TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ RỦI RO CHIẾN LƯỢC PHÒNG VỆ GIÁ XUỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP QUYỀN CHỌN BÁN (BEAR PUT SPREAD) CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC Nhóm học viên : Nhóm 8 Lớp : 19A – CH TCNH Giáo viên hướng dẫn: TS. Mai Thu Hiền Hà Nội, tháng 12 năm 2012 DANH SÁCH NHÓM HỌC VIÊN STT Họ và tên STT theo danh sách lớp 1 Nguyễn Hoàng Anh 02 2 Lê Thị Thùy Dung 17 3 Bùi Thị Hà My 47 4 Nguyễn Thị Thanh Phương 66 5 Triệu Thị Thu Lan 38 NỘI DUNG 1. Tổng quan về phòng vệ giá xuống bằng cách kết hợp quyền chọn bán (Bear put spread) Quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên, theo đó người mua quyền chọn có quyền, chứ không phải nghĩa vụ, mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở cụ thể với một giá thực hiện đã được ấn định tại thời điểm giao dịch trong một thời hạn cụ thể trong tương lai sau khi đã trả một khoản phí (gọi là premium) cho người bán quyền chọn ngay từ lúc ký hợp đồng. Có 2 dạng quyền chọn căn bản là: (i) Quyền chọn mua: cho phép người mua có quyền quyết định thực hiện mua hay không mua tài sản cơ sở theo mức giá đã ấn định trước trong hợp đồng; (ii) Quyền chọn bán: cho phép người mua có quyền quyết định thực hiện bán hay không bán tài sản cơ sở theo mức giá đã ấn định trước trong hợp đồng. Chiến lược đầu cơ chênh lệch giá xuống (Bear put spread) được thiết kế để thu lời khi giá thị trường xuống bằng cách bán một hợp đồng quyền chọn bán kiểu Châu Âu tại mức giá thực hiện X2 đồng thời mua một hợp đồng quyền chọn bán kiểu Châu Âu của cùng một loại tài sản cơ sở với mức giá thực hiện X1 ¬< X2. Bảng 1: Giá trị nhận được (payoff) và lợi nhuận khi thực hiện Bear put spread
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ RỦI RO Đề tài: CHIẾN LƯỢC PHÒNG VỆ GIÁ XUỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP QUYỀN CHỌN BÁN (BEAR PUT SPREAD) CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC Nhóm học viên : Nhóm 8 Lớp : 19A – CH TCNH Giáo viên hướng dẫn: TS. Mai Thu Hiền Hà Nội, tháng 12 năm 2012 DANH SÁCH NHÓM HỌC VIÊN STT Họ và tên STT theo danh sách lớp 1 Nguyễn Hoàng Anh 02 2 Lê Thị Thùy Dung 17 3 Bùi Thị Hà My 47 4 Nguyễn Thị Thanh Phương 66 5 Triệu Thị Thu Lan 38 NỘI DUNG 1. Tổng quan về phòng vệ giá xuống bằng cách kết hợp quyền chọn bán (Bear put spread) Quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên, theo đó người mua quyền chọn có quyền, chứ không phải nghĩa vụ, mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở cụ thể với một giá thực hiện đã được ấn định tại thời điểm giao dịch trong một thời hạn cụ thể trong tương lai sau khi đã trả một khoản phí (gọi là premium) cho người bán quyền chọn ngay từ lúc ký hợp đồng. Có 2 dạng quyền chọn căn bản là: (i) Quyền chọn mua: cho phép người mua có quyền quyết định thực hiện mua hay không mua tài sản cơ sở theo mức giá đã ấn định trước trong hợp đồng; (ii) Quyền chọn bán: cho phép người mua có quyền quyết định thực hiện bán hay không bán tài sản cơ sở theo mức giá đã ấn định trước trong hợp đồng. Chiến lược đầu cơ chênh lệch giá xuống (Bear put spread) được thiết kế để thu lời khi giá thị trường xuống bằng cách bán một hợp đồng quyền chọn bán kiểu Châu Âu tại mức giá thực hiện X 2 đồng thời mua một hợp đồng quyền chọn bán kiểu Châu Âu của cùng một loại tài sản cơ sở với mức giá thực hiện X 1 < X 2 . Bảng 1: Giá trị nhận được (pay-off) và lợi nhuận khi thực hiện Bear put spread Giá của hợp đồng mua quyền chọn bán tại thời điểm đáo hạn ρ T = max(0, X-S T ) và bán quyền chọn bán là –ρ T = -max(0, X-S T ). Khi đó tại thời điểm đáo hạn: chênh lệch V T = max(0, X 2 – S T ) – max(0,X 1 - S T ) Lợi nhuận Л = V T – V 0 , trong đó V 0 = ρ 2 – ρ 1 và ρ 2 > ρ 1 bởi việc mua với giá thực hiện thấp hơn sẽ đắt hơn việc mua hợp đồng quyền chọn có giá thực hiện cao hơn. Do đó lợi nhuận sẽ là: Л = V T – V 0 = max (0,X 2 -S T ) – max (0,X 1 -S T ) - ρ 2 + ρ 1 = max (0,X 2 -S T ) ) - ρ 2 – max (0,X 1 -S T ) - ρ 2 + ρ 1 2. Tổng quan về Tổng Công ty Lương thực miền Bắc Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc được thành lập theo Quyết định số 312/TTg ngày 24/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Lương thực Trung ương I và các doanh nghiệp Lương thực thuộc các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở ra. Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 982/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ- Tổng Công ty Lương thực miền Bắc thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu với số vốn điều lệ lên tới 3068 tỷ đồng. Nhiệm vụ chủ yếu của Tổng công ty là tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh các mặt hàng lương thực, nông sản, thu mua lương thực hàng hóa cho nông dân, bình ổn giá cả, góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Năm 2012, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, gặp sự cạnh tranh gay gắt từ những đối thủ lớn khác như Thái Lan, Vinafood 1 vẫn dành nhiều hợp đồng lớn với khối lượng trên 100.000 tấn, mang lại doanh thu đạt ngưỡng 11.204 tỷ đồng, tăng 43,2% so với năm 2011. 3. Chiến lược phòng vệ giá xuống bằng cách kết hợp quyền chọn bán (Bear put spread) của Tổng Công ty lương thực miền Bắc 3.1. Lý do lựa chọn chiến lược Do đặc thù sản xuất mang tính mùa vụ cao, tháng 9 là một trong những tháng xuất khẩu gạo cao điểm của nước ta nói chung và Công ty Vinafood 1 nói riêng. Tính đến 30/06/2013, Công ty Vinafood 1 đã thực hiện thu mua và chế biến gạo, dự trữ hàng tồn kho đạt kế hoạch đảm bảo đủ nguồn cung xuất hàng vào tháng 9. Tuy nhiên, theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, vào thời điểm tháng 9/2013, giá gạo thế giới sẽ giảm vì những lý do sau: Một là, cầu về gạo thế giới trong năm 2013 được duy trì ổn định, không có sự tăng trưởng đột biến. Trong khi đó, vụ mùa đông xuân và hè thu năm 2013 tại các quốc gia xuất khẩu gạo lớn như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ đều được mùa, sản lượng gạo tăng cao, dẫn đến việc cung gạo vượt cầu thực tế. Hai là, một số quốc gia bắt đầu đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo như Myanmar (sản lượng xuất khẩu tăng 60%), Trung Quốc (tăng 10%), Pakistan, Brazil Ngoài việc làm tăng nguồn cung gạo toàn cầu, để giành thị phần trong thị trường xuất khẩu gạo, các quốc gia này đều có xu hướng giảm giá gạo để thu hút khách hàng, theo đó, mức giá gạo bình quân của thế giới sẽ giảm xuống. Ba là, Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tuy sản lượng gạo của Thái Lan trong 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 100 nghìn tấn, nhưng khối lượng gạo xuất khẩu lại giảm hơn 1,5 triệu tấn, tương ứng với mức giảm xấp xỉ 15%, cho nên khối lượng gạo dự trữ của nước này trong năm nay tăng đột biến 41,14%. Vì vậy, theo dự kiến, Thái Lan buộc phải giảm giá gạo để giảm hàng tồn kho. Với vị thế là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, việc giá gạo Thái Lan giảm chắc chắn sẽ kéo theo sự giảm giá của giá gạo toàn thế giới. Trước dự báo tương đối chắc chắn về việc giá gạo sẽ giảm trong tháng 9, tuy nhiên chưa xác định rõ mức độ giảm giá là bao nhiêu, việc Vinafood 1 lựa chọn phòng vệ giá giảm bằng cách kết hợp quyền chọn bán (Bear put option) là hoàn toàn hợp lý. 3.2. Phương thức thực hiện Ngày 14/07/2013, Công ty Vinafood 1 quyết định thực hiện phòng vệ giá xuống bằng quyền chọn bán (Bear put spread), chi tiết như sau: - Bán quyền chọn bán 10.000 cwt gạo 1 , giá thực hiện X 1 = 154.000 USD, phí quyền chọn p 1 = 4.423 USD. 1 1 cwt = 45,3 kg; 10.000 cwt = 430 tấn - Mua quyền chọn bán 10.000 cwt gạo, giá thực hiện X 2 = 160.000 USD, phí quyền chọn p 2 = 5.120 USD. Cả 2 quyền chọn có cùng thời hạn là 3 tháng, ngày đáo hạn là 14/09/2013. Quy ước: - Giá 10.000 cwt gạo ngày 14/09/2013 là S T - Giá trị nhận được vào thời điểm đáo hạn (pay-off) là V T - Lợi nhuận thu được vào thời điểm đáo hạn là π. Các trường hợp có thể xảy ra vào thời điểm đáo hạn ngày 14/09/2013 là: Trường hợp 1: Giá gạo ngày 14/09/2013 nhỏ hơn 154.000 USD (S t ≤ X 1 ) . Trong trường hợp này, Vinafood 1 sẽ thực hiện cả 2 quyền chọn. (i) Giá trị nhận được vào thời điểm đáo hạn: + Giá trị nhận được từ mua quyền chọn bán: X 2 – S T = 160.000 – S T + Giá trị nhận được từ bán quyền chọn bán: - (X 1 – S T ) = - (154.000 – S T ) => V T = X 2 – X 1 = 160.000 – 154.000 = 6.000 (USD) (ii) Lợi nhuận thu được vào thời điểm đáo hạn + Lợi nhuận thu được từ mua quyền chọn bán: X 2 – S T – p 2 = 160.000 – S T – 5.120 = 154.880 - S T + Lợi nhuận thu được từ bán quyền chọn bán S T – X 1 + p 1 = S T – 156.000 + 4.423 = S T – 149.577 => Tổng lợi nhuận: π = X 2 - X 1 - p 2 + p 1 = 160.000 – 156.000 – 5.120 + 4.423 = 5.303 (USD) Đây là mức lợi nhuận lớn nhất mà Vinafood 1 nhận được. Trường hợp 2: Giá gạo ngày 14/09/2013 lớn hơn 154.000 USD và nhỏ hơn 160.000 USD) (X 1 ≤ S t ≤ X 2 ) . Trong trường hợp này, Vinafood 1 chỉ thực hiện mua quyền chọn bán. (i) Giá trị nhận được vào thời điểm đáo hạn: + Giá trị nhận được từ mua quyền chọn bán: X 2 – S T = 160.000 – S T + Giá trị nhận được từ bán quyền chọn bán: 0 USD => V T = X 2 – S T = 160.000 – S T (ii) Lợi nhuận thu được vào thời điểm đáo hạn + Lợi nhuận thu được từ mua quyền chọn bán: X 2 – S T – p 2 = 160.000 – S T – 5.120 = 154.880 - S T + Lợi nhuận thu được từ bán quyền chọn bán: p 1 = 4.423 USD => Tổng lợi nhuận: π = X 2 - S T - p 2 + p 1 = 160.000 – S T – 5.120 + 4.423 = 159.303 – S T (USD) Trường hợp 3: Giá gạo ngày 14/09/2013 lớn hơn 156.000 USD (S t ≥ X 2 ) . Trong trường hợp này, Vinafood 1 sẽ thực hiện không thực hiện 2 quyền chọn. Do đó, Vinafood 1 sẽ phải chịu lỗ phần phí quyền chọn. Đây cũng là mức lỗ lớn nhất mà Vinafood 1 phải chịu khi thực hiện chiến lược quyền chọn này. (i) Giá trị nhận được vào thời điểm đáo hạn: + Giá trị nhận được từ mua quyền chọn bán: 0 USD + Giá trị nhận được từ bán quyền chọn bán: 0 USD => V T = 0 USD (ii) Lợi nhuận thu được vào thời điểm đáo hạn + Lợi nhuận thu được từ mua quyền chọn bán: – p 2 = – 5.120 (USD) + Lợi nhuận thu được từ bán quyền chọn bán: 4.423 (USD) => Tổng lợi nhuận: π = - p 2 + p 1 =– 5.120 + 4.423 = - 697 (USD). Cách thức thực hiện Bear put speard được tổng hợp như đồ thị dưới đây 154.000 160.000 159.303 S T Bán quyền chọn bán X 1 = 154.000 USD Mua quyền chọn bán X 2 = 160.000 USD Lợi nhuận Giá trị tại thời điểm đáo hạn (pay off) Lợi nhuận Đồ thị 1: Chiến lược phòng vệ giảm giá của Vinafood 1 3.3. Kết quả thu được Ngày 14/09/2013, giá gạo thế giới còn 15,84 USD/cwt, do đó giá của 10.000 cwt gạo còn 158.000 USD, nằm trong khoảng (154.000 USD; 160.000 USD). Vinafood 1 thực hiện mua quyền chọn bán với giá thực hiện X 2 = 160.000 USD. Giá trị nhận được vào thời điểm đáo hạn là: V T = X 2 – S T = 160.000 – 158.400 = 1.600 (USD) Lợi nhuận thu được vào thời điểm đáo hạn là: π = X 2 - S T - p 2 + p 1 = 160.000 – 158.400 – 5.120 + 4.423 = 903 (USD) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo Công ty CP Lương thực miền Bắc năm 2012 2. New York Mercantile Exchange (2000), A guide to Energy Hedging 3. Minh Anh (2013), Cung lớn, giá gạo giảm mạnh, Thời báo tài chính Việt Nam ( link: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/thong-ke-va-du-bao-gia-ca/cung-lon- gia-gao-giam-manh) 4. TS.Mai Thu Hiền (2013), Slides môn học Quản trị rủi ro