B−ớc đầu thử nghiệm thực hiện một số biện pháp bảo vệ và lợi dụng thiên địch trong phòng trừ tổng hợp sâu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số ngành thiên địch (côn trùng kí sinh, bắt mồi) và lợi dụng chúng trong phòng trừ tổng hợp sâu đục thân mía vùng bến cát, tỉnh bình dương và phụ cận (Trang 127 - 135)

- Điều tra ảnh h−ởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến thiên địch sâu đục thân mía

123 45 67 89 10 11 12 1 Trichogramma chilonis x x x x x x x x x x x

3.4. B−ớc đầu thử nghiệm thực hiện một số biện pháp bảo vệ và lợi dụng thiên địch trong phòng trừ tổng hợp sâu

vệ và lợi dụng thiên địch trong phòng trừ tổng hợp sâu đục thân mía

Để có kết quả đánh giá b−ớc đầu về việc sử dụng loài ong kén trắng

Cotesia flavipes trong phòng trừ các loài sâu đục thân mía nói chung, sâu đục thân 4 vạch nói riêng, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm trong nhà l−ới trong vụ mía 2001 - 2002 và thu đ−ợc kết quả trình bày trong bảng 3.37.

Bảng 3.37 Hiệu quả thả ong kén trắng Cotesia flavipes trừ sâu đục thân mía 4 vạch (thí nghiệm nhà l−ới, 2000 - 2001) Công thức Chỉ số thống kê Chỉ tiêu theo dõi Tỷ lệ thả ong

(ong : sâu) Thả ong Đối chứng Prob. ttính

1 : 1 9,23 0 - - 2 : 1 17,96 0 - - Tỷ lệ sâu non bị kí sinh (%) 3 : 1 13,22 0 - - 1 : 1 3,24 5,12 0,0038 (**) 8,1605 2 : 1 1,46 5,12 0,0006 (**) 14,9578 Tỷ lệ lóng bị hại (%) 3 : 1 1,81 5,12 0,0006 (**) 15,2341 1 : 1 1,215 1,176 0,1535 NS 1,9011 2 : 1 1,302 1,176 0,0137 (*) 5,2122 Trọng l−ợng trung bình cây (kg) 3 : 1 1,288 1,176 0,0079 (**) 6,3627

Ghi chú: t(n-2=24, =0,05)=2,064; t(n-2=24, =0,01)=2,797; NS - Sai khác không có ý nghĩa; (* ) và (**): Sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95% và 99%.

Qua bảng 3.37 chúng tôi nhận thấy khi tiến hành thả 3 lần ong Cotesia flavipes với tỷ lệ thả từ 1 - 3 ong/1 sâu non sâu đục thân, tỷ lệ sâu non sâu đục thân mía 4 vạch bị kí sinh đã tăng lên từ 9,23 - 17,96% so với đối chứng không thả ong. Tỷ lệ lóng bị đục ở các công thức có thả ong đều giảm xuống một cách rõ rệt so với công thức đối chứng không thả ong (1,46 - 3,24% so với 5,12% lóng bị đục). Trong khi đó trọng l−ợng trung bình cây của các công thức thả ong với tỷ lệ thả từ 1 - 3 ong/1 sâu non sâu đục thân đạt đ−ợc cũng cao hơn một cách rõ rệt so với công thức đối chứng không thả ong (t−ơng ứng ở mức xác suất tin cậy 99% và 95%). Riêng công thức thả ong với tỷ lệ thả 1

ong/1 sâu non sâu đục thân tuy có làm tăng tỷ lệ kí sinh sâu non, giảm tỷ kệ lóng bị hại song trọng l−ợng trung bình cây thu đ−ợc cao hơn không có ý nghĩa so với công thức đối chứng không thả ong.

3.4.2. Biện pháp thả ong nhỏ râu ngắn Tetrastichus howardi

Chúng tôi cũng tiến hành 1 thí nghiệm t−ơng tự trong nhà l−ới đối với loài ong kí sinh Tetrastichus howardi, kết quả thu đ−ợc trình bày trong bảng 3.38.

Bảng 3.38 Hiệu quả thả ong kí sinh T. howardi trừ sâu đục thân 4 vạch và sâu đục thân mình hồng (thí nghiệm nhà l−ới, 2001 - 2002)

Công thức Chỉ số thống kê Chỉ tiêu theo dõi Tỷ lệ thả ong

(ong : sâu) Thả ong Đối chứng Prob. t

tính 1 : 1 11,62 0 - - Tỷ lệ nhộng bị kí sinh (%) 2 : 1 16,49 0 - - 1 : 1 4,33 6,47 0,0008 (**) 14,2143 Tỷ lệ lóng bị hại (%) 2 : 1 3,94 6,47 0,0003 (**) 19,4904 1 : 1 1,208 1,136 0,0021 (**) 10,0985 Trọng l−ợng trung bình cây (kg) 2 : 1 1,244 1,136 0,0091 (**) 6,0382

Ghi chú: t(n-2=24, =0,01)=2,797; (**) Sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 99%.

Kết quả bảng 3.38 cho thấy việc sử dụng loài ong nhỏ râu ngắn T. howardi trong phòng trừ loài sâu đục thân 4 vạch và đục thân mình hồng đem lại hiệu quả rất rõ rệt, tỷ lệ nhộng bị kí sinh ở các công thức có thả ong trung bình tăng từ 11,62 - 16,49%, tỷ lệ lóng bị hại trung bình giảm từ 2,14 - 2,53%, trọng l−ợng trung bình cây tăng lên từ 0,072 - 0,108 kg.

Nh− vậy, đối với cả 2 loài ong kí sinh C. flavipes T. howardi, kết quả thử nghiệm b−ớc đầu trong nhà l−ới đều tỏ ra rất khả quan, mở ra 1 h−ớng mới trong việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân nuôi hàng loạt và sử dụng

rộng rãi chúng trong phòng trừ sâu đục thân mía ở Việt Nam nói chung, vùng Bến Cát, tỉnh Bình D−ơng và phụ cận nói riêng. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nghiên cứu thêm về mật độ, số lần và thời điểm thả ong để đạt đ−ợc hiệu quả phòng trừ cao nhất. Việc này đòi hỏi phải có thêm nhiều thời gian và kinh phí đầu t−, do đó, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi ch−a thực hiện đ−ợc nội dung này.

3.4.3. Biện pháp thả bọ đuôi kìm Euborellia annulipes

Chúng tôi cũng tiến hành 1 thí nghiệm trong nhà l−ới đánh giá khả năng phòng trừ sâu đục thân mía mình hồng của loài bọ đuôi kìm E. annulipes. Kết quả thu đ−ợc chúng tôi trình bày trong bảng 3.39.

Bảng 3.39 Hiệu quả thả bọ đuôi kìm E. annulipes trừ sâu đục thân mình hồng (thí nghiệm trong nhà l−ới, 2000 - 2001)

Công thức Chỉ số thống kê Chỉ tiêu theo dõi Mật độ thả

(con/chậu) Thả bọ đuôi kìm Đối chứng Prob. ttính 2 0,69 1,87 0,0009 (**) 13,2418 Tỷ lệ lóng bị hại (%) 4 0,42 1,87 0,0011 (**) 12,5290 2 1,178 1,104 0,0544 NS 1,0734 Trọng l−ợng trung bình cây (kg) 4 1,226 1,104 0,0004 (**) 18,1923

Ghi chú: - t(n-2=24, =0,05)=2,064; t(n-2=24, =0,01)=2,797; NS- Sai khác không có ý nghĩa; (*) và (**)+: Sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95 và 99%.

Qua bảng 3.39 chúng tôi nhận thấy việc sử dụng loài bọ đuôi kìm

Euborellia annulipes để phòng trừ loài sâu đục thân mía mình hồng Sesamia

sp. trong điều kiện nhà l−ới cũng đem lại hiệu quả khá rõ rệt, đặc biệt đối với công thức thả với mật độ 4 con/chậu. ở các công thức có thả bọ đuôi kìm E. annulipes, tỷ lệ lóng bị hại giảm trung bình từ 1,18 - 1,45%, trọng l−ợng trung bình cây tăng lên từ 0,074 - 0,122 kg.

3.4.4. thực nghiệm bảo vệ và lợi dụng thiên địch trong phòng trừ tổng hợp sâu đục thân mía ở ngoài đồng

Dựa vào các kết quả nghiên cứu của chúng tôi trình bày ở các phần trên, cũng nh− của tác giả Đỗ Ngọc Diệp (2002) [3], chúng tôi đề ra một số công thức thực nghiệm bảo vệ và lợi dụng thiên địch trong phòng trừ tổng hợp sâu đục thân mía ở ngoài đồng nh− sau:

- Công thức 1:

+ Thả ong mắt đỏ Trichogramma chilonis định kỳ 2 tuần 1 lần, với mật độ thả 50.000 ong/ha/lần thả, thả từ lúc mía 1 – 2 và 5 – 10 tháng tuổi (dựa trên kết quả nghiên cứu về mật độ và thời gian thả ong mắt đỏ Trichogramma chilonis của Đỗ Ngọc Diệp (2002) [3].

+ Thả ong kén trắng Cotesia flavipes định kỳ 1 tháng 1 lần với mật độ thả 2.000 ong/ha/lần thả, thả 3 lần từ lúc mía 5 tháng tuổi (dựa trên kết quả nghiên cứu trong nhà l−ới trình bày trong bảng 3.37 và mật độ sâu đục thân mía trên đồng).

+ Thả ong nhỏ râu ngắn Tetrastichus howardi định kỳ 1 tháng 1 lần, với mật độ thả 1.000 ong/ha/lần thả, thả 3 lần từ lúc mía 6 tháng tuổi (dựa trên kết quả nghiên cứu trong nhà l−ới trình bày trong bảng 3.38 và mật độ sâu đục thân mía trên đồng).

- Công thứ 2:

+ Thả ong mắt đỏ (nh− trên).

+ Thả bọ đuôi kìm Euborellia annulipes với mật độ thả 400 con/ha, thả 1 lần duy nhất vào lúc mía 5 tháng tuổi (dựa trên kết quả nghiên cứu trong nhà l−ới trình bày trong bảng 3.39 và mật độ sâu đục thân mình hồng Sesamia sp. trên đồng).

+ Bóc lá mía vào các thời điểm mía 5, 7, 9 tháng tuổi (dựa vào kết quả nghiên cứu trình bày trong bảng 3.31).

+ Phun thuốc trừ sâu Diaphos 50 ND theo cách chọn lọc, phun liên tục 3 lần (cách nhau 2 tuần), từ lúc mía 3 tháng tuổi (dựa vào kết quả nghiên cứu trình bày trong bảng 3.36).

- Công thức 3:

Thả ong mắt đỏ và bọ đuôi kìm (nh− trên)

- Công thức 4:

+ Không đốt lá mía sau thu hoạch (dựa trên kết quả nghiên cứu trình bày trong bảng 3.32).

+ Thả ong mắt đỏ (nh− trên).

+ Phun thuốc trừ sâu Diaphos 50 ND theo cách chọn lọc (nh− trên).

- Công thức 5:

+ Xen canh mía với đậu t−ơng theo tỷ lệ 2 hàng đậu t−ơng : 1 hàng mía (dựa trên kết quả nghiên cứu trình bày trong bảng 3.30).

+ Thả ong nhỏ râu ngắn và bọ đuôi kìm (nh− trên).

- Công thức 6:

Thả ong kén trắng và ong nhỏ râu ngắn (nh− trên)

- Đối chứng là ruộng mía đ−ợc áp dụng quy trình canh tác chung ở địa ph−ơng nh− đốt lá sau thu hoạch, trừ cỏ mía bằng tay, mía trồng thuần, không thả ong và không sử dụng thuốc trừ sâu.

B−ớc đầu áp dụng thử nghiệm và so sánh hiệu quả của các công thức này trên đồng ruộng, với diện tích mỗi công thức > 1 ha (phụ lục 7), trong vụ mía hè thu 2002 – 2003, chúng tôi thu đ−ợc kết quả trình bày trong bảng 3.40.

Qua bảng 3.40 chúng tôi có nhận xét:

- Tất cả các công thức có áp dụng những biện pháp bảo vệ và lợi dụng thiên địch sâu đục thân mía đều có tỷ lệ lóng bị hại lúc thu hoạch thấp hơn rõ rệt so với đối chứng không áp dụng (biến động từ 4,37 - 9,84% so với

12,34%), trong đó công thức có thả ong mắt đỏ Trichogramma chilonis và bọ đuôi kìm Euborellia annulipes, kết hợp bóc lá và phun thuốc trừ sâu chọn lọc có tỷ lệ lóng bị đục thấp nhất (4,37%), thấp hơn rất nhiều so với công thức đối chứng (12,34%).

Bảng 3.40 Hiệu quả của các công thức thực nghiệm bảo vệ và lợi dụng thiên địch trong phòng trừ tổng hợp sâu đục thân mía

ở ngoài đồng (Viện N/C MĐ, 2002 - 2003) TT Công thức Tỷ lệ lóng bị hại lúc thu hoạch (%) Mật độ cây hữu hiệu (ngàn cây/ha) Trọng l−ợng trung bình cây (kg) Năng suất mía (tấn/ha) CCS (%) 1. Ong mắt đỏ + ong kén trắng + ong kí sinh nhộng + không đốt lá 6,41 d 84,654 ab 1,01 a 76,20 10,35 2. Ong mắt đỏ + bọ đuôi kìm + bóc lá + phun thuốc chọn lọc 4,37 e 87,197 a 1,00 a 76,94 10,62 3. Ong mắt đỏ + bọ đuôi kìm 9,84 b 80,169 c 0,96 c 67,42 10,13 4. Ong mắt đỏ + không đốt lá + phun thuốc chọn lọc 8,12 c 82,743 bc 0,97 bc 71,45 10,21 5. Ong kí sinh nhộng + bọ

đuôi kìm + xen canh đậu t−ơng

7,55 cd 83,826 b 0,99 ab 74,99 10,27

6. Ong kén trắng + ong kí

sinh nhộng 8,26 c 83,115 bc 0,96 c 69,15 10,18 7. Đối chứng (đốt lá, trừ cỏ

bằng tay, mía trồng thuần, không thả ong và không sử dụng thuốc trừ sâu) 12,34 a 74,582 d 0,93 d 60,83 10,06 LSD0,05 0,028 CV% 1,44 10,40 3,164 7,25 4,92 - - - -

Ghi chú: Trong cùng 1 cột, những số có cùng chữ số a, b, c... khác nhau không có ý nghĩa ở mức xác suất 95%.

- Năng suất mía của tất cả các công thức thực nghiệm có áp dụng các biện pháp bảo vệ và lợi dụng thiên địch trong phòng trừ sâu đục thân mía cũng đều tăng cao hơn so với công thức đối chứng không phòng trừ từ 6,59 – 16,11 tấn/ha (67,42 - 76,94 tấn/ha so với 60,83 tấn/ha). Trong đó, công thức 2 cho năng suất mía cao nhất là 76,94 tấn/ha, tiếp đến là công thức 1 với năng suất mía đạt 76,20 tấn/ha và công thức 5 là 74,99 tấn/ha. Năng suất mía tăng đ−ợc xác định chủ yếu do mật độ cây hữu hiệu tăng và trọng l−ợng cây đ−ợc đảm bảo không bị giảm (Bảng 3.40).

Tóm lại, trong số các công thức thực nghiệm bảo vệ và lợi dụng các loài thiên địch trong phòng trừ sâu đục thân mía b−ớc đầu thực hiện ở vùng Bến Cát, tỉnh Bình D−ơng, công thức thả ong mắt đỏ Trichogramma chilonis (với mật độ thả 50.000 ong/ha/lần thả, định kỳ thả 2 tuần/lần, vào lúc mía 1 - 2 tháng tuổi và 5 - 10 tháng tuổi); kết hợp thả bọ đuôi kìm Euborellia annulipes

(với mật độ thả 400 con/ha, thả 1 lần duy nhất vào lúc mía 5 tháng tuổi), trên ruộng mía có bóc lá định kỳ vào thời điểm mía 5, 7, 9 tháng tuổi và phun thuốc trừ sâu Diaphos 50 ND theo cách chọn lọc cho hiệu quả phòng trừ cao nhất (về mặt kỹ thuật).

Do ch−a hoàn chỉnh đ−ợc quy trình nhân thả (với số l−ợng lớn) loài ong kén trắng, ong nhỏ râu ngắn và bọ đuôi kìm (ch−a xác định đ−ợc đúng giá thành sản xuất), cũng nh− do thực nghiệm đ−ợc thực hiện lần đầu tiên (ch−a quan tâm đến vấn đề kinh phí), nên chúng tôi ch−a đánh giá đ−ợc hiệu quả kinh tế của các công thức thực nghiệm nêu trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số ngành thiên địch (côn trùng kí sinh, bắt mồi) và lợi dụng chúng trong phòng trừ tổng hợp sâu đục thân mía vùng bến cát, tỉnh bình dương và phụ cận (Trang 127 - 135)