- Điều tra ảnh h−ởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến thiên địch sâu đục thân mía
Kết luận và đề nghị kết luận
kết luận
1. Đã xác định đ−ợc 21 loài côn trùng kí sinh và 16 loài côn trùng bắt mồi của 7 loài sâu đục thân mía ở vùng Bến Cát, tỉnh Bình D−ơng và phụ cận. Trong đó ong mắt đỏ màu vàng kí sinh trứng Trichogramma chilonis Ishii, ong kén trắng kí sinh sâu non Cotesia flavipes Cameron, ong nhỏ râu ngắn kí sinh nhộng
Tetrastichus howardi Olliff và bọ đuôi kìm ăn thịt Euborellia annulipes Lucas là những loài giữ vai trò quan trọng nhất.
2. Ong mắt đỏ màu vàng T. chilonis kí sinh trứng sâu đục thân mía 4 vạch
Chilo sacchariphagus có vòng đời kéo dài trung bình là 8,37 ± 0,56 ngày (ở nhiệt độ 25oC, ẩm độ 80%). Ong −a thích kí sinh trứng sâu 1 - 2 ngày tuổi. Nhiệt độ ảnh h−ởng đến thời gian vòng đời, thời gian sống và hiệu quả kí sinh của ong. Mẫu ong thu thập ở vùng Tân Châu (Tây Ninh) có hiệu quả kí sinh cao và duy trì lâu dài, có thể sử dụng làm giống để nhân nuôi hàng loạt trong phòng bằng trứng ngài gạo Corcyra cephalonica. Mùa m−a (từ tháng 5 - 10) ong phát triển nhiều và tỷ lệ kí sinh cao, ng−ợc lại mùa khô (từ tháng 12 - 4) ong phát triển ít và tỷ lệ kí sinh thấp.
3. Ong kén trắng C. flavipes kí sinh đ−ợc hầu hết các loài sâu đục thân mía. Có thể dùng sâu non đục thân 4 vạch để nhân nuôi ong. ở nhiệt độ 26oC, ẩm độ 80%, ong có vòng đời kéo dài trung bình là 26,94 ± 4,26 ngày. Thời gian vòng đời và thời gian sống của ong tr−ởng thành giảm khi nhiệt độ tăng. Ong cái 5 ngày tuổi có tiềm năng sinh sản cao nhất và hiệu quả kí sinh của ong đạt đ−ợc cao nhất ở nhiệt độ 25oC. Thời gian từ tháng 7 - 11 ong phát triển nhiều và tỷ lệ kí sinh cao.
4. Ong nhỏ râu ngắn T. howardi có thể kí sinh đ−ợc nhiều loài sâu đục thân mía (trừ sâu đục thân mía mình tím Phragmataecia castaneae). ở nhiệt độ 25oC, ẩm độ 70%, ong có vòng đời kéo dài trung bình là 17,78 ± 0,68 ngày; ong cái cho ăn thêm mật ong nguyên chất có thể sống đ−ợc trung bình 25,1 ngày,
không cho ăn thêm chỉ sống đ−ợc 7,1 ngày. Thời gian vòng đời và thời gian sống của ong tr−ởng thành giảm khi nhiệt độ tăng. Có thể sử dụng nhộng ngài sáp Galleria mellonella để nhân nuôi ong. Ong cái 2 ngày tuổi có khả năng kí sinh nhộng ngài sáp cao nhất và ong −a thích kí sinh nhộng ngài sáp 1 - 2 ngày tuổi.
5. ở nhiệt độ 25oC, ẩm độ 70%, loài bọ đuôi kìm bắt mồi Euborellia annulipes có vòng đời kéo dài trung bình là 149,1 ± 6,37 ngày. Thời gian vòng đời giảm xuống khi nhiệt độ tăng lên. Có thể nhân nuôi đ−ợc bọ đuôi kìm E. annulipes bằng thức ăn nhân tạo. Mùa m−a (từ tháng 5 - 10) mật độ bọ đuôi kìm thấp, nh−ng mùa khô (từ tháng 11 - 4) mật độ bọ đuôi kìm cao.
6. Các biện pháp kỹ thuật canh tác nh− xen canh mía với đậu t−ơng, bóc lá và không đốt lá (để lá) mía sau khi thu hoạch có tác dụng bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch sâu đục thân mía phát triển.
7. Việc trừ cỏ mía bằng tay hay bằng thuốc Diuron; sử dụng các loại thuốc trừ sâu dạng hạt nh− Diazinon, Cartap, Carbosulfan và Fipronil để bón lót hoặc phun thuốc trừ sâu Diazinon theo cách chọn lọc đều ít ảnh h−ởng đến các loài thiên địch sâu đục thân mía.
8. Kết quả thử nghiệm thả ong kén trắng C. flavipes trừ sâu non sâu đục thân 4 vạch; thả ong T. howardi trừ nhộng sâu đục thân 4 vạch và sâu đục thân mình hồng và thả bọ đuôi kìm E. annulipes trừ sâu đục thân mình hồng trong nhà l−ới b−ớc đầu đều cho hiệu quả khá rõ rệt, tỷ lệ lóng bị hại trung bình giảm từ 1,18 - 3,66%, trọng l−ợng trung bình cây tăng từ 0,039 - 0,126 kg.
9. Công thức thả ong mắt đỏ T. chilonis 50.000 ong/ha/lần thả, định kỳ thả 2 tuần/lần, vào lúc mía 1 - 2 tháng tuổi và 5 - 10 tháng tuổi; kết hợp thả bọ đuôi kìm E. annulipes với mật độ thả 400 con/ha, thả 1 lần duy nhất vào lúc mía 5 tháng tuổi trên ruộng mía có bóc lá định kỳ vào thời điểm mía 5, 7, 9 tháng tuổi; và phun thuốc trừ sâu Diaphos 50 ND theo cách chọn lọc, phun liên tục 3 lần cách nhau 2 tuần, từ lúc mía 3 tháng tuổi cho hiệu quả phòng trừ cao nhất.
đề nghị
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của đề tài, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân nuôi hàng loạt 4 loài thiên địch quan trọng kể trên và thử nghiệm sử dụng chúng, kết hợp với một số biện pháp kỹ thuật canh tác, trên phạm vi diện tích rộng hơn để có kết luận vững chắc tr−ớc khi khuyến cáo áp dụng rộng rãi ra sản xuất.