2.1. vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Cây trồng nghiên cứu
Cây mía Saccharum officinarum L. thuộc họ hòa thảo Gramineae, đ−ợc trồng phổ biến để chế biến ra đ−ờng saccaro, một loại nhu yếu phẩm quan trọng của con ng−ời (bên cạnh gạo và muối). ở miền Đông Nam bộ, hàng năm cây mía th−ờng đ−ợc trồng vào 2 thời vụ chủ yếu nh− sau: Vụ hè thu (đầu m−a): trồng từ 15/4 - 15/6, mía thu hoạch từ 10 - 12 tháng tuổi; Vụ đông xuân (cuối m−a): trồng từ 10 - 15/11, mía thu hoạch từ 12 - 15 tháng tuổi.
Giống thí nghiệm là các giống mía trồng phổ biến trong vùng nghiên cứu nh−: VN 84-4137, ROC 10, ROC 16 và VĐ 79-177 (phụ lục 2).
2.1.2. sâu hại nghiên cứu
Bao gồm những loài côn trùng hại thân cây mía thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) th−ờng đ−ợc gọi chung là sâu đục thân mía.
2.1.3. Thiên địch của sâu hại nghiên cứu
Bao gồm các loài côn trùng kí sinh và côn trùng bắt mồi của nhóm sâu đục thân mía phổ biến ở vùng Bến Cát, tỉnh Bình D−ơng và phụ cận.
2.1.4. THứC ĂN NHÂN TạO NUÔI SÂU và bọ đuôi kìm
- Thức ăn nhân tạo dùng để nuôi sâu non sâu đục thân mía 4 vạch và sâu đục thân mình mía hồng đ−ợc trộn theo công thức và ph−ơng pháp của Đỗ Ngọc Diệp (2002) [3] (phụ lục 1).
- Thức ăn nhân tạo nuôi bọ đuôi kìm là bánh bích quy dành cho chó LASDOG (phụ lục 4) đ−ợc chọn theo gợi ý của Easwaramoorthy, Viện Giống mía Coimbatore, ấn Độ (1999, thông tin cá nhân).
2.1.5. THUốC Bảo vệ thực vật sử dụng trong thí nghiệm
loại thuốc trừ sâu Diazinon (Diaphos 10H, 50 ND), Carbosulfan (Marshal 5 G, Marchal 200 SC), Cartap (Padan 4 H và 95 SP) và Fipronil (0.3 G và 5 SC); các loại thuốc trừ cỏ nh− Diuron (Ansaron 80 WP), Ametryne (Gesapax 500 DD) và Paraquat (Gramoxone 20 SL).
2.1.6. DụNG Cụ, HóA CHấT Và THIếT Bị thí nghiệm
Tủ sinh thái SANYO MLR-350H, tủ nuôi sâu vô trùng, tủ sấy MEMMERT Đức, máy xay sinh tố PHILIPS, kính lúp điện Liên Xô, kính hiển vi NIKON Nhật bản, hoá chất nuôi sâu (mật ong, bột ngô, bột thân cây mía, men bia, bột mầm lúa mỳ, axit sorbic, axit ascorbic, thuốc kháng sinh, bột agar), các dụng cụ (hộp nuôi sâu, l−ới, lồng l−ới, ống nghiệm, kính lúp tay, chổi lông, vợt, ống hút, dao, kéo) và các hóa chất khác (cồn, foócmol),...
2.2. địa điểm và thời gian NGHIÊN CứU
2.2.1. địa điểm nghiên cứu
Đề tài đ−ợc thực hiện chủ yếu ở các địa điểm sau:
- Phòng thí nghiệm côn trùng (Bộ môn Bảo vệ thực vật) và khu ruộng thí nghiệm thuộc Viện Nghiên cứu mía đ−ờng Bến Cát, tỉnh Bình D−ơng.
- Vùng mía nguyên liệu của Công ty đ−ờng Bình D−ơng tại xã Tân An, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình D−ơng (cách Viện 5 km).
Khí hậu ở khu vực này thuộc loại nhiệt đới gió mùa ôn hòa, không có bão, đặc tr−ng cho khí hậu vùng đất cao miền Đông Nam bộ. Một năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và mùa m−a từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ bình quân các tháng thấp nhất là 24,2oC và cao nhất là 28,6oC. Nhiệt độ trung bình năm 27oC. Biên độ nhiệt độ ngày đêm dao động trung bình từ 7,5 - 13,8oC. L−ợng m−a trung bình năm 1.979 mm tập trung chủ yếu vào các tháng từ tháng 5 - 10. Trong đó các tháng có m−a ít nhất là tháng 1, 2 và 3. Các tháng có m−a nhiều nhất là 7, 8 và 9 (phụ lục 3).
2.2.2. THờI GIAN NGHIÊN CứU
2.3. nội dung nghiên cứu
1) Điều tra thành phần, xác định vị trí số l−ợng các loài sâu đục thân mía và thiên địch (côn trùng kí sinh, bắt mồi) của chúng ở vùng Bến Cát, tỉnh Bình D−ơng và phụ cận.
2) Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và biến động mật độ các loài thiên địch quan trọng: ong mắt đỏ Trichogramma chilonis Ishii, ong kén trắng Cotesia flavipes Cameron, ong nhỏ râu ngắn Tetrastichus howardi Olliff và bọ đuôi kìm Euborellia annulipes Lucas.
3) Tìm hiểu ảnh h−ởng của biện pháp xen canh, bóc lá, đốt lá, trừ cỏ và sử dụng thuốc trừ sâu đến các loài thiên địch sâu đục thân mía.
4) B−ớc đầu tiến hành thử nghiệm thực hiện một số biện pháp bảo vệ và lợi dụng thiên địch trong phòng trừ tổng hợp sâu đục thân mía.
2.4. PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU
Tiến hành điều tra và bố trí các thí nghiệm theo các ph−ơng pháp của Shunmugasundaram và Mukunthan (1986) [148].
2.4.1. ph−ơng pháp nghiên cứu trong phòng