Thương mạiđiệntửViệt muốn thành công phải có những mô hình hết sức đặc thù
Phó chủ tịch Quỹ đầu tư IDG Ventures Vietnam về tiềm năng và những vấn đề của
thị trường thương mạiđiệntửViệt Nam.
Một thị trường nhiều tiềm năng, đang hình thành và chuẩn bị phát triển
Thị trường ViệtNam là một thị trường hết sức tiềm năng. Tiềm năng của TMĐT Việt
Nam thể hiện ở 2 khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất là mức độ chi tiêu. Người ViệtNam
có tỷ lệ chi tiêu tiêu dùng rất cao, có thể chiếm tới 60 – 70% thu nhập. Cùng với đó
là sự phát triển mạnh mẽ của Internet và mobile, phục vụ cộng đồng người sử dụng
rất trẻ của ViệtNam với hơn 60% dân số dưới 35 tuổi. Đó là những cơ sở để khẳng
định TMĐT chắc chắn sẽ phát triển được.
Khía cạnh thứ 2 là yếu tố địa phương của TMĐT Việt Nam. Việc thành công tại Việt
Nam đòi hỏi những mô hình hết sức đặc thù. Thực tế cho thấy có nhiều hình thức
TMĐT đã chứng minh được sự phù hợp với ViệtNam trong thời gian vừa rồi, ví dụ
như là gian hàng trực tuyến, mua theo nhóm, hay các mô hình rao vặt trực tuyến.
Bên cạnh đó có nhiều mô hình vẫn còn rất chật vật trong việc chinh phục người tiêu
dùng và doanh nghiệp ViệtNam như lĩnh vựcđấu giá trực tuyến hay lĩnh vực sàn giao
dịch B2B. Đối với những mô hình còn đang đi tìm sự phù hợp thì các công ty TMĐT sẽ
nhìn nhận đó là những cơ hội để sáng tạo những mô hình phù hợp với địa phương.
Tuy nhiên, con đường còn rất chông gai. Trong thời gian vừa rồi, TMĐT vẫn tăng
trưởng nhưng quy mô tăng trưởng thì không như kỳ vọng. Điều này cho thấy là
người dùng đã có mức độ sẵn sàng nhất định, nhưng các doanh nghiệp TMĐT còn rất
nhiều việc để làm để đưa ra những lợi ích tốt nhất và phù hợp nhất cho người dùng,
qua đó thúc đẩy sự phát triển của TMĐT Việt Nam.
Có thể nói hiện nay, TMĐT ViệtNam đang ở cuối giai đoạn hình thành, đang ở bước
chuyển tiếp để bước sang giai đoạn phát triển.
Thương mạiđiệntửViệt muốn thành công phải có những mô hình hết sức đặc thù 1
Anh Nguyễn Hồng Trường - Phó chủ tịch Quỹ đầu tư IDG Ventures Vietnam.
Mức sống không ảnh hưởng, hạ tầng yếu có thể vượt qua.
Nói về mức sống, yếu tố này theo tôi không phải vấn đề vì mức sống ở một quốc gia
như thế nào thì sẽ có những hàng hoá phù hợp với mức sống và văn hóa tiêu dùng ở
quốc gia đó. Còn cơ sở hạ tầng thì có vẻ là 1 vấn đề trước mắt, đặc biệt là trong vấn
đề giao nhận, thanh toán, bảo mật nhưng cũng sẽ được giải quyết trong thời gian
khá ngắn (2 năm tới) nên có lẽ đó không phải là những yếu tố chi phối mạnh mẽ
nhất tới sự phát triển TMĐT.
Thói quen tiêu dùng và độ tin cậy vẫn là rào cản lớn nhất mà các doanh nghiệp TMĐT
phải vượt qua. Họ đã bắt đầu tiếp cận người tiêu dùng rồi nhưng để biến nó thành
thói quen thì còn cần rất nhiều yếu tố. Và yếu tố độ tin cậy thì từ trở ngại tâm lý của
người dùng cho đến việc các doanh nghiệp có thực sự tạo ra môi trường phù hợp hay
không vẫn còn cần đến nhiều nỗ lực thêm nữa để vượt qua rào cản này.
Platform hay vertical, thành thị hay tất cả
Cơ hội vẫn chia đều cho các doanh nghiệp theo đuổi mô hình platform hay mô hình
vertical. Tất cả các mô hình chúng ta đang xây dựng đều cần thêm 1 thời kỳ phát
triển thị trường dài hơi trong thời gian tới để tạo ra được khối lượng hàng hoá và thói
quen người dùng đủ lớn, vì ở quy mô hiện nay thì ngưỡng phát triển vẫn chưa đạt tới.
Do vậy cơ hội vẫn chia đều cho các doanh nghiệp TMĐT trong thời gian tới, phát triển
song song với sự hoàn thiện của các yếu tố về hạ tầng như đã nói phía trên.
Lớp sóng đầu tiên của TMĐT thường chú trọng vào khu vực thành thị ở các thành phố,
cũng như tỉnh. Còn các lớp nhắm vào nông thôn thì thực ra còn phụ thuộc vào mô
hình kinh doanh của các doanh nghiệp TMĐT là gì. Nếu là mô hình B2B (doanh
nghiệp mua bán với nhau) thì có thể có cơ hội ở thị trường nông thôn. Còn nếu theo
mô hình B2C thì mức độ bắt kịp của nông thôn chưa nhanh so với khu vực thành thị.
Trong chuỗi giá trị thì có những doanh nghiệp chuyên sâu vào nền tảng giao dịch, ví
như thanh toán, kho vận, giao nhận, và có những doanh nghiệp sẽ tập trung vào lớp
dịch vụ thươngmại phía trên. Những doanh nghiệp theo hướng platform sẽ có xu
hướng xây dựng nền tảng giao dịch riêng nhưng vẫn có độ mở với các dịch vụ nền
tảng khác, còn những doanh nghiệp đi theo hướng vertical thì có xu hướng tích hợp
những nền tảng giao dịch sẵn có phù hợp với chiến lược vertical của họ, và tập trung
phần lớn tài nguyên cho việc tìm kiếm nguồn hàng và chăm sóc khách hàng mục tiêu
của ngành hàng mà họ theo đuổi. .
Như vậy, cơ hội phát triển còn để mở với cả 2 hướng tiếp cận của TMĐT. Rào cản khó
khăn nhất của sự phát triển chính là niềm tin của người tiêu dùng. Trong phần 2,
chúng ta sẽ tìm hiểu sự ảnh hưởng từ thói quen của người tiêu dùng đến sự phát
triển của TMĐT.
Theo Vcamp
. Thương mại điện tử Việt muốn thành công phải có những mô hình hết sức đặc thù Phó chủ tịch Quỹ đầu tư IDG Ventures Vietnam về tiềm năng và những vấn đề của thị trường thương mại điện tử Việt. triển của TMĐT Việt Nam. Có thể nói hiện nay, TMĐT Việt Nam đang ở cuối giai đoạn hình thành, đang ở bước chuyển tiếp để bước sang giai đoạn phát triển. Thương mại điện tử Việt muốn thành. Nam với hơn 60% dân số dưới 35 tuổi. Đó là những cơ sở để khẳng định TMĐT chắc chắn sẽ phát triển được. Khía cạnh thứ 2 là yếu tố địa phương của TMĐT Việt Nam. Việc thành công tại Việt Nam