- Điều tra ảnh h−ởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến thiên địch sâu đục thân mía
123 45 67 89 10 11 12 1 Trichogramma chilonis x x x x x x x x x x x
3.3. Tìm hiểu ảnh h−ởng của biện pháp xen canh, bóc lá, đốt lá, trừ cỏ và sử dụng thuốc trừ sâu đến các loài thiên địch
lá, trừ cỏ và sử dụng thuốc trừ sâu đến các loài thiên địch sâu đục thân mía
3.3.1. ảnh h−ởng của Biện pháp xen canh
Một trong các biện pháp kỹ thuật canh tác th−ờng đ−ợc áp dụng trong trồng trọt để bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch hoạt động là biện pháp xen canh. Đối với cây mía, xen canh đang trở thành nhu cầu tất yếu để nâng cao giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích. Nhằm xác định đ−ợc công
thức xen canh phù hợp, không những không (hoặc ít) ảnh h−ởng đến các loài thiên địch mà còn có tác dụng bảo vệ và tạo điều kiện cho chúng phát triển, chúng tôi đã tiến hành điều tra và thu đ−ợc kết quả trình bày trong bảng 3.30.
Bảng 3.30 ảnh h−ởng của các công thức xen canh đến các loài thiên địch của sâu đục thân mía (2001 - 2002)
Các công thức xen canh Chỉ tiêu theo dõi
Mía trồng thuần (đ/c) Mía - Đậu t−ơng Mía - Đậu xanh Mía - Đậu đen Mía - Lạc CV% Tỷ lệ trứng sâu đục thân bị kí sinh (%) 18,21 c 30,36 a 19,64 bc 21,53 bc 24,27 b 10,02 Tỷ lệ sâu non sâu đục
thân bị kí sinh (%) 7,38 b 9,66 a 8,71 a 9,24 a 9,33 a 9,59 Tỷ lệ nhộng sâu đục
thân bị kí sinh (%) 1,32 a 1,27 a 1,28 a 1,33 a 1,30 a 5,30 Mật độ bọ đuôi kìm E.
annulipes (con/100m2) 12,15 a 12,06 a 12,37 a 11,69 a 12,24 a 6,24
Ghi chú: Trong cùng 1 hàng, những số có cùng chữ số a hoặc b khác nhau không có ý nghĩa ở mức xác suất 95%.
Qua bảng 3.30 chúng tôi nhận thấy công thức xen canh giữa cây mía với cây đậu t−ơng có tỷ lệ trứng sâu đục thân bị kí sinh cao nhất (30,36%), cao hơn một cách rõ rệt so với công thức đối chứng (18,21%) và các công thức còn lại (19,64 – 24,27%). Điều này có nghĩa là việc trồng mía xen với cây đậu t−ơng sẽ có tác dụng bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài ong kí sinh trứng nh− ong mắt đỏ, ong đen,… phát triển tốt hơn. T−ơng tự nh− vậy, ruộng trồng xen mía với cây lạc cũng có tỷ lệ trứng bị kí sinh cao hơn so với ruộng mía trồng thuần, nh−ng không khác biệt rõ rệt so với ruộng trồng xen mía với cây đậu xanh hoặc cây đậu đen. Trong khi đó, ruộng trồng xen mía với cây đậu xanh hay cây đậu đen tuy có làm tăng tỷ lệ trứng sâu đục thân mía bị kí sinh
so với mía trồng thuần song giữa chúng không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức xác suất tin cậy 95%. Mặc dù vậy, khi xét đến chỉ tiêu tỷ lệ sâu non sâu đục thân bị kí sinh ta lại thấy việc trồng xen cây mía dù với cây đậu t−ơng, cây đậu xanh, cây đậu đen hay cây lạc đều có tác dụng bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài côn trùng kí sinh pha sâu non sâu đục thân mía phát triển, tỷ lệ sâu non sâu đục thân bị kí sinh ở các công thức xen canh này cao hơn một cách rõ rệt so với công thức đối chứng ở mức xác suất tin cậy 95% (8,71 – 9,66% so với 7,38%). Tuy vậy, đối với các loài côn trùng kí sinh pha nhộng sâu đục thân mía hay đối với loài bọ đuôi kìm Euborellia annulipes, việc trồng xen hầu nh− không ảnh h−ởng đến hoạt động của chúng, tỷ lệ nhộng bị kí sinh và mật độ bọ đuôi kìm giữa công thức xen canh và công thức đối chứng (mía trồng thuần) khác biệt không có ý nghĩa ở mức xác suất tin cậy 95%.
Nh− vậy, nhìn chung việc xen canh mía với các cây trồng khác thuộc họ đậu nh− đậu t−ơng, đậu canh, đậu đen và cây lạc không những không làm giảm hoạt động kí sinh và bắt mồi của các loài thiên địch, mà còn có tác dụng bảo vệ và tạo điều kiện cho chúng phát triển tốt hơn, góp phần làm giảm mức độ thiệt hại do nhóm sâu đục thân mía gây ra.
3.3.2. ảnh h−ởng của Biện pháp bóc lá
Bóc lá mía là một tập quán rất phổ biến ở các vùng mía phía Bắc, tuy nhiên ở miền Nam, đặc biệt là ở vùng Bình D−ơng, do giá công lao động tăng cao nên thời gian gần đây biện pháp này ít đ−ợc chú ý áp dụng. Mặc dù vậy, ở một số nơi khác thuộc tỉnh Tây Ninh, Long An,…. ng−ời ta vẫn tiến hành bóc lá mía định kỳ vì cho rằng nh− vậy sẽ hạn chế đ−ợc thiệt hại do sâu đục thân mía gây ra. Nhằm xác định đ−ợc mức độ ảnh h−ởng của biện pháp này đối với các loài thiên địch sâu đục thân mía, chúng tôi đã tiến hành điều tra trên 2 ruộng không bóc lá và có bóc lá mía vào tháng thứ 5, 7 và 9 sau khi trồng hoặc thu hoạch. Kết quả thu đ−ợc trình bày trong bảng 3.31.
Bảng 3.31 ảnh h−ởng của biện pháp bóc lá đến các loài thiên địch của sâu đục thân mía (2001 - 2002)
Chỉ số thống kê Chỉ tiêu theo dõi Bóc lá Không
bóc lá Prob. t
tính
Tỷ lệ trứng sâu đục thân
bị kí sinh (%) 17,95 18,41 0,5298
NS 0,7083
Tỷ lệ sâu non sâu đục
thân bị kí sinh (%) 10,43 7,19 0,0002 (**) 23,1939 Tỷ lệ nhộng sâu đục thân bị kí sinh (%) 2,76 1,27 0,0074 (**) 6,5003 Mật độ bọ đuôi kìm E. annulipes (con/100m2) 11,84 11,34 0,3608 NS 1,0759
Ghi chú: t(n-2=14, ∝=0,01)=2,977; NS - Sai khác không có ý nghĩa; (**) Sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 99%.
Qua bảng 3.31 ta thấy, ruộng mía có bóc lá tuy không có tác dụng bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài côn trùng kí sinh trứng và bọ đuôi kìm phát triển, song lại có tác dụng bảo vệ và tạo điều kiện các loài côn trùng kí sinh sâu non và nhộng phát triển, tỷ lệ kí sinh sâu non và nhộng sâu đục thân ở ruộng có bóc lá tăng lên rõ rệt so với ruộng mía không bóc lá ở mức xác suất tin cậy 99% (t−ơng ứng là 10,43% và 2,76% so với 7,19% và 1,27%. Nguyên nhân có thể do việc bóc lá đã làm cho sâu non và nhộng sâu đục thân bị lộ ra ngoài nhiều hơn, tạo điều kiện cho các loài thiên địch tấn công kí sinh, đặc biệt là các loài côn trùng kí sinh sâu non và nhộng.
3.3.3. ảnh h−ởng của biện pháp đốt lá
Chúng tôi cũng tiến hành điều tra, so sánh về tỷ lệ kí sinh trứng, sâu non và nhộng sâu đục thân, cũng nh− về mật độ loài bọ đuôi kìm Euborellia
annulipes trên ruộng mía có đốt lá và ruộng mía không đốt lá (để lá) sau khi thu hoạch. Kết quả đ−ợc trình bày qua bảng 3.32.
Bảng 3.32 ảnh h−ởng của biện pháp đốt lá đến các loài thiên địch của sâu đục thân mía (2000 - 2001)
Chỉ số thống kê Chỉ tiêu theo dõi Đốt lá Không đốt lá
(để lá) Prob. t
tính
Tỷ lệ trứng sâu đục
thân bị kí sinh (%) 17,78 18,01 0,4424
NS 0,8826
Tỷ lệ sâu non sâu
đục thân bị kí sinh (%) 7,26 9,13 0,0003 (**) 19,3626 Tỷ lệ nhộng sâu đục thân bị kí sinh (%) 1,39 2,64 0,0174 (*) 4,7794 Mật độ bọ đuôi kìm E. annulipes con/100m2) 11,82 20,55 0,0001 (**) 28,8938
Ghi chú: t(n-2=14, ∝=0,05)=2,145; t(n-2=14, ∝=0,05)=2,977; NS - Sai khác không có ý nghĩa; (*) Sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95%; (**) Sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 99%.
Kết quả bảng 3.32 cho thấy trên ruộng mía có đốt lá sau thu hoạch, tỷ lệ trứng sâu đục thân bị kí sinh tuy có thấp hơn so với ruộng không đốt lá, song giữa chúng không có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê ở mức xác suất 95% (17,78% so với 18,01%), có nghĩa là việc đốt lá mía sau thu hoạch không làm ảnh h−ởng đến hoạt động kí sinh của các loài côn trùng kí sinh pha trứng sâu đục thân mía. Tuy nhiên, đối với các loài côn trùng kí sinh sâu non, nhộng sâu đục thân mía và loài bọ đuôi kìm Euborellia annulipes thì việc đốt lá mía sau thu hoạch đã làm giảm đáng kể hoạt động của chúng. Tỷ lệ sâu non và nhộng sâu đục thân mía ở ruộng có đốt lá thấp hơn rõ rệt so với ruộng không đốt lá ở
mức xác suất tin cậy t−ơng ứng 99% và 95% (7,26% và 1,39% so với 9,13% và 2,64%), còn mật độ bọ đuôi kìm Euborellia annulipes trên ruộng mía không đốt lá thì cao hơn rõ rệt so với ruộng mía có đốt lá (20,55 con/100m2 so với 11,82 con/100m2).
3.3.4. ảnh h−ởng của Biện pháp trừ cỏ
Song song với việc điều tra, so sánh các chỉ tiêu về tỷ lệ kí sinh trứng, sâu non và nhộng sâu đục thân, cũng nh− về mật độ loài bọ đuôi kìm E. annulipes giữa ruộng đốt lá và không, ruộng có bóc lá và không, chúng tôi còn tiến hành điều tra các chỉ tiêu này trên ruộng th−ờng xuyên đ−ợc trừ cỏ bằng nhiều cách khác nhau. Kết quả thu đ−ợc trình bày trong bảng 3.33.
Bảng 3.33 ảnh h−ởng của các biện pháp trừ cỏ khác nhau đến các loài thiên địch của sâu đục thân mía (2001 - 2002)
Chỉ tiêu theo dõi
Không trừ cỏ (Đ/C 1) Trừ cỏ bằng tay (Đ/C 2) Trừ cỏ bằng thuốc Diuron Trừ cỏ bằng thuốc Ametryne + Paraquat Trừ cỏ bằng thuốc Paraquat CV% Tỷ lệ trứng sâu đục thân bị kí sinh (%) 21,54 a 18,21 a 19,45 a 13,62 b 12,87 b 11,29
Tỷ lệ sâu non sâu đục
thân bị kí sinh (%) 7,67 a 7,38 a 7,24 a 7,16 a 7,41 a 5,32
Tỷ lệ nhộng sâu đục
thân bị kí sinh (%) 1,36 a 1,32 a 1,33 a 1,29 a 1,35 a 4,86
Mật độ bọ đuôi kìm E.
annulipes (con/100m2) 17,43 a 12,15 b 10,87 b 10,56 b 10,31 b 8,63
Ghi chú: Trong cùng 1 hàng, những số có cùng chữ số a, b, c khác nhau không có ý nghĩa ở mức xác suất 95%.
Qua bảng 3.33 ta thấy tỷ lệ kí sinh trứng sâu đục thân mía trên ruộng đối chứng 1 (không trừ cỏ) cao hơn rõ rệt so với ruộng có sử dụng loại thuốc Paraquat (Gramoxone 20 SL) để trừ cỏ (24,21% so với 12,87 - 13,62%), nh−ng cao hơn không rõ rệt (ở mức xác suất tin cậy 95%) so với ruộng mía trừ cỏ bằng tay hay bằng thuốc Diuron (Ansaron 80 WP). Trong khi đó, tỷ lệ kí sinh sâu non, nhộng sâu đục thân mía trên ruộng đối chứng 1 (không trừ cỏ) và ruộng có trừ cỏ bằng tay (đối chứng 2) hay bằng thuốc hóa học hầu nh− không có sự khác biệt có ý nghĩa. Nguyên nhân theo chúng tôi là do việc trừ cỏ mía bằng thuốc hóa học chủ yếu đ−ợc tiến hành ở giai đoạn đầu (khi mía ch−a khép tán, nhỏ hơn 6 tháng tuổi), đây lại là thời kỳ hoạt động chủ yếu của các loài côn trùng kí sinh đa thực nh− các loài ong mắt đỏ, ong đen,… nên có thể loại thuốc trừ cỏ Paraquat (từng liệt vào danh mục thuốc hạn chế sử dụng ở Việt Nam) sau khi phun đã phân hủy tạo ra 1 sản phẩm phụ (các loại muối chẳng hạn), có ảnh h−ởng đến hoạt động sống của các loại côn trùng kí sinh trứng đa thực nói trên trong một thời gian ngắn, song không ảnh h−ởng đến các loài côn trùng kí sinh chuyên tính kí sinh pha sâu non hoặc pha nhộng xuất hiện ở giai đoạn sau.
Cũng qua bảng 3.33 chúng tôi nhận thấy những ruộng có trừ cỏ, dù bằng tay hay bằng thuốc hóa học đều có mật độ bọ đuôi kìm thấp hơn một cách rõ rệt (ở mức xác suất tin cậy 95%) so với ruộng không trừ cỏ. Nguyên nhân chủ yếu theo chúng tôi là do việc trừ sạch cỏ trên ruộng mía đã làm mất đi nơi c− trú, lẩn trốn kẻ thù, cũng nh− nguồn thức ăn phong phú (các loài sâu nhỏ hại cỏ) của các loài côn trùng bắt mồi trên ruộng mía, dẫn đến sự suy giảm về khả năng sống, khả năng phát triển và mật độ của chúng.
3.3.5. ảnh h−ởng của việc sử dụng thuốc trừ sâu
Trong quy trình canh mía nói chung hiện nay ở vùng Bến Cát, tỉnh Bình D−ơng và phụ cận, việc sử dụng từ 20 - 25 kg thuốc trừ sâu dạng hạt (phổ biến nh− thuốc Diaphos 10 H, Padan 4 H, Regent 0.3 G,…) bón lót xuống rãnh khi
trồng trở thành yêu cầu không thể bỏ qua. Vì nếu không sử dụng thuốc bón lót khi trồng, hom mía giống sẽ bị các sâu hại d−ới đất nh− mối, kiến tấn công gây hại, làm giảm mật độ cây, ảnh h−ởng đến năng suất mía sau này. Mặt khác thuốc còn có tác dụng phòng trừ các loài sâu đục thân gây hại ở giai đoạn mọc mầm nh− sâu đục thân 5 vạch đầu nâu, sâu đục thân 4 vạch,… Để xác định đ−ợc mức độ ảnh h−ởng của các loại thuốc trừ sâu dạng hạt khác nhau đang sử dụng phổ biến trong sản xuất mía đến các loài côn trùng kí sinh và thiên địch của sâu đục thân mía, chúng tôi đã tiến hành bố trí thí nghiệm, tiến hành điều tra và thu đ−ợc kết quả trình bày trong bảng 3.34.
Bảng 3.34 ảnh h−ởng của các loại thuốc trừ sâu dạng hạt đến các loài thiên địch của sâu đục thân mía (2001 - 2002)
Các loại thuốc trừ sâu Chỉ tiêu theo dõi Đối
chứng Diazinon (Diaphos 10 H) Carbosulfan (Marshal 5 G) Cartap (Padan 4 H) Fipronil (Regent 0.3 G) CV% Tỷ lệ trứng sâu đục thân bị kí sinh (%) 18,51 a 18,21 a 15,65 a 16,47 a 16,76 a 6,95 Tỷ lệ sâu non sâu đục
thân bị kí sinh (%) 7,92 a 7,38 a 6,78 a 6,69 a 7,13 a 5,41 Tỷ lệ nhộng sâu đục
thân bị kí sinh (%) 1,50 a 1,32 a 1,36 a 1,38 a 1,43 a 4,08 Mật độ bọ đuôi kìm
E. annulipes (con/100m2) 13,54 a 12,15 ab 9,73 b 10,48 ab 11,88 ab 9,17
Ghi chú: Trong cùng 1 hàng, những số có cùng chữ số a, b, c khác nhau không có ý nghĩa ở mức xác suất 95%.
Qua bảng 3.34 ta thấy, việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu dạng hạt nh− Diazinon (Diaphos 10 H), Cartap (Padan 4 H) và Fipronil (Regent 0.3 G) để bón lót khi trồng tuy có làm giảm tỷ lệ kí sinh và mật độ loài bọ đuôi kìm E. annulipes song không có sự khác biệt rõ rệt so với ruộng đối chứng không sử
dụng thuốc. Riêng tr−ờng hợp sử dụng thuốc Carbosulfan (Marshal 5 G) thì có làm giảm mật độ bọ đuôi kìm E. annulipes rõ rệt so với đối chứng (9,73 con/100m2 so với 13.54 con/100m2). Ruộng mía sử dụng thuốc Carbosulfan cũng có tỷ lệ kí sinh pha trứng, pha sâu non và pha nhộng thấp nhất trong số các ruộng điều tra (nh−ng khác biệt không rõ rệt).
Việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu dạng n−ớc phun lên cây mía trừ sâu đục thân mặc dù không đ−ợc đ−a vào quy trình canh tác mía bắt buộc phải áp dụng ở các vùng nguyên liệu, song ở một số nơi nh− Tây Ninh, Đồng Nai,… do bị sâu đục thân mía gây hại quá nặng, ng−ời ta đã thử nghiệm sử dụng một số loại thuốc trừ sâu thông th−ờng phun phòng cho mía (bằng máy cơ giới) từ 1 - 3 lần ở giai đoạn cây con. Về hiệu quả phòng trừ của biện pháp này đến nay vẫn ch−a đ−ợc ghi nhận, song để xác định đ−ợc mức độ ảnh h−ởng của nó đến các loài thiên địch của sâu đục thân mía, chúng tôi đã tiến hành bố trí thí nghiệm, điều tra và thu đ−ợc kết quả trình bày trong bảng 3.35.
Bảng 3.35 ảnh h−ởng của các loại thuốc trừ sâu phun dạng n−ớc đến các loài thiên địch của sâu đục thân mía (2001 - 2002)
Các loại thuốc trừ sâu Chỉ tiêu theo dõi Đối
chứng Diazinon (Diaphos 50ND) Carbosulfan (Marshal 200SC) Cartap (Padan 95SP) Fipronil (Regent 5SC) CV% Tỷ lệ trứng sâu đục thân bị kí sinh (%) 18,21 a 2,80 bc 0,36 c 1,17 c 5,93 b 14,02 Tỷ lệ sâu non sâu đục
thân bị kí sinh (%) 7,38 a 1,64 bc 0,67 c 1,23 bc 2,60 b 9,48 Tỷ lệ nhộng sâu đục thân bị kí sinh (%) 1,32 a 0,18 bc 0,05 c 0,21 bc 0,52 b 11,75 Mật độ bọ đuôi kìm E. annulipes (con/100m2) 12,15 a 6,54 b 4,83 bc 7,75 b 7,94 b 6,34 Ghi chú: Trong cùng 1 hàng, những số có cùng chữ số a, b, c,... khác nhau không có ý nghĩa ở mức xác suất 95%.
Kết quả bảng 3.35 cho thấy, việc sử dụng các loại thuốc Diazinon (Diaphos 50 ND), Carbosulfan (Marshal 200 SC), Cartap (Padan 95 SP) và Fipronil (Regent 5 SC) hòa với n−ớc để phun theo kiểu thông th−ờng đã có ảnh h−ởng rõ rệt đến hoạt động của các loài thiên địch sâu đục thân mía. Cụ thể, tỷ lệ kí sinh trứng, sâu non và nhộng sâu đục thân của các công thức có phun thuốc Diazinon, Carbosulfan, Cartap và Fipronil t−ơng ứng biến động từ 0,36 - 5,93%; 0,67 - 2,60%; 0,05 - 0,523%, thấp hơn rất nhiều so với các chỉ tiêu đó ở công thức đối chứng, t−ơng ứng là 18,21%; 7,38% và 1,32%. Trong các loại thuốc trừ sâu thí nghiệm, loại thuốc Fipronil (Regent 5 SC) tỏ ra an