2.Thực trạng ODA tại Việt Nam
2.2 Thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam
Ngành, lĩnh vực
Cơ cấu ODA ký kết 2006-2010 theo đề án (%) Từ đầu năm 2006 đến 31/8/2009 Cơ cấu ODA ký kết (%) Tổng ODA ký kết (Triệu USD) 1. Nông nghiệp,
thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói, giảm nghèo 21 15,06 2.121,4 2 2. Năng lượng và công nghiệp 15 20,91 2.954,1 8 3. Giao thông, bưu
chính viễn thông, cấp
thoát nước và đô thị 33 44,36
6.246,8 6 4. Y tế, giáo dục và
đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác (bao gồm xây dựng thể chế, tăng cường năng lực...)
31 19,67 2.769,4
6
92
Nguồn tạp chí Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam số 3 (9/2009) Trong năm 2009:
Thu hút ODA năm 2009: cao kỷ lục
Tính đến ngày 17/11, tổng vốn viện trợ phát triển chính thức đã ký kết đạt trên 5,4 tỷ USD, trong đó, vốn vay đạt gần 5,23 tỷ USD; viện trợ không hoàn lại đạt hơn 173 triệu USD. Nếu so với kết quả đạt được của cùng kỳ năm ngoái, vốn ODA ký kết đến thời điểm này đã cao hơn 36,62%. Các nhà tài trợ có giá trị hiệp định ODA đã ký lớn là WB, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)và Nhật Bản. Tổng giá trị ODA dự kiến ký kết trong tháng còn lại của năm 2009 khoảng 449,5 triệu USD, trong đó vốn vay khoảng 356,5 triệu USD; viện trợ không hoàn lại 93 triệu USD. Như vậy, nếu không có thay đổi lớn, tổng vốn ODA ký kết ước cả năm 2009 dự kiến sẽ đạt khoảng 5,85 tỷ USD, trong đó vốn vay là 5,585 tỷ USD; viện trợ không hoàn lại là 266 triệu USD. Đây là mức ký kết ODA cao nhất từ trước đến nay.
Điểm đáng chú ý trong con số ODA năm nay là những nhà tài trợ lớn đều dành cho Việt Nam số vốn ký kết cao hơn so với cam kết trước đó. Thay đổi lớn nhất trong số này là số vốn ODA ký kết của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Thay cho cam kết gần 1,57 tỷ USD vốn ODA trong năm 2009, ADB đã phê duyệt tổng cộng 2,15 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam. Nhật Bản cũng đã ký kết tổng cộng trên 2,11 tỷ USD vốn viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam, thay vì cam kết 0,9 tỷ USD mà Chính phủ nước này công bố sau khi nối lại ODA vào tháng 2/2009.
Xét về cơ cấu vốn ODA ký kết, chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 30,9%) là lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ với 1,67 tỷ USD vốn ODA ký kết. Tiếp đến là lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo với gần 1,37 tỷ USD (chiếm 24,7%). Sau đó là giao thông vận tải với 899 triệu USD, chiếm tỷ trọng 16,7%; năng lượng với 818 triệu USD, chiếm 15,2%; cấp thoát nước và phát triển đô thị với gần 679 triệu USD, chiếm 12,6%.
Việc hiện thực hóa 5,914 tỷ USD số vốn ODA đã cam kết tại Hội nghị thường niên Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) năm 2008, (bao gồm khoản cam kết mới trị giá 83,2 tỷ Yên (tương đương 900 triệu USD) của Chính phủ Nhật Bản khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam vào tháng 2/2009), đã gần hoàn thành với trên 5,446 tỷ USD được ký kết với các nhà tài trợ trong 11 tháng qua. Những chương trình, dự án có giá trị lớn được ký kết tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giao thông, cấp thoát nước và phát triển đô thị, bao gồm: “Khoản vay hỗ trợ khắc phục tác động khủng hoảng” giá trị 500 triệu USD, “Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây” trị giá 410,20 triệu USD, “Phát triển toàn diện thành phố Thanh Hoá” trị giá 104,7 triệu USD do ADB và Hàn Quốc tài trợ; “Thoát nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2” trị giá 299,97 triệu USD, “Cải thiện môi trường nước thành phố Hải Phòng” trị giá 218,21 triệu USD, “Tín dụng ngành giao thông vận tải để nâng cấp mạng lưới đường bộ giai đoạn 2” trị giá 183,51 triệu USD, “Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội” trị giá 150,43 triệu USD do Nhật Bản tài trợ; “Khoản tài trợ bổ sung cho Dự án năng lượng nông thôn II” trị giá 200 triệu USD, “Chương trình đảm bảo chất lượng trường học” trị giá 127 triệu USD, “Tài trợ chính sách phát triển lần thứ hai hỗ trợ chương trình 135 giai đoạn II” trị giá 100 triệu USD do WB tài trợ; Dự án “Cung cấp nước sạch và thuỷ lợi tỉnh Bình Thuận” trị giá 19,74 triệu USD và “Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Cà Mau” trị giá 17,89 triệu USD do Ý tài trợ; “Chương trình tăng cường năng lực tổng thể ngành thanh tra giai đoạn 2009 - 2014” trị giá 11 triệu USD do Thuỵ Điển, Đan Mạch, Hà Lan đồng tài trợ. Ngoài ra còn có một số khoản viện trợ không hoàn lại như: “Phát triển nông nghiệp miền Tây Nghệ An giai đoạn III” trị giá 7,79 triệu USD do Luxembourg tài trợ, “Chương trình hợp tác chung với Liên hợp quốc về bình đẳng giới” trị giá 4,6 triệu USD do UNDP viện trợ.
Giải ngân: Vượt xa dự kiến
Kết quả giải ngân năm 2009 đã vượt dự kiến mức 1,9 tỷ USD (bao gồm 1,6 tỷ vốn ODA và 300 triệu USD viện trợ không hoàn lại) theo kế hoạch đặt
ra trước đó. Giải ngân vốn ODA năm nay ước tính sẽ đạt khoảng 3 tỷ USD, trong đó vốn vay đạt 2,7 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại đạt 300 triệu USD.
Năm 2009, mức giải ngân ODA đã được cải thiện đáng kể đó là nhờ sự điều hành sát sao của Chính phủ, nỗ lực to lớn của các ngành, các cấp và các nhà tài trợ trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn ODA theo chủ trương kích cầu đầu tư của Chính phủ. Cụ thể là: Chương trình vay giảm nghèo từ Ngân hàng Thế giới (WB) và tài trợ không hoàn lại của một số nhà tài trợ khác, trị giá 350 triệu USD; Khoản vay khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế từ ADB, trị giá 500 triệu USD; Khoản vay kích thích kinh tế và tín dụng hỗ trợ giảm nghèo lần thứ 8 trị giá 54,9 tỷ Yên (tương đương 609 triệu USD) do Nhật Bản tài trợ… Đồng thời, công tác quản lý và thực hiện vốn ODA ở các Bộ, ngành và địa phương đã được cải thiện thông qua việc ban hành các quy chế nội bộ về vận động, thu hút và sử dụng vốn ODA tạo thuận lợi cho việc tinh giản quy trình, thủ tục và tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành hoặc đơn vị liên quan. Các cơ quan Việt Nam đã có sự phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ như WB, ADB… trong việc kiểm điểm tình hình thực hiện dự án, đặc biệt giữa Tổ công tác ODA của Chính phủ và Nhóm 6 Ngân hàng phát triển. Tổ công tác ODA của Chính phủ đã phát huy vai trò tích cực trong việc xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình chuẩn bị và thực hiện các chương trình và dự án ODA, đặc biệt các kiến nghị, giải pháp đưa ra trong chuyến công tác các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hoá.
Một số chương trình, dự án ODA ký kết năm 2009
(1). Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói, giảm nghèo Chương trình tín dụng chuyên ngành VI phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ ở nông thôn (187,76 triệu USD vốn vay của JICA, Nhật Bản); Tài trợ chính sách phát triển lần thứ hai hỗ trợ Chương trình 135 (100 triệu USD vốn vay của WB); Chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo PRSC-8 (568,09 triệu USD vốn vay và viện trợ không hoàn lại của WB và một số nhà tài trợ khác); Chương trình xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2 (chia sẻ) (11 triệu USD viện trợ không hoàn lại của Thụy Điển); Dự án Phát triển nông nghiệp miền Tây
tỉnh Nghệ An giai đoạn 3 (7,79 triệu USD viện trợ không hoàn lại của Luxembourg). Về ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn thì :
Vốn lớn, giải ngân chậm
Sau hơn 15 năm triển khai, cả nước đã huy động được 35,2 tỷ USD vốn ODA, trong đó ngành nông nghiệp có 41 nhà tài trợ tham gia với tổng số vốn 5,5 tỷ USD, chiếm 15,66% tổng vốn ODA.
Số vốn này chủ yếu được các ngân hàng ADB, WB, AFD, JICA, Ngân hàng tái thiết Đức KWF thực hiện. Hầu hết vốn ODA được tập trung vào lĩnh vực thuỷ lợi (40%), nông nghiệp (23%), lâm nghiệp (19%)... Tuy nhiên, tiến độ giải ngân của các dự án vẫn còn rất chậm, phần lớn các dự án phải xin kéo dài thời gian 1-2 năm, nên đã làm giảm hiệu quả đầu tư.
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, dù tổng nguồn vốn ODA cho NN&PTNT khá lớn, nhưng quy mô các dự án vẫn còn nhỏ, những dự án có số vốn 70-100 triệu USD chỉ chiếm 1,7%, quy mô trên 100 triệu USD chiếm 1,3%.
Còn thiếu một định hướng tổng thể về thu hút và sử dụng ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn
Việc thực hiện các dự án ODA còn rất nhiều hạn chế như: Thiếu một định hướng tổng thể về thu hút và sử dụng ODA cho ngành NN&PTNT; Phân bổ nguồn vốn chưa đều giữa các vùng trong cả nước; Chưa có đội ngũ chuyên môn quản lý nguồn vốn ODA, năng lực quản lý vốn, tạo sự liên kết giữa việc lập kế hoạch, ngân sách... của cán bộ địa phương các cấp còn yếu kém.
Cần chủ động hơn
Theo Bộ NN&PTNT, sở dĩ nguồn vốn ODA trong giai đoạn 2003-2008 bị giảm là do chúng ta chưa chủ động trong việc lập kế hoạch, đưa ra danh mục ưu tiên kêu gọi đầu tư. Cụ thể, hầu hết các dự án ưu tiên đều do các nhà tài trợ đưa ra, sau đó phía Việt Nam mới xây dựng văn kiện, kế hoạch thực hiện, nên đã không có được sự chủ động trong triển khai dự án.
Trong khi đó, việc giải phóng mặt bằng của các dự án còn quá chậm do năng lực của địa phương kém và thiếu vốn đối ứng đền bù cho các hộ dân nằm trong vùng giải toả.
Để khắc phục, Bộ NN&PTNT đã đề ra 2 nhóm giải pháp: Trước mắt, cần chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận nguồn vốn vay lãi suất kém ưu đãi hơn và huy động nguồn vốn từ các quỹ, trong đó có quỹ “biến đổi khí hậu”, đồng thời phân cấp và phân quyền cho các ban điều phối dự án và các tỉnh nhằm đẩy nhanh thủ tục giải ngân. Về dài hạn, theo chương trình làm việc với các nhà tài trợ, Bộ NN&PTNT đã đạt được thoả thuận, phía Việt Nam sẽ được chủ động đưa ra các danh mục ưu tiên đầu tư xuất phát từ nhu cầu thực tế của Việt Nam, sau đó các nhà tài trợ mới giải ngân nguồn vốn. Cơ chế này bắt đầu thực hiện từ năm 2010.
Việc ưu tiên sử dụng nguồn vốn này cũng có những thay đổi. Theo TS. Lê Văn Minh, những năm trước, nguồn vốn này tập trung chủ yếu cho 3 lĩnh vực: bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như: thủy lợi, rừng; xóa đói giảm nghèo; xây dựng cơ sở hạ tầng.
Nhưng trong thời gian tới, vốn ODA sẽ được tập trung vào 4 lĩnh vực: thực thi chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn; xóa đói giảm nghèo; vấn đề an toàn thực phẩm; an ninh lương thực. “Hiện nay, nguồn vốn ODA không thiếu, nhưng cái khó nhất là thống nhất vấn đề để ưu tiên đầu tư giữa các nhà tài trợ và bộ…
(2). Phát triển năng lượng điện
Khoản tài trợ bổ sung cho Dự án Năng lượng nông thôn giai đoạn 2 (200 triệu USD vốn vay của WB)
Ngày 17/9/2009, Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Giàu và ông Ayumi Konishi, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam đã ký kết dự án “Phát triển năng lượng tái tạo và mở rộng, cải tạo lưới điện cho các xã nghèo vùng sâu, vùng xa” từ nay đến năm 2015. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 202,5 triệu USD, trong đó vốn vay ADB là 151 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ.
Dự án “Phát triển năng lượng tái tạo và mở rộng, cải tạo lưới điện cho các xã nghèo vùng sâu, vùng xa” gồm 2 hợp phần chính. Hợp phần một là xây dựng các nhà máy thủy điện nhỏ tại các khu vực có tiềm năng thủy điện ở các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, Điện Biên, Lai Châu và một số tỉnh miền núi phía Bắc nhằm cung cấp thêm điện năng cho hệ thống điện quốc gia kết hợp cấp điện cho các xã, các hộ dân vùng lân cận.
Hợp phần hai gồm xây mới và cải tạo hệ thống lưới điện nông thôn tại các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Điện Biên, Lai Châu và một số tỉnh khác để cung cấp điện cho các xã, hộ dân chưa được sử dụng điện quốc gia và nâng cao chất lượng cung cấp điện cho những hộ dân đã được sử dụng điện.
Cũng trong khuôn khổ dự án này, ADB còn cam kết tài trợ khoản hỗ trợ kỹ thuật trị giá 2,5 triệu USD giúp Việt Nam xây dựng Luật Năng lượng tái tạo, tăng cường năng lực hoạt động cho các nhà máy thủy điện nhỏ và hỗ trợ thực hiện một số hoạt động trong phạm vi dự án.
(3). Giao thông vận tải
- Dự án Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (410,2 triệu USD vốn vay của ADB);
- Dự án Đường sắt đô thị thí điểm tuyến Nhổn – ga Hà Nội (112,6 triệu USD vốn vay của AFD, Pháp).
- Dự án xây dựng đường tránh quốc lộ 1 (4,141 tỷ yên).
- Dự án phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ (Chương trình tín dụng chuyên ngành 6 – 17,952 tỷ yên).
(4). Cấp thoát nước và phát triển đô thị
- Dự án Phát triển toàn diện thành phố Thanh Hóa (104,7 triệu USD vốn vay do ADB và Koximbank đồng tài trợ);
- Dự án Cung cấp nước sạch và thủy lợi tỉnh Bình Thuận (19,74 triệu USD) và Dự án Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Cà Mau (17,89 triệu USD) vốn vay của Italia.
-Ngày 11/12/2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có tờ trình Chính phủ số 7799/TTg-QHQT về việc báo cáo kết quả đàm phán dự án Cấp nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vùng miền trung, vay vốn Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Hà Nội. Đoàn đàm phán liên ngành gồm đại diện của Văn phòng chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hang Nhà nước Việt Nam (NHNN), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT), Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Trung tâm Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, do đồng chí Nguyễn Vĩnh Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm Trưởng đoàn của Đoàn Việt Nam. Mục tiêu của dự án là tăng cường sức khỏe và điều kiện sống của người dân nông thôn các tỉnh dự án. Kết quả của dự án là cung cấp việc tiếp cận sử dụng nước sạch và tiêu thoát nước cho khoảng 350.000 người dân nông thôn tại các tỉnh dự án khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam. Dự án sẽ bao gồm 24 tiểu dự án trong toàn bộ thời gian thực hiện và được phân bổ tại khoảng 30 xã thuộc các tỉnh dự án. Tổng mức đầu tư của Dự án khoảng 50 triệu USD, trong đó vốn vay ADB là 28.079.000 Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) tương đương 45 triệu USD. Vốn đối ứng tương đương 5 triệu USD.
- Ngày 16/12/2009, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã phê duyệt Dự án Hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu chuyển giao bí quyết vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước Hà Nội. Dự án này được tài trợ bởi Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) với chủ dự án là Sở Xây dựng Hà Nội. Thời gian thực hiện Dự án từ năm 2010 đến năm 2015 với mục tiêu: Khảo sát, nghiên