1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản trị rủi ro tạo ra lợi ích gì

13 2,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 653,5 KB

Nội dung

1.1 Khái niệm quản trị rủi ro: Là việc xác định, phân tích và đề ra các biện pháp để kiểm soát, khống chế các tình huống bất ngờ có ảnh hưởng xấu đến dự án.. Trong một dự án đầu tư người

Trang 1

Đề tài: Quản trị rủi ro tạo ra lợi ích gì? Quy trình quản trị rủi ro 6 bước

được thể hiện như thế nào? Hãy chọn 1 Dự án mà các bạn biết hoặc dự

án của mình để tiến hành quản trị rủi ro theo quy trình 6 bước

1. Quản trị rủi ro tạo ra lợi ích gì?

1.1 Khái niệm quản trị rủi ro:

Là việc xác định, phân tích và đề ra các biện pháp để kiểm soát, khống chế các tình huống bất ngờ có ảnh hưởng xấu đến dự án Trong một dự án đầu tư người

đề xuất thường thiếu những thông tin của dự án vì thế rất cần thiết để đo lường

sự đóng góp trong đầu tư đến mức độ rủi ro của công ty

1.2Tầm quan trọng của Quản lý rủi ro:

 Quản lý rủi ro dự án là một nghệ thuật và những nhận biết khoa học, là nhiệm vụ, và sự đối phó với rủi ro thông qua hoạt động của một dự án và những mục tiêu đòi hỏi quan trong nhất của dự án

 Quản lý rủi ro thường không được chú ý trong các dự án, nhưng nó lại

giúp cải thiện được sự thành công của dự án trong việc giúp chọn lựa

những dự án tốt, xác định phạm vi dự án, và phát triển những ước tính

có tính thực tế

 Phân tích rủi ro một dự án đầu tư riêng lẻ thì có ích trong việc phát triển những biện pháp để loại trừ hoặc giảm thiểu rủi ro mà không làm giảm đi tỷ suất sinh lời tương ứng

 Phân tích rủi ro của dự án đầu tư thường cung cấp những nền tảng cho việc hiểu rõ sự đóng góp của dự án đầu tư trong rủi ro của công ty và rủi ro của các

cổ đông

 Những quyết định đầu tư trong những công ty lớn thường được xem xét 1 lần bởi ủy ban ngân sách vốn đầ tư Những thành viên hiếm khi có thời gian hoặc có nền tảng để đánh giá một cách toàn diện trong sự tương tác với tất cả các quyết định đầu tư đang thực hiện

2 Quy trình quản trị rủi ro 6 bước:

2.1 Lập Kế họach quản lý rủi ro.

 Thành viên trong dự án nên xem xét các tài liệu của dự án và nắm được nguy cơ dẫn tới rủi ro của nhà tài trợ của công ty

 Mức độ chi tiết sẽ thay đổi những yêu cầu của dự án

Các câu hỏi cần đề cập trong kế hoạch quản lý rủi ro.

– Tại sao điều quan trọng là có/không tính rủi ro này trong mục tiêu Dự án?

Trang 2

– Cái gì là rủi ro đặc thù, và các kết xuất về ngăn chặn rủi ro?

– Rủi ro này có thể ngăn chặn như thế nào?

– Những ai là có trách nhiệm về thực hiện kế hoạch ngăn chặn rủi ro?

– Khi nào thì hiện ra các mốc chính trong các tiếp cận rủi ro?

– Cần những tài nguyên gì, tới đâu để ngăn chặn rủi ro?

2.2 Nhận biết rủi ro.

Nhận biết rủi ro là quy trình nắm bắt những gì không thoả mãn tiềm tàng

từ bên ngoài liên quan tới mỗi dự án Một số công cụ và kỹ thuật nhận biết rủi ro bao gồm:

– Phát huy trí tuệ dân chủ (Brainstorming)

– Kỹ thuật Delphi

– Phỏng vấn (Interviewing)

– Phân tích Mạnh- Yếu- Thời cơ- Nguy cơ(SWOT=Strong-Weak Opportunity-Threats)

2.3 Phân tích tính chất rủi ro (Định tính).

– Đánh giá khả năng có thể xãy ra và tác động của rủi ro để xác định quy

mô và độ ưu tiên

– Công cụ và kỹ thuật lượng tính về rủi ro gồm:

 Ma trận Xác suất/Tác động

 Kỹ thuật theo dõi 10 danh mục rủi ro hàng đầu

 Đánh giá của chuyên gia: Nhiều công ty dựa vào trực giác và kinh

nghiệm của các chuyên gia để giúp trong việc nhận biết xu thế của rủi ro dự án Các chuyên gia có thể phân loại rủi ro như cao, vừa, hay thấp dùng những kỹ thuật tinh vi hay tầm thường

2.4 Phân tích mức độ rủi ro (Định lượng).

Thông thường theo sau việc phân tích tính chất rủi ro, nhưng cả hai khâu này có thể thực hiện đồng thời hoặc tách rời Những dự án quy mô, phức tạp liên quan tới công nghệ tiên tiến thường đòi hỏi phân tích mức độ phạm vi rộng lớn Kỹ thuật chính gồm :

 Phân tích dùng cây quyết định (Deision tree analysis).

Cây quyết định là một phương pháp dùng biểu đồ giúp bạn chọn lựa hành

Trang 3

động tốt nhất trong các tình huống ở đó kết quả tương lai là không chắc chắn.

MV là một dạng cây quyết định giúp tính toán giá trị EMV của một quyết định dựa trên xác suất sự kiện rủi ro và giá trị kỳ vọng tiền tệ

 Mô phỏng (simulation) Mô phỏng dùng mô hình của một hệ

thống để phân tích hành vi mong chờ hay hoạt động của hệ thống Phương pháp Monte Carlo mô phòng kết quả của một mô hình nhiều lần để cung cấp một phân bố thống kê của những kết quả đã tính toán

2.5 Kế hoạch đối phó rủi ro.

Sau khi nhận biết mức độ rủi ro, bạn phải quyết định đối phó như thế nào Ta

có 4 chiến lược chính:

 Tránh rủi ro: loại trừ mộ các rõ ràng mối đe dọa hay rủi ro, thường

loại trừ nguyên nhân

 Chấp nhận rủi ro: chấp nhận kết quả nếu rủi ro xảy ra

 Thuyên chuyển rủi ro: luân phiên hậu quả rủi ro và giao trách

nhiệm quản lý cho bên thứ ba

 Giảm nhẹ rủi ro: việc giảm bớt ảnh hưởng một sự kiện rủi ro bằng

việc cắt giảm những gì có thể khi sự cố xảy ra

2.6 Giám sát và kiểm soát rủi ro.

 Giám sát và kiểm soát rủi ro liên quan tới việc hiểu biết tình trạng của chúng

 Kiểm soát rủi ro liên quan đến việc thực hiện kế hoạch quản lý rủi

ro khi chúng xảy ra

 Kết quả chính của việc giám sát và kiểm soát rủi ro là điều chỉnh hoạt động, yêu cầu thay đổi dự án, cập nhật những kế hoạch mới

 Kiểm soát đối phó rủi ro liên quan đến việc chấp hành những quy trình quản lý rủi ro và kế hoạch rủi ro để đối phó với những sự kiện rủi ro

 Rủi ro phải được kiểm soát cơ bản theo đặc điểm từng giai đoạn cụ thể

3. Lấy ví dụ về dự án cụ thể: Quy trình Quản lý rủi ro trong Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông.

Trang 4

Trên cơ sở lý thuyết đã nêu, quy trình quản trị rủi ro ở đây được thực hiện theo 6 bước:

3.1 Xác nhận mục tiêu của doanh nghiệp

Hoạt động quản lý rủi ro được tổ chức và triển khai nhằm đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu của doanh nghiệp Vì vậy, bắt đầu quá trình quản lý rủi

ro, đầu tiên Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần xác nhận các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp Đây sẽ là cơ sở đảm bảo hoạt động quản lý rủi ro được tổ chức đúng hướng

mong muốn Thời gian Phân tích chỉ ra các

loại rủi ro dẫn đến chậm trễ dự án

Chậm trễ

Tiền Phân tích chỉ ra các

loại rủi ro dẫn đến vượt dự toán ngân sách

Vượt dự toán

Chất lượng Phân tích chỉ ra các

loại rủi ro dẫn đến giảm Chất lượng

Chất lượng mong muốn không đạt được

Thông tin Phân tích chỉ ra Chất

lượng và sự phù hợp

từ thông tin của dự án

Quyết định dự án sai lầm hoặc không tối ưu

Tổ chức Phân tích chỉ ra cách

thức ra quyết định về

sự tham gia của các bên hưởng lợi dự án

Quyết định dự án sai lầm hoặc không tối

Bảng 1 Mục đích của Phân tích rủi ro

Trong các giai đoạn dự án khác nhau, trọng tâm của phân tích rủi ro có thể thay đổi, như được chỉ ra ở bảng 2

Giai đoạn dự án Trọng tâm của Phân tích rủi ro Lập kế hoạch Vạch ra các rủi ro của việc ra

Trang 5

quyết định

Ra quyết định chính trị Phân bổ rủi ro giữa các bên nhà

nước và tư nhân

Đánh giá rủi ro để lập ngân sách

Thiết kế Quản lý rủi ro để có Thiết kế tối

ưu

Đấu thầu Phân bổ rủi ro giữa khách hàng

và nhà thầu

Hoàn thiện hợp đồng Chi tiết của Phân bổ rủi ro giữa

khách hàng và nhà thầu

Xây dựng Rủi ro đối mặt giữa khách hàng

và nhà thầu, giữa các nhà thầu và các dự án, khu vực lân cận

Vận hành Cung cấp hoạt động / tạo doanh

thu

Bảng 2 Thay đổi trọng tâm của phân tích rủi ro theo giai đoạn dự án

3.2 Xác định rủi ro

Có rất nhiều phương thức để xác định rủi ro Mỗi phương thức đều có ưu và nhược điểm riêng Tuy nhiên, thông thường sử dụng các phương thức sau để xác định rủi ro: Tổ chức Hội thảo đánh giá rủi ro; Thông qua Phiếu điều tra; Thông qua hoạt động Kiểm toán và kiểm tra; Dựa trên mức chuẩn của ngành; Thông qua Phân tích các tình huống … Trên thực tế, phương thức xác định rủi

ro được sử dụng nhiều nhất là tổ chức Hội thảo đánh giá rủi ro Tham dự Hội thảo bao gồm ban giám đốc và lãnh đạo của tất cả các phòng ban trong doanh nghiệp, các thành viên tại hội thảo sẽ cùng trao đổi để đưa ra một danh sách các rủi ro doanh nghiệp cần lưu tâm Trong đầu tư xây dựng công trình giao thông, rủi ro thường gặp như tăng chi phí dự án, giảm doanh thu dự án, chậm đưa dự

án vào hoạt động hay giảm chất lượng dự án, do các nguyên nhân như “chí phí nguyên vật liệu cao dẫn đến chi phí dự án tăng” hay “giài phóng mặt bằng chậm” Các kỹ thuật xác định rủi ro được mô tả ở bảng 3

Trang 6

Kỹ thuật Mô tả Nghiên cứu tại bàn Dựa trên các thông tin sẵn có

Phỏng vấn/ý kiến chuyên gia Khai thác các kiến thức bên

ngoài

Huy động ý tưởng Tốt nhất khi các chuyên gia có

chuyên môn khác nhau được mời tham gia

Hội thảo/Phân tích nhóm Tập trung vào rủi ro cụ thể

Thông tin sẵn có Tận dụng các thông tin/kinh

nghiệm của các dự án tương tự

Bảng 3 Các kỹ thuật xác định rủi ro 3.3 Mô tả và phân loại rủi ro

Dựa trên bản chất rủi ro, người ta có nhiều cách phân loại rủi ro Tuy nhiên,

phổ biến nhất là việc phân loại rủi ro thành 04 nhóm như sau: (1) Rủi ro tài chính: Lãi suất, tỷ giá hối đoái, nguồn tín dụng, dòng tiền và khả năng thanh toán…; (2) Rủi ro chiến lược: Cạnh tranh, thay đổi của khách hàng, thay đổi

của ngành, rủi ro đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển, sở hữu trí tuệ…;

(3) Rủi ro hoạt động: Bộ máy lãnh đạo, rủi ro về văn hóa doanh nghiệp, vi phạm quy chế quản lý, kiểm soát tài chính, hệ thống thông tin…; (4) Rủi ro nguy hiểm: Rủi ro về môi trường, nhà cung cấp, thiên tai, rủi ro đối với tài sản,

các hợp đồng, sản phẩm và dịch vụ… Việc phân loại rủi ro như trên giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro một cách có hệ thống và có cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn về rủi ro trong mọi mặt hoạt động

Sơ đồ sau đây mô tả cây quyết định trong phân loại các rủi ro, và đưa ra

ví dụ cho mỗi loại rủi ro

Trang 7

3.4 Đánh giá và xếp hạng rủi ro

Nguồn lực của doanh nghiệp là có hạn trong khi số lượng các rủi ro là rất lớn Vì vậy, bước tiếp theo sau khi lập danh sách các rủi ro tiềm ẩn, cần tổ chức đánh giá và xếp hạng các rủi ro theo mức độ cần ưu tiên ứng phó theo 2 tiêu chí: khả năng xảy ra của rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến doanh nghiệp nếu xảy ra Dựa trên kết quả cho điểm rủi ro, các rủi ro sẽ được xếp hạng theo thứ tự ưu tiên giảm dần Rủi ro mà doanh nghiệp cần ưu tiên ứng phó, phòng ngừa là những rủi ro mà khả năng xảy ra cao và mức độ ảnh hưởng lớn như minh họa trong bảng 4 Thông thường thì chỉ 10 - 20 rủi ro có thứ hạng cao nhất

sẽ được doanh nghiệp ưu tiên lên kế hoạch và tổ chức ứng phó Số lượng cụ thể tùy theo mức độ sử dụng các nguồn lực và quy mô của doanh nghiệp

Trang 8

Bảng 4 Ma trận phân loại rủi ro

Trong định giá rủi ro của dự án, ta có thể áp dụng kỹ thuật định giá sau:

Trang 9

Bảng 5 – Các kỹ thuật đánh giá rủi ro

Thông tin thị trường Phương pháp định giá

lý thuyết Không chắc chắn trong

quyết định

Không có giá trị, chỉ dùng phân tích kịch bản

Rủi ro đơn thuần / các

sự kiện đặc biệt • Phí bảo hiểm

• Phương pháp kiểm soát giá

• Mức bù lợi nhuận trên rủi

ro trên cơ sở thị trường

• Xác suất nhân với hậu quả

• Chi phí của giải pháp kiểm soát

• Các sự kiện dự án không lường trước

Sự không chắc chắn dự

tính thông thường • Mức tăng của

thị trường về chi phí gián tiếp

• Xác định mức chênh lệch, giá trị tối thiểu, giá trị tối đa và mức bù chắc chắn

Rủi ro thị trường

• Tỷ lệ thu nhập

• IRR (tỷ lệ hoàn vốn nội bộ)

• WACC (chi phí vốn bình quân gia quyền)

• Phân tích cụ thể mức

bù rủi ro cộng thêm của

dự án

Trang 10

3.5 Xây dựng kế hoạch ứng phó

Giai đoạn này doanh nghiệp phải đưa ra các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát cụ thể cần thực hiện để phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại nếu rủi ro xảy

ra Có 3 nội dung phải được xác định cụ thể đối với từng rủi ro khi xây dựng kế hoạch ứng phó, đó là:

1 Những biện pháp phòng chống, ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra;

2 Thời hạn cụ thể phải thực hiện xong các biện pháp đưa ra;

3 Ai là sẽ người chịu trách nhiệm chính quản lý rủi ro đó

Vấn đề trung tâm và cốt yếu của các hợp đồng PPP là khả năng chuyển các rủi ro đối mặt cho bên tư nhân Các nguyên tắc và cân nhắc chính cho phân bổ rủi ro giữa Nhà nước và khu vực tư nhân bao gồm:

• Giá trị đồng tiền: phân bổ nhiệm vụ và rủi ro cho bên có khả năng tốt nhất trong việc quản lý các nhiệm vụ và rủi ro này

• Khả năng quản lý: Duy trì tính đơn giản và minh bạch

• Năng lực hấp thụ: Khả năng bên tư nhân có khả năng chấp nhận

• Khả năng bảo hiểm: Phân bổ các rủi ro có thể bảo hiểm cho bên tư nhân

và chuyển rủi ro cho bên thứ ba là công ty bảo hiểm

• Khả năng tài trợ: Bên đối tác tư nhân sẽ yêu cầu phần bù đắp cho rủi ro được chuyển giao Mức độ bù đắp này phụ thuộc một phần vào chi phí tài trợ

Trang 11

Rủi ro là điều cần quan tâm và đánh giá của bất kỳ dự án nào vì nó tác động lớn đến cho phí toàn bộ dự án Do vậy, cần phân tích, dự đoán chính xác các rủi

ro có khả năng xảy ra, từ đó có phương án hạn chế, ngăn ngừa và phân bổ rủi ro tối ưu, nhằm tối ưu hoá dự án và hỗ trợ tài chính theo cách thức mà (1) tạo ra giá trị đồng tiền tốt nhất thông qua phân bổ rủi ro, (2) cho phép phân bổ rủi ro tạo ra mức chi phí vốn hợp lý và mức đóng góp của khu vực nhà nước, và (3) dẫn đến các thu xếp có thể vay được của ngân hàng cho dự án

3.6 Tổ chức giám sát việc thực hiện các biện pháp

Trong quá trình thực thi các biện pháp ứng phó, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống báo cáo thường xuyên nhằm đảm bảo kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện và đảm bảo mọi thiếu sót khi thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro phải được thông tin kịp thời đến cấp quản lý có trách nhiệm Thường xuyên tổ chức kiểm tra và đánh giá việc tuân thủ chính sách quản lý rủi ro và các tiêu chuẩn liên quan Môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động là không ngừng vận động, do vậy doanh nghiệp cần quan tâm xem xét điều chỉnh các biện pháp đang thực hiện cho phù hợp với những chuyển biến của môi trường Định kỳ, doanh nghiệp cần xem xét lại mức độ phù hợp của danh sách rủi ro cùng với biện pháp ứng phó tương ứng

Ngày đăng: 05/03/2014, 10:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3.1 Xác nhận mục tiêu của doanh nghiệp - quản trị rủi ro tạo ra lợi ích gì
3.1 Xác nhận mục tiêu của doanh nghiệp (Trang 4)
Bảng 1. Mục đích của Phân tích rủi ro - quản trị rủi ro tạo ra lợi ích gì
Bảng 1. Mục đích của Phân tích rủi ro (Trang 4)
Bảng 1. Mục đích của Phân tích rủi ro - quản trị rủi ro tạo ra lợi ích gì
Bảng 1. Mục đích của Phân tích rủi ro (Trang 4)
Bảng 2. Thay đổi trọng tâm của phân tích rủi ro theo giai đoạn dự án 3.2 Xác định rủi ro  - quản trị rủi ro tạo ra lợi ích gì
Bảng 2. Thay đổi trọng tâm của phân tích rủi ro theo giai đoạn dự án 3.2 Xác định rủi ro (Trang 5)
Bảng 2. Thay đổi trọng tâm của phân tích rủi ro theo giai đoạn dự án - quản trị rủi ro tạo ra lợi ích gì
Bảng 2. Thay đổi trọng tâm của phân tích rủi ro theo giai đoạn dự án (Trang 5)
Bảng 3. Các kỹ thuật xác định rủi ro 3.3 Mô tả và phân loại rủi ro  - quản trị rủi ro tạo ra lợi ích gì
Bảng 3. Các kỹ thuật xác định rủi ro 3.3 Mô tả và phân loại rủi ro (Trang 6)
Bảng 3. Các kỹ thuật xác định rủi ro 3.3 Mô tả và phân loại rủi ro - quản trị rủi ro tạo ra lợi ích gì
Bảng 3. Các kỹ thuật xác định rủi ro 3.3 Mô tả và phân loại rủi ro (Trang 6)
Bảng 4. Ma trận phân loại rủi ro - quản trị rủi ro tạo ra lợi ích gì
Bảng 4. Ma trận phân loại rủi ro (Trang 8)
Bảng 4. Ma trận phân loại rủi ro - quản trị rủi ro tạo ra lợi ích gì
Bảng 4. Ma trận phân loại rủi ro (Trang 8)
Bảng 5– Các kỹ thuật đánh giá rủi ro - quản trị rủi ro tạo ra lợi ích gì
Bảng 5 – Các kỹ thuật đánh giá rủi ro (Trang 9)
Bảng 5 – Các kỹ thuật đánh giá rủi ro - quản trị rủi ro tạo ra lợi ích gì
Bảng 5 – Các kỹ thuật đánh giá rủi ro (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w