SEO viết tắt của Search engine optimaztion – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, một công cụ xúc tiến của e-marketing đã ra đời nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh thông qua
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Nhóm ngành: 1b
Hà Nội, tháng 7 năm 2011
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU 7
LỜI MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, MARKETING ĐIỆN TỬ (E-MARKETING) VÀ TỐI ƯU HÓA CÔNG CỤ TÌM KIẾM (SEO) 13 1.1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 13
1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử 13
1.1.2 Các hoạt động cơ bản trong thương mại điện tử dưới góc độ doanh nghiệp 14
1.1.3 Tình hình ứng dụng thương mại điện tử trên thế giới và tại Việt Nam 14
1.1.1.1 r n th gi i 14
1.1.1.2 ại Việt Nam 15
1.2 TỔNG QUAN VỀ MARKETING ĐIỆN TỬ (E-MARKETING) 16
1.2.1 Khái niệm e-marketing 16
1.2.2 Ưu nhược điểm của e-marketing so với marketing truyền thống 17
1.2.3 Các hoạt động cơ bản trong e-marketing 18
1.2.4 Các công cụ xúc tiến trong e-marketing 18
1.2.4.1 Email Marketing 18
1.2.4.2 Quảng cáo trực tuy n 18
1.2.4.3 Marketing li n k t 19
1.2.4.4 Social Media Marketing 19
1.2.4.5 Viral marketing 20
1.2.4.6 PR online 20
1.2.4.7 Mobile marketing 20
1.2.4.8 SEM (Search Engine Marketing) 21
Trang 31.3 LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ TỐI ƯU HÓA CÔNG CỤ TÌM KIẾM
(SEO) 21
1.3.1 Tổng quan về công cụ tìm kiếm (SE) 21
1.3.1.1 Khái niệm công cụ tìm ki m 21
1.3.1.2 Cách thức hoạt động của SE 21
1.3.1.3 Cách thức SE x p hạng website 22
1.3.1.4 Các SE thông dụng 23
1.3.2 Tổng quan về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) 24
1.3.2.1 Khái niệm SEO 24
1.3.2.2 Lợi ích của SEO 24
1.3.2.3 Một số khái niệm cơ bản trong SEO 25
1.3.3 Quy trình SEO cơ bản 27
1.3.3.1 Nghi n cứu và xác định từ khóa 27
1.3.3.2 ối ưu hóa trong trang (on-page optimization) 30
1.3.3.3 ối ưu hóa ngoài trang (off-page optimization) 32
1.3.3.4 heo dõi và đánh giá 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG E-MARKETING TẠI MẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BIZSPACE CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH ALPHA 37
2.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG SÁCH TRỰC TUYẾN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 37
2.1.1 Thị trường sách trực tuyến 37
2.1.2 Tổng quan về thị trường sách trực tuyến trên thế giới 38
2.1.3 Tiềm năng phát triển của thị trường sách trực tuyến tại Việt Nam 38
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG E-MARKETING TẠI MẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BIZSPACE CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH ALPHA 40
2.2.1 Khái quát về Alpha Books và bizSPACE 40
2.2.1.1 Gi i thiệu sơ lược về Alpha Books 40
2.2.1.2 Mục ti u ra đời và lộ trình phát triển bizSPACE 41
2.2.1.3 Cơ cấu tổ chức của bizSPACE 43
Trang 42.2.1.4 hực trạng bộ phận Marketing & Công nghệ thông tin của
bizSPACE 43
2.2.2 Thực trạng ứng dụng các hình thức e-marketing tại bizSPACE 44
2.2.2.1 Xây dựng website bizSPACE.vn 44
2.2.2.2 Email marketing 45
2.2.2.3 rao đổi banner 46
2.2.2.4 Đăng bài tr n các website và diễn đàn 47
2.2.2.5 Social media marketing 47
2.2.2.6 SEO 48
2.3 ĐÁNH GIÁ WEBSITE BIZSPACE.VN BẰNG ALEXA 49
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG SEO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 53
3.1 TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG SEO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI 53
3.2 TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG SEO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 54
3.2.1 Mức độ quan tâm của các doanh nghiệp đối với SEO và sức hút của nghề SEO 54
3.2.2 Tình hình thị trường SEO tại Việt Nam 56
3.2.3 Ứng dụng SEO trong một số lĩnh vực kinh doanh 56
3.2.4 Nghiên cứu mô hình doanh nghiệp thành công trong việc ứng dụng SEO: Vatgia.com 58
3.3 ĐÁNH GIÁ VIỆC ỨNG DỤNG SEO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 60
3.3.1 Thành công ban đầu: 60
3.3.2 Hạn chế và tồn tại 61
3.3.2.1 Hạn ch trong việc quản lý vĩ mô 61
3.3.2.2 Hạn ch trong nội bộ các doanh nghiệp 61
3.3.2.3 Hạn ch về nhận thức và trình độ của người làm SEO 62
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐỆN TỬ VIỆT NAM TRONG VIỆC ỨNG DỤNG SEO ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ E-MARKETING 64
Trang 54.1 CÁC XU HƯỚNG ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG
E-MARKETING CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI 64
4.1.1 Xu hướng sử dụng đường truyền Internet tốc độ cao 64
4.1.2 Xu hướng mua sắm trực tuyến 64
4.1.3 Xu hướng sử dụng sử dụng công cụ tìm kiếm 65
4.1.4 Xu hướng e-marketing trên thế giới và tại Việt Nam 66
4.2 KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN SEO TẠI VIỆT NAM 67
4.2.1 Phát triển cơ sở hạ tầng pháp l 67
4.2.2 Phát triển cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin và truyền thông 68
4.2.3 Tăng cường đầu tư cho nguồn nhân lực trình độ cao về marketing điện tử và SEO 69
4.2.4 Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế h trợ cho hoạt động marketing điện tử nói chung và SEO nói riêng 71
4.3 GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG VIỆC ỨNG DỤNG SEO ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ E-MARKETING 72
4.3.1 Lập kế hoạch e-marketing một cách bài bản 72
4.3.1.1 Situation analysis (Phân tích tình hình) 73
4.3.1.2 Objectives (Mục ti u): 74
4.3.1.3 Strategy (Chi n lược): 74
4.3.1.4 atics (Chi n thuật): 75
4.3.1.5 Actions (Hành động): 75
4.3.1.6 Control (Kiểm soát): 75
4.3.2 Lựa chọn giải pháp SEO phù hợp 76
4.3.2.1 Phương án tự làm 76
4.3.2.2 Phương án thu ngoài 78
4.4 GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC SEO CHO MẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BIZSPACE CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH ALPHA 79
4.4.1 Chiến lược từ khóa 79
4.4.2 Chiến lược tối ưu hóa trong trang 82
4.4.3 Chiến lược xây dựng liên kết 83
Trang 6DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ tiếng Anh:
SEO Search engine optimization Tối ưu hóa công cụ tìm
kiếm
e-marketing electronic marketing Marketing điện tử
KPI key performance indicator Chỉ số đo lường hiệu suất
Từ tiếng Việt:
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh mục bảng:
Bảng 2.1: So sánh Alexa Traffic Rank của bizSPACE.vn và 1 số đối thủ cạnh tranh 50 Bảng 2.2: So sánh các chỉ số quan trọng của bizSPACE.vn với vinabook.com, Xbook.com.vn và Tiki.vn 50 Bảng 2.3: Top 5 cụm từ khóa được tìm kiếm mang lại traffic nhiều nhất cho
bizSPACE.vn 51 Bảng 3.1: Số lượt tìm kiếm các từ khóa liên quan đến SEO trung bình háng tháng tại Việt Nam 54 Bảng 4.1: Danh sách các trường có khoa/bộ môn TMĐT 69 Bảng 4.2: Danh sách các từ khóa khả thi cho bizSPACE 79
Danh mục hình:
Hình 1.1: Sơ đồ từ khóa cho website bán đồ nội thất cao cấp tại Hà Nội 30 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức hiện tại của bizSPACE 43 Hình 3.1: Tỷ lệ ứng dụng SEO, quảng cáo tìm kiếm và marketing trên mạng xã hội của doanh nghiệp trên toàn thế giới 53 Hình 3.2: Tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư đầu tư cho SEO theo các mức chi phí trong năm 2011 54 Hình 3.3: Số backlink tới trang thông tin sản phẩm Iphone của Vatgia.com 60 Hình 4.1: Tỷ lệ tăng trưởng Internet giai đoạn 2000 – 2009 ở một số nước châu Á 64 Hình 4.2: Mức độ tăng trưởng tỷ lệ mua sắm trực tuyến 65 Hình 4.3: Mối quan tâm đối với 4 hình thức e-marketing là SEO, quảng cáo Google, social media và email marketing 66 Hình 4.4: mô hình SOSTAC® về quy trình lập kế hoạch e-marketing 72 Hình 4.5: Mô hình đo lường cầu thị trường trực tuyến 73
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Cùng với sự phát triển bùng nổ của Internet và CNTT, Thương mại điện tử trở thành một xu thế không thể thay đổi trên toàn thế giới Ở Việt Nam, Thương mại điện tử chưa thật sự phát triển tuy nhiên lại là một trong các lĩnh vực thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất vài năm trở lại đây Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử đã kéo theo sự phát triển của marketing điện tử (e-marketing) Nhờ việc ứng dụng e-marketing mà việc xúc tiến mua bán hàng hóa ở cả thị trường ảo và thị trường truyền thống đã đạt được những thành tựu đáng kể Có thể coi đây là công
cụ hữu hiệu và nhanh chóng nhất giúp doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường toàn cầu
Tuy nhiên với việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào xu thế chung, số lượng website của doanh nghiệp tăng lên theo cấp số nhân thì việc cạnh tranh cũng trở nên ngày một gay gắt hơn Với hàng tỷ website hiện đang tồn tại, bài toán đặt ra cho doanh nghiệp là làm sao khách hàng có thể tìm thấy website của doanh nghiệp trước mà không phải của các đối thủ cạnh tranh? Chính vì đa phần khách hàng đến một website đều thông qua các công cụ tìm kiếm, nên nếu như trang web có thứ hạng thấp thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp này đã đánh mất một lượng lớn khách hàng tiềm năng vào tay đối thủ cạnh tranh SEO ( viết tắt của Search engine optimaztion – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), một công cụ xúc tiến của e-marketing đã ra đời nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc hiển thị trên đầu danh sách kết quả tìm kiếm tự nhiên của các trang cung cấp dịch vụ tìm kiếm nổi tiếng như: Google, Yahoo, Bing,…
Đã có rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới ứng dụng thành công giải pháp SEO cho website của mình, tuy nhiên ở Việt Nam khái niệm này vẫn còn khá mới
mẻ và rất ít doanh nghiệp biết cách áp dụng theo một quy trình hợp lý Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu mong muốn sẽ mang tới cách tiếp cận hệ thống đối với công
cụ e-marketing quan trọng này Bên cạnh đó, đề tài cũng sẽ bao gồm cả việc nghiên
Trang 10cứu về tình hình ứng dụng SEO tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại, nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp một cái nhìn tổng thể về sự phát triển của hình thức e-marketing này tại thị trường Việt Nam và xu hướng trong tương lai, từ đó có những
giải pháp phù hợp
Chúng tôi lựa chọn công ty CP Sách Alpha làm doanh nghiệp nghiên cứu trong đề tài của mình bởi hai lý do: Thứ nhất, Alpha Books không như các doanh nghiệp kinh doanh sách khác thường xuất bản đa dạng các chủng loại sách mà chỉ tập trung vào dòng sách kinh doanh – kinh tế Sách kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam đang phát triển rất mạnh và hội nhập với thế giới, nên nhu cầu của độc giả, nhất là sinh viên và các doanh nghiệp rất cao Thứ hai, Alpha Books đã rất thành công trong việc phân phối sách trên thị trường, tuy nhiên trên mạng, website bán hàng trực tuyến của Alpha là bizSPACE.vn lại rất
mờ nhạt và tỏ ra kém cạnh tranh trên các công cụ tìm kiếm do công ty không đầu tư đúng mức cho hoạt động e-marketing Trước tình hình thị trường sách trực tuyến
đang rất phát triển tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu mong muốn đề tài “Giải pháp giúp doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam trong việc ứng dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để nâng cao hiệu quả e-marketing – vận dụng với bizSPACE.vn”
sẽ là một tài liệu thiết thực giúp một doanh nghiệp đang kinh doanh sách theo cách
truyền thống có thể thành công khi tham gia vào thương mại điện tử
2 Tình hình nghiên cứu:
2.1 Trên thế giới
Trên thế giới đã có khá nhiều tài liệu về e-marketing như: E-Marketing của
nhóm tác giả Strauss, Judy, Adel El-Ansary, và Raymond Frost do nhà xuất bản
Pearson Prentice Hall phát hành năm 2006; Cuốn eMarketing - the essential guide
to online marketing của Stokes R do Quirk eMarketing (Pty) phát hành năm 2008 hay Understanding Digital Marketing của Damian Ryan và Calvin Jones được nhà
xuất bản Replika phát hành năm 2009…
Về SEO, cũng đã có những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu như The Art of SEO của nhóm tác giả Enge E, Spencer S, Fishkin R và Stricchiola J phát hành bởi
Trang 11O‟Reilly Media, Inc năm 2010 Ngay chính trang web tìm kiếm Google cũng đưa
ra tài liệu bản mềm Search engine optimization Starter Guide hướng dẫn làm SEO
cơ bản trên Google
Tài liệu lý thuyết không thiếu, tuy nhiên những tài liệu nghiên cứu về thực trạng hoạt động e-marketing cũng như thực trạng ứng dụng SEO nói riêng của các doanh nghiệp trên thế giới thì vẫn còn rất hạn chế Trong quá trình tìm kiếm, nhóm
nghiên cứu chỉ tìm thấy tài liệu Internet Statistics Compendium tháng 1 năm 2011
và State of Search marketing Report tháng 4 năm 2011 của nhóm Econsultancy điều
tra thực trạng ứng dụng e-marketing, trong đó có SEO, của các doanh nghiệp với mẫu lấy từ 66 quốc gia nhưng chủ yếu tập trung tại Mỹ
2.2 Tại Việt Nam
Bộ Công thương trong các năm gần đây đều tiến hành điều tra khảo sát các doanh nghiệp trên cả nước về hiện trạng ứng dụng thương mại điện tử và cho công
bố các bản Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam hàng năm Báo cáo năm 2009
ngoài việc cung cấp các số liệu chung về thương mại điện tử thì còn có đề cập tới một công cụ e-marketing là quảng cáo trên mạng xã hội Tuy nhiên tình hình hoạt động e-marketing nói chung tại các doanh nghiệp và hiện trạng của những hình thức e-marketing khác như quảng cáo trên công cụ tìm kiếm, quảng cáo trên điện thoại… thì chưa có số liệu nghiên cứu
Cho đến thời điểm này, nhóm nghiên cứu chưa thấy một đề tài hay báo cáo nào liên quan trực tiếp đến việc ứng dụng SEO trong các doanh nghiệp Việt Nam cũng như đề xuất giải pháp để phát triển SEO tại Việt Nam Ngay cả những tài liệu
lý thuyết về SEO bằng tiếng Việt cũng hầu như không có, chỉ có một số tài liệu trên mạng được dịch từ tiếng nước ngoài và tổng hợp lại Đề tài của chúng tôi là đề tài đầu tiên nghiên cứu lĩnh vực này
3 Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thương mại điện tử e-marketing và SEO
Trang 12- Phân tích những hạn chế của hoạt động e-marketing tại mảng thương mại điện tử bizSPACE của công ty CP Sách Alpha và lý giải nguyên nhân
- Tìm hiểu tình hình ứng dụng SEO trong các doanh nghiệp trên thế giới cũng như tại Việt Nam
- Đưa ra dự báo về xu thế ảnh hưởng tới hoạt động e-marketing của các doanh nghiệp Việt Nam
- Đưa ra giải pháp vĩ mô và vi mô cho việc ứng dụng SEO trong các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam và đề ra giải pháp chiến lược SEO dành riêng cho bizSPACE
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp định lượng
- Thu thập thông tin (quan sát, phỏng vấn)
- Phân tích tổng hợp
- Hệ thống hóa
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
5.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Tình hình ứng dụng SEO tại các doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam
- Hoạt động e-markting tại bizSPACE
5.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: một số doanh nghiệp trên thế giới tại Việt Nam
- Thời gian: ngày thành lập website bizSPACE.vn 26 tháng 3 năm 2011 đến nay
6 Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, bảng biểu và tài liệu tham khảo thì kết cấu của đề tài gồm 4 chương như sau:
Trang 13Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử, marketing điện tử (e-marketing) và tối
ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
Chương 2: thực trạng hoạt động e-marketing tại mảng thương mại điện tử bizSPACE của công ty cổ phần sách Alpha
Chương 3: tình hình ứng dụng SEO của các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam
Chương 4: giải pháp giúp doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam trong việc ứng dụng SEO để nâng cao hiệu quả e-marketing
Trang 14CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ,
MARKETING ĐIỆN TỬ (E-MARKETING) VÀ TỐI ƯU HÓA CÔNG
CỤ TÌM KIẾM (SEO)
1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử (TMĐT) được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như
“thương mại điện tử” (electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương mại không giấy tờ” (paperless commerce)… Tuy nhiên, “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất trong các văn bản hay công trình nghiên cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu
Theo nghĩa hẹp, TMĐT được hiểu là: các giao dịch thương mại về hàng hoá
và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử (Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương, 1997) 1
Khái niệm này giới hạn TMĐT ở việc mua bán hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua Tuy nhiên nhiều tổ chức quốc tế đã đưa ra những khái niệm rộng hơn về TMĐT Tiêu biểu là khái niệm của UNCITRAL (UN Conference for International Trade Law): “TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch.”2
Theo đó, phạm vi của TMĐT rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của TMĐT
Một cách tổng quát, TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện
1
Đại học Ngoại Thương 2009, Giáo trình Thương mại điện tử
2 Luật mẫu về Thương mại điện tử (UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce, 1996), trích trong Giáo trình Thương mại điện tử, Đại học Ngoại Thương 2009
Trang 15tử, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh 3
1.1.2 Các hoạt động cơ bản trong thương mại điện tử dưới góc độ doanh
nghiệp
Theo UNCTAD (, 1998, dưới góc độ của doanh nghiệp: TMĐT bao gồm việc sản xuất, phân phối, marketing, bán hay giao hàng hoá và dịch vụ bằng các phương tiện điện tử 4
Khái niệm này được viết tắt bởi bốn chữ MSDP:
M – Marketing (có trang web, hoặc xúc tiến thương mại qua Internet)
S – Sales (có trang web có hỗ trợ chức năng giao dịch, ký kết hợp đồng)
D – Distribution (Phân phối sản phẩm số hóa qua mạng)
P – Payment (Thanh toán qua mạng hoặc thông qua bên trung gian như ngân hàng)
Như vậy, doanh nghiệp có thể ứng dụng TMĐT vào bất kỳ hoạt động nào trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, khi đó các hoạt động này được gọi là e-marketing (marketing điện tử), e-sales (bán hàng điện tử), e-distribution (phân phối điện tử) và e-payment (thanh toán điện tử)
1.1.3 Tình hình ứng dụng thương mại điện tử trên thế giới và tại Việt Nam
1.1.1.1 r n th gi i
Tốc độ tăng trưởng không ngừng của lượng người sử dụng Internet trên thế giới chính là nhân tố quyết định cho sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trên phạm vi toàn cầu; tuy nhiên, khoảng cách về giá trị các giao dịch thông qua thương mại điện tử là rất khác nhau ở các nước đang phát triển và các nước phát triển
Trang 16Theo báo cáo State of the Internet with a Focus on Southest Asia của
ComScore vào tháng 3 năm 2011, thì tốc độ tăng trưởng về số lượng người sử dụng Internet toàn cầu là 8% Số người sử dụng Internet đặc biệt tăng nhanh ở Châu Phi (32%), Mỹ Latinh (15%) Hiện nay trên thế giới 1,324 tỷ người sử dụng Internet,
và ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 534 triệu người
Yêu cầu cơ bản về cơ sở hạ tầng cho thương mại điện tử là một đường truyền Internet với tốc độ nhanh và ổn định Trong một số ứng dụng kinh doanh điện tử, băng thông rộng đã trở thành một điều kiện không thể thiếu Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển không thể truy cập Internet băng rộng, họ khó có thể triển khai các chiến lược ICT nhằm cải thiện năng suất lao động trong những mảng tìm kiếm và duy trì khách hàng, kho vận và quản lý hàng tồn
Hiện nay, về trị giá giao dịch, các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, trong đó riêng Mỹ chiếm hơn 80% Tuy con
số này sẽ giảm dần, song Mỹ vẫn có khả năng lớn cho việc chiếm tới trên 70% tỷ lệ TMĐT toàn cầu trong 10-15 năm tới Mặc dù một số nước châu Á như Singapore
và Hong Kong (Trung Quốc) đã phát triển rất nhanh và rất hiệu quả, thương mại điện tử tử các nước khác ở châu lục này đều còn phát triển chậm
Nhìn chung, các quốc gia đều đang có chính sách và kế hoạch hành động để đẩy mạnh sự phát triển của thương mại điện tử ở nước mình, nhằm tăng năng lực cạnh tranh và nắm bắt cơ hội kinh doanh trong thời đại của công nghệ thông tin và toàn cầu hóa
1.1.1.2 ại Việt Nam
Số lượng và chất lượng các website phục vụ cho kinh doanh là một trong những điểm mạnh của thương mại điện tử Việt Nam; tuy nhiên, trình độ thương mại điện tử ở Việt Nam nói chung vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện và bắt nhịp với các nước xung quanh Việc đổi dữ liệu điện tử trực tiếp giữa các đối tác chiến lược
ở Việt Nam hiện còn chưa phát triển, khiến các website vẫn là kênh phổ biến nhất
để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xúc tiến dịch vụ và tiến hành giao dịch thương mại điện tử cả theo hình thức B2B lẫn B2C Do vậy, nếu một doanh nghiệp xây
Trang 17dựng và duy trì được một website hiệu quả để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, tức là doanh nghiệp đó cũng đã đạt được một trình độ nhất định trong ứng dụng thương mại điện tử vào sản xuất kinh doanh
Hàng năm, Vụ Thương mại điện tử – Bộ Thương mại đều tiến hành các hoạt động điều tra, đánh giá hiện trạng hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam, đặc biệt là tình hình ứng dụng thương mại điện tử ở của các doanh nghiệp Theo Báo cáo thương mại điện tử năm 2009, gần như 100% các doanh nghiệp đã tổ chức triển khai và ứng dụng thương mại điện tử ở nhiều quy mô khác nhau, 98% doanh nghiệp
đã kết nối Internet, trong đó 96% là kết nối bằng băng thông rộng (ADSL) và đường truyền riêng (leased line)
Điểm nổi bật trong ứng dụng TMĐT năm 2009 là tỷ lệ sử dụng các phần mềm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh có xu hướng tăng Ngoài 92% doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán, các doanh nghiệp cũng đã mạnh dạn đầu
tư, triển khai nhiều phần mềm chuyên dụng khác như quản lý nhân sự (43%), quản
lý chuỗi cung ứng (32%), quản lý khách hàng (27%), v.v Việc triển khai những phần mềm này đã góp phần tối ưu hóa hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh đó, đến nay phần lớn doanh nghiệp cũng đã chú ý và sử dụng những dịch vụ công trực tuyến do các cơ quan nhà nước cung cấp
Hiệu quả của việc ứng dụng TMĐT tại Việt Nam đã rất r nét Với chi phí đầu tư cho TMĐT và CNTT chỉ chiếm khoảng 5% tổng chi phí, nhưng trung bình 33% doanh thu của doanh nghiệp là từ các đơn đặt hàng qua phương tiện điện tử và doanh nghiệp cũng dành bình quân 28% chi phí mua hàng cho việc đặt hàng qua các kênh điện tử
1.2.1 Khái niệm e-marketing
Trang 18Theo Philip Kotler, marketing điện tử là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân - dựa trên các phương tiện điện tử và Internet 5
Nếu so sánh với khái niệm marketing truyền thống: “Marketing là tất cả các hoạt động của con người nhằm thoả mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.” 6
thì có thể thấy Philip Kotler phân biệt e-marketing khác marketing truyền thống ở việc có thêm “dựa trên các phương tiện điện tử và Internet”
Như vậy, hiểu một cách đơn giản, e-marketing là kết quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào marketing truyền thống
1.2.2 Ƣu nhƣợc điểm của e-marketing so với marketing truyền thống
E-marketing có những ưu điểm nổi bật so với marketing truyền thống như:
- Tốc độ triển khai nhanh hơn: ví dụ điển hình là hình thức quảng cáo qua email, quảng cáo banner, hay quảng cáo trên thanh công cụ tìm kiếm của Google
- Phạm vi hoạt động không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý, khả năng tiếp cận thông tin thị trường được nâng cao; ch ng hạn các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm hiểu thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản ngay trên Internet
- Tăng cường quan hệ khách hàng nhờ khả năng tương tác, chia sẻ thông tin giữa doanh nghiệp với khách hàng cao hơn, dịch vụ tốt hơn, thời gian hoạt động liên tục 24/7 thông qua các dịch vụ trực tuyến, các website diễn đàn, FAQs…
Mặc dù e-marketing vẫn còn một vài điểm hạn chế so với Marketing truyền thống như: không phải tất cả các khách hàng đều sử dụng Ineternet Bên cạnh đó mức độ tin cậy của thông tin trên mạng không cao và khó kiểm soát dư luận Ngoài
ra, để thực hiện được e-marketing thì doanh nghiệp cần có một hạ tầng công nghệ thông tin nhất định và một đội ngũ nhân viên am hiểu việc quảng cáo online Tuy nhiên, e-marketing vẫn đang chứng tỏ là một xu thế tất yếu của marketing khi trình
độ công nghệ thông tin của quốc gia ngày một phát triển mạnh mẽ
5,6
Philip Kotler 2007, Marketing Management Millenium Edition, nxb Pearson Custom, Prentice Hall, USA
Trang 191.2.3 Các hoạt động cơ bản trong e-marketing
- Nghiên cứu thị trường qua mạng: sử dụng bảng điều tra, thăm dò trên website; phỏng vấn khách hàng…
- Dịch vụ khách hàng thông qua các công cụ hỗ trợ trực tuyến như: chat, skype, video conference,…Đây là hình thức có thể giúp giám sát các phản hồi của khách hàng, khắc phục những phàn nàn và giải đáp thắc mắc của họ
- Tham gia vào các sàn giao dịch, cổng thương mại điện tử: đây là hình thức không những giúp các doanh nghiệp có được website mà không phải mất phí xây dựng mà còn giúp doanh nghiệp cập nhật được các thông tin thị trường và xúc tiến thương mại tốt hơn
- Xúc tiến quảng bá website thông qua một số công cụ điện tử như: email marketing, quảng cáo trực tuyến, Social media, Viral marketing…
1.2.4 Các công cụ xúc tiến trong e-marketing
1.2.4.1 Email Marketing
Email marketing là một hình thức marketing trực tiếp trong đó sử dụng thư điện tử như một phương tiện để giao tiếp với khách hàng Các hình thức của email marketing:
- Giới thiệu thông tin sản phẩm dịch vụ, bản tin khuyến mại giảm giá
- Gửi bản tin (newsletter) cập nhật thông tin dịch vụ, thị trường, tin tức tới các hàng đã đăng ký nhận tin
- Gửi thiệp điện tử (e-card) cho khách hàng hiện tại vào các dịp đặc biệt như sinh nhật để tăng cường mối quan hệ và tăng cường lượng khách hàng trung thành
- Gửi email mời tham gia các sự kiện trực tuyến trên website
- Vv…
1.2.4.2 Quảng cáo trực tuy n
Là hình thức quảng cáo trong đó các ấn phẩm quảng cáo đều được đưa lên môi trường mạng Internet Các hình thức quảng cáo trực tuyến bao gồm:
Trang 20- Banner, logo: Đặt banner trên các website có nhiều người truy cập, thu hút
sự chú ý của các đối tượng mục tiêu, gần giống quảng cáo trên các báo giấy
- Text link: Đặt quảng cáo bằng chữ có liên kết đến website hay sản phẩm dịch
vụ của doanh nghiệp trên các website khác
- Pop-up: Popup là một cửa sổ tự động nhảy ra mà bạn không hề bấm chuột khi lướt web Quảng cáo pop-up phát huy tác dụng trong một số trường hợp
- Richmedia: Kết hợp hình ảnh, âm thanh và truyền tải nội dung qua Internet Hình thức quảng cáo này đang được ưa chuộng bởi tính sinh động và mới lạ
1.2.4.3 Marketing li n k t
Là phương thức marketing dựa trên nền tảng Internet trong đó một website
sẽ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhiều website khác mà được hưởng hoa hồng từ phương thức quảng bá này thông qua lượng truy cập, doanh số bán hàng hoặc khi mẫu đăng ký được hoàn tất…
Các phương thức marketing liên kết gồm có thanh toán theo nhấp chuột (cost per click), thanh toán theo đăng ký (cost per action) và thanh toán theo doanh số bán hàng (cost per sales)
1.2.4.4 Social Media Marketing
Marketing qua mạng xã hội là hình thức marketing trên nền tảng là các dịch
vụ trực tuyến, với mục đích tập trung các thông tin có giá trị của những người tham gia Các hình thức cụ thể là:
- Social News: Digg, Sphinn, Newsvine chúng ta có thể đọc tin từ các topic sau đó có thể vote hoặc comment
- Social Sharing: Flickr, Snapfish, YouTube chúng ta có thể tạo, chia sẽ các hình ảnh, video cho tất cả mọi người
- Social Networks: Facebook, LinkedIn, MySpace, và Twitter là những đại diện rõ ràng nhất cho loại hình này cho phép bạn bè có thể tìm thấy và chia sẽ với nhau
Trang 21- Social Bookmarking: Delicious, Faves, StumbleUpon, BlogMarks và Diigo
là nơi chúng ta có thể chia sẽ hoặc bookmark các site quan tâm
1.2.4.6 PR online
Theo Hiệp hội quan hệ công chúng Anh ( the Chartered Institue of Public Relation), PR online được định nghĩa là "Giao tiếp qua trang web và sử dụng công nghệ mới để giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan"
Một cách cụ thể hơn, PR online bao gồm:
- Theo dõi mối quan hệ với khách hàng và quản lý danh tiếng trực tuyến
- Phát triển tiếp thị truyền miệng trực tuyến
- Quản lý lưu lượng thông tin
- Xác định các xu hướng trực tuyến và các vấn đề trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp 8
1.2.4.7 Mobile marketing
Tháng 11 năm 2009, Hiệp hội marketing di động đã đưa ra định nghĩa về Mobile marketing như sau: "Mobile marketing là việc sử dụng các phương tiện di động như một kênh giao tiếp và truyền thông giữa thương hiệu và người tiêu dùng"
Trang 22Các hình thức của Mobile marketing bao gồm: SMS (Tin nhắn văn bản), MMS (Tin nhắn đa phương tiện), PSMS, WAP, Video xem trên điện thoại di động
1.2.4.8 SEM (Search Engine Marketing)
Là phương pháp tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm (như Google, Yahoo, Bing …) với mục đích là đạt được các vị trí xuất hiện mong muốn trên trang kết quả tìm kiếm từ khóa
SEM tồn tại dưới 2 hình thức: SEO - Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) và PPC - Pay Per Click (Quảng cáo trả tiền)
(SEO)
1.3.1 Tổng quan về công cụ tìm kiếm (SE)
1.3.1.1 Khái niệm công cụ tìm ki m
Công cụ tìm kiếm (Search Engine, viết tắt là SE) là một chương trình nhằm tìm ra các trang trên mạng Internet có nội dung liên quan tới yêu cầu người dùng 9Việc tìm kiếm các dữ liệu sẽ dựa trên các từ khóa (keyword) được người dùng g vào và trả về một danh mục các trang web có chứa từ khóa mà nó tìm được
1.3.1.2 Cách thức hoạt động của SE
Một công cụ tìm kiếm hoạt động trình tự theo các bước sau:
- Crawling - thu thập thông tin
- Indexing - lập chỉ mục
- Searching - tìm kiếm thông tin
SE làm việc bằng cách lưu trữ thông tin về nhiều trang web Những thông tin này sẽ được thu thập bởi các Spider (chính là Web crawling) và nội dung của mỗi trang sẽ được phân tích để SE quyết định nên index cái nào (ví dụ, những từ khoá được thu thập từ các titles, heading hay một số trường đặc biệt gọi là meta tags) để trả về những thông tin mà người tìm kiếm mong muốn nhất Dữ liệu về những trang
9 http://www.marketingpower.com/_layouts/Dictionary.aspx?dLetter=S
Trang 23Web sẽ được lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu chỉ mục để sử dụng cho những lần truy vấn sau Một số SE, như Google, sẽ lưu trữ toàn bộ hay một phần trang gốc (được xem như một cache) cũng như thông tin về trang Web đó, trái lại với một số khác, như AltaVista, sẽ lữu trữ tất cả các từ của những trang mà nó tìm thấy
Khi người dùng nhập vào các SE một truy vấn (chủ yếu là các keyword), các
SE này sẽ kiểm các index của nó và cung cấp danh sách các trang Web phù hợp nhất, thường là các cụm từ ngắn hay một phần của một đoạn văn bản Hầu hết các
SE đều sử dụng các Boolean Operators (toán tử luận lý) như AND, OR và NOT để xác định các search query (truy vấn tìm kiếm)
1.3.1.3 Cách thức SE x p hạng website
Khi người dùng tìm kiếm với các cỗ máy tìm kiếm, thì gần như ngay lập tức, các cỗ máy tìm kiếm sẽ tìm trong cơ sở dữ liệu hàng triệu trang của nó lấy một hay nhiều kết quả phù hợp nhất cho người tìm Những kết quả phù hợp hơn sẽ được liệt
kê trên cùng Vậy, bằng cách nào những cỗ máy tìm kiếm có thể tìm kiếm, lục lọi trong đống hồ sơ hàng trăm triệu trang để tìm ra những kết quả liên quan? Câu trả lời là các SE có những quy tắc nhất định, được biết đến như những giải thuật đặc biệt Những giải thuật nàycó những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Sử dụng từ khóa: Lượng từ khóa có trong 1 trang ảnh hưởng rất lớn tới thứ hạng website, nó giúp các SE tìm thấy website dễ dàng hơn
- Tuổi thọ của tên miền: Điều này đặc biệt đúng với Google bởi vì cỗ máy tìm kiếm số một hiện nay này có xu hướng ủng hộ những trang web có lâu đời và có uy tín
- Quy mô của trang web – Một trang web có quy mô lớn thì cơ hội xếp thứ hạng cao sẽ lớn hơn
- Mức độ phổ biến của liên kết: Khía cạnh này đề cập đến số lượng và chất lượng của các liên kết bên trong (siêu liên kết từ các trang web khác đến trang web của bạn) Các liên kết bên trog này tạo nên mức độ phổ biến và liên kết phổ biến làm tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm
Trang 24- Sử dụng dữ liệu: Khi mọi người tìm đến một trang web thông qua một công
cụ tìm kiếm, các công ty sỏ hữu công cụ tìm kiếm có thể theo d i người truy cập thời gian đủ lâu để xem cách họ phản ứng với trang web đó, liệu hầu hết mọi người tìm đến trang web có tiếp tục đọc thêm các trang khác hay ấn nút quay lại trang chủ Đây là dữ liệu có thể sử dụng để đo lường chất lượng website và sự liên quan tới nội dung 10
- Yahoo: đây là SE đứng thứ 2 sau Google về thị phần, thuộc sở hữu của tập đoàn Yahoo! Inc
- Baidu: là một SE cho các website, audio và hình ảnh hàng đầu tại Trung Quốc đã vượt mặt Goggle để chiếm lĩnh được thị trường trong nước
- Bing: là công cụ tìm kiếm của Microsoft, hiện nay là một trong đối thủ chính của Google
- Ask.com: là một bộ phận của tập đoàn IAC Search & Media và chuyên cung cấp các sản phẩm tra cứu thông tin cao cấp thông qua một số lượng phong phú các website, các cổng truy cập và các ứng dụng có thể tải về
Trang 25- AOL: AOL là viết tắt của America Online, là một công ty cung cấp dịch vụ Internet toàn cầu có trụ sở tại Hoa Kỳ Công ty này thuộc quản lý của tập đoàn Time Warner
1.3.2 Tổng quan về tối ƣu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
1.3.2.1 Khái niệm SEO
SEO là quá trình lựa chọn những cụm từ khóa mục tiêu có liên quan tới một trang web, và đảm bảo rằng trang web đó đạt thứ hạng cao khi những cụm từ khóa
đó được tìm kiếm 13
1.3.2.2 Lợi ích của SEO
SEO ngày càng chứng tỏ có nhiều tính năng ưu việt không thể có ở các hình thức marketing truyền thống khác Dưới đây là một số ưu điểm nổi trội và mang tính tổng quát:
- SEO là một cách tuyệt vời để gia tăng tỷ lệ lưu lượng truy cập của một trang web cũng như số lượng khách truy cập nhấn vào một trang của website Nếu một trang web nhận được số lượng nhiều hơn của khách truy cập, thứ hạng của trang web đó sẽ tự động tăng lên kéo theo đó là khả năng hiển thị tăng lên và lợi nhuận thu được cho công ty cũng tăng lên
- SEO thường được nói đến được là sự đầu bền vững Lý do đằng sau là một khi một trang web trở nên phổ biến, nó thường xuyên nhận được truy cập từ số lượng đáng kể của du khách Khi trang web trở nên phổ biến chỉ cần tiếp tục cập nhật trang web để duy trì phổ biến của nó SEO không chỉ mang lại lợi ích lâu dài
mà còn giúp sớm hoàn lại vốn đầu tư
- Nếu theo các báo cáo và các cuộc điều tra gần đây, các kết quả tìm kiếm tự nhiên nhờ SEO thu hút người xem nhiều gấp 3 lần so với các quảng cáo trả tiền đây
là yếu tố vô cùng quan trọng khi các nhà quảng cáo muốn hướng tới đối tượng khách hàng và tính hiệu quả
13
http://www.marketingterms.com/dictionary/search_engine_optimization/
Trang 26- SEO là một cách tuyệt vời để quảng bá sản phẩm và dịch vụ trên toàn cầu
Nó cung cấp khả năng hiển thị website trên SE tại mọi thời điểm và nên được áp dụng rộng rãi 14
1.3.2.3 Một số khái niệm cơ bản trong SEO
a) Từ khóa:
Từ khóa (Keyword) là từ hoặc cụm từ được dùng để lập chỉ mục cho website
và khi người duyệt web nhập vào công cụ tìm kiếm để tìm thông tin, các SE dựa vào các từ khóa này và thuật toán của mình để đưa ra danh sách kết quả phù hợp b) Kết quả tìm kiếm tự nhiên và kết quả tìm kiếm được tài trợ:
Kết quả tìm kiếm tự nhiên (Organic search results): phần hiển thị các liên kết không phải trả tiền trong trang kết quả tìm kiếm, thường có được nhờ SEO
Kết quả tìm kiếm được tài trợ (Paid search results): phần hiển thị các liên kết của các website phải trả tiền để được đứng trong trang kết quả tìm kiếm dưới dạng quảng cáo
c) HTML và các thẻ Meta:
HTML - Hyper Text Markup Language (Ngôn ngữ siêu văn bản) là một ngôn ngữ dùng để tạo trang web, chứa các trang văn bản và những tag (thẻ) định dạng báo cho trình duyệt web biết làm thế nào thông dịch và thể hiện trang web trên màn hình
Các thẻ Meta (Meta Tags): Đây là các thẻ HTML ở đầu trang gói trong thẻ head (head tag) Các thẻ này sinh ra để chứa các thông tin cơ bản, giúp định vị nội dung và các thông số của webiste, hữu ích cho các trình duyệt và các máy tìm kiếm Các Meta Tags phổ biến là: Meta description , Meta keyword, Title Tags d) Sơ đồ cấu trúc website
14 http://EzineArticles.com/?expert=Ayush_Kumar
Trang 27Sơ đồ cấu trúc website (Sitemap) là một danh sách liệt kê các tài nguyên trên website Ngoài việc giúp người dùng truy cập dễ dàng toàn bộ tài nguyên trên trang, một sơ đồ cấu trúc còn cho phép bọ tìm kiếm đến từ các máy tìm kiếm liệt kê nhanh chóng toàn bộ trang thay vì phải lần mò quét toàn bộ cấu trúc
e) Đường dẫn và liên kết:
Đường dẫn (URL - Uniform Resource Locator): mỗi URL mô tả địa chỉ và phương thức truy cập vào một tài nguyên trên Internet URL được cấu tạo bởi 5 thành phần chính, bao gồm: tên giao thức, dịch vụ World Wide Web (www), tên miền, cổng và phần phụ
http://www.vnpower.org:80/forums/URL-la-gi-t22460.html
\ / \ / \ _/ \_/\ _/
| | | | |
Giao thức 3W Tên miề Cổng Phần phụ
Liên kết (Link): hiển thị trong trang web dưới dạng văn bản (text link hay anchor text) hoặc hình ảnh (images) kèm theo URL mà người dùng có thể nhấp vào
để trỏ tới một web page hoặc một website khác, để trỏ tới một vị trí khác trên cùng một web page hoặc để tải xuống tài liệu, v v…
f) Ký tựu neo
Ký tự liên kết hay ký tựu neo (Anchor Text): là chuỗi các ký tự ẩn chứa đường dẫn tới một trang Web hay các tài nguyên khác
g) Liên kết ra Outbound Link, liên kết vào và liên kết nội bộ:
Liên kết ra (Outbound Link hay Backlink): liên kết trên website của mình dẫn đến một website khác
Liên kết vào (Inbound Link): liên kết trên website khác dẫn đến website của mình
Liên kết nội bộ (Internal Link): liên kết từ một trang trong website dẫn đến một trang khác trong cùng website đó
Trang 28h) Số lượt truy cập, số người truy cập và số trang được xem: 15
Số lượt truy cập (Visits): một lượt truy cập là khoảng thời gian tương tác giữa người dùng và website Đóng trình duyệt hoặc ngừng hoạt động quá 30 phút sẽ kết thúc 1 lượt truy cập
Số người truy cập (Visitors hay Unique Visitors): số người dùng có IP khác nhau truy cập vào website trong khoảng thời gian nhất định
Số trang được xem (Pageviews): một page view được tính mỗi lần một trang của website được tải xuống từ người dùng
i) Tối ưu hóa trong trang và tối ưu hóa ngoài trang:
Tối ưu hóa trong trang (On-page SEO): các phương thức SEO liên quan trực tiếp tới việc chỉnh sửa trên trang web, làm sao cho nó thật thân thiện (friendly) với các SE
Tối ưu hóa ngoài trang (Off-page SEO): các phương thức SEO không liên quan trực tiếp đến việc chỉnh sửa trên trang web, chủ yếu là việc xây dựng các liên kết đến website
j) SEO mũ đen và SEO mũ trắng:
SEO mũ đen (Black Hat SEO): các đối tượng, phương pháp, thủ thuật SEO khai thác các điểm yếu của thuật toán tìm kiếm nhằm khiến website được thăng hạng nhanh chóng SEO mũ đen bị cấm bới các bộ máy tìm kiếm
SEO mũ trắng (White Hat SEO): các đối tượng, phương pháp, thủ thuật SEO tập trung nhiều vào nội dung Website và nâng cao chất lượng của Website SEO mũ trắng được các bộ máy tìm kiếm khuyến khích
1.3.3 Quy trình SEO cơ bản
1.3.3.1 Nghiên cứu và xác định từ khóa
15
Google Analytics Traning: Pageviews, Visits và Visitor
<http://www.youtube.com/watch?v=FXwezbzq8ng&feature=player_detailpage>
Trang 29Lựa chọn từ khóa hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng nhất và là bước đầu tiên của một chiến dịch SEO Nhóm nghiên cứu xin đưa ra một quy trình lựa chọn từ khóa gồm 3 bước như sau:
a) Bước 1: Tạo danh sách những từ khóa tiềm năng
Bước đầu tiên trong quá trình này là tạo ra một danh sách các từ khoá có liên quan tới nội dung website của doanh nghiệp
Các cách sau giúp người làm SEO hình thành ý tưởng từ khóa:
- Đặt các câu hỏi: Website của doanh nghiệp bán gì? Những ai sẽ là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp? Sản phẩm/Dịch vụ của doanh nghiệp giải quyết được vấn đề gì của khách hàng?
- Suy nghĩ về các từ mà khách hàng có thể gõ vào ô tìm kiếm khi họ muốn tìm thông tin về loại sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp
- Nghiên cứu website của các đối thủ cạnh tranh (đặc biệt là thông tin ở các thẻ <title> và <meta>) để biết đối thủ cạnh tranh đang phát triển các từ khóa nào
- Sử dụng các công cụ gợi ý từ khóa: các công cụ và cơ sở dữ liệu trực tuyến
về từ khóa không chỉ cho biết tần suất được sử dụng của mỗi từ khóa mà còn cung cấp cả những từ đồng nghĩa, những cách viết khác nhau hoặc các cụm từ có liên quan đến nội dung website của doanh nghiệp Một số công cụ phổ biến:
Google External Keyword tool 16: khi g một từ khóa vào ô tìm kiếm của công cụ này, Google sẽ đưa ra một danh sách gợi ý về các từ khóa khác liên quan Người làm SEO cũng có thể g địa chỉ website của mình, Google sẽ đưa ra những gợi ý về các từ khóa liên quan
Suggestion Search của Google Toolbar: Khi tìm một từ khóa trên Google, các từ khóa có nhiều người tìm và được tìm kiếm gần đây nhất sẽ được Google đề nghị
16
https://adwords.google.com/select/KeywordToolExternal
Trang 30Ngoài ra có thể sử dụng các công cụ trả tiền như: Wordtracker, Keyword Discovery, Keyword Analytics, nhưng các công cụ này khá tốn kém và không hiệu quả với các từ khóa tiếng Việt
b) Bước 2: Chọn các từ khóa có tính khả thi cao trong danh sách
Để kiểm tra tính khả thi của từ khóa cần xem xét 2 tiêu chí:
- Lượng tìm kiếm hàng tháng:
Đây không phải là một con số cụ thể về số lần tìm kiếm hàng tháng cho một
từ khoá nào đó mà nó chỉ mang ý nghĩa ước lượng hoặc tượng trưng Hầu hết các
bộ máy tìm kiếm đều giữ bí mật về thông tin này với lý do thương mại
Vì thế lượng tìm kiếm hàng tháng chỉ cho biết sự chênh lệch về tần suất tìm kiếm giữa từ khoá này với từ khoá khác trong một khoảng thời gian nhất định Tuy nhiên, nó là một yếu tố quan trọng trong quá trình nghiên cứu từ khoá vì con số này càng lớn có nghĩa là từ khoá đó được càng nhiều người quan tâm
CPC trung bình của Google Adwords cho từ khóa
Tổng số kết quả tìm kiếm từ khóa trong ngoặc kép (số kết quả được trả về cho biết số website đang sử dụng từ khóa đó)
Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh intitle (số website sử dụng từ khóa này trong tiêu đề trang)
Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh inanchor (số website sử dụng từ khóa này trong anchortext để xây dựng liên kết)
Chỉ số sức mạnh trunh bình của các trang thuộc top 10 cho từ khóa
Trang 31c) Bước 3:Tổng hợp và lập sơ đồ từ khóa
Sau khi lựa chọn được những từ khóa khả thi, người làm SEO cần tổng hợp các từ khóa lại thành các nhóm và lập sơ đồ từ khóa Sơ đồ từ khóa (keyword map) thể hiện mối quan hệ giữa các từ khóa và nội dung của trang bên trong website và cho người làm SEO biết cần phát triển từ khóa nào cho trang nào
Ví dụ dưới đây về một sơ đồ từ khóa:
Hình 1.1: Sơ đồ từ khóa cho website bán đồ nội thất cao cấp tại Hà Nội
Nguồn: www.lamseo.com
1.3.3.2 Tối ưu hóa trong trang (on-page optimization)
phat-trien-cua-website-864529.html
Trang 32http://www.vn-zoom.com/f77/nhung-viec-can-lam-voi-seo-de-kich-thich-su-Khi tối ưu hóa các mã HTML trên trang web, cần chú ý đến những điều sau: a) Title Tag:
Title tag (thẻ tiêu đề) tạo ra những từ mà xuất hiện trên thanh tiêu đề của trinh duyệt Thường thì title tag là yếu tố đầu tiên trong thẻ, tiếp theo là Meta Description và Meta Keywords tags Một số qui luật chung nên tuân theo khi tối ưu hóa title tag:
- Sử dụng 5-7 từ và tối đa 65 ký tự cho thẻ tiêu đề
- Tránh sử dụng những từ như "một, và, hoặc "
- Tránh spam: đừng nên lập lại cùng một keyword quá 2 lần
b) Meta Description tag:
Meta Description tag (thẻ mô tả) mô tả nội dung website Search engine sẽ dùng nội dung này để mô tả ngắn gọn nội dung trang web khi thể hiện kết quả tìm kiếm cho người dùng
- Thẻ mô tả nên bao gồm nhiều từ khóa được tổ chức trong 1 câu có ý nghĩa
- Sử dụng tối đa 255 ký tự cho thẻ mô tả
- Đặt cụm từ khóa ở đầu description để đạt được thứ hạng cao nhất có thể c) Meta Keyword tag:
Meta Keyword tag (thẻ từ khóa) cho phép cung cấp thêm thông tin cho SE về nội dung website, nên kèm theo 25 từ hay cụm từ ngăn cách bởi dầu phẩy trong meta keyword tag
d) Body text:
Nội dung trong thẻ body, sẽ hiện lên trong trình duyệt Đây là phần mà người truy cập sẽ thấy khi tham quan website Hầu hết các SE sẽ lập chỉ mục (index) tất cả các chữ (text) trong mỗi trang web, vì thế việc việc đặt keyword xuyên suốt nội dung trang web thì rất quan trọng Một số nguyên tắc:
Trang 33- Mật độ từ khóa trong trang: 8% là tỷ lệ phù hợp và không bị xem là spam 17
- Các thẻ H1, H2 (heading) cho biết SE biết các thư mục chính của website, vì vậy nên đặt keyword chính trong những thẻ này
- In đậm và in nghiêng các keyword chính ít nhất 1 lần (không nên in đậm hoặc nghiêng tất cả keyword)
1.3.3.3 Tối ưu hóa ngoài trang (off-page optimization)
Việc tối ưu hóa ngoài trang có thể được thực hiên thông qua việc trao đổi liên kết (Link Exchange) hoặc đăng ký website với các thư mục (Directories Submission)
a) Trao đổi liên kết:
Tối ưu hóa ngoài trang đề cao vai trò của liên kết, có thể là liên kết từ các website khác tới website của doanh nghiệp hay liên kết với anchor text
Anchor Text chính là văn bản nhìn thấy trong các siêu liên kết Ví dụ cụm từ
“Lập web giá rẻ” là Anchotext của địa chỉ http://www.webgiareviet.com Điều này
có nghĩa là, văn bản hiển thị trên trang web là Lập web giá rẻ nhưng khi bạn bấm vào siêu liên kết này, trang web sẽ được chuyển hướng đến địa chỉ http://www.webgiareviet.com Thông thường, Anchor Text được dùng để xác định nội dung chính của trang web đó
Để các cỗ máy tìm kiếm xếp hạng trang web cao khi xây dựng liên kết với các trang web khác phải chú ý:
- Số lượng các trang liên kết càng nhiều càng tốt
- Các website và các chủ đề trên website đó có liên quan tới website của doanh nghiệp không (tiêu đề, từ khóa…)
- Anchor text được sử dụng xác định được nội dung chính của trang web
- Chỉ số tin cậy và thứ hạng của trang web liên kết cao
Sau đó lập chiến dịch xây dựng liên kết Có 6 cách chính là:
17
http://www.searchenginejournal.com/12-basic-on-site-seo-tactics-for-optimized-results/5966/
Trang 34C1: Trao đổi liên kết: là hình thức liên kết với các trang web khác, tốt hơn hết là với các trang web liên quan Đây là liên kết hai chiều (website này đặt liên kết trên website kia) Doanh nghiệp có thể gửi email cho các quản trị web và yêu cầu trao đổi liên kết với các anchor text thích hợp Trao đổi liên kết có thể rất hiệu quả nếu được thực hiện trên các trang web có cùng chủ đề hoặc mục đích Tuy nhiên nếu liên kết tới các trang web "xấu" doanh nghiệp có thể dính vào những rắc rối với các công cụ tìm kiếm và thậm chí website có thể bị hủy bỏ hoặc bị cấm hoạt động
C2: Đăng bài: đăng bài viết trên các thư mục bài viết (directory) Thông thường sẽ có một phần ở đầu hoặc cuối bài dành cho trích nguồn, doanh nghiệp có thể đặt URL trang web của mình trong đó với các anchor text thích hợp Và không chỉ vậy, viết bài còn có thể giúp cải thiện danh tiếng của doanh nghiệp trong lĩnh vực đó Độc giả của bạn có thể nghĩ rằng đây là một "chuyên gia" hoặc một cái gì
đó và ghé thăm trang web
C3: Đăng thư mục: đăng trang web của doanh nghiệp vào các thư mục khác nhau Có thư mục miễn phí và thư mục trả tiền Doanh nghiệp nên đăng thư mục của mình lên các thư mục miễn phí (đặc biệt là Dmoz) rồi chọn thư mục trả tiền để đăng Dmoz được google đánh giá cao là vì danh bạ của Dmoz là do con người biên tập nên, không phải nhưng những danh bạ khác được tự động đăng ký Chỉ một số website có chất lượng và đăng ký nghiêm túc mới được xem xét đưa vào danh bạ Tốt nhất là tránh các link farm-các thư mục với vô vàn các liên kết trong các chuyên mục và tiểu mục bởi chúng không phục vụ riêng lợi ích của doanh nghiệp nào và thường bị công cụ tìm kiếm đánh giá thấp
C4: Gửi bài lên các diễn đàn gửi bài: chữ ký cho phép doanh nghiệp đặt liên kết và anchor text vào trang web của mình Tuy nhiên, một số diễn đàn gắn thẻ nofollow để công cụ tìm kiếm không dẫn link Điều này làm cho các liên kết trở nên
vô dụng
C5: Blog - Ngày nay mọi người thường thích để lại ý kiến trong các blog Doanh nghiệp cũng có thể làm điều đó và thêm liên kết dưới mỗi bình luận Tốt nhất là bình luận những điều liên quan đến chủ đề để tránh bị coi là spam
Trang 35C6: Mua liên kết: trả tiền quản trị web khác để có được liên kết Số lượng không cần nhiều, chỉ cần khoảng 4-5 link có chất lượng Điều này sẽ giúp trang web được PR nhanh, sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc trao đổi link và đăng trên thư mục Phương pháp này là một chút giống như một thư mục trả tiền, chỉ khác là trang web không phải là một thư mục, nhưng có thể là một trang web thông tin hoặc thậm chí một blog 18
b) Đăng ký website với các thư mục:
Đăng ký website với các thư mục nhằm mục đích tạo ra một cách liên kết đến một trang web Việc này sẽ ra sự lưu thông và cải thiện thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm
Đăng ký website với các thư mục là cách tiếp cận rộng rãi nhất và thường được sử dụng để xây dựng back-link cho một trang web thương mại điện tử.Những điều dưới đây được xem là lợi ích của việc đăng ký website với các thư mục:
- Gia tăng traffic cho website thông qua việc tạo ra các back link
- Gia tăng lượng truy cập và lập chỉ mục trong cơ sở dữ liệu của máy tìm kiếm
- Các spider của các công cụ tìm kiếm thường xuyên truy cập vào các trang web hiện nay trên World Wide web để thu thập thông tin để lưu trữ Một trang web
có nhiều back link thì các spider sẽ truy cập các trang web thường xuyên hơn và sẽ làm cho trang web có xếp hạng cao hơn
- Việc đăng ký website vơi các thư mục sử dụng các anchor text (đoạn text dùng trong link đến website) có ảnh hưởng rất quan trọng đến vị trí xếp hạng của website
1.3.3.4 heo dõi và đánh giá
Một trong những khâu quan trọng khi thực hiện chiến dịch SEO cho website
là theo d i và đánh giá hiệu quả hoạt động của nó Việc theo d i thứ hạng website
sẽ cho biết thực trạng hoạt động của website, từ đó người dùng có thể đưa ra các đề
18
http://ezinearticles.com/?Offpage-Optimization-Basics&id=356224
Trang 36xuất cải thiện năng lực hoạt độngcủa website đó Theo d i sự gia tăng thứ hạng của website có thể thông qua việc sử dụng các công cụ phổ biến sau:
- Alexa
Alexa Ranking xếp thứ hạng các website được truy cập thường xuyên, được thống kê dựa trên những người dùng cài đặt thanh công cụ Alexa Khi nhập vào địa chỉ một website, thanh công cụ Alexa này sẽ hiển thị thứ hạng Ranking của website
đó, đồng thời liệt kê các website có nội dung và mức độ phổ biến tương đồng Giá trị thứ hạng của Alexa được biểu thị dưới cách thức: giá trị càng thấp thì mức độ phổ biến càng cao Chỉ số thứ hạng Alexa được kết hợp từ 2 yếu tố là số trang web người dùng xem (Page Views) và số người truy cập (Reach) Các số liệu Page Views và Reach sẽ được thống kê theo ngày và tính giá trị trung bình trong thời gian 3 tháng gần nhất, từ đó tính ra chỉ số Alexa Người dùng có thể truy cập Alexa tại địa chỉ: http://www.alexa.com/
- Google Analytics
Google Analytics nổi lên là một công cụ thống kê website vượt trội so với nhiều công cụ thống kê khác Chỉ cần dán một đoạn thẻ javascript nhỏ vào trang web, Google Analytics sẽ giúp thống kê các chi tiết của khách viếng thăm website (số lần xem trang, chuyển từ trang nào đến website của bạn, xem trang web trong bao lâu, đến từ nơi nào trên thế giới, phiên bản flash, có kích hoạt java, có kích hoạt javascript, chế độ màn hình, hệ điều hành gì Người dùng có thể truy cập Google Analytics tại địa chỉ: https://www.google.com/analytics/
- Google Analytics Webmaster Tools
Google‟s Webmaster Tools (viết tắt là GWT) cho người dùng biết cách thức các máy tính tìm thấy website của họ GWT sẽ hiển thị những thông tin về số pages
đã được “indexed”, lỗi được tìm bởi Googlebot (link chết), thứ hạng tìm kiếm của
họ với những cụm từ search, những thông tin về link trong, link ngoài website, dữ liệu sitemap… Để sử dụng dịch vụ này thì người dùng phải có một account gmail.com, login vào tài khoản của họ và sử dụng thông tin của gmail tại đây
Trang 37Người dùng có thể truy cập GWT tại địa chỉ: https://www.google.com/webmasters/tools/
- Google Rankings
Google Rankings sẽ chỉ cho người dùng những từ, cụm từ xuất hiện với tần
số lớn trên website thông qua những nội dung trong trang, tiêu đề, heading, và thẻ meta Đây là một công cụ hữu ích để làm tối ưu hoá những từ, cụm từ mà người dùng hướng tới Người dùng có thể truy cập google rankings tại địa chỉ: http://www.googlerankings.com/
- Google PageRank
Theo như đánh giá của các chuyên gia, Google PageRank hiện là chỉ số đáng tin cậy chỉ ra giá trị của một trang web Google PageRank ảnh hưởng trực tiếp tới vị trí hiện thị của mỗi trang web khi cạnh tranh thứ hạng hiển thị trong danh sách kết quả tìm kiếm của Google Một trang web có PageRank cao dễ xuất hiện trên đầu danh sách kết quả tìm kiếm của Google hơn 19 Người dùng có thể truy cập Google PageRank tại địa chỉ: http://www.prchecker.info/check_page_rank.php
19
http://www.vietwebpro.com/google_alexa_rank.html
Trang 38CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG E-MARKETING TẠI MẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BIZSPACE CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN SÁCH ALPHA
GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
2.1.1 Thị trường sách trực tuyến
Hiện nay rất khó để đưa ra một khái niệm chính tắc về thị trường sách trực tuyến Tuy nhiên, theo sự nghiên cứu và cách hiểu của nhóm điều tra thị trường sách trực tuyến là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi các sản phẩm sách thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là qua máy tính và mạng Internet
Sản phẩm trên thị trường sách trực tuyến bao gồm:
- Sách in: là tập hợp các thông tin dạng chữ viết, hình ảnh được lưu trên giấy Trong chưa đầy 50 năm sau khi phát minh ra báo chí in (1440) , mười lăm triệu cuốn sách đã được xuất bản trên toàn thế giới với khoảng ba mươi ngàn đầu mục, chấm dứt cảnh các học giả phải đi hàng trăm dặm để tới một “thư viện” chỉ có hai mươi quyển sách viết tay
- Ebook là từ viết tắt của electronic book (sách điện tử) Giống như e-mail (thư điện tử) ebook chỉ có thể dùng các công cụ máy tính như máy vi tính, máy trợ giúp
kỹ thuật số cá nhân (palm, pocket pc…) để xem Sách điện tử có những lợi thế là rất gọn nhẹ, có thể tinh chỉnh về cỡ chữ, màu sắc, các thao tác cá nhân hoá tuỳ theo sở thích của người đọc và đặc biệt là có khả năng lưu trữ rất đa dạng Ebook có các định dạng khác nhau như PDF, PRC, CHM v.v…
- Audio book gọi là "sách nói" vì đây là các sách hay truyện được kể lại qua giọng đọc của người, và sẽ có định dạng là file mp3, wma, ogg, Khoảng vài năm trở lại đây, sách nói (audio book) đã xuất hiện và trở nên phổ biến ở nước ta Dưới sự trợ giúp đắc lực của công nghệ truyền thông, ngày càng có nhiều người lựa chọn sách nói và điều đó khiến việc đọc sách giấy, thậm chí là đọc e-book (sách
Trang 39điện tử) cũng có nguy cơ trở nên lỗi thời Tuy nhiên có thể thấy nhược điểm của loại sách này là có dung lượng lớn
2.1.2 Tổng quan về thị trường sách trực tuyến trên thế giới
Ngày nay, khi mua sắm trực tuyến đã trở nên rất gần gũi với mọi người, một lượng lớn các cửa hàng bán lẻ truyền thống cũng tìm cách mở rộng các kênh phân phối trực tuyến Thị trường sách trực tuyến cũng phát triển theo xu thế đó Sách là sản phẩm được xem là cơ bản nhất cho loại hình thương mại điện tử vì đây là mặt hàng dễ bảo quản, dễ tìm hiểu và dễ phân phối, và đã được chứng minh với thành công của Amazon
Hoa Kỳ hiện là thị trường sách trực tuyến lớn nhất trên toàn thế giới, đạt được 4.8 tỉ USD trong năm 2007 ( Global Industry Analysts, Inc ước tính) Châu
Âu là thị trường lớn thứ hai với giá trị dự kiến 2,76 tỷ USD Mỹ và châu Âu chiếm gần 95% của thị trường sách trực tuyến toàn cầu
Tỉ lệ tăng trưởng của các thị trường toàn cầu và khu vực dự kiến dao động từ 13% đến 17% Doanh thu trực tuyến của sách tiêu dùng $4,2 tỷ trong năm 2007, sách học thuật và chuyên sâu đạt khoảng $3 tỷ
Ngoài ra còn một phần lớn thị trường không được kiểm soát, việc cạnh tranh trong kinh doanh trực tuyến là ngày càng tăng, đi vào các yếu tố như chi phí thấp và
sự sẵn có của chuỗi s n phẩm Các công ty như Amazon và Barnes & Noble tiếp tục
kh ng định vị thế mình trên thị trường sách trực tuyến Ngoài ra còn có một loạt các công ty khác như Abebooks, Alibris, Books24X7, Books-A-Million, Borders Inc, eBay, Indigo Books & Music Inc, Kinokuniya Company Ltd, Oxfordbookstore.com, Wal-Mart, Waterstone's, and WHSmith.co.uk.20
2.1.3 Tiềm năng phát triển của thị trường sách trực tuyến tại Việt Nam
Mô hình nhà sách trực tuyến đã có mặt tại VN khá lâu (từ năm 2004), đến năm 2010, cùng với sự tăng trưởng ấn tượng về lượng người dùng Internet (26 triệu
20
http://www.prweb.com/releases/online_books/academic_and_professional/prweb708053.htm
Trang 40người, tương đương 30% dân số), xu hướng mở nhà sách trực tuyến trở nên mạnh
mẽ
Không chỉ những nhà sách truyền thống nay có thêm website (Minh Khai, Nhân Văn, Trí Tuệ) thị trường cũng xuất hiện những nhà sách hoàn toàn trực tuyến mới như: Tiki.vn, Xbook, Zokik
Theo thống kê ban đầu, hiện đã có trên 20 website chuyên kinh doanh sách
Ðó là chưa kể chính các NXB, công ty phát hành sách cũng phát triển website của mình từ việc chỉ đăng thông tin sách, tiến tới bán và giao hàng các đầu sách (NXB Trẻ, Alpha Books, Thái Hà, Chibooks, Phan Thị ) Fahasa, anh cả trong ngành bán
lẻ sách, cũng gấp rút "làm lại" website của mình thành trang web thương mại điện
tử và ra mắt vào đầu năm 2011
Sở dĩ có sự bùng phát như vậy, ngoài tăng trưởng về lượng người dùng Internet còn do nhiều yếu tố khác Có thể kể đến "thời cơ vàng" của thương mại điện tử VN, giai đoạn 2010-2015 Theo ông Nguyễn Hòa Bình - tổng giám đốc Peacesoft/Chợ điện tử, thương mại điện tử sẽ đạt doanh số khoảng 2 tỉ USD đến năm 2012 Các công ty có tham vọng trở thành "Amazon Việt Nam" đều học tập
mô hình của Amazon, sử dụng sách như một sản phẩm truyền thống để xâm nhập thị trường thương mại điện tử Tuy nhiên, thị trường Việt Nam vẫn còn nhỏ bé Nếu như ở các thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật cuộc đua đã ngã ngũ với phần thắng nghiêng h n về các công ty trực tuyến (Amazon tại Mỹ, Dangdang tại Trung Quốc) thì tại Việt Nam vẫn còn quá sớm để kết luận
Một vài số liệu chính thức lẫn không chính thức cho thấy thị trường nhà sách bán lẻ của VN năm 2009 khoảng trên 2.000 tỉ đồng, trong đó tổng doanh số của các nhà sách trực tuyến dự đoán chỉ khoảng 1-2% thị trường Fahasa, chuỗi nhà sách offline lớn nhất với 56 cửa hàng khắp cả nước vẫn chiếm khoảng 50% thị trường (theo Fahasa, doanh thu năm 2010 là 1.250 tỉ đồng)
Trước một cuộc cạnh tranh được dự báo sẽ ngày càng quyết liệt hơn, các nhà sách trực tuyến đều cố gắng phát huy và tìm ra điểm khác biệt của mình Cho dù