Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số ngành thiên địch (côn trùng kí sinh, bắt mồi) và lợi dụng chúng trong phòng trừ tổng hợp sâu đục thân mía vùng bến cát, tỉnh bình dương và phụ cận (Trang 54 - 55)

- Điều tra ảnh h−ởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến thiên địch sâu đục thân mía

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1. thành phần thiên địch (côn trùng kí sinh, bắt mồi) sâu đục thân mía và vai trò của chúng ở vùng Bến Cát, tỉnh đục thân mía và vai trò của chúng ở vùng Bến Cát, tỉnh Bình D−ơng và phụ cận

Cũng nh− các vùng mía khác ở miền Đông Nam bộ, cây mía vùng Bến Cát, tỉnh Bình D−ơng và phụ cận th−ờng bị nhiều loài sâu đục thân tấn công gây hại. Kết quả điều tra của Đỗ Ngọc Diệp (2002) [3] cho biết thành phần sâu đục thân mía ở miền Đông Nam bộ bao gồm có 7 loài, trong đó vùng Bình D−ơng chỉ có 6 loài (không có loài sâu đục thân 5 vạch đầu đen Chilo auricilius Dudgeon), t−ơng tự nh− kết quả điều tra của Cao Anh Đ−ơng (1998) [4].

Từ 1/2000 - 12/2002, qua điều tra trên cây mía tại vùng Bến Cát, tỉnh Bình D−ơng và phụ cận, chúng tôi nhận thấy trong tổng số 5.142 cá thể sâu non và nhộng các loài sâu đục thân mía thu thập đ−ợc, loài sâu đục thân mình tím Phragmataecia castaneae chiếm số l−ợng nhiều nhất (35,6%) với 1.831 con, tiếp đến là loài sâu đục thân 4 vạch Chilo sacchariphagus (chiếm 29,5%) với 1.517 con. Đứng vị trí thứ ba là loài sâu đục thân mình hồng lớn Sesamia

sp. (chiếm 22,7%) với 1.167 con. Các loài còn lại là sâu đục thân mình hồng nhỏ Sesamia inferens, sâu đục thân mình vàng Eucosma schistaceana, sâu đục ngọn Scirpophaga nivella và sâu đục thân 5 vạch đầu nâu Chilo infuscatellus

có số l−ợng cá thể thu đ−ợc ít hoặc rất ít, t−ơng ứng chỉ chiếm 1,6; 6,1; 3,2 và 1,3% tổng số cá thể thu thập đ−ợc trong thời gian điều tra (Bảng 3.1).

Cũng từ kết quả điều tra trong khoảng thời gian nêu trên, chúng tôi nhận thấy trong tổng số 98.615 cây mía đã điều tra, có 14.595 cây (chiếm 14,8%) bị loài sâu đục thân mía 4 vạch gây hại; 7.692 cây (chiếm 7,8%) bị loài sâu đục thân mình tím gây hại; 2.958 cây (chiếm 3,0%) bị loài sâu đục

thân mình vàng gây hại; 1.775 cây (chiếm 1,8%) bị loài sâu đục thân mình hồng lớn gây hại. Tính chung, có tới 19.329 cây (chiếm 19,6%) bị các loài sâu đục thân gây hại (Bảng 3.1).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số ngành thiên địch (côn trùng kí sinh, bắt mồi) và lợi dụng chúng trong phòng trừ tổng hợp sâu đục thân mía vùng bến cát, tỉnh bình dương và phụ cận (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)