Điều tra thành phần, xác định vị trí số l−ợng các loài sâu đục thân mía và thiên địch (côn trùng kí sinh và bắt mồi) của chúng ở vùng Bến Cát,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số ngành thiên địch (côn trùng kí sinh, bắt mồi) và lợi dụng chúng trong phòng trừ tổng hợp sâu đục thân mía vùng bến cát, tỉnh bình dương và phụ cận (Trang 46 - 48)

mía và thiên địch (côn trùng kí sinh và bắt mồi) của chúng ở vùng Bến Cát, tỉnh Bình Dơng và phụ cận

+ Đối với sâu đục thân mía: Chúng tôi tiến hành điều tra theo ph−ơng pháp tự do, ngẫu nhiên, không cố định điểm, tập trung chủ yếu ở Viện Nghiên cứu mía đ−ờng và xã Tân An (thị xã Thủ Dầu Một). Định kỳ 5 – 7 ngày điều tra 1 lần, kết hợp điều tra bổ sung vào các thời kỳ sâu đục thân mía gây hại nặng. Thu thập tất cả các loài sâu đục thân mía bắt gặp bằng cách chẻ đôi cây mía và thu thập sâu non hoặc nhộng ở bên trong.

+ Đối với côn trùng bắt mồi: Dùng vợt, bẫy hố và dùng tay để thu thập. Tr−ớc khi thu thập các đối t−ợng đều đ−ợc quan sát kỹ hoạt động bắt mồi, sau đó, các mẫu sống đ−ợc đem về phòng thí nghiệm để thử khả năng ăn bằng các vật mồi điển hình, từ đó xác định đ−ợc loài bắt mồi, vật mồi và mức độ bắt gặp.

+ Đối với côn trùng ký sinh: Chúng tôi thu thập ngẫu nhiên trên tất cả các pha phát triển của các loài sâu đục thân mía nh− trứng, sâu non, nhộng, kể cả kén ong ký sinh đem về phòng tiếp tục nuôi theo dõi để thu thập ký sinh. Số l−ợng trứng (hoặc ổ trứng), sâu non hoặc nhộng của mỗi loài sâu đục thân thu thập trên đồng ruộng trong mỗi kỳ điều tra nhiều hay ít phụ thuộc vào mật độ của loài sâu đó trên ruộng, từ 5 - 30 ổ trứng hoặc 20 - 100 con sâu/ 1 lần điều tra. ở trong phòng, chúng tôi thực hiện một số thao tác nh− sau:

i) ổ trứng sâu đục thân mía đ−ợc đặt trong ống nghiệm có kích th−ớc 1,5 cm x 10 cm, mỗi ống nghiệm để 1 ổ trứng, miệng ống nghiệm đ−ợc nút bằng bông, hàng ngày kiểm tra trứng nở và ong vũ hoá.

ii) Sâu non sâu đục thân mía thu đ−ợc cho vào hộp nuôi sâu bằng nhựa hình trụ tròn, có kích th−ớc d = 10 cm, h = 5 cm, bên trong hộp có mía cây t−ơi làm thức ăn, cứ 2 ngày thay thức ăn t−ơi mới 1 lần. Nuôi sâu cho đến khi hoá nhộng, vũ hoá hoặc khi côn trùng ký sinh làm kén. Các cá thể sâu non bị chết đ−ợc kiểm tra để đánh giá tỷ lệ bị ký sinh.

iii) Nhộng và kén cho vào ống nghiệm có kích th−ớc 1,5 cm x 10 cm, nuôi từng con riêng cho đến lúc vũ hoá để xác định tỷ lệ và loài ký sinh.

iv) Với những thiên địch (côn trùng kí sinh và bắt mồi) quen thuộc đã đ−ợc tài liệu công bố chúng tôi chỉ cần căn cứ vào sự hiện diện của chúng trên địa điểm điều tra, hoặc từ mẫu vật sâu đục thân mía đ−ợc thu thập ở đó, để đ−a tên chúng vào bảng danh mục thành phần thiên địch sâu đục thân mía.

v) Với các đối t−ợng mới phát hiện, chúng tôi chỉ ghi nhận chúng là thiên địch nếu thấy rõ chúng tấn công ăn thịt vật mồi là một trong các loài sâu

đục thân mía (với nhóm bắt mồi) hoặc chúng tấn công đẻ trứng ký sinh lên vật chủ là một trong các loài sâu đục thân mía (với nhóm ký sinh).

+ Ph−ơng pháp bảo quản và giám định mẫu vật: Những mẫu vật sâu đục thân mía và thiên địch (côn trùng kí sinh và bắt mồi) thu thập đ−ợc, sau khi mã hóa và định danh sơ bộ tại Viện, chúng tôi tiến hành bảo quản theo quy định chung của Cục Bảo vệ thực vật (1995) [2] và gửi đi giám định đồng thời tại tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, Viện Bảo vệ thực vật và Phòng nghiên cứu côn trùng mía thuộc Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp Pháp (CIRAD), với sự giúp đỡ của Hà Quang Hùng, Phạm Văn Lầm và Bernard Vercambre.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số ngành thiên địch (côn trùng kí sinh, bắt mồi) và lợi dụng chúng trong phòng trừ tổng hợp sâu đục thân mía vùng bến cát, tỉnh bình dương và phụ cận (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)