để cho vay song không chính xác Đây là hình thức ngắn hạn, linh hoạt,thủ tục đơn giản, phần lớn không có đảm bảo Hình thức này có thể cấp chodoanh nghiệp và cá nhân trong vài ngày hoặc vài tháng trong năm nhưng chỉsử dụng cho khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhậpngắn.

- Cho vay trực tiếp từng lần: Cho vay trực tiếp từng lần được sử dụngtương đối phổ biến khi ngân hàng cho vay khách hàng không có nhu cầu vaythường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi Khách hàngkhi mở rộng sản xuất kinh doanh, nếu số vốn chủ sở hữu và tín dụng thươngmại không đủ tài trợ thì khách hàng sẽ vay thêm ngân hàng Như vậy vốn từngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuấtkinh doanh Khách hàng làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốnvay Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng sau đó đưa ra quyết định cho vay.

Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản Ngân hàng có thể kiểmsoát từng món vay tách biệt và đảm bảo khả năng tương đối an toàn do tiền

Trang 6

vay dựa vào tài sản đảm bảo, ngân hàng luôn kiểm tra mục đích và hiệu quảsử dụng vốn vay của khách hàng.

- Cho vay theo hạn mức: Ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạnmức tín dụng Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính Hạn mức tín dụng đượccấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốncủa khách hàng Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ Kháchhàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần, song dư nợ không được vượt quá hạnmức tín dụng Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụngvốn vay, nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêucầu vay Ngân hàng sẽ kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của chứng từ và ngânhàng sẽ phát tiền vay.

Hình thức này áp dụng cho khách hàng có quan hệ vay mượn thườngxuyên, vốn vay thường tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh Do vậy,hình thức này thuận lợi cho khách hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của kháchhàng Nhưng lại gây khó khăn cho ngân hàng vì các lần vay không tách biệtthành các kỳ hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụng củatừng lần vay.

- Cho vay luân chuyển: Đây là hình thức cho vay dựa trên luân chuyểnhàng hóa Ngân hàng sẽ cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi khách hàngbán được hàng hóa Cho vay luân chuyển dựa trên luân chuyển hàng hóa nêncả ngân hàng và doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hànghóa để dự đoán dòng ngân quỹ trong thời gian tới.

Đầu năm hoặc quý, người vay phải làm đơn xin vay luân chuyển.Khách hàng và ngân hàng thỏa thuận với nhau về phương thức vay, hạn mứctín dụng, các nguồn cung cấp hàng hóa và khả năng tiêu thụ Khách hàng phảicam kết hoàn trả khoản vay và sử dụng mọi khoản thu bán hàng để trả vào tài

Trang 7

khoản tiền vay trước khi trích vào tài khoản tiền gửi thanh toán của kháchhàng Cho vay luân chuyển thường áp dụng đối với các doanh nghiệp thươngnghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệvay trả thường xuyên với ngân hàng.

- Cho vay trả góp: là hình thức cho vay theo đó khách hàng được phéptrả gốc làm nhiều lần trong thời hạn cho vay Cho vay trả góp thường được ápdụng đối với các khoản vay trung - dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định và hànghoá lâu bền Hình thức này thường được áp dụng đối với người tiêu dùngthông qua hạn mức nhất định Ngân hàng sẽ thanh toán cho người bán lẻ về sốhàng hóa mà khách hàng đã mua trả góp, sau đó khách hàng sẽ trả tiền trựctiếp cho ngân hàng theo từng lần đã thỏa thuận Hình thức này gặp rủi ro caovì tài sản thế chấp lại chính là hàng hóa mua trả góp Khả năng trả nợ phụthuộc vào thu nhập đều đặn của người vay Do vậy, lãi suất cho vay trả gópthường cao nhất trong các loại cho vay của ngân hàng.

- Cho vay gián tiếp: Nhằm đa dạng hóa các hình thức cho vay, ngân hàngphát triển hình thức cho vay gián tiếp Đây là hình thức cho vay thông qua tổchức trung gian như là tổ, đội, hội, nhóm… Ngân hàng có thể chuyển một vàikhâu của hoạt động cho vay sang các tổ chức trung gian như phát tiền vay haythu nợ…Khi người vay không có hoặc không có đủ tài sản đảm bảo thì các tổchức trung gian này đứng ra bảo đảm cho các thành viên vay, hoặc các thànhviên trong nhóm bảo lãnh cho một thành viên vay vốn.

Cho vay gián tiếp thường được áp dụng với thị trường có nhiều mónvay nhỏ, người vay phân tán, cách xa ngân hàng Như thế nó tiết kiệm chi phícho người vay Hơn nữa nó còn làm giảm rủi ro cho ngân hàng do ngân hàngquản lý được vốn vay thông qua các tổ chức trung gian Tuy nhiên, trong mộtsố trường hợp tổ chức trung gian đã lợi dụng vị thế của mình tăng lãi suất chovay hoặc giữ số tiền cho riêng mình.

Trang 8

Ngoài ra còn có nhiều cách phân loại khác nhau tuỳ theo từng mục đíchnghiên cứu

1.1.3.2 Theo thời hạn cho vay:

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắtđầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vay đã được thoảthuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.

Căn cứ vào thời hạn cho vay thì cho vay có thể được chia thành ba loại:- Cho vay ngắn hạn: từ 12 tháng trở xuống Tín dụng ngắn hạn nhằm tàitrợ cho tài sản lưu động hoặc theo nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của Nhànước, doanh nghiệp, hộ sản xuất Các hình thức cho vay ngắn hạn được ápdụng là cho vay từng lần hay cho vay theo hạn mức, cho vay trực tiếp hoặccho vay gián tiếp, cho vay có bảo đảm hoặc cho vay không cần bảo đảm, chovay thấu chi hoặc luân chuyển Khách hàng sẽ làm đơn và trình bày với ngânhàng kế hoạch sử dụng vốn vay Từ đó ngân hàng thực hiện phân tích tíndụng, tính toán hiệu quả sử dụng vốn, xem xét rủi ro, các nguồn trả nợ.

- Cho vay trung hạn: từ 1 năm đến 5 năm, tài trợ cho tài sản cố định nhưphương tiện vận tải, trang thiết bị chóng hao mòn Bên cạnh đầu tư tài sản cốđịnh, cho vay trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyêncủa các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập

- Cho vay dài hạn: trên 5 năm, tài trợ cho công trình xây dựng như nhà,sân bay, cầu, đường, máy móc thiết bị có giá trị lớn và có thời gian sử dụngdài Cho vay dài hạn thường gắn với kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp, củatừng ngành, từng địa phương và trong một số trường hợp được nhà nước chỉđịnh nguồn vốn có lãi suất ưu đãi.

Trang 9

1.1.3.3 Theo tài sản bảo đảm:

- Cho vay có tài sản bảo đảm: Tài sản đảm bảo là hình thức hạn chế tổnthất cho ngân hàng khi khách hàng gặp rủi ro Ngân hàng yêu cầu khách hàngphải có tài sản đảm bảo thế chấp khi muốn ngân hàng cấp tín dụng Trên cơsở đó, ngân hàng sẽ kiểm tra, đánh giá, thẩm định tài sản và sẽ quyết định chovay

- Cho vay không có tài sản bảo đảm: hình thức này thường áp dụng đốivới khách hàng quen thuộc, có uy tín, có tình hình tài chính vững mạnh, ít xảyra tình trạng nợ nần hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay.Đôi khi ngân hàng cho vay theo chỉ thị của Chính phủ thì không cần tài sảnđảm bảo bởi có sự bảo lãnh của Chính phủ Đối với các công ty lớn, hoặcnhững khoản vay ngắn hạn mà ngân hàng có khả năng giám sát tốt thì cũng cóthể không cần tài sản đảm bảo.

1.1.3.4 Theo mục đích sử dụng vốn:

- Cho vay sản xuất và lưu thông hàng hoá: là hình thức cho vay đối vớicác doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh để tiến hành sản xuất và lưu thônghàng hoá.

- Cho vay tiêu dùng: là hình thức cho vay đối với các cá nhân để đáp ứngnhu cầu tiêu dùng như: mua sắm nhà cửa, xe cộ, các loại hàng hoá lâu bền…

1.2 Vai trò, nguyên tắc và đặc trưng của bảo đảm tiền vay

1.2.1 Khái niệm bảo đảm tiền vay:

Hoạt động của hệ thống NHTM trong nền kinh tế có vai trò quan trọng.Song hoạt động của các NHTM luôn tồn tại cùng với các rủi ro Bên cạnh đó,trong hoạt động kinh doanh của các NHTM thì hoạt động tín dụng là nguồnthu chủ yếu của các ngân hàng nhưng cũng đem lại cho ngân hàng nhiều rủiro nhất Vì vậy trong hoạt động tín dụng các ngân hàng phải có biện pháp đểgiảm bớt rủi ro cho mình Đó là những biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng,

Trang 10

là cơ sở pháp lý cũng như cơ sở kinh tế cho việc thu hồi các khoản tiền vay.Biện pháp phổ biến mà các ngân hàng thường dùng là áp dụng cho vay cóđảm bảo bằng tài sản.

Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là việc cho vay vốn của tổ chức tíndụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ cho khách hàng vay được cam kết bảo đảmthực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay củakhách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.

Tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản của khách hàng vay, tài sản hìnhthành từ vốn vay và tài sản của bên bảo lãnh dùng để bảo đảm thực hiện nghĩavụ trả nợ đối với ngân hàng cho vay.

Theo nghị định của chính phủ số 178/1999 NĐ-CP ngày 29 tháng 12

năm 1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng thì: “Bảo đảm tiền

vay là việc ngân hàng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơsở kinh tế và pháp lý để thu hồi các khoản nợ đã cho khách hàng vay”

Như vậy, Bảo đảm tiền vay là việc dùng tài sản hoặc uy tín của một cánhân hay tổ chức để đảm bảo cho một khoản vay Khi bên đi vay không thựchiện đúng nghĩa vụ trả nợ của mình thì ngân hàng sẽ coi bảo đảm tiền vay lànguồn thu nợ đã cho vay

1.2.2 Vai trò bảo đảm tiền vay:

Rủi ro tín dụng là tình trạng người đi vay không có khả năng hoàn trảđược lãi hoặc gốc hoặc cả hai Khi rủi ro tín dụng xảy ra đó là những yếu tốkhông bình thường trong quan hệ tín dụng, gây hậu quả xấu đến hoạt độngcủa ngân hàng như thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến thu nhập của ngânhàng, làm ngân hàng phá sản và tác động tiêu cực đến nền kinh tế Thường thìrủi ro tín dụng được thể hiện dưới hai hình thức: rủi ro mất vốn và rủi ro đọngvốn: rủi ro mất vốn là việc ngân hàng cho vay nhưng không thể thu hồi đượcnợ hoặc chỉ thu hồi được một phần, còn rủi ro đọng vốn là khách hàng chậm

Trang 11

trễ trong việc trả nợ khi khoản vay đến hạn Cho nên rủi ro tín dụng là mối đedoạ của các NHTM Vì vậy trong hoạt động kinh doanh của mình các NHTMluôn chú trọng đến công tác phòng ngừa rủi ro Việc hoàn thiện cũng như ápdụng linh hoạt các hình thức bảo đảm tiền vay sẽ là một trong những biệnpháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả nhất vì:

Thứ nhất, Bảo đảm tiền vay giúp ngân hàng có đủ cơ sở pháp lý để có

nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất không thực hiện được Khixem xét cấp tín dụng, ngân hàng đã xác định nguồn trả nợ thứ nhất như: chovay tiêu dùng nguồn trả là thu nhập của khách hàng, cho vay vốn lưu độngnguồn trả là doanh thu… Nhưng trong hoạt động kinh doanh có thể gặp phảibất kỳ việc gì kể cả những việc bất khả kháng và từ phía khách hàng làm chonguồn trả nợ thứ nhất không thể thực hiện được, nếu như không có nguồn trảnợ thứ hai thì các ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro tín dụng Vì vậy để bảo vệ lợiích của chính của chính mình, các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phảicó những bảo đảm cần thiết.

Thứ hai, Bảo đảm tiền vay gắn kết trách nhiệm vật chất của người đi vay

trong quá trình sử dụng vốn vay tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn vaysai mục đích hoặc thiếu hiệu quả gây nên tổn thất và rủi ro cho ngân hàng.Bảo đảm tiền vay còn ràng buộc trách nhiệm vật chất, buộc khách hàng phảithận trọng trong việc sử dụng vốn vay làm sao để đảm bảo tính hiệu quả vàhợp pháp, trả nợ cho ngân hàng đúng hạn để thu hồi tài sản đảm bảo thuộc sởhữu của mình và nâng cao uy tín với ngân hàng tạo điều kiện thiết lập quan hệtín dụng lâu dài Ngoài ra bảo đảm tiền vay còn ràng buộc trách nhiệm trả nợkhi họ cố tình lơ đi nghĩa vụ trả nợ của mình.

Thứ ba, Bảo đảm tiền vay là một trong những điều kiện để các tổ chức cá

nhận được cấp tín dụng, là bước khởi đầu trong quan hệ tạo lập tín dụng vớiNHTM vì đây là điều kiện để cấp tín dụng Ví dụ như một khách hàng giao

Trang 12

dịch lần đầu với ngân hàng, có phương án kinh doanh khả thi song khả năngtài chính chưa tốt và uy tín với ngân hàng sẽ khó cho ngân hàng trong việcđưa ra các quyết định cấp tín dụng Nhưng nếu có tài sản đảm bảo hoặc cóbảo lãnh của bên thứ ba sẽ giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong quyết định củamình, tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnhtranh.

Ngoài ra, nhằm phòng tránh có sự sai sót về thẩm định khách hàng vayvốn hoặc khách hàng cố ý gian lận thì bảo đảm cho khoản vay cũng là biệnpháp phòng chống gian lận hiệu quả.

Nói chung bảo đảm tiền vay có vai trò quan trọng đối với NHTM, kháchhàng vay vốn và toàn bộ nền kinh tế, giúp tạo lập quan hệ giữa ngân hàng vàkhách hàng, giúp ngân hàng phòng chống rủi ro, đảm bảo an toàn vốn trongkinh doanh Song nếu quá chú trọng đến bảo đảm tiền vay hoặc đặt vai trò củabảo đảm tiền vay không đúng chỗ, coi bảo đảm tiền vay là cơ sở quyết địnhcho vay mà không quan tâm đến các yếu tố khác sẽ dẫn đến giảm chất lượngtín dụng Bảo đảm tiền vay là biện pháp phòng vệ khi gặp sự cố trọng hoạtđộng tín dung chứ không phải là nguyên tắc cấp tín dụng, phải biết vận dụnglinh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay để giảm bớt rủi ro, tạo điều kiện chohoạt động tín dụng phát triển, nâng cao uy tín của ngân hàng.

1.2.3.Nguyên tắc bảo đảm tiền vay:

Theo điều 4 của nghị định của Chính phủ số 178/1999 NĐ/CP quy địnhnguyên tắc của bảo đảm tiền vay là:

 Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay cóbảo đảm bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm theo quy định của Nghị địnhnày và chịu trách nhiệm về quyết định của mình Trường hợp tổ chức tín dụngnhà nước cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính

Trang 13

phủ, thì tổn thất do nguyên nhân khách quan của các khoản vay được Chínhphủ xử lý.

 Khách hàng vay được tổ chức tín dụng lựa chọn cho vay không cóbảo đảm bằng tài sản, nếu trong quá trình sử dụng vốn vay, tổ chức tín dụngphát hiện khách hàng vay vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng, thì tổchức tín dụng có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc thuhồi nợ trước hạn.

 Tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quyđịnh của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan để thu hồi nợkhi khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện khôngđúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.

 Sau khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, nếu khách hàng vay hoặcbên bảo lãnh vẫn chưa thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, thì khách hàng vayhoặc bên bảo lãnh có trách nhiệm tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đãcam kết

1.2.4.Các đặc trưng bảo đảm tiền vay:

Nói chung bất kỳ tài sản hoặc quyền về tài sản được phép giao dịch màcó khả năng tạo ra lưu chuyển tiền tệ đều có thể dùng làm bảo đảm Tuy nhiênnhìn từ góc độ NHTM thì bảo đảm tiền vay phải thể hiện được 3 đặc trưngsau:

- Giá trị của bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm:

Bảo đảm không chỉ là nguồn thu nợ của ngân hàng mà có ý nghĩa thúcdục người đi vay phải trả nợ đúng hạn, ràng buộc trách nhiện vật chất Nhưngnếu giá trị của tài sản nhỏ hơn nghĩa vụ được bảo đảm thì người đi vay dễ cóđộng cơ không trả nợ.

Trang 14

Nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm vốn gốc, lãi (kể cả lãi quá hạn) và cácchi phí khách trừ trường hợp các bên có thoả thuận lãi và các loại phí khôngthuộc phạm vi bảo đảm được thực hiện nghĩa vụ.

- Tài sản phải có sẵn thị trường tiêu thụ:

Nghĩa là tài sản bảo đảm phải có tính thanh khoản, dễ trao đổi mua bántrên thị trường Tính thanh khoản của tài sản có quan hệ đến lợi ích của ngânhàng thương mại Nếu tính thanh khoản cao, tài sản dễ chuyển nhượng thìmức độ bảo đảm cao, còn nếu tính thanh khoản trung bình có thể chấp nhậnđược nhưng phải tính đến chi phí do kéo dài thời gian xử lý Ngược lại, tàisản có tính thanh khoản thấp ngân hàng thường không chấp nhận vì nguy cơrủi ro cao.

- Có đầy đủ cơ sở pháp lý để NHTM có quyền ưu tiên về xử lý tài sảnbảo đảm:

Tài sản phải thuộc sở hữu hợp pháp của người đi vay, người bảo lãnh vàđược pháp luật cho phép giao dịch để tạo điều kiện cho ngân hàng dễ dàngthực hiện hành vi chuyển giao, phát mại khi khách hàng không thực hiệnđược nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.

Tài sản phải được pháp luật thừa nhận và không thuộc diện cấm giaodịch Điều này đảm bảo cơ sở pháp lý trong việc chuyển giao tài sản từ ngườiđi vay sang người cho vay, đồng thời tránh những rắc rối phát sinh khi xảy rasự cố, bảo đảm để ngân hàng có quyền ưu tiên về xử lý tài sản nhằm thu hồinọ khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ của mình.

Tóm lại, Bảo đảm tiền vay vừa là nguồn thu nợ vừa có ý nghĩa tác độngđến việc sử dụng vốn vay và thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng Mộtkhoản bảo đảm tiền vay có hiệu lực khi và chỉ khi nó có đầy đủ các đặc trưngtrên.

Trang 15

1.3. Các hình thức bảo đảm tiền vay:

Trong nền kinh tế thị trường khi mà hoạt động của các doanh nghiệp, cánhân ngày càng đa dạng và phong phú thì để thực hiện mục tiêu mở rộng tíndụng, hạn chế rủi ro đòi hỏi các NHTM phải áp dụng nhiều hình thức bảođảm tiền vay, chấp nhận nhiều loại tài sản bảo đảm và vận dụng các hình thứcđó một cách linh hoạt, thích ứng với từng khách hàng Sau đây là các hìnhthức bảo đảm tiền vay

1.3.1 Bảo đảm tiền vay bằng tài sản:

1.3.1.1 Thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay vốn:

Thế chấp là việc bên đi vay dùng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc giátrị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bêncho vay và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp Với hìnhthức này người nhận tài trợ phải chuyển các giấy tờ chứng nhận sở hữu (hoặcsử dụng) các tài sản đảm bảo sang ngân hàng nắm giữ trong thời gian camkết.

Không phải bất cứ một tài sản nào cũng có thể đem thế chấp mà nó phảithoả mãn một số điều kiện theo quy định của pháp luật Nhiều tài sản củakhách hàng trở thành đảm bảo cho các khoản tài trợ của ngân hàng song vẫnphải tham gia vào hoạt động Những tài sản này ngân hàng không thể cầm cố.Ví dụ như máy móc, trang thiết bị, nhà đất đang trong quá trình sử dụng, hànghoá đang trong quá trình luân chuyển Các tài sản này thường cồng kềnh,phân tán Hơn nữa việc bán hoặc chuyển nhượng cũng không đơn giản Trừcác ngân hàng, các công ty tài chính có thể nắm giữ nhiều chứng khoán, tàisản chủ yếu của doanh nghiệp là hàng hoá cố định Vì vậy, đảm bảo bằng thếchấp rất phổ biến, đặc biệt là đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng Do giátrị của tài sản loại này thường lớn vì vậy doanh nghiệp có thể vay ngân hàng

Trang 16

Đảm bảo bằng thế chấp cho phép người nhận tài trợ sử dụng tài sản đảmbảo phục vụ cho hoạt động kinh doanh Đó là một thuận lợi Tuy nhiên trongquá trình sử dụng sẽ làm biến dạng tài sản, hơn nữa, do khả năng kiểm soát tàisản đảm bảo của ngân hàng bị hạn chế káhch hàng có thể lợi dụng phân tán,làm giảm giá trị của tài sản gây thiệt hại cho ngân hàng Chính vì thế mà khinhận thế chấp ngân hàng cần phải xem xét kỹ càng cũng như có những thoảthuận hợp lý với bên đi vay để bảo đảm được chất lượng bảo đảm tiền vay đốivới tài sản thế chấp.

1.3.1.2 Cầm cố bằng tài sản của khách hàng vay vốn:

Cầm cố là hình thức theo đó người nhận tài trợ của ngân hàng phảichuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong thời giancam kết.

Cầm cố thích hợp với những tài sản ngân hàng có thể kiểm soát và bảoquản tương đối chắc chắn, đồng thời việc ngân hàng nắm giữ không ảnhhưởng đến quá trình hoạt động của người nhận tài trợ, ví dụ như các chứngkhoán, các hợp đồng, sổ tiết kiệm, ngoại tệ mạnh, kim loại quí Các tài sảnnày gọn nhẹ, dễ quản lý, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tựnhiên Đối với hàng hoá, ngân hàng thường chấp nhận loại ít chịu tác độngcuả môi trường( tính chất lý hoá và công dụng) trong thời gian cầm cố Ngânhàng yêu cầu cầm cố khi thấy việc khách hàng nắm giữ tài sản đảm bảo làkhông an toàn cho ngân hàng Thường là các hàng hoá dễ bán, dễ chuyểnnhượng Ngoài ra ngân hàng còn có thể chấp nhận cầm cố các quyền tài sảnphát sinh như: quyền tài sản phát sinh, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòinợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, quyền đối với phần vốn góp trongdoanh nghiệp, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căncứ pháp lý khác.

Trang 17

Các tài sản có thể cầm cố được thường phong phú hơn hơn các tài sảnđem thế chấp và thường an toàn hơn vì ngân hàng được nắm giữ tài sản củakhách hàng và những tài sản đó lại có khả năng chuyển đổi thành tiền cao.

1.3.1.3 Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay:

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàngvay dùng tài sản hình thành từ vốn vay (giá trị tài sản đó một phần hay toànbộ khoản vay của tổ chức tín dụng) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ chochính khoản vay đó.

Việc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thường được áp dụngtrong trường hợp ngân hàng cho vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cốđịnh hoặc hàng lâu bền hay cho vay tiêu dùng Khách hàng sẽ thế chấp bằnghàng hoá mua trả góp Điều này mang lại cho ngân hàng rủi ro khá cao vìnguyên tắc cơ bản của bảo đảm tiền vay là muốn bảo đảm cho khoản vaytrong khi đó tài sản bảo đảm lại được hình thành chính từ vốn vay ngân hàng.Điều này có thể làm giảm chất lượng bảo đảm tiền vay Vì vậy khi cho vay cóbảo đảm hình thành từ vốn vay thì ngân hàng luôn xem xét kỹ lưỡng kháchhàng và các yêu cầu của khách hàng vay Khách hàng được ngân hàng chovay dưới hình thức bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay là phải có độtín nhiệm cao, có khả năng tài chính, có dự án đầu tư phát triển sản xuất,phương án kinh doanh khả thi và không trái quy định của pháp luật

1.3.1.4 Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba:

Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) là việc bênbảo lãnh cam kết với ngân hàng cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc quyềnsở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếuđến hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.

Bên nhận bảo lãnh là người chủ nợ, người hưởng thụ bảo lãnh Trongquan hệ tín dụng đó là các ngân hàng cho vay.

Trang 18

Bên được bảo lãnh là khách hàng vay (con nợ), người có nghĩa vụ phảithanh toán nợ cho ngân hàng cho vay.

Bên bảo lãnh chỉ được phép bảo đảm bằng tài sản thuộc sở hữu của chínhmình hoặc bằng giá trị quyền sử dụng đất, còn lại đối với doanh nghiệp Nhànước thì tài sản phải thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp đó đểthực hiện nghĩa vụ bảo lãnh Việc bảo lãnh bằng tài sản có thể kèm theo biệnpháp cầm cố, thế chấp Đây là hình thức bảo đảm kép, nhằm để phòng khingưòi bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ thì ngân hàng có thể xử lý tàisản kèm theo bảo lãnh Để đảm bảo an toàn ngân hàng không chỉ thẩm địnhkhách hàng mà còn cần phải thẩm định cả bên bảo lãnh một cách chặt chẽ.

Trong quá trình bảo lãnh, người bảo lãnh phải có trách nhiệm trả nợ thaycho bên được bảo lãnh nếu như đến hạn thanh toán mà họ không trả được nợcho ngân hàng và bên bảo lãnh cũng phải đôn đốc ngưòi đi vay thanh toán nợcho ngân hàng Mặt khác, ngưòi bảo lãnh cũng yêu cầu ngân hàng kiểm traviệc sử dụng vốn vay của khách hàng khi cần thiết Khi bên bảo lãnh đã trảnợ thay cho bên được bảo lãnh thì họ là chủ nợ trực tiếp, lúc này quan hệ giữangân hàng và bên bảo lãnh được chấm dứt.

1.3.2 Bảo đảm tiền vay khi cho vay không có bảo đảm bằng tài sản:

1.3.2.1 Tổ chức tín dụng chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vaykhông có bảo đảm bằng tài sản.

Các ngân hàng được phép lựa chọn khách hàng vay để cho vay không cóbảo đảm bằng tài sản khi cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để thựchiện các dự án đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống đốivới khách hàng vay phải có điều kiện sau:

- Sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả nợ gốc, lãi vốn vay đúng hạntrong quan hệ vay vốn với ngân hàng cho vay hoặc ngân hàng khác.

Trang 19

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh,dịch vụ khả thi, cóhiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, phù hợpvới quy định của pháp luật.

- Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

- Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu củangan hàng nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng;cam kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện được các biện pháp bảo đảmbằng tài sản.

1.3.2.2 Tổ chức tín dụng cho vay theo đảm bảo bằng chỉ thị của Chínhphủ

Tổ chức tín dụng cho vay theo hình thức đảm bảo bằng chỉ thị của Chínhphủ đối với khách hàng vay để thực hiện các dự án đầu tư thuộc các chươngtrình kinh tế trọng điểm, đặc biệt của Nhà nước, các chương trình kinh tế - xãhội và đối với một số khách hàng thuộc đối tượng được hưởng các chính sáchtín dụng ưu đãi về điều kiện vay vốn theo quy định tại các văn bản quy phạmpháp luật của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

Trách nhiệm của khách hàng vay theo hình thức bảo đảm bằng chỉ địnhcủa Chính phủ là: phải thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, thựchiện đúng các quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ khi sửdụng vốn vay đối với những khoản vay theo chỉ định; phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật về những tổn thất trong việc sử dụng vốn vay do các nguyênnhân chủ quan do mình gây ra.

Trách nhiệm của các tổ chức tín dụng được cho vay theo hình thức bảođảm bằng chỉ định của Chính phủ là: thực hiện đúng các quy định của Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ đối với khoản cho vay được chỉ định và tuân thủcác quy định của pháp luật trong quá trình xem xét cho vay, kiểm tra sử dụngvốn vay và thu hồi nợ; Phải tổ chức theo dõi riêng các khoản cho vay theo chỉ

Trang 20

định và báo cáo tình hình sử dụng vốn vay, khả năng thu hồi nợ, kiến nghị xửlý những tổn thất trong các trường hợp không thu hồi được nợ.

1.3.2.3 Tổ chức tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn có bảo

lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội.

Bảo lãnh bằng tín cháp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội là biệnpháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tàisản, theo đó tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mìnhbảo lãnh cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền nhỏ tại tổ chứctín dụng để sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ.

Tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở của: Hội Nông dân ViệtNam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam,Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đượcthực hiện bảo lãnh bằng uy tín của mình cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vayvốn tại các tổ chức tín dụng.

Người được bảo lãnh là các cá nhân, hộ gia đình nghèo là thành viên củamột trong các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội như ở trên khi họ vay mộtkhoản tiền nhỏ tại tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ.

Mức vay tối đa của mỗi cá nhân, hộ gia đình nghèo được tổ chức đoànthể chính trị - xã hội bảo lãnh bằng uy tín của mình do Chủ tịch Hội đồngquản trị tổ chức tín dụng cho vay quy định trong từng thời kỳ.

Việc bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội tại cơsở phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ các nội dung: số tiền vay,mục đích vay, nghĩa vụ của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chứcbảo lãnh.

Tổ chức tín dụng cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thểchính trị- xã hội có quyền và nghĩa vụ: yêu cầu tổ chức bảo lãnh phối hợp với

Trang 21

tổ chức tín dụngtrong việc kiểm tra sử dụng vốn và đôn đốc trả nợ, phối hợpvới tổ chức bảo lãnh thực hiện cho vay và thu hồi nợ.

Bên cạnh đó, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội bảo lãnh có quyền vànghĩa vụ: giúp đỡ, hướng dẫn,tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đinh nghèovay vốn và sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu qủa, đôn đốc việc trả nợđầy đủ, đúng hạncho tổ chức tín dụng, từ chối việc bảo lãnh nếu xét thấy cánhân, hộ gia đình nghèo không có khả năng sủ dụng vốn vay để sản xuất kinhdoanh, làm dịch vụ và trả nợ cho tổ chức tín dụng Và cá nhân, hộ gia đìnhnghèo được bảo lãnh vay vốn có nghĩa vụ: sử dụng vốn đúng như mục đích đãcamkết, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụgn và tổ chức đoàn thể kinhtế - xã hội kiểm tra việc sử dụng vốn vay, trả nợ đầy đủ đúng hạn cho tổ chứctín dụng.

1.4 Quản lý tài sản bảo đảm:

Quản lý tài sản bảo đảm là quá trình theo dõi, kiểm tra, đánh giá nhằmbảo đảm tài sản vẫn đang trong tình trạng bình thường hoặc kịp thời phát hiệncác sự cố liên quan làm giảm giá trị của tài sản bảo đảm so với dự kiến đã nêutrong hợp đồng bảo đảm Tuỳ theo tính chất và đặc điểm của tài sản bảo đảmmà cán bộ tín dụng cần chủ động đề xuất và thực hiện kiểm tra tài sản bảođảm ít nhất 6 tháng/lần theo các nội dung:

- Đánh giá tình trạng tài sản hiện tại; Những thay đổi về số lượng vàchất lượng so với hiện trạng khi nhận tài sản bảo đảm.

- Tình hình sử dụng và bảo quản tài sản bảo đảm.

- Các trường hợp vi phạm cam kết của khách hàng vay theo quy địnhtại hợp đồng bảo đảm.

Trang 22

1.5 Xử lý tài sản bảo đảm:

Trong trường hợp bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện khôngđúng nghĩa vụ trả nợ thì tài sản dùng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tại ngânhàng được xử lý để thu hồi nợ.

Tài sản bảo đảm tiền vay được xử lý theo phương thức đã thoả thuậntrong hợp đồng bảo đảm tiền vay giữa ngân hàng và bên bảo đảm

Các ngân hàng cho vay có quyền chuyển giao quyền thu hồi nợ hoặc uỷquyền cho bên thứ ba xử lý tài sản bảo đảm tiền vay Bên thứ ba phải là tổchức có tư cách pháp nhân và được quyền thu hồi nợ hoặc xử lý tài sản bảođảm theo quy định của pháp luật.

Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay phải tuân thủ nguyên tắc công khai,thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, bảo đảm quyền, lợi ích của ngânhàng cho vay và khách hàng đồng thời tiết kiệm được chi phí.

Tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thuhồi nợtrong trường hợp sau:

- Sau thời hạn 60 ngày kể từ khi đến hạn trả nợ, mà tài sản bảo đảmtiền vay chưa được xử lý theo thoả thuận.

- Khách hàng vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trước hạn theo quyđịnh của pháp luật, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩavụ trả nợ.

- Khách hàng vay là tổ chức kinh tế bị giải thể trước khi đến hạn trả nợ,thì nghĩa vụ trả nợ tuy chưa đến hạn cũng coi như là đến hạn, nếu khách hàngvay không trả nợ và không xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để trả nợ, thì tổchức tín dụng có quyền xử lý tài sản để thu hồi nợ.

- Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được các biện pháp đốivới tài sản bảo đảm khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi,cổ phần

Trang 23

hoá thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trướckhi thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi,cổ phần hoá.

Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ:- Bán tài sản bảo đảm tiền vay.

- Trực tiếp nhận các khoản tiền, tài sản từ bên thứ ba trong trường hợpbên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho khách hàng vay, bên bảo lãnh.- Nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiệnnghĩa vụ được bảo đảm.

1.6 Chất lượng bảo đảm tiền vay:

1.6.1 Quan niệm về chất lượng bảo đảm tiền vay:

Hoạt động tín dụng là hoạt động có khả năng sinh lợi nhiều nhất cho hầuhết các ngân hàng nhưng nó cũng lại chịu rủi ro cao nhất Do đó, để hạn chếrủi ro trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng thường áp dụng các hình thứcbảo đảm tiền vay để ngăn ngừa được các rủi ro có thể xảy ra Nên việc thựchiện các biện pháp bảo đảm tiền vay ngân hàng mong muốn có chất lượngcao.

Chất lượng của bảo đảm tiền vay không chỉ phản ánh về tài sản đảm bảomà còn phải thể hiện ở thành quả thu được khi các khoản cho vay được bảođảm bằng hình thức thích hợp.

Như vậy, chất lượng bảo đảm tiền vay được hiểu là hiệu quả của việcthực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay để bảo đảm rằng các khoản cho vaycủa ngân hàng sẽ được trả đúng hạn và có lãi Trong trường hợp khách hàngvay gặp khó khăn trong việc hoàn trả nợ thì ngân hàng chỉ có thể thu hồi đượcvốn thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo

Do đó có thể nói bảo đảm tiền vay là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đếnhoạt động của ngân hàng, không những đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vaymà còn mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và giúp ngân hàng hạn chế được

Trang 24

các rủi ro có thể xảy ra Hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay có ảnhhưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nên nếu thực hiệnkhông tốt rất có thể sẽ có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro xảy ra cho ngân hàng trongviệc thu hồi nợ vay, dẫn đến khả năng mất vốn và có thể ảnh hưởng đến khảnăng thanh toán của ngân hàng đối với khách hàng Từ lý do này có thể dẫnđến giảm uy tín của ngân hàng, tác động đến tâm lý của khách hàng gây ratình trạng rút tiền hàng loạt dẫn ngân hàng đến chỗ phá sản từ đó ảnh hưởngđến nền kình tế Chính vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng nâng caochất lượng hoạt động bảo đảm tiền vay của mình

1.6.2.Các chỉ tiêu biểu hiện chất lượng bảo đảm tiền vay:

1.6.2.1 Các chỉ tiêu định lượng:

*Chỉ tiêu về dư nợ có tài sản bảo đảm so với tổng dư nợ: Dư nợ có tài sản bảo đảm Chỉ tiêu này được tính =

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu phần trăm dư nợ của ngân hàng được bảođảm bằng tài sản Nhìn chung, tỷ lệ này càng cao thì chất lượng bảo đảm tiềnvay càng tốt Nhưng cũng cần xem xét về chất lượng tài sản bảo đảm và chỉtiêu này cao cũng chưa có nghĩa là việc cho vay của ngân hàng tốt.

*Chỉ tiêu về dư nợ không có tài sản bảo đảm so với tổng dư nợ: Dư nợ không có tài sản bảo đảm Chỉ tiêu này được tính =

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu phần trăm dư nợ của ngân hàng khôngđược bảo đảm bằng tài sản Ngược lại với chỉ tiêu về dư nợ có bảo đảm bằngtài sản so với tổng dư nợ Có thể nói là tỷ lệ dư nợ không có tài sản đảm bảoso với tổng dư nợ càng thấp thì chất lượng bảo đảm tiền vay của chi nhánh

Trang 25

càng tốt Song cũng phải cần xem xét khách hàng, món vay và chỉ tiêu nàycao cũng không có nghĩa là chất lượng bảo đảm tiền vay đã tốt Ví dụ nhưngân hàng có nhiều khách hàng có tình hình kinh doanh tốt, quan hệ lâu dàivới ngân hàng hoặc ngân hàng cho vay theo bảo đảm bằng chỉ định của Chínhphủ thì chỉ tiêu trên sẽ cao nhưng không thể nói là chất lượng bảo đảm tiềnvay thấp.

*Chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ không tài sản bảo đảm với dư nợ có bảo đảm bằngtài sản:

Dư nợ không có tài sản bảo đảm Chỉ tiêu này được tính =

Dư nợ có tài sản bảo đảm

Chỉ tiêu này cho thấy tỷ trọng cho vay không đảm bảo bằng tài sản sovới cho vay bảo đảm bằng tài sản Chỉ tiêu này sẽ phản ánh rõ hơn chính sáchcho vay của ngân hàng Mỗi ngân hàng có chính sách cho vay khác nhau, nếunhư có ngân hàng chấp nhận nhiều hình thức cho vay không có tài sản bảođảm thì tỷ lệ dư nợ không có tài sản bảo đảm so với dư nợ có tài sản bảo đảmsẽ cao ngược lại với ngân hàng phụ thuộc vào tài sản bảo đảm khi đưa ra cácquyết định cho vay Nhìn chung như các chỉ tiêu đã đề cập ở trên tỷ lệ dư nợcho vay không có tài sản bảo đảm so với dư nợ cho vay có tài sản bảo đảmcàng thấp càng tốt Song cũng không phải lúc nào cũng vậycòn tuỳ vào kháchhàng, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, chính sách tín dụngcủa ngân hàng…

* Chỉ tiêu về nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng sau khi vay đã đến thời hạn trảnợ theo thoả thuận trên hợp đồng tín dụng nhưng không hoàn trả được chongân hàng Các chỉ tiêu về nợ quá hạn phản ánh mức độ an toàn của hoạtđộng tín dụng ngân hàng Chỉ tiêu về nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm (%) giữa

Trang 26

nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhấtđịnh thường là cuối tháng hay cuối năm

Đối với trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản thì:

Nợ quá hạn với cho vay có bảo đảm bằng tài sảnTỷ lệ nợ quá hạn=

Tổng nợ quá hạn

Chỉ tiêu cho biết bao nhiêu phần trăm nợ qúa hạn của hình thức cho vaycó bảo đảm bằng tài sản so với tổng nợ quá hạn

Đối với trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản

Nợ quá hạn cho vay không có tài sản bảo đảm Tỷ lệ nợ quá hạn =

Tổng nợ quá hạn

Chỉ tiêu cho biết bao nhiêu phần trăm nợ quá hạn của hình thức cho vaykhông có bảo đảm so với tổng nợ quá hạn.

Chỉ tiêu tổng thể như:

Nợ quá hạn ứng với các hình thức bảo đảm tiền vay Tổng nợ quá hạn

Các chỉ tiêu trên chỉ mức độ an toàn đối với từng hình thức bảo đảm tiềnvay Nếu các tỷ lệ này cao chứng tỏ biện pháp bảo đảm tiền vay là không cóhiệu quả.

Tỷ lệ nợ quá hạn cao biểu hiện độ an toàn trong hoạt động cho vay củangân hàng là thấp và ngược lại Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ antoàn trong hoạt động của ngân hàng và cũng đánh giá hiệu quả của hoạt độngcho vay nói chung, chất lượng bảo đảm tiền vay nói riêng.

1.6.2.2 Các chỉ tiêu định tính:

Trang 27

Ngoài các chỉ tiêu định lượng ở trên ngân hàng có thể sử dụng các chỉtiêu định không thể lượng hoá được sau để đánh giá chất lượng của công tácbảo đảm tiền vay Các chỉ tiêu này chủ yếu là việc ngân hàng tính trước cácrủi ro mà các khoản vay đem lại.

Chất lượng bảo đảm tiền vay thể hiện ở việc ngân hàng sau khi cho vayđã thu hồi được khoản nợ bao gồm cả gốc và lãi, hay có thể là khách hàngkhông trả được nợ thì ngân hàng sẽ tiến hành xử lý các tài sản đảm bảo chokhoản vay đó Tuỳ theo quan điểm của mỗi ngân hàng thì họ sẽ tiến hànhphân loại các khoản cho vay theo các mức độ rủi ro khác nhau như là: khoảncho vay đạt tiêu chuẩn; cận chuẩn; có vấn đề; không thu hồi được

*Đạt tiêu chuẩn: Là khoản cho vay có bảo đảm tiền vay có chất lượng vàkhông có nợ quá hạn.

*Cận chuẩn: là khoản cho vay có bảo đảm nhưng có biểu hiện một sốđiểm yếu tín dụng như nguồn vốn của người vay có biểu hiện không đủ đápứng cam kết trả nợ hoặc là trên giấy tờ giá trị tài sản đảm bảo thỏa mãn nhưnghồ sơ không chắc chắn, khả năng tiêu thụ tài sản và tình hình phát mại tài sảngặp khó khăn.

*Có vấn đề: là khoản cho vay cận chuẩn nhưng căn cứ vào thực tiễn vàgiá trị hiện tại thấy rằng việc thu đủ nợ là không chắc chắn và đáng ngờ.

*Không thu hồi được: là khoản cho vay không thể thu hồi được hoặc khảnăng thu hồi là rất ít, khả năng thanh lý gặp khó khăn như không bán được tàisản trên thị trường hoặc bị kiện tụng về pháp lý.

Ngoài những chỉ tiêu trên chúng ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu khácđể đánh giá chất lượng công tác bảo đảm tiền vay của ngân hàng.

Chỉ tiêu về hao mòn vô hình của tài sản thế chấp: Tài sản thế chấp

Trang 28

cao, thường bị hao mòn rất nhiều, khó dự đoán Nó có thể làm cho giá trị củatài sản dùng làm bảo đảm tiền vay giảm đi rất nhiều so với khi được định giában đầu và làm cho ngân hàng bị thiệt thòi khi sử dụng tài sản là nguồn thuhồi nợ thứ hai.

Độ chính xác của các giấy tờ liên quan đến tài sản: độ chính xác, rõ ràngvà tính hợp pháp của các giấy tờ chứng nhận sở hữu và quyền sở hữu hợppháp đối với tài sản sẽ ảnh hưởng đến việc xử lý tài sản đảm bảo có được dễdàng không Do chất lượng bảo đảm tiền vay phản ánh sự thu hồi các khoảnvay của ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ, nên nếu ngân hàngkhông thể thanh lý tài sản đảm bảo thì không thể coi là có chất lượng bảo đảmtiền vay cao.

Chỉ tiêu về khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng trên cơ sởtài sản bảo đảm: đương nhiên là ngân hàng chỉ cho vay món vay có giá trịthấp hơn giá trị của tài sản bảo đảm nhưng vấn đề ở chỗ là thấp hơn bao nhiêuthì hợp lý Nếu mức chênh lệch về giá trị này qúa lớn thì khách hàng sẽ bịthua thiệt và sẽ không muốn vay vốn tại ngân hàng, còn nếu ngân hàng chovay món vay gần với giá trị tài sản bảo đảm thì ngân hàng sẽ khó bảo đảmđược chất lượng bảo đảm tiền vay.

Chỉ tiêu về tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay: Ngân hàng nếu có sự lựachọn tài sản bảo đảm phù hợp, sử dụng phương thức đảm bảo tốt thì sẽ tạo rauy tín cho ngân hàng, tạo nên an toàn xã hội và chi phí bỏ ra thấp Tài sản bảođảm là yếu tố để ngân hàng quyết định mức cho vay Do đó việc định giáchính xác tài sản bảo đảm là hết sức quan trọng Nó giúp ngân hàng đảm bảođược quyền lợi cho chính bản thân mình và cho cả khách hàng.

Trên đây là các chỉ tiêu định tính nhưng nó chỉ là những căn cứ để đánhgiá hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay một cách khái quát Để có những

Trang 29

kết luận chính xác hơn cần dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu định lượng cụthể.

1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo đảm tiền vay:

1.7.1 Nhân tố thuộc về ngân hàng:

Thứ nhất là chất lượng công tác thẩm định tài sản đảm bảo và thẩm địnhkhách hàng: khi đưa ra các quyết ra các quyết định cho vay thì ngân hàng cầnphải tiến hành thẩm định Mục đích của công tác thẩm định nhằm giúp ngânhàng biết được tính khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và những rủi rocó thể xảy ra để đưa ra quyết định cho vay phù hợp Chất lượng của công tácthẩm định quyết định hiệu quả của công tác đảm bảo tiền vay Nếu chất lượngcủa công tác thẩm định tốt, ngân hàng sẽ tiến hành phân tích đánh giá chínhxác hoạt động của khách hàng vay để từ đó có quyết định đúng đắn đảm bảokhả năng thu hồi được vốn và lãi Chất lượng của công tác thẩm định tài sảnbảo đảm và thẩm định khách hàng phụ thuộc vào các nhân tố như: trình độchuyên môn của cán bộ thẩm định, quy trình thẩm định….

Thứ hai, chất lượng của cán bộ tín dụng ngân hàng: cán bộ tín dụng làngười thay mặt ngân hàng tiếp xúc khách hàng, thẩm định đánh giá kháchhàng để đưa ra các biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp với từng đối tượngkhách hàng Vì vậy trình độ của cán bộ tín dụng là rất quan trọng Trongtrường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản, việc đánh giá chính xác đượcgiá trị tài sản bảo đảm, xác định được tài sản là có thực hay không, kháchhàng vay có gian lận trong tài sản bảo đảm hay không là một vấn đề hết sứckhó khăn đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ tín dụng chuyên môn giỏi Còn đốivới trường hợp cho vay dựa trên uy tín của khách hàng vay thì việc đánh giáchính xác được khách hàng vay cũng cần có các cán bộ tín dụng có kinhnghiệm và kiến thức thì mới có thể xác định được chính xác vấn đề Nhưng

Trang 30

một cán bộ tín dụng ngoài có năng lực trình độ cao còn phải có đạo đức nghềnghiệp Bởi nếu cán bộ tín dụng cố tình đánh giá sai giá trị tài sản bảo đảm đểđưa ra mức cho vay cao hơn giá trị thật của nó, do đó gây ảnh hưởng rất lớnđên việc xử lý tài sản đảm bảo sau này khi mà khách hàng vay không có khảnăng trả nợ….

Thứ ba, chiến lược kinh doanh, mục tiêu của ngân hàng: trong mỗi thờikỳ khác nhau thì mỗi ngân hàng cũng có những chiến lược và mục tiêu khácnhau Đây là nhân tố tác động đến quyết định cho vay của ngân hàng Nếungân hàng cần đẩy mạnh hoạt động tín dụng của mình thì ngân hàng sẽ mởrộng danh mục tài sản đảm bảo cũng như linh hoạt hơn trong các biện phápbảo đảm tiền vay….

Ngoài ra công tác bảo quản, quản lý cũng như xử lý tài sản đảm bảo cũngảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bảo đảm tiền vay Nếu quản lý khôngtốt tài sản bị giảm giá trị, gây mất lòng tin đối với khách hàng khi họ đem tàisản cầm cố, thế chấp đồng thời còn làm giảm doanh thu của ngân hàng khithanhlý tài sản Như vậy ảnh hưởng đến chất lượng bảo đảm tiền vay.

1.7.2 Nhân tố thuộc về khách hàng:

Trước hết phải nói đến năng lực tài chính, trình độ quản lý của kháchhàng vay: Năng lực tài chính của khách hàng vay vốn là rất quan trọng, nóảnh hưởng đến chất lượng của công tác bảo đảm tiền vay Ngân hàng thườngchỉ cho vay trong trường hợp khách hàng vay có hoạt động kinh doanh đạthiệu quả, có tài sản bảo đảm đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng.Trìnhđộ quản lý của khách hàng nếu bị yếu, chưa đủ sức mạnh để cạnh tranh trênthị trường có thể dẫn đến tình trạng khách hàng không đủ khả năng trả nợ chongân hàng khiến hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay bị giảm sút.

Trang 31

Nhân tố thứ hai từ phía khách hàng là vấn đề đạo đức khách hàng, tưcách đạo đức của khách hàng vay cũng có tác động đến hiệu quả của bảo đảmtiền vay Trong nhiều trường hợp khách hàng vay vốn đã có sự thiếu trungthực trong các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, các chứng từ vàtài liệu liên quan đến mục đích vay vốn và sử dụng vốn như thế nào Điều nàygây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanhcũng như việc theo dõi, giám sát, quản lý vốn vay của khách hàng để từ đó cóthể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn, những biện pháp tình thế kịpthời, điều này làm hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay bị giảm sút.Những thông tin về khách hàng đều chủ yếu dựa trên sự cung cấp của kháchhàng Do đó, nếu các khách hàng cố tình lừa đảo, cung cấp các thông tinkhông đúng sự thật thì khả năng ngân hàng gặp phải rủi ro là rất cao hoặc cónhiều trường hợp khách hàng cố tình lợi dụng các khe hở của pháp luật để cốtình chây ỳ, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý tài sản đảm bảokhiến việc thu hồi nợ của ngân hàng bị kéo dài và như vậy làm cho vấn đềbảo đảm tiền vay trở nên không còn ý nghĩa Vì vậy để đạt được hiệu quả củacông tác bảo đảm tiền vay thì ngân hàng phải lựa chọn để tìm được nhữngkhách hàng có tư cách đạo đức, có đủ năng lực tài chính, có uy tín, có hoạtđộng sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao

Ngoài ra, tính đúng mục đích của việc sử dụng vốn: Một trong nhữngyêu cầu cơ bản của ngân hàng đối với khách hàng khi cho vay là khách hàngphải sử dụng vốn đúng mục đích và ngân hàng nào cũng có những biện phápđể giám sát mục đích sử dụng vốn của khách hàng Tuy nhiên, vẫn có nhiềutrường hợp sử dụng vốn sai mục đích ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt độngbảo đảm tiền vay của ngân hàng Chẳng hạn, các khách hàng sử dụng vốnngân hàng không đúng với phương án, mục đích khi xin vay, không đúng đối

Trang 32

tượng kinh doanh… Đây có thể là một trong những nguyên nhân của việckhách hàng không trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng.

1.7.3 Nhân tố khác:

- Môi trường pháp lý:

Mỗi quốc gia đều có các văn bản pháp luật do Chính phủ, NHNN và cácBộ ngành có liên quan ban hành ra nhằm hỗ trợ cho các ngân hàng thươngmại trong việc thực hiện hoạt động bảo đảm tiền vay Các hình thức bảo đảmtiền vay áp dụng cho mỗi nước tuỳ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xãhội của mỗi nước mà các văn bản quy định được ban hành ra là nới lỏng haythắt chặt Các hệ thống văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay có sự thốngnhất, hoàn thiện và chặt chẽ sẽ là hành lang pháp lý giúp các ngân hàngthương mại thực hiện vấn đề an toàn trong cho vay của ngân hàng Tuy nhiên,trong thực tế thì quá trình thực hiện hoạt động bảo đảm tiền vay thì ngân hàngđã gặp phải những vướng mắc do các văn bản quy định đang có sự chồngchéo nhau, không phù hợp với thực tế Do đó đã có những trường hợp kháchhàng lợi dụng các kẽ hở pháp luật để lừa đảo ngân hàng Vì vậy, để giúp ngânhàng dễ dàng hơn trong việc ra quyết định cho vay, giảm bớt thời gian thẩmđịnh thì Chính phủ, NHNN và các Bộ ngành có liên quan cần phải có chínhsách, chủ trương chỉnh sửa các văn bản theo hướng ngày càng hoàn thiện,giảm bớt các áp lực cho ngân hàng khi thực hiện vấn đề bảo đảm tiền vay.

- Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế cũng có những tác động nhất định đến hoạt động củangân hàng nên nó cũng tác động đến công tác bảo đảm tiền vay Một nền kinhtế có mức tăng trưởng ổn định sẽ làm giá cả ở mức ổn định, tình trạng lạmphát ở mức thấp tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại mở rộng quy môhoạt động của mình Trong thời kỳ kinh tế phát triển hưng thịnh sẽ có nhiều

Trang 33

cơ hội làm ăn cho các nhà đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Dođó nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng sẽ tăng lên, tạo điềukiện cho ngân hàng mở rộng cho vay và hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiềnvay được nâng lên Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế bị suy thoái, quy mô sảnxuất bị thu hẹp, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, thua lỗ kéo dài dẫn đến cáckhách hàng khó khăn trong việc trả nợ, hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiềnvay bị giảm sút

- Môi trường chính trị xã hội:

Một đất nước có vấn đề chính trị ổn định sẽ tạo tâm lý tốt cho người dân,từ đó tạo sự mạnh dạn trong đầu tư và ngân hàng cũng mạnh dạn hơn tronghoạt động cho vay Môi trường chính trị ổn định, không có chiến tranh là môitrường thuận lợi và yên tâm cho các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhàđầu tư nước ngoài Xã hội có nhiều truyền thống tốt đẹp, ít tệ nạn xã hội nhưlừa đảo, làm ăn phi pháp cũng góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động bảođảm tiền vay.

- Mức độ an toàn của tài sản bảo đảm:

Mức độ an toàn của tài sản bảo đảm cũng tác động đến hiệu quả của hoạtđộng bảo đảm tiền vay Đối với những tài sản có mức độ an toàn cao hơn sẽđược các ngân hàng ưa chuộng vì nó sẽ có độ rủi ro thấp hơn, hiệu quả củabảo đảm tiền vay sẽ cao hơn Những tài sản có độ an toàn cao là những tài sảndễ dàng xác định được quyền sở hữu, có thị trường tiêu thụ rộng rãi… và lànhững tài sản dễ bán với chi phí thấp nên ngân hàng sẽ dễ thu hồi được vốnnhanh và dễ dàng hơn.

- Những nhân tố bất khả kháng:

Những nhân tố như thiên tai, chiến tranh, hoả hoạn, dịch bệnh là nhữngnhân tố bất khả kháng mà khách hàng nào cũng phải đối mặt, nó có thể tạothuận lợi hay gây khó khăn cho khách hàng Các nhân tố này được gọi là bất

Trang 34

khả kháng vì chúng thường vượt quá tầm kiểm soát của cả ngân hàng vàkhách hàng Vì vậy, sự tác động của những nhân tố này tới người vay thườnglà rất nặng nề, họ thường bị tổn thất lớn, khả năng trả nợ của ngân hàng bị suygiảm, thậm chí không còn khả năng trả nợ.

Trang 35

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI CHINHÁNH NGÂN HÀNG NễNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NễNG

THễN CẦU GIẤY

2.1 Khỏi quỏt hoạt động kinh doanh của chi nhỏnh:

2.1.1 Lịch sử hỡnh thành và phỏt triển của chi nhỏnh:

Ngõn hàng Nụng nghiệp và Phát triển Nụng thụn (NH No&PT NT) Cõ̀uGiṍy đợc thành lập ngày 20/10/1996 Đây là ngân hàng cấp 2 trực thuộc NHNo&PT NT Hà Nội, có quyền tự chủ kinh doanh và chịu sự ràng buộc vềnghĩa vụ, quyền lợi với NH No&PT NT Việt Nam.

Vốn ban đầu chỉ là một phòng giao dịch nhỏ của huyện Từ Liêm ngay

từ những ngày đầu mới thành lập, ngõn hàng đã đứng trớc rất nhiều khó khăn:Cơ sở vật chất thiếu thốn, lạc hậu, đội ngũ cán bộ ít ỏi và trình độ còn nhiềuhạn chế Song do bám sát định hớng hoạt động, đợc sự quan tâm của các cấpchính quyền cùng với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên, ngân hàngđã từng bớc khắc phục những khó khăn, đạt đợc những thành công đóng gópvào thành tích chung của NH No&PT NT Hà Nội: Huân chơng lao động hạngBa- 1998, huân chơng chiến công hạng Ba- 2001 Đầu năm 2004 Chi nhánhNH No&PT NT Cầu Giấy đã đợc xây dựng mới- một công trình khang trangđã cho thấy phần nào quy mô và sự phát triển không ngừng của chi nhánh.

Đến năm 2006, căn cứ Quyết định số 35/QĐ- NHNN ngày 12 tháng 1năm 2006 của thống đốc Ngân hàng Nhà nớc về việc chấp nhận mở chi nhánhcủa NH No&PT NT Việt Nam.

Căn cứ Điều lệ về tổ chức và hoạt động của NH No&PT NT Việt Nam;ban hành kèm theo Quyết định số 117/QĐ/HĐQD- NHNN ngày 3/6/2002 củachủ tịch Hội đồng quản trị NH NN&PT NT Việt Nam đã đợc thống đốc Ngânhàng Nhà nớc chuẩn y tại Quyết định số 571/2002/QĐ-NHNN ngày 5/6/2002.

Theo đề nghị của tổng giám đốc NH No&PT NT Việt Nam.

Trang 36

Ngày 13/1/1006, Hội đồng quản trị NH No&PT NT Việt Nam quyếtđịnh mở chi nhánh NH No&PT NT Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy trên cơ sởđiều chỉnh, nâng cấp chi nhánh cấp 2 với tên gọi và địa chỉ là:

Tên gọi: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chinhánh Cầu Giấy.

Trụ sở: tại nhà số 99, Đờng Trần Đăng Ninh, Phờng Dịch Vọng, QuậnCầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Chi nhánh NH No&PT NT Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy là đơn vị phụthuộc NH No&PT NT Việt Nam, có con dấu, bảng cân đối kế toán, đợc tổchức và hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNo&PT NT Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 454/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2004 của Hội đồng quản trị NH No&PT NT Việt Nam.

2.1.2 Bộ mỏy tổ chức của chi nhỏnh và nhiệm vụ phũng tớn dụng:

Trang 37

Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cầu Giấy:

Giám đốcLê quốc tuấn

Phó Giám Đốc

Vi tính

Thẩm định

Tổ KTKS

KT-Tổ tiếp

Các phòng giao dịch

Trang 38

Phòng tín dụng có nhiệm vụ sau đây:

 Nghiên cứu xây dựng chiến lợc khách hàng tín dụng, phân loại kháchhàng và đề xuất các chính sách u đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mởrộng theo hớng đầu t tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩuvà gắn tín dụng sản xuất, lu thông và tiêu dùng.

 Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục kháchhàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.

 Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷquyền.

 Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp theo phâncấp uỷ quyền.

 Tiếp nhận và thực hiện các chơng trình, dự án thuộc nguồn vốn trongnớc, nớc ngoài Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ,ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nớc.

 Xây dựng và thực hiện các mô hình thí điểm, thử nghiệm trong địabàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng hợp; đề xuất Tổng giám đốccho phép nhân rộng.

 Thờng xuyên phân loại d nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhânvà đề xuất hớng khắp phục.

 Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của cácchi nhánh trực thuộc trên địa bàn.

 Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhỏnh năm 2006:

* Tổng nguụ̀n vốn: đờ́n 31/12/2006 đạt1.081 tỷ đụ̀ng, tăng 557 tỷ so với31/12/2005, tốc độ tăng 106%, đạt 137,8% kờ́ hoạch năm 2006

- Nguụ̀n vốn phõn theo thời gian:

+ Tiền gửi không kỳ hạn: 195 tỷ đồng, tăng 121 tỷ đồng so với31/12/2005,chiếm tỷ trọng 18% tổng nguồn vốn Trong đó ngoại tệ: 86 tỷ

Trang 39

+ Tiền gửi kỳ hạn < 12T: 424 tỷ đồng, tăng 300 tỷ đồng so với31/12/2005, chiếm tỷ trọng 39% tổng nguồn vốn Trong đó ngoại tệ: 45 tỷđồng.

+ Tiền gửi kỳ hạn>12T: 462 tỷ đồng, tăng 136 tỷ so với 31/12/2005,chiếm tỷ trọng 43% tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ:131 tỷ đồng.

- Nguụ̀n vốn phõn theo đối tượng huy động

+ Tiền gửi dân c: 688 tỷ đồng, tăng 268 tỷ so với 31/12/2006, chiếm tỷtrọng 64% tổng nguồn vốn.

+ Tiền gửi tổ chức kinh tế-xã hội: 393 tỷ đồng, tăng 303 tỷ so với31/12/2005, chiếm tỷ trọng 36% tổng nguồn vốn.

- Phõn theo tớnh chất nguụ̀n vốn:

+ Tiền gửi tiết kiệm: 567 tỷ đồng, tăng 159 tỷ so với 31/12/2005, chiếmtỷ trọng 53% tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ: 166 tỷ đồng.

+ Tiền gửi tổ chức kinh tế- xã hội: 393 tỷ đồng, tăng 303 tỷ so với31/12/2005, chiếm tỷ trọng 36% tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ: 80 tỷđồng.

+ Tiền gửi kỳ phiếu: 121 tỷ đồng, tăng 95 tỷ so với 31/12/2005, chiếm tỷtrọng 11% tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ: 10 tỷ đồng.

* Kết quả tài chính:

- Tổng thu: 78.527 triệu đồng Thu dịch vụ: 2 tỷ đồng.

- Tổng chi: 121.299 triệu đồng Trong đó: chi lương: 2.328 triệu đồng.- Trích lập quỹ dự phòng rủi ro năm 2006: 40.525 triệu đồng.

+ Xử lý rủi ro năm 2006: 39.938,5 triệu đồng.+ Nguồn còn lại: 1.628 triệu đồng.

* Nghiệp vụ thẻ:

- Năm 2005 chi nhánh đặt 2 máy ATM Trong năm 2006 chi nhánh đợcTW cấp thêm 8 máy ATM Hiện tại chi nhánh đã lắp đặt thêm đợc 6 máy Dựkiến trong quý I/2007 sẽ hoàn thành xong lắp đặt 2 máy ATM còn lại Doanhsố hoạt động ATM năm 2006 đạt 80 tỷ đồng, số lợng giao dịch qua máy ATMlà 90.131 giao dịch.

- Đến 21/12/2006 số thẻ đã phát hành là 12.273 thẻ, tăng 7580 thẻ so với31/12/2005, tăng 161,4% Số dư tiền gửi qua thẻ là 17.415 triệu đồng Số dưbình quân trên thẻ khoảng 1,4 triệu đồng.

Trang 40

* Nghiệp vụ thanh toán quốc tế:

- Hàng nhập khẩu:

+ Phát hành L/C: 75,751,642.92 USD+ Thanh toán L/C: 10,594,682.28 USD+ chuyển tiền: 468,890.15 USD

Thu phí dịch vụ: 300.707.856 đồng.

+ USD 22,328,615.59 22,305,841.43Mua ngoại tệ: USD: 1,021,257.73

EUR: 79,069.00Lãi kinh doanh ngoại tệ: 287.556.713 đồng.Tổng doanh thu năm 2006: 588.264.569 đồng.

*Kờ́t quả cho vay thu nợ, dư nợ:

Bảng 2.1 Kết quả cho vay thu nợ, d nợ

Đơn vị:triệu.đồngn v :triệu.đồngị:triệu.đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2005 - 2006)

* Chất lượng tớn dụng: tỷ lệ các nhóm nợ được phõn loại theo Quyờ́t

định 165 của Tụ̉ng Giám đốc NH No&PT NT Việt Nam:

Bảng 2.2 Tỷ lệ các nhóm nợ

Ngày đăng: 29/11/2012, 15:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Tỷ lệ các nhóm nợ - Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy
Bảng 2.2. Tỷ lệ các nhóm nợ (Trang 41)
Bảng 2.3. Kết quả nghiệp vụ bảo lãnh - Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy
Bảng 2.3. Kết quả nghiệp vụ bảo lãnh (Trang 43)
2.2. Thực trạng chất lượng bảo đảm tiền vay tại chi nhỏnh: 2.2.1. Thực trạng dư nợ phõn theo tớnh chất bảo đảm: - Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy
2.2. Thực trạng chất lượng bảo đảm tiền vay tại chi nhỏnh: 2.2.1. Thực trạng dư nợ phõn theo tớnh chất bảo đảm: (Trang 44)
Bảng 2.5 .D nợ phân theo tính chất bảo đảm bằng tài sản: - Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy
Bảng 2.5 D nợ phân theo tính chất bảo đảm bằng tài sản: (Trang 46)
Qua bảng ta thấy cho vay bảo đảm bằng tài sản hỡnh thành từ vốn vay và bảo lónh bằng tài sản của bờn thứ ba là nhỏ so với cầm cố và thế chấp là thấp,  đặc biệt là cho vay bảo đảm bằng tài sản hỡnh thành từ vốn vay do khi khỏch  hàng đến vay tiền thỡ lập p - Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy
ua bảng ta thấy cho vay bảo đảm bằng tài sản hỡnh thành từ vốn vay và bảo lónh bằng tài sản của bờn thứ ba là nhỏ so với cầm cố và thế chấp là thấp, đặc biệt là cho vay bảo đảm bằng tài sản hỡnh thành từ vốn vay do khi khỏch hàng đến vay tiền thỡ lập p (Trang 47)
Bảng 2.6. Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo tính chất bảo đảm: - Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy
Bảng 2.6. Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo tính chất bảo đảm: (Trang 50)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w