1.3.1. nghiên cứu về thành phần và vai trò của côn trùng kí sinh, bắt mồi sâu đục thân mía
Nhìn chung các nghiên cứu về thành phần côn trùng kí sinh, bắt mồi sâu đục thân mía ở n−ớc ta còn ít, chủ yếu mang tính chất điều tra, khảo sát ban đầu, ch−a có những nghiên cứu sâu, toàn diện cho tất cả các vùng sinh thái, kể cả những vùng mía đ−ợc đánh giá là bị sâu đục thân mía gây hại nặng nhất n−ớc nh− vùng Đông Nam bộ.
Trên phạm vi cả n−ớc, tác giả Hồ Khắc Tín và cs. (1982) [20] thấy rằng trứng các loài sâu đục thân mía mình vàng E. schistaceana, sâu đục thân mía 4 vạch P. venosatus, sâu đục thân mía 5 vạch đầu nâu C. infuscatellus th−ờng bị loài ong mắt đỏ T. evanescens kí sinh. Riêng trên trứng sâu đục thân mía 4 vạch, sâu đục thân mía 5 vạch đầu nâu còn có thể bị loài ong đen Phanurus
sp. kí sinh. Trên sâu non và nhộng sâu đục thân mía mình vàng có thể bị ong
Stenaraevides octocinetus kí sinh. Kết quả điều tra của L−ơng Minh Khôi và Nguyễn Thị Diệp (1995) [7] đã xác định đ−ợc 11 loài thiên địch sâu hại mía ở Việt Nam, trong đó có 4 loài thiên địch phổ biến của nhóm sâu đục thân mía là ong mắt đỏ Trichogramma sp. và ong đen Telenomus sp. kí sinh trứng; ong kén trắng A. flavipes và ong cự đen M. sinicus kí sinh sâu non.
ở miền Bắc, theo Pham Binh Quyen và cs. (1995) [135] có 2 loài côn trùng kí sinh trứng phổ biến của nhóm sâu đục thân mía là ong mắt đỏ T. chilonis và ong đen Telenomus sp. Trong khi đó, ở miền Nam, kết quả điều tra
khảo sát L−ơng Minh Khôi và Nguyễn Thị Diệp (1997) [10] xác định đ−ợc 6 loài thiên địch. Cũng ở miền Nam nh−ng trên phạm vị hẹp hơn, kết quả điều tra b−ớc đầu của Viện Nghiên cứu mía đ−ờng năm 1995 ở miền Đông Nam bộ đã xác định đ−ợc 10 loài côn trùng kí sinh sâu đục thân mía, trong đó loài ong đen Telenomus sp. đ−ợc đánh giá là có khả năng điều hòa số l−ợng loài sâu đục thân mía 4 vạch và sâu đục ngọn mía trong thời gian từ tháng 9 - 11 hàng năm. Còn kết quả điều tra khảo sát của Cao Anh Đ−ơng (1998) [4] ở Viện Nghiên cứu mía đ−ờng Bến Cát, tỉnh Bình D−ơng trong vụ mía đông xuân 1997 - 1998 đã xác định đ−ợc 18 loài côn trùng kí sinh và 29 loài côn trùng bắt mồi các loài sâu đục thân mía. Trong đó, ong mắt đỏ T. chilonis, ong đen
Telenomus sp., ong kén trắng C. flavipes, ong kí sinh sâu non Elasmus sp. và bọ đuôi kìm Anisolabis annulipes là những loài có triển vọng trong việc hạn chế số l−ợng các loài sâu đục thân mía trên đồng ruộng. Kết quả điều tra gần đây nhất của tác giả Đỗ Ngọc Diệp (2002) [3] ở miền Đông Nam bộ đã xác định đ−ợc 9 loài thiên địch của sâu đục thân mía 4 vạch, 7 loài thiên địch của sâu đục thân mình tím và 12 loài thiên địch của sâu đục thân mình hồng, trong đó các loài ong mắt đỏ Trichogramma chilonis, ong đen Telenomus beneficiens, ong kén trắng Cotesia flavipes và bọ đuôi kìm Euborellia annulipes bắt gặp nhiều nhất.
Mặc dù đã xác định đ−ợc một số loài thiên địch quan trọng của nhóm sâu đục thân mía thông qua điều tra thành phần và mức độ phổ biến của từng loài. Tuy nhiên, cho đến nay, có rất ít tác giả và công trình nghiên cứu trong n−ớc đi sâu đánh giá vai trò của chúng trong việc điều hòa số l−ợng quần thể sâu đục thân mía trên đồng ruộng.
L−ơng Minh Khôi (1997) [9] mô tả rằng các loài ong mắt đỏ Trichogramma
spp. th−ờng đẻ trứng vào trong trứng các loài sâu đục thân mía và ong non sống trong trứng. Mỗi quả trứng sâu đục thân bị kí sinh có thể có từ 1 - 3 ong. Trứng bị kí sinh biến thành màu đen và chết. Ong mắt đỏ th−ờng không kí
sinh hết toàn bộ số trứng trong ổ, mà chỉ kí sinh những trứng nằm ở lớp ngoài. Cũng theo tác giả L−ơng Minh Khôi (1997) [9], các loài ong đen Telenomus
spp. có đặc tính kí sinh trứng sâu đục thân mía cũng t−ơng tự nh− các loài ong mắt đỏ, nh−ng kí sinh trứng sâu đục ngọn mía nhiều hơn và mỗi quả trứng bị kí sinh th−ờng chỉ có 1 ong và ong có thể kí sinh tới lớp trứng giữa. Loài ong kén trắng A. flavipes thì th−ờng bắt gặp nhiều trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau trên ruộng mía vụ hè thu. Tỷ lệ sâu non các loài sâu đục thân mía 5 vạch đầu nâu, sâu đục thân mía 4 vạch và sâu đục thân mía hồng bị kí sinh trung bình trong tự nhiên t−ơng ứng là 6,9%, 6,4% và 0,6%. Còn loài ong cự đen M. sinicus th−ờng kí sinh sâu non sâu đục thân mía mình hồng, sâu đục thân mía 5 vạch đầu nâu, sâu đục thân mía 4 vạch và sâu đục thân mía mình vàng với tỷ lệ t−ơng ứng là 6,3%; 3,1%, 2,6% và 1,4%. Theo Pham Binh Quyen và cs. (1995) [135], có tới 7,6% số trứng sâu đục thân mía 4 vạch bị loài ong mắt đỏ T. chilonis kí sinh, 18,0% số ổ trứng sâu đục ngọn mía và sâu đục thân mía 4 vạch bị kí sinh bởi loài ong đen Telenomus sp. và 74,4% số trứng bị kí sinh bởi cả 2 loài T. chilonis và Telenomus sp. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Cao Anh Đ−ơng (1998) [4] tại Viện Nghiên cứu mía đ−ờng Bến Cát, tỉnh Bình D−ơng trong vụ mía đông xuân 1998 - 1999 cho biết có tới 68,84% và 57,90% số trứng sâu đục thân mía 4 vạch bị loài ong đen
Telenomus sp. kí sinh t−ơng ứng trên ruộng mía gốc và mía tơ. Kết quả điều tra của tác giả Đỗ Ngọc Diệp (2002) [3] trong 3 năm 1999 - 2001 tại miền Đông Nam bộ cho rằng có 26,97% và 21,35% số trứng sâu đục thân mía 4 vạch t−ơng ứng bị các loài ong mắt đỏ Trichogramma spp. và các loài ong đen
Telenomus spp. kí sinh. Ngoài ra, trong năm 2000, tác giả còn tiến hành điều tra và xác định đ−ợc tỷ lệ sâu non sâu đục thân mía 4 vạch bị loài ong kén trắng C. flavipes kí sinh biến động từ 3,0 - 44,3% tùy thuộc vào tháng điều tra. Đặc biệt trong thời gian từ tháng 8 -11, tỷ lệ này đạt mức khá cao, từ 32,3 - 44,3%, trong đó tháng 8 - 9 có tỷ lệ kí sinh cao nhất.
1.3.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học một số loài thiên địch sâu đục thân mía quan trọng
Cho tới nay, đã có một số công trình nghiên cứu ở trong n−ớc về đặc điểm sinh học, sinh thái học của một số loài thiên địch quan trọng của nhóm sâu đục thân mía, nh− các công trình nghiên cứu về loài ong mắt đỏ màu đen
T. japonicum và ong mắt đỏ màu vàng T. chilonis kí sinh trứng. Trong khi đó, có rất ít các công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học các loài thiên địch quan trọng khác của nhóm sâu đục thân mía nh− các loài ong đen
Telenomus spp., ong kén trắng C. flavipes, ong nhỏ râu ngắn T. howardi,...
hoặc các loài côn trùng bắt mồi nh− bọ đuôi kìm, bọ chân chạy, bọ rùa, bọ xít bắt mồi,...
ở Việt Nam, đặc điểm sinh học, sinh thái học loài ong mắt đỏ T. japonicum đã đ−ợc nghiên cứu khá đầy đủ. Theo Hà Quang Hùng (1984) [6], trong điều kiện thí nghiệm, thời gian phát dục pha trứng ong mắt đỏ T. japonicum kéo dài 12 - 24 giờ, ong non 2 - 2,5 ngày, nhộng 2,5 - 3 ngày, tr−ởng thành 1 ngày, vòng đời trung bình từ 7,0 - 7,3 ngày. Khoảng nhiệt độ từ 25 - 30oC thuận lợi cho ong kí sinh và vũ hóa, ở nhiệt độ này ong có vòng đời 8 - 9 ngày. Khi nhiệt độ tăng tới 35oC làm ảnh h−ởng xấu tới quá trình phát dục, ức chế sự hoạt động và kí sinh của ong (Trần Thị Lài, 1981) [12]. Khi nghiên cứu ảnh h−ởng của ẩm độ tới ong mắt đỏ, Mai Phú Quý và cs. (1978) [15] đã kết luận rằng ẩm độ ít ảnh h−ởng tới thời gian phát triển nh−ng có ảnh h−ởng đến tỷ lệ vũ hóa và tỷ lệ kí sinh của ong T. japonicum. ẩm độ từ 70 - 90% là thích hợp cho ong phát triển, ẩm độ quá thấp hoặc quá cao đều ảnh h−ởng xấu đến sự vũ hóa và kí sinh của ong. Nhiệt độ khởi điểm phát dục của của loài ong T. japonicum là 10,6oC, trong điều kiện mùa đông ở miền Bắc Việt Nam, loài ong mắt đỏ này phát triển chậm và bình th−ờng, không rơi vào trạng thái đình dục ở giai đoạn tiền nhộng (Mai Phú Quý, 2001) [17]. Khả năng sinh sản của loài ong mắt đỏ màu đen T. japonicum đã đ−ợc Vũ Quang
Côn và cs. (1991) [1] nghiên cứu trên cả trứng kí chủ tự nhiên (sâu đục thân lúa 2 chấm Tryporyza incertulas, sâu đục thân lúa 5 vạch Chilo suppressalis,
sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrosis medinalis) và trứng kí chủ nhân tạo Corcyra cephalonica. Các tác giả này cho biết, đối với sâu hại lúa, tỷ lệ trứng bị kí sinh phụ thuộc vào ph−ơng thức đẻ trứng của loài sâu kí chủ. Số trứng bị kí sinh đối với kiểu đẻ thành ổ (sâu đục thân lúa 2 chấm, sâu đục thân lúa 5 vạch) cao hơn so với kiểu đẻ rải rác từng quả (sâu cuốn lá nhỏ). Trong cùng ph−ơng thức đẻ thành ổ thì số lớp trứng mỏng (sâu đục thân lúa 5 vạch) có tỷ lệ kí sinh cao hơn ổ có nhiều lớp trứng và có phủ lông (sâu đục thân lúa 2 chấm). Khả năng kí sinh của ong mắt đỏ phụ thuộc chặt chẽ vào mật độ trứng vật chủ. Khoảng cách giữa các trứng và vật chủ càng ngắn thì khả năng kí sinh của ong mắt đỏ càng tăng. Kết quả này cũng đã đ−ợc kiểm chứng thông qua khả năng gây nhiễm từ 5 - 135 trứng ngài gạo cho một ong cái, khi số l−ợng vật chủ tăng thì số l−ợng trứng bị kí sinh cũng tăng lên theo đ−ờng cong tới điểm cực đại rồi bắt đầu nằm ngang.
Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài ong mắt đỏ màu vàng T. chilonis ở trong n−ớc chủ yếu đ−ợc tiến hành trên các loài sâu hại của nhiều loại cây trồng khác nhau không phải là cây mía, nh− công trình nghiên cứu của Hà Quang Hùng (1984) [6] trên sâu hại lúa; của Mai Phú Quý và cs. (1993) [16], Nguyễn Xuân Thành và Vũ Quang Côn (1993) [19] trên loài sâu đo xanh hại đay; của Nguyễn Văn Hoa và cs. (2002) [5], Phạm Văn Lầm và Trần Thanh Tháp (2000) [13], Phạm Bình Quyền (2002) [18], Bùi Tuấn Việt và cs. (1995) [22] trên các loài sâu đục thân ngô; của Phạm Hữu Nh−ợng (1996) [14] trên loài sâu xanh hại bông,...
Theo Phạm Hữu Nh−ợng (1996) [14], trong điều kiện phòng thí nghiệm ở Nha Hố (Ninh Thuận), loài ong mắt đỏ màu vàng T. chilonis có thời gian phát triển mỗi thế hệ từ 6,6 - 7,9 ngày, mỗi năm có 51 thế hệ trong phòng và 48 thế hệ ngoài tự nhiên. Ong có khả năng sinh sản cao, trong điều kiện 27 -
29oC, mỗi ong cái có thể kí sinh trung bình 75,65 ± 12,37 trứng ngài gạo. Khi nuôi trên 100 thế hệ trong phòng bằng trứng ngài gạo vẫn có thể kí sinh khá cao trên trứng sâu xanh hại bông, nh−ng đã có biểu hiện giảm khả năng sinh sản trên trứng ngài gạo. Ong mắt đỏ đang nằm trong trứng ngài gạo ở giai đoạn 5 ngày chịu lạnh tốt hơn giai đoạn 3 ngày và có thể bảo quản lạnh (6 - 8oC) đ−ợc tới 30 ngày vẫn cho tỷ lệ vũ hóa cao ( 76-78%). Nhiệt độ khởi điểm phát dục của loài ong mắt đỏ màu vàng T. chilonis là 10,42oC (Mai Phú Quý, 2001) [17].
Ngoài các kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài ong mắt đỏ kí sinh trứng sâu đục thân mía kể trên, còn có một số kết quả nghiên cứu về loài ong đen Telenomus sp. kí sinh trứng; loài ong kén trắng Cotesia flavipes và loài ong cự đen Melaboris sinicus kí sinh sâu non các loài sâu đục thân mía của tác giả L−ơng Minh Khôi (1997) [9]. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu này hoặc mang tính chất mô tả b−ớc đầu hoặc là kết quả dịch thuật đơn giản, ch−a phải là những kết quả nghiên cứu thí nghiệm trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam nói chung, miền Đông Nam bộ nói riêng. 1.3.3. Nghiên cứu về biện pháp bảo vệ và lợi dụng một số loài thiên địch quan trọng
T−ơng tự nh− những công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học, cho đến nay, hầu hết các công trình nghiên cứu trong n−ớc về biện pháp bảo vệ và lợi dụng các loài thiên địch trong phòng trừ nhóm sâu đục thân mía mới tập trung vào nhóm ong mắt đỏ, trong đó chủ yếu là đối với loài ong màu đen T. japonicum và loài ong màu vàng T. chilonis, còn các nhóm thiên địch khác hầu nh− rất ít đ−ợc quan tâm nghiên cứu.
Theo Pham Binh Quyen và cs. (1995) [135], sau 5 lần thả ong mắt đỏ T. chilonis với tổng số 500.000 ong/ha, tỷ lệ kí sinh trứng sâu đục ngọn mía và sâu đục thân mía 4 vạch đã tăng lên t−ơng ứng đạt 40% và 79,3%. Còn kết quả nghiên cứu của L−ơng Minh Khôi và Nguyễn Thị Diệp (1996) [8] cho thấy
sau khi thả ong mắt đỏ T. chilonis, tỷ lệ trứng sâu đục thân bị kí sinh tăng 151,9%, mật độ sâu non sâu đục thân giảm 17,1% và tỷ lệ cây bị sâu hại giảm từ 3,47 - 34,27% so với đối chứng. Trong đó ruộng mía xen lạc và đậu giảm từ 3,47% - 8,37%, ruộng mía xen ngô giảm 20,67% và ruộng mía trồng thuần giảm 34,27%. T−ơng tự nh− vậy, kết quả thí nghiệm của L−ơng Minh Khôi (1998) [11] cho thấy ruộng có thả ong mắt đỏ, tỷ lệ trứng sâu đục thân mía 4 vạch và sâu đục ngọn mía bị kí sinh tăng lên khá cao, từ 89,7% - 32,9%, đồng thời mật độ sâu non giảm 22,1 - 30,5% và tỷ lệ cây bị hại giảm 30,3 - 41,6% so với ruộng không thả ong. Trong điều kiện khí hậu miền Đông Nam bộ, tác giả Đỗ Ngọc Diệp (2002) [3] đã tiến hành thu ong giống từ tự nhiên, nhân nuôi trong phòng bằng kí chủ ngài gạo Corcyra cephalonica sau đó đem thả ra đồng phòng trừ sâu đục thân mía 4 vạch và sâu đục thân mía 5 vạch đầu nâu, theo đó tỷ lệ cây và lóng bị hại ở công thức có thả ong đã giảm t−ơng ứng từ 16,4 - 41,8% và 1,3 - 4,0%; mật độ sâu non giảm từ 52,8 - 127,1 con/100 m2 và tỷ lệ trứng sâu bị kí sinh tăng lên từ 20,3 - 64,8% so với lô đối chứng không thả ong. Cũng theo tác giả, việc thả định kỳ 50.000 ong/ha/tuần từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 11 sau khi trồng cho hiệu quả phòng trừ cao nhất.
Ch−ơng 2