Doanh nghiệpthươngmạiđiệntử loay hoay
tìm lốira
Nhiều thách thức
Thông tin giữa doanh nghiệpthươngmạiđiệntử và công ty dịch vụ thanh toán
trực tuyến được đảm bảo an toàn bằng chữ ký số và xác thực địa chỉ mạng.
Tuy vậy, thanh toán trong thương mạiđiệntử Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn
đề về chi phí và an toàn trong giao dịch.
“Hiện nay, chúng tôi vẫn chưa mạnh dạn áp dụng các hình thức thanh toán trực
tuyến, một phần vì phí giao dịch quá cao trong khi người mua chưa chấp nhận chi
trả khoản phí này”, ông Linh, Công ty Thế Giới Di Động, cho biết.
Khi thanh toán bằng thẻ tín dụng, chi phí cho mỗi giao dịch khoảng 3-4% giá trị
đơn hàng. Thêm nữa, số người sử dụng thẻ tín dụng ở nước ta chưa nhiều trong
khi nhiều tính năng của thẻ ATM vẫn chưa được khai thác đúng mức.
Theo thống kê của Vụ Thươngmạiđiện tử, Bộ Công Thương, tính đến năm 2007,
chỉ có 14,3% doanh nghiệpthươngmạiđiệntử áp dụng hình thức thanh toán bằng
thẻ tín dụng, trong khi chủ yếu vẫn là hình thức chuyển khoản qua ngân hàng, tiền
mặt khi giao hàng, chuyển tiền qua bưu điện.
Thêm nữa, trong thời gian qua, tình trạng hacker tấn công, ăn cắp thông tin thẻ tín
dụng để mua hàng trực tuyến đã trở nên phố biến. “Để đảm bảo an toàn cho thanh
toán bằng thẻ tín dụng, chúng tôi đành yêu cầu khách hàng thực hiện một số xác
nhận mang tính thủ công như fax hai mặt thẻ, chữ ký và passport. Vì thế nhiều
khách hàng lại chuyển sang thanh toán bằng những hình thức truyền thống”, bà
Linh, Công ty Golmart, nói.
Trên lý thuyết, do tiết giảm được khá nhiều chi phí mặt bằng, nhân sự, giá hàng
hóa được bày bán trên mạng phải thấp hơn 20-30% so kênh truyền thống. Thế
nhưng thực tế, giá hàng hóa bán ở các trang thươngmạiđiệntử Việt Nam đôi khi
còn cao hơn sau khi cộng các chi phí phát sinh, nhất là chi phí vận chuyển.
“Đối với những hàng hóa có giá trị cao như nữ trang, nếu giao hàng thông qua
các công ty giao nhận, khách hàng sẽ phải trả mức phí bảo hiểm là 2%/tổng đơn
hàng”, ông Thái, Công ty PNJ, cho biết.
Ông Ho-Ming Huang, cựu Chủ tịch Hiệp hội An ninh mua sắm trực tuyến (Secure
Online Shopping Association - SOSA) Đài Loan, phân tích có ba rào cản lớn nhất
mà thươngmạiđiệntử ở các thị trường mới nổi phải đối mặt. Ngoài hai rào cản
mà nhiều doanhnghiệp đã nhận thấy là phương tiện thanh toán và hệ thống giao
nhận, còn có một rào cản khá lớn là luồng thông tin.
“Vì khách hàng không được xem kỹ mọi chi tiết, dùng thử nên thông tin về sản
phầm trên trang web phải được trình bày rõ ràng, đầy đủ, và phải hấp dẫn. Những
tiêu chí về chính sách trả lời đơn đặt hàng, hoàn trả sản phẩm, bảo hành, giá bán,
khuyến mãi… phải được cập nhật liên tục. Thêm nữa, sản phẩm bày bán cần được
trình bày khoa học và tiện lợi, cung cấp cho khách nhiều sự lựa chọn về giá, về
tính năng sản phẩm. Sau khi quyết định mua món hàng, người tiêu dùng còn được
giới thiệu các phụ kiện đi kèm, vừa kích cầu, vừa tạo cảm giác thoải mái cho
người mua. Trang web phải tỏ ra là một nhân viên bán hàng am hiểu sản phẩm và
thấu hiểu tâm lý người tiêu dùng”, ông Huang chia sẻ.
Ông Lê Hải Bình, Giám đốc Công ty Mắt Bão, cho biết thêm: “Khi xây dựng một
trang web thươngmạiđiện tử, doanhnghiệp cần lưu ý đến việc lựa chọn một
không gian lưu trữ (hosting) an toàn và phù hợp với tốc độ phát triển trong tương
lai. Tránh trường hợp phải tạm ngưng nhiều lần để nâng cấp hosting, vừa tăng chi
phí, dễ đánh mất thông tin khách hàng hay gây lãng phí nếu thuê một hosting quá
lớn”.
Các doanhnghiệp hoạt động thươngmạiđiệntử đều có chung nhận định việc khai
thông các rào cản về kỹ thuật là việc có thể làm được trong khi thay đổi nhận thức,
thói quen và tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng mới là việc khó khăn và hiện là
rào cản lớn nhất.
. Doanh nghiệp thương mại điện tử loay hoay
tìm lối ra
Nhiều thách thức
Thông tin giữa doanh nghiệp thương mại điện tử và công ty dịch. mức.
Theo thống kê của Vụ Thương mại điện tử, Bộ Công Thương, tính đến năm 2007,
chỉ có 14,3% doanh nghiệp thương mại điện tử áp dụng hình thức thanh