Đặc điểm sinh học, sinh thái học và biến động mật độ các loài thiên địch quan trọng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số ngành thiên địch (côn trùng kí sinh, bắt mồi) và lợi dụng chúng trong phòng trừ tổng hợp sâu đục thân mía vùng bến cát, tỉnh bình dương và phụ cận (Trang 72 - 117)

- Điều tra ảnh h−ởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến thiên địch sâu đục thân mía

123 45 67 89 10 11 12 1 Trichogramma chilonis x x x x x x x x x x x

3.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái học và biến động mật độ các loài thiên địch quan trọng

các loài thiên địch quan trọng

Việc điều tra thu thập thành phần và xác định vai trò của các loài côn trùng có ích ở một vùng nghiên cứu là cần thiết và là yêu cầu phải có tr−ớc tiên đối với biện pháp đấu tranh sinh học trong phòng trừ tổng hợp sâu hại cây trồng. Tuy nhiên, để có thể bảo vệ và lợi dụng chúng một cách hiệu quả hơn, chúng ta phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu và biết đ−ợc những đặc điểm sinh học cơ bản của chúng, cũng nh− ảnh h−ởng của các yếu tố sinh thái vô sinh và hữu sinh đến các đặc điểm sinh học đó, có nh− vậy mới đáp ứng đ−ợc những đòi hỏi cần và đủ tr−ớc khi xây dựng và áp dụng thành công biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại cây trồng nói chung, sâu đục thân mía nói riêng.

Do điều kiện hạn chế về trang thiết bị và kinh phí thực hiện, ở phần này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học cơ bản của 4 loài thiên địch sâu đục thân mía quan trọng ở vùng nghiên cứu (theo nhận xét ở phần trên) là: ong mắt đỏ màu vàng kí sinh trứng

Trichogramma chilonis Ishii, ong kén trắng kí sinh sâu non Cotesia flavipes

Cameron, ong nhỏ râu ngắn kí sinh nhộng Tetrastichus howardi Olliff và bọ đuôi kìm ăn thịt Euborellia annulipes Lucas. Đồng thời, chúng tôi cũng tìm hiểu đ−ợc ảnh h−ởng của một số yếu tố sinh thái đến vòng đời, tỷ lệ kí sinh, tỷ lệ vũ hóa, tỷ lệ giới tính và khả năng ăn mồi,… của các loài thiên địch quan trọng kể trên, cũng nh− biến động mật độ của chúng trên đồng ruộng qua các năm, các mùa vụ và loại mía khác nhau.

3.2.1. đặc điểm sinh học, sinh thái học và biến động mật độ ong mắt đỏ màu vàngTrichogramma chilonis Ishii

Khi mới vũ hóa, tr−ởng thành ong Trichogramma chilonis th−ờng ch−a thể bay ngay đ−ợc, chúng đứng tập trung xung quanh ổ trứng kí chủ hoặc bò từng đoạn ngắn.

Ong vũ hóa nhiều nhất vào buổi sáng, từ 8 - 10 giờ, buổi chiều ong vũ hóa rải rác. Ong đực vũ hóa tr−ớc và đứng chờ ong cái trên ổ trứng kí chủ để tiến hành ghép đôi giao phối ngay với ong cái sau khi ong cái vũ hóa. Ong cái sau khi giao phối hoạt động nhanh nhẹn, bò hoặc bay từng quãng ngắn để tìm thức ăn và ổ trứng kí chủ mới. Khi ong phát hiện thấy ổ trứng sâu kí chủ, ong cái liền bò hoặc bay tới, đậu lên trên trên ổ trứng và dùng đôi râu đầu gõ nhẹ lên mặt ổ trứng để xác định vị trí đẻ trứng thích hợp. Thời gian ong cái gõ trứng nh− vậy dài hay ngắn phụ thuộc vào tuổi trứng kí chủ, trứng kí chủ đã bị kí sinh hay ch−a, th−ờng thời gian này kéo dài từ 20 - 30 giây. Sau khi xác định đ−ợc vị trí đẻ trứng thích hợp, ong cái từ từ uốn cong bụng đặt 1 đầu của máng đẻ trứng lên bề mặt trứng kí chủ ở đúng vị trí mà ong đã xác định. Ong từ từ hạ trọng tâm rồi dùng máng đẻ trứng khoan sâu vào từng trứng sâu kí chủ để kí sinh. Thời gian ong cái thực hiện động tác đẻ trứng kí sinh nh− trên kéo dài khoảng 30 giây. Kết thúc động tác đẻ trứng kí sinh, ong cái từ từ rút máng đẻ trứng khỏi trứng sâu kí chủ, bụng uốn cong xuống để gập máng đẻ trứng vào vị trí d−ới bụng. Sau khi đẻ trứng kí sinh, ong chỉnh trang lại t− thế và tiếp

tục bò hoặc bay đi tìm ổ trứng kí chủ mới để kí sinh. Trong quá trình dò tìm trứng sâu kí chủ để kí sinh, ong cái th−ờng h−ớng đôi râu đầu về phía tr−ớc và nhờ có đôi râu đầu ong có thể xác định đ−ợc chính xác vị trí ổ trứng kí chủ mới để kí sinh.

Để xác định đ−ợc vòng đời của ong mắt đỏ Trichogramma chilonis và thời gian phát dục pha trứng kí chủ (sâu đục thân mía 4 vạch Chilo sacchariphagus)d−ới ảnh h−ởng của yếu tố nhiệt độ, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm nuôi ong trong tủ sinh thái ở các ng−ỡng nhiệt độ cố định 15, 20, 25, 30 và 33oC (ẩm độ 80%). Kết quả thu đ−ợc chúng tôi trình bày trong bảng 3.8.

Bảng 3.8 Vòng đời ong T. chilonis và thời gian phát dục pha trứng kí chủ ở các ng−ỡng nhiệt độ khác nhau (Viện N/C MĐ, 2000)

Vòng đời ong T. chilonis

(ngày)

Thời gian phát dục pha trứng sâu đục thân mía 4 vạch (ngày) Ng−ỡng

nhiệt độ

(oC) n Biến động Trung bình n Biến động Trung bình 15 30 11 - 17 12,33 ± 0,85 30 - (*) - (*) 20 30 8 - 14 9,11 ± 0,62 30 16 - 20 17,67 ± 0,65 25 30 7 - 12 8,37 ± 0,56 30 9 - 13 10,53 ± 0,62 30 30 6 - 10 7,43 ± 0,49 30 6 - 9 8,21 ± 0,30 33 30 5 - 8 6,87 ± 0,34 30 6 - 8 7,13 ± 0,26

Ghi chú: - ẩm độ thí nghiệm 80%; n - là số mẫu theo dõi - (*) ở nhiệt độ 15oC trứng sâu không phát triển.

Qua bảng 3.8 chúng tôi có nhận xét nh− sau:

- Vòng đời ong mắt đỏ màu vàng T. chilonis và thời gian phát dục của trứng kí chủ đục thân mía 4 vạch dài hay ngắn phụ thuộc vào sự thay đổi của nhiệt độ. ở nhiệt độ 15oC, trứng sâu đục thân mía 4 vạch không phát triển, nh−ng ong mắt đỏ T. chilonis vẫn phát triển và có vòng đời kéo dài từ 11 - 17

ngày, trung bình 12,33 ± 0,85 ngày. ở nhiệt độ 20oC, trứng sâu kí chủ có thời gian phát dục từ 16 - 20 ngày, trung bình 17,67 ± 0,65 ngày, còn vòng đời của ong bắt đầu bị rút ngắn chỉ còn kéo dài từ 8 - 14 ngày, trung bình 9,11 ± 0,62 ngày. T−ơng tự nh− vậy, khi tăng nhiệt độ lên mức 25, 30 và 33oC, vòng đời ong tiếp tục bị rút ngắn xuống, t−ơng ứng kéo dài trung bình 8,37 ± 0,56 ngày, 7,43 ± 0,49 ngày và 6,87 ± 0,34 ngày; còn thời gian phát dục trứng sâu đục t−ơng ứng kéo dài trung bình 10,53 ± 0,62 ngày, 8,21 ± 0,30 ngày và 7,13 ± 0,26 ngày. Từ kết quả bảng 3.8, chúng tôi tính toán đ−ợc nhiệt độ khởi điểm phát dục của ong là 10,67oC, tổng tích ôn hữu hiệu là 119,9 độ ngày.

- So sánh với thời gian phát dục của trứng kí chủ đục thân mía 4 vạch ở các ng−ỡng nhiệt độ khác nhau ta thấy thời gian vũ hóa của tr−ởng thành ong mắt đỏ luôn sớm hơn thời gian trứng sâu kí chủ nở từ trung bình 0,26 - 8,56 ngày. Đây là điều kiện thuận lợi cho chúng ta khi sử dụng thuốc trừ sâu, vì lúc sử dụng thuốc ong đã vũ hóa và hoàn thành động tác đẻ trứng kí sinh, do vậy thuốc ít ảnh h−ởng đến hiệu quả kí sinh của ong vào các lứa trứng tiếp theo của sâu đục thân mía 4 vạch.

- Nhìn chung vòng đời của ong mắt đỏ T. chilonis ngắn, số lứa trong năm nhiều, phổ kí chủ rộng và ong có thể phát triển đ−ợc trong phạm vi biến động của nhiệt độ t−ơng đối rộng từ 15 - 33oC. Đây là đặc điểm có ý nghĩa lớn khi sử dụng ong mắt đỏ diệt trừ sâu đục thân mía 4 vạch và các loài sâu đục thân mía khác ở vùng nghiên cứu nói riêng, miền Đông Nam bộ nói chung, vì nhiệt độ trung bình tháng ở vùng này th−ờng dao động trong phạm vi từ 25 - 30oC, còn ẩm độ t−ơng đối không khí thì th−ờng dao động trong phạm vi từ 75 - 90%.

Tìm hiểu về ảnh h−ởng của nhiệt độ đến thời gian sống và hiệu quả kí sinh của ong mắt đỏ Trichogramma chilonis trên trứng kí chủ đục thân mía 4 vạch Chilo sacchariphagus, chúng tôi thu đ−ợc kết quả đ−ợc trình bày trong bảng 3.9.

Bảng 3.9 ảnh h−ởng của nhiệt độ đến thời gian sống và hiệu quả kí sinh của ong Trichogramma chilonis (Viện N/C MĐ, 2000) Ng−ỡng nhiệt độ (oC) Số cặp ong thí nghiệm Số trứng kí chủ thí nghiệm Thời gian sống của ong tr−ởng thành (ngày) Số trứng bị kí sinh (trứng /ong cái) Tỷ lệ kí sinh (%) Tỷ lệ vũ hóa (%) Tỷ lệ ong cái (%) 15 10 495 5,87 a 10,1 c 20,7 d 81,3 b 87,7 a 20 10 431 2,74 b 25,0 b 58,3 b 89,6 a 89,8 a 25 10 535 1,51 bc 39,3 a 73,7 a 94,4 a 90,3 a 30 10 489 1,46 bc 34,1 ab 69,1 ab 91,7 a 88,9 a 33 10 483 0,92 c 17,5 bc 36,7 c 77,1 b 88,4 a LSD0,05 CV% - - - - 1,55 4,2 9,4 8,1 14,2 7,5 8,0 4,9 5,6 3,7

Ghi chú: - Trong cùng một cột, các số có cùng chữ a, b,… khác nhau không có ý nghĩa ở mức xác suất tin cậy 95%; - ẩm độ thí nghiệm 80%.

Bảng 3.9 cho chúng tôi nhận xét:

- Thời gian sống của ong tr−ởng thành T. chilonis giảm dần cùng với sự tăng lên của nhiệt độ. Kết quả xử lý thống kê cho thấy có sự sai khác rõ rệt (ở mức xác suất tin cậy 95%) giữa nhiệt độ 15oC với các nhiệt độ còn lại, hoặc giữa nhiệt độ 200C với 33oC. Tuy nhiên thời gian sống của ong ở nhiệt độ 25oC và 30oC không có sự sai khác rõ rệt với thời gian sống của ong ở nhiệt độ 33oC.

- Khả năng kí sinh của ong đạt mức cao nhất ở nhiệt độ 25oC với số trứng bị kí sinh trung bình/ong cái là 39,3 quả và tỷ lệ trứng bị kí sinh là 73,7%, cao hơn rõ rệt so với các nhiệt độ 15, 20 và 33oC, nh−ng cao hơn không rõ rệt so với nhiệt độ 30oC (ở mức xác suất tin cậy 95%).

- Tỷ lệ ong vũ hóa ở nhiệt độ từ 20 - 30oC cao hơn rõ rệt so với ở nhiệt độ 15 và 33oC, trong đó cao nhất là ở nhiệt độ 25oC với 94,4% số trứng vũ hóa. Tuy vậy, tỷ lệ ong cái hầu nh− ít thay đổi khi nhiệt độ tăng lên hoặc giảm xuống trong phạm vi từ 15 - 33oC, với 87,7 - 90,3% số ong tr−ởng thành là ong cái.

- Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi cho rằng, điều kiện khí hậu vùng nghiên cứu có thể sử dụng đ−ợc ong mắt đỏ Trichogramma chilonis để thả ra đồng phòng trừ sâu đục thân mía. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả thả ong, nên chọn thời gian thích hợp ngày để thả, nh− thả vào sáng sớm hoặc chiều tối chẳng hạn, khi đó nhiệt độ không khí th−ờng mát mẻ, thuận lợi cho ong vũ hóa và đẻ trứng kí sinh với hiệu quả cao nhất.

Chúng tôi cũng tiến hành thí nghiệm và thu đ−ợc kết quả về ảnh h−ởng của tuổi trứng kí chủ đục thân mía 4 vạch Chilo sacchariphagus đến hiệu quả kí sinh của ong trình bày trong bảng 3.10.

Bảng 3.10 ảnh h−ởng của tuổi trứng kí chủ Chilo sacchariphagus đến hiệu quả kí sinh của ong T. chilonis (Viện N/C MĐ, 2000) Tuổi trứng kí chủ Số cặp ong thí nghiệm Số trứng kí chủ thí nghiệm Số trứng bị kí sinh (trứng/ong cái) Tỷ lệ kí sinh (%) Tỷ lệ vũ hóa (%) Tỷ lệ ong cái (%) 1 ngày 10 543 34,9 a 64,3 a 91,4 a 90,6 a 2 ngày 10 586 33,2 a 56,7 a 88,6 a 89,1 a 3 ngày 10 565 18,1 b 32,1 b 80,1 b 78,9 b 4 ngày 10 487 0 0 - - 5 ngày 10 568 0 0 - - LSD0,05 CV% - - - - 7,4 3,7 10,9 3,3 6,7 1,9 9,2 2,7

Ghi chú: - Trong cùng một cột, các số có cùng chữ a, b,… khác nhau không có ý nghĩa ở mức xác suất 95%; - Nhiệt độ và ẩm độ thí nghiệm trung bình là 27,6oC và 77,4%

Kết quả bảng 3.10 cho thấy:

- Trứng kí chủ 1 và 2 ngày tuổi đều thích hợp cho ong cái ong mắt đỏ

Trichogramma chilonis đẻ trứng kí sinh. Trứng kí chủ 3 ngày tuổi còn thích hợp cho ong mắt đỏ kí sinh, song số trứng bị kí sinh trung bình/1 ong cái, tỷ lệ trứng bị kí sinh, tỷ lệ vũ hóa và tỷ lệ ong cái đã giảm rõ rệt. Trứng kí chủ từ 4 ngày tuổi trở đi không còn thích hợp cho ong mắt đỏ đẻ trứng kí sinh.

- Từ kết quả bảng 3.10 chúng tôi cho rằng để nâng cao hiệu quả sử dụng ong mắt đỏ trong phòng trừ sâu đục thân mía 4 vạch, chúng ta cần thả ong ngay vào đỉnh rộ của trứng kí chủ hoặc sau 1 - 2 ngày rộ của trứng kí chủ trên ruộng mía. Vì tr−ởng thành sâu đục thân mía 4 vạch có đặc điểm đẻ trứng vào ban đêm và đẻ liên tục trong 3 đêm liền (Đỗ Ngọc Diệp, 2002) [3), do vậy khi thả ong, chúng ta nên thả thành từng đợt, thời gian thả của mỗi đợt kéo dài không quá 3 ngày.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng ong mắt đỏ Trichogramma chilonis trong phòng trừ sâu đục thân mía 4 vạch Chilo sacchariphagus, một trong 3 loài sâu đục thân mía chủ yếu ở miền Đông Nam bộ (Đỗ Ngọc Diệp, 2002) [3], chúng tôi đã tiến hành thu thập các mẫu sống của loài ong mắt đỏ T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch trong tự nhiên, từ các vùng nguyên liệu mía khác nhau thuộc miền Đông Nam bộ, bao gồm vùng Bến Cát, Thủ Dầu Một, Phú Giáo (Bình D−ơng), Tân Châu (Tây Ninh) và Xuân Lộc (Đồng Nai), sau đó tiến hành các thí nghiệm so sánh, đánh giá hiệu quả kí sinh của từng mẫu ong ở điều kiện phòng để tìm ra mẫu ong dễ nhân nuôi bằng kí chủ phụ, có hiệu quả kí sinh và phòng trừ sâu đục thân mía 4 vạch cao nhất làm giống. Kết quả thu đ−ợc chúng tôi trình bày trong bảng 3.11 và 3.12.

Qua bảng 3.11 chúng tôi nhận thấy trong số các mẫu ong mắt đỏ T. chilonis thu thập đ−ợc từ tự nhiên, mẫu ong thu thập ở vùng Tân Châu (Tây Ninh) có tỷ lệ kí sinh trứng sâu đục thân 4 vạch cao nhất, trung bình đạt 70,0%, cao hơn có ý nghĩa (ở mức xác suất tin cậy 95%) so với các mẫu ong

Bảng 3.11 Tỷ lệ kí sinh trứng C. sacchariphagus, C. cephalonicaG. melonella

của các mẫu ong mắt đỏ T. chilonis thế hệ F1 (Viện N/C MĐ, 2000) Sâu ĐT mía 4 vạch Chilo sacchariphagus Ngài gạo Corcyra cephalonica Ngài sáp Galleria mellonella Mẫu ong T. chilonis Số cặp ong thí nghiệm n Tỷ lệ kí sinh (%) n Tỷ lệ kí sinh (%) n Tỷ lệ kí sinh (%) Bến Cát 10 589 61,3 b 647 26,2 a 536 11,4 a Thủ Dầu Một 10 483 57,1 b 564 27,9 a 493 10,9 a Phú Giáo 10 569 66,7 ab 495 20,3 ab 588 12,0 a Tân Châu 10 537 70,0 a 576 23,1 ab 541 5,9 b Xuân Lộc 10 564 45,7 c 502 17,4 b 613 10,1 ab LSD0,05 CV% - - - - 9,81 4,32 - - 7,64 3,06 - - 4,87 3,63

Ghi chú: - Nhiệt độ thí nghiệm 250C, ẩm độ thí nghiệm 80%.

- Trong cùng một cột, các số có cùng chữ a, b,… khác nhau không có ý nghĩa ở mức xác suất 95%; ĐT- đục thân.

thu thập ở Bến Cát và Thủ Dầu Một (t−ơng ứng có tỷ lệ kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch là 61,3% và 57,1%), nh−ng không khác biệt có ý nghĩa so với mẫu ong thu thập ở vùng Phú Giáo, còn mẫu ong thu thập ở vùng Xuân Lộc (Đồng Nai) thì có tỷ lệ kí sinh trứng sâu đục thân 4 vạch thấp nhất, chỉ đạt trung bình 45,7% tổng số trứng thí nghiệm. T−ơng tự nh− vậy, mẫu ong mắt đỏ thu thập ở Xuân Lộc (Đồng Nai) cũng có tỷ lệ kí sinh trứng ngài gạo thấp hơn so với các mẫu ong thu thập ở các vùng khác. Các mẫu ong mắt đỏ thu thập ở vùng Bến Cát và Thủ Dầu Một có tỷ lệ kí sinh trứng ngài gạo cao hơn so với các mẫu ong mắt đỏ thu thập ở các vùng khác, nguyên nhân có thể do các mẫu ong thu đ−ợc ở các vùng này (gần Viện) có nguồn gốc từ số ong mắt đỏ thả ra đồng hàng năm phòng trừ sâu đục thân mía ở Viện, từng trải qua giai đoạn nhân nuôi bằng kí chủ ngài gạo trong nhiều năm; tiếp đến là các mẫu ong mắt đỏ thu thập ở Phú Giáo (Bình D−ơng) và Tân Châu (Tây Ninh). So

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số ngành thiên địch (côn trùng kí sinh, bắt mồi) và lợi dụng chúng trong phòng trừ tổng hợp sâu đục thân mía vùng bến cát, tỉnh bình dương và phụ cận (Trang 72 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)