Luận văn
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận án là trung thực có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận án không trùng với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã được công bố. t¸c gi¶ luËn ¸n Lê Xuân Thủy Danh mục các chữ viết tắt STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Chủ nghĩa xã hội CNXH 2 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH 3 ầu t nớc ngoài ĐTNN 4 Giai cấp công nhân GCCN 5 Kinh t th trng KTTT 6 Nhà xuất bản Nxb 7 Xã hội chủ nghĩa XHCN Mục lục Trang TRANG PH BèA 1 LI CAM OAN 2 MC LC 3 DANH MC CC CH VIT TT 4 M U TNG QUAN V VN NGHIấN CU 5 9 Chơng 1 những vấn đề lý luận về lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài ở việt nam hiện nay 24 1.1. Lợi ích v lợi ích ca cụng nhõn Vit Nam hin nay 24 1.2. Thực chất li ớch ca cụng nhõn trong doanh nghip cú vn u t nc ngoi Vit Nam hin nay 42 Chơng 2 THC TRNG LI CH CA CễNG NHN TRONG DOANH NGHIP Cể VN U T NC NGOI VIT NAM V NHNG VN T RA HIN NAY 74 2.1. Thc trng li ớch ca cụng nhõn trong doanh nghip cú vn u t nc ngoi Vit Nam 74 2.2. Những vn t ra v li ớch và bảo đảm lợi ích ca cụng nhõn trong doanh nghip cú vn u t nc ngoi Vit Nam hin nay 98 Chơng 3 NH HNG V GII PHP NHM BO M LI CH CA CễNG NHN TRONG DOANH NGHIP Cể VN U T NC NGOI VIT NAM HIN NAY 108 3.1. ịnh hớng c bn nhằm bảo đảm lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài ở Việt Nam hiện nay 108 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài ở Việt Nam hiện nay 120 Kết luận 156 DANH MC CC CễNG TRèNH CA TC GI CễNG B Cể LIấN QUAN N TI LUN N 159 Danh mục tài liệu tham khảo 160 Phụ lục 170 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu Đề tài: Lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay là công trình khoa học bàn đến một vấn đề bức xúc, phức tạp, nhạy cảm mà toàn xã hội ta đang rất quan tâm hiện nay. Đó là vấn đề lợi ích của công nhân lao động ở các loại hình doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài trong nền KTTT định hướng XHCN. Dưới góc độ triết học - chính trị - xã hội, đề tài đã có những đóng góp mới cả phương diện lý luận, thực tiễn về lợi ích của công nhân ở doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong mối quan hệ với lợi ích của các chủ thể khác ở doanh nghiệp, thống nhất với lợi ích GCCN Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất những định hướng cơ bản và một số giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm lợi ích vật chất, tinh thần, lợi ích thiết thân, trước mắt và lợi ích cơ bản lâu dài của công nhân hài hòa với lợi ích của giới chủ, lợi ích của Nhà nước và toàn xã hội ta hiện nay. Kết cấu của luận án gồm phần mở đầu, 3 chương, 6 tiết, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 2. Lý do lựa chọn đề tài Trong mọi thời đại lịch sử, lợi ích luôn đóng vai trò là động lực phát triển của con người và xã hội. Lợi ích gắn liền với hoạt động của con người, là động lực trực tiếp thúc đẩy hoạt động sáng tạo của mỗi cá nhân, cộng đồng, giai cấp, dân tộc. Đồng thời, lợi ích là chất keo gắn kết giữa các thành viên, bảo đảm sự đồng thuận của xã hội. Sự nghiệp đổi mới ở nước ta đang vận động theo hướng phát triển nền KTTT đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, thì việc tạo ra động lực cho người lao động nói chung, công nhân nói riêng là vấn đề mang tính sống còn của chế độ, phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội; phấn đấu cho mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 5 Công nhân trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN là một bộ phận của GCCN Việt Nam, là lực lượng lao động rất quan trọng góp phần sản xuất ra của cải vật chất làm giàu cho đất nước và giải quyết những vấn đề xã hội. Đây là đội ngũ công nhân có tính đặc thù về địa vị kinh tế, xã hội. Về mặt kinh tế, họ là những lao động làm thuê cho những chủ ĐTNN; nhưng về xã hội, họ là những người làm chủ đất nước, cùng với GCCN Việt Nam đi tiên phong trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Chính vì vậy, lợi ích và quá trình thực hiện lợi ích của công nhân trong loại hình doanh nghiệp này nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, cần phải được chú ý, quan tâm giải quyết kịp thời, thỏa đáng. Trong những năm vừa qua, Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm đến lợi ích của người lao động, lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN thông qua chủ trương và hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật. Việc làm, thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của công nhân đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, lợi ích của công nhân được hưởng trong doanh nghiệp này chưa tương xứng với sự phát triển đất nước và những đóng góp của bản thân họ. Trong nghị quyết Trung ương 6 khoá X, Đảng ta nhận định: “Lợi ích một bộ phận công nhân được hưởng chưa tương xứng với những thành tựu của công cuộc đổi mới và những đóng góp của chính mình; việc làm, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân đang có nhiều khó khăn, bức xúc, đặc biệt là ở bộ phận công nhân lao động giản đơn tại các doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” [34, tr.46]. Một số nội dung của chính sách, pháp luật liên quan đến việc bảo đảm lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN còn bất cập và chưa được thực hiện đầy đủ. Sự kết giữa lợi ích của công nhân với lợi ích của giới chủ, lợi ích của Nhà nước và toàn xã hội chưa hài hòa, thỏa đáng. Nhiều cuộc đình công của công nhân trong những năm qua phần lớn nổ ra ở các doanh nghiệp có vốn ĐTNN và có nguồn gốc mâu thuẫn về quan hệ lợi ích. Vì thế, bảo đảm lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN không chỉ là quan tâm đáp ứng những nhu cầu 6 bức xúc, thiết thân của người công nhân mà còn nâng cao địa vị chính trị, xã hội của họ với tư cách là người làm chủ đất nước trong điều kiện lao động có yếu tố nước ngoài. Hiện nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, với những chính sách thu hút đầu tư của Đảng, Nhà nước ta, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN ngày càng phát triển cả về số lượng và quy mô. Vấn đề lợi ích, quan hệ lợi ích giữa công nhân với người sử dụng lao động và chủ thể khác trong xã hội sẽ tiếp tục nảy sinh những mâu thuẫn cục bộ phức tạp. Nếu không được quan tâm và giải quyết hài hòa, thỏa đáng thì chẳng những lợi ích thiết thân của người công nhân không được bảo đảm mà lợi ích chính đáng của nhà đầu tư không được thực hiện, lợi ích của GCCN Việt Nam, lợi ích quốc gia dân tộc sẽ bị tổn hại. Vì vậy, nhận thức, làm sáng tỏ và giải quyết đúng đắn vấn đề lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, có tính thời sự bức xúc hiện nay. Từ những điều nói trên, tác giả chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu và viết công trình luận án tiến sĩ. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Việt Nam; luận án đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm bảo đảm lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp này, trong điều kiện phát triển nền KTTT định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu của đề tài: lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu lợi ích của công nhân Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Việt Nam, chủ yếu ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, qua khảo sát một số khu công nghiệp trọng điểm 7 trên địa bàn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác; các số liệu từ năm 2005 đến nay. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Đóng góp mới của luận án: - Luận án làm rõ thực chất lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN, trong điều kiện phát triển nền KTTT định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay. - Đánh giá thực trạng lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Việt Nam theo hệ thống và phát hiện một số vấn đề cần phải giải quyết hiện nay. - Đề xuất định hướng và một số nhóm giải pháp nhằm bảo đảm lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Việt Nam hài hòa với lợi ích của giới chủ, lợi ích của Nhà nước và xã hội ta hiện nay. * Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án: - Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn góp phần vào quá trình hoàn thiện và thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước về giải quyết vấn đề lợi ích đối với công nhân ở các doanh nghiệp có vốn ĐTNN nói riêng, GCCN Việt Nam nói chung trong điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. - Góp phần vào việc nâng cao nhận thức về lợi ích, lợi ích của công nhân, tính đặc thù của lợi ích trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN; vai trò của lợi ích và giải quyết đúng đắn vần đề lợi ích trong quá trình xây dựng, phát triển GCCN Việt Nam giai đoạn mới. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy các nội dung liên quan thuộc khoa học xã hội nhân văn trong các học viện, nhà trường ở nước ta hiện nay. 8 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trước đây và hiện nay đã có nhiều tác giả nước ngoài, trong nước quan tâm nghiên cứu về vấn đề lợi ích, về GCCN Việt Nam, về quyền và lợi ích của công nhân, được thể hiện ở các nhóm công trình tiêu biểu sau: 1.1. Một số công trình nước ngoài liên quan đến vấn đề lợi ích và lợi ích của giai cấp công nhân Vào những năm 70 đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, ở Liên Xô (cũ) đã công bố hàng loạt các công trình quan trọng xung quanh vấn đề lợi ích. Các công trình đã đưa ra quan niệm về lợi ích và đặt nó trong mối quan hệ với nhu cầu của chủ thể, với những điều kiện kinh tế - xã hội khách quan, được biểu hiện ra tư tưởng của con người, phản ánh bản chất giai cấp, xã hội. Một số quan niệm bàn đến vai trò của lợi ích, đưa ra cách phân loại lợi ích, bước đầu thể hiện tính phong phú, đa dạng của lợi ích. Trong cuốn sách “Những vấn đề lợi ích xã hội trong chủ nghĩa Lênin” của V.N.Láprinenkô [111] đã chỉ ra rằng: chủ nghĩa Mác hiểu lợi ích như là nhu cầu khách quan được định chế bởi vị trí trong xã hội của một cá nhân, một nhóm xã hội, một dân tộc nào đó. Lợi ích là mối quan hệ lựa chọn đã được nhận thức của nhu cầu, là hình ảnh chủ quan của các quan hệ kinh tế khách quan. Đồng thời, tác giả cũng vạch ra tính giai cấp và tính lịch sử cụ thể sự tồn tại của nó, “lợi ích là mối quan hệ xã hội khách quan của sự tự khẳng định xã hội của chủ thể” [111, tr.30]. Theo tác giả, cả C. Mác và V. I. Lênin đều xem xét lợi ích như là một hiện tượng của bản thân hiện thực, là sự biểu hiện của các quan hệ kinh tế khách quan. Tính khách quan của lợi ích không phải là sự nhận thức của chủ thể, mà nó xuất hiện ở bên ngoài và không phụ thuộc vào ý thức của họ và vì thế, nó thể hiện đặc thù của những mối quan hệ xã hội khách quan. Trong tác phẩm: “Về mối quan hệ giữa phạm trù “lợi ích” và phạm trù “nhu cầu” của Z.M.Sôraép [116] đã nhấn mạnh vấn đề trên và chỉ rõ mối quan hệ giữa lợi 9 ích với tư tưởng. Tính khách quan là bản chất siêu cá nhân của lợi ích được xác định hoàn toàn không chỉ bởi nhân tố thời gian xuất hiện ý thức của con người. Lợi ích tồn tại trong hiện thực không phụ thuộc vào ý thức, nhưng nó tạo nên động lực bởi được phản ánh trong tư tưởng và được tiếp nhận dưới hình thức nhân tố động cơ. Một số công trình khác như: “Biện chứng của khách quan và cái chủ quan” của E.V.Ôxichniuk [43];“Nhu cầu - lợi ích - giá trị” của A.G.Zđravômưxlốp [1]… cũng bàn về khái niệm, tính chất, cơ cấu của lợi ích, chỉ ra nguyên tắc phân loại lợi ích. Có thể nói, những đóng góp về lý luận lợi ích trên đây là cơ sở quan trọng cho các nhà khoa học thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng kế thừa và tiếp tục nghiên cứu làm rõ. Cuốn sách: “Vị trí và vai trò của giai cấp công nhân đương đại”, của nhóm tác giả: Liễu Khả Bạch - Vương Mai - Diêm Xuân Chi [70], do Nguyễn Ngọc Lâm dịch là thành quả của công trình “Nghiên cứu vị trí và vai trò giai cấp công nhân Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay” của Quỹ Khoa học xã hội Nhà nước Trung Quốc. Dựa vào học thuyết “Công nhân tổng thể” của các nhà kinh điển mác xít và thực tiễn sự biến đổi về cơ cấu giai cấp - xã hội Trung Quốc, nhóm tác giả đưa ra khái niệm mới về GCCN đương đại Trung Quốc với nghĩa rất rộng, “… nó bao gồm tất cả những người lao động có thu nhập từ tiền lương là chính” [70, tr.31]. Giai cấp công nhân Trung Quốc là giai cấp lãnh đạo, lực lượng sản xuất tiên tiến, lực lượng trung kiên trong xây dựng xã hội sung túc, hài hòa. Phải “Toàn tâm toàn ý dựa vào giai cấp công nhân là chìa khóa, khâu then chốt của cải cách thành công” [70, tr.497]. Để phát huy vai trò của công nhân và GCCN, cần phải quan tâm và giải quyết vấn đề quyền và lợi ích của họ. Quá trình lao động, công nhân được tham gia chia sẻ lợi nhuận với cơ chế khích lệ quyền đối với tài sản. Họ cần phải “làm giàu” bằng cách tham gia phân phối lợi nhuận; nếu chỉ dựa vào tiền lương công nhân không thể giàu lên được, không khai thác được tiềm 10 năng, phát huy động lực của họ đối với sự nghiệp cải cách, mở cửa Trung Quốc. Vì thế, phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân như: quyền bình đẳng việc làm, lựa chọn nghề nghiệp; quyền nhận thù lao, quyền được bảo đảm các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động, được hưởng bảo hiểm và phúc lợi xã hội… Công đoàn phải thực sự trở thành người bảo vệ lợi ích tập thể của người lao động và “kiên trì màu sắc Trung Quốc” là sự lựa chọn con đường phát triển của mình. Bảo đảm quyền và lợi ích của GCCN và công nhân là nguyên tắc hàng đầu, “chìa khóa” thành công của sự nghiệp cải cách, mở cửa Trung Quốc. Cuốn sách là tư liệu tham khảo rất quý đối với những nhà khoa học, nhà nghiên cứu lý luận về GCCN trong thời đại hiện nay; đồng thời, là những kinh nghiệm quý giá để chúng ta tham khảo, vận dụng trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược về GCCN Việt Nam thời kỳ mới. 1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến vấn đề lợi ích, lợi ích của người lao động Từ góc độ triết học - chính trị - xã hội, các công trình đã có sự phát triển các quan niệm về lợi ích, quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích, giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội; chỉ rõ vai trò của lợi ích đối với sự phát triển xã hội. Trên cơ sở đánh giá thực trạng lợi ích, các công trình đã đưa ra một số nguyên tắc, giải pháp nhằm điều chỉnh các quan hệ lợi ích, tích cực hóa nhân tố con người vì sự phát triển xã hội bền vững, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong cuốn sách: “Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”, [101] Giáo sư Lê Hữu Tầng đã khẳng định: động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội chính là nhu cầu và lợi ích của con người. Nhu cầu sau khi nảy sinh trở thành động lực hết sức quan trọng thúc đẩy con người hành động nhằm tìm phương tiện thỏa mãn nhu cầu và cái thỏa mãn nhu cầu ấy, đối với chủ thể hành động, là lợi ích. Lợi ích không phải là động lực cuối cùng, nhưng là động lực mạnh mẽ nhất của sự phát triển xã hội, là khâu trung gian 11