2.Các giải pháp

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút và sử dụng nguồn vốn viện trợ ODA vào Việt Nam Thời kỳ 2005-2015 (Trang 40 - 45)

2.1.Giải pháp tăng cường thu hút vốn viện trợ ODA

2.1.1 Đối với chính sách thu hút vốn viện trợ

Đối với công tác thu hút vốn viện trợ ta cần hoàn thiện hệ thống chính trị pháp luật,các chiến lược phát triển, và tăng hiệu quả sử dụng vốn ODA trong các dự án.

- Hoàn thiện chính sách, thể chế, pháp lý về ODA trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 131/2006/NĐ-CP và Đề án định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thời kỳ 2006- 2010. Bên cạnh đó thực hiện tốt các văn bản pháp quy về ODA và INGO vừa được ban hành như Quyết định 119/2009/QĐ-TTg ban hành Quy chế Chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA tại Việt Nam, Nghị định số 93/2009/NĐ- CP về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài… để huy động tối đa các nguồn vốn này.

- Tăng cường tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn ODA để tạo lòng tin đối với các nhà tài trợ

- Nâng cao trình độ hiểu biết của lãnh đạo và cán bộ quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA ở các cấp về chính sách, quy trình và thủ tục ODA của Việt Nam cũng như của nhà tài trợ.

- Nâng cao năng lực chuẩn bị chương trình, dự án ODA.

- Tăng cường năng lực cho các Ban quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.

- Nhóm các giải pháp về thông tin, tuyên truyền:

+ Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chủ quản và đơn vị thụ hưởng ODA có trách nhiệm theo thẩm quyền cung cấp đầy đủ và xác thực thông tin về việc tiếp cận và sử dụng vốn ODA cho các cơ quan dân cử, các phương tiện thông tin đại chúng khi có yêu cầu, góp phần giải trình và định hướng công luận về nguồn lực này.

+ Duy trì và làm cho phong phú và sinh động hơn Website, Bản tin về ODA phục vụ đắc lực cho việc thu hút và sử dụng nguồn vốn này, cũng như công khai hoá những thông tin cần thiết về ODA.

+ Tăng cường thông tin tuyên truyền ra nước ngoài về ODA, kể cả các hoạt động xúc tiến để thu hút nguồn lực này ở nước ngoài.

+ Có chế độ khen tặng những phần thưởng vinh dự đối với những cá nhân và tập thể ở trong nước, của các nước và tổ chức quốc tế tài trợ vì những đóng góp to lớn và có hiệu quả trong việc cung cấp và sử dụng ODA phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

- Nhóm các giải pháp về công khai, minh bạch:

+ Xây dựng hệ thống các tiêu chí để làm cơ sở lựa chọn các chương trình, dự án ODA đưa vào Danh mục yêu cầu tài trợ theo quy định hiện hành.

+ Xem xét việc mở rộng hơn diện thụ hưởng ODA đối với các đối tượng ngoài khu vực nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở tuân thủ các quy định của luật pháp liên quan tới thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA.

+ Công khai hoá toàn bộ thông tin và tài liệu về ODA tới các Bộ, ngành và các địa phương để làm cơ sở chuẩn bị các chương trình và dự án sử dụng nguồn vốn này.

2.1.2 Công tác đối ngoại với các đối tác viện trợ

a) Cải tiến chất lượng đối thoại giữa Chính phủ và các nhà tài trợ thông qua các cơ chế đã được hình thành như Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG) thường niên và giữa kỳ, các nhóm quan hệ đối tác ngành, Nhóm Quan hệ đối tác về Hiệu quả viện trợ (PGAE).

b) Phát huy vai trò làm chủ và nâng cao tính chủ động của các Bộ, ngành và các địa phương trong việc vận động ODA đối với các nhà tài trợ.

c) Hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ để thực hiện Tuyên bố Pa-ri vàCam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ.

d) Thúc đẩy các nhà tài trợ cùng làm việc với nhau trên cơ sở lợi ích chung với mục đích hợp lý hóa, hài hoà quy trình thủ tục nhằm giảm chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả viện trợ.

đ) Thực hiện các hoạt động nhằm hài hoà quy trình thủ tục giữa Chính phủ và các nhà tài trợ trong các khâu chuẩn bị, tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá chương trình, dự án ODA.

e) Hài hoà thủ tục giữa các nhà tài trợ. Hiện nay, các nhà tài trợ cũng như các quốc gia đối tác đều mong muốn có các quy chế và hệ thống đơn giản hoá để cùng nhau thực hiện, tiến tới các điểm chung về mẫu, nội dung và tính thường xuyên cho một báo cáo định kỳ ở mỗi chương trình, dự án phù hợp yêu cầu của tất cả các nhà tài trợ. Hơn nữa, những điểm chung là cần thiết để loại bỏ sự trùng lặp trong việc chuẩn bị tài liệu, đánh giá các tác động về môi trường và xã hội đối với các chương trình, dự án đồng tài trợ. Vì thế nhu cầu hài hoà thủ tục theo các quy chế và các hệ thống phù hợp với những tiêu chuẩn, nguyên tắc quốc tế là khách quan và cần thiết.

2.2.Giải pháp cho quá trình sử dụng vốn viện trợ ODA

2.2.1 Đối với công tác chuyên môn

Cần tổ chức đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn của các cán bộ thực hiện các dự án dùng vốn tài trợ để nâng cao hiệu quả của việc sủ dụng đồng vốn ODA tránh tình trạng gây trì trệ các dự án gây thất thoát loãng phí nhằm tạo lòng tin cho các nhà tài trợ tiếp tục tài trợ vốn. Các ngành, các địa phương tập trung rà soát lại các công trình sử dụng vốn ODA do mình quản lý để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường năng lực quản lý và sử dụng vốn ODA, đào tạo cán bộ quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.

Nâng cao trình độ hiểu biết của lãnh đạo và cán bộ quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA ở các cấp về chính sách, quy trình và thủ tục ODA của Việt Nam cũng như của nhà tài trợ.

2.2.2 Đối với quá trình quy hoạch phát triển và phân bổ nguồn vốn

Vì nước ta còn là nước đang phát triển cơ sở hạ tầng còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế; nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn…. nên cần phải có chiến lược phát triển phù hợp.

- Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá và xác định thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn vốn ODA. Hoàn thiện kế hoạch hóa vốn ODA là tạo điều kiện để liên tục hóa các bộ phận của kế hoạch đầu tư xây dựng: Kế hoạch chuẩn bị đầu tư, kế hoạch chuẩn bị thực hiện dự án và kế hoạch thực hiện dự án. Ngoài ra, phải xác định thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn vốn theo từng ngành và lĩnh vực cụ thể. Các ngành, các địa phương và các đơn vị sử dụng nguồn vốn ODA cần tính toán chính xác hiệu quả để tránh sử dụng lãng phí các nguồn vốn và xác định đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, chịu trách nhiệm chính trong quá trình sử dụng vốn và phải đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu

-Cần mở rộng thêm đối tượng của nguồn vốn ODA. Nguồn vốn ODA hiện nay chủ yếu chỉ dành cho khu vực quốc doanh, những gì thuộc sở hữu nhà nước; còn khu vực tư nhân thì mới chỉ được tiếp cận nguồn vốn này với tư cách là nhà thầu (chủ yếu là xây dựng và mua sắm trang thiết bị) - một mắt xích nhỏ trong toàn bộ chuỗi xích của việc sử dụng nguồn vốn ODA. Thực tế đã cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp tư nhân đã sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp nhà nước, vì vậy trong thời gian tới cần chú ý hơn tới đối tượng này.

2.2.3 Trong quá trình giải ngân vốn

Một các ngành, các cấp quán triệt tinh thần phân cấp, đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính và tinh giản quy trình, thủ tục tiếp nhận và thực hiện nguồn vốn ODA. Thiết lập và vận hành hiệu quả hệ thống theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA ở các cấp, làm cơ sơ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và nâng cao tỷ lệ giải ngân.

Hai tiếp tục phát huy vai trò tích cực của Tổ công tác ODA trong việc xử lý các khó khăn, vướng mắc của các chương trình, dự án ODA. Thực hiện các khuyến nghị tại Hội nghị kiểm điểm chung lần thứ 6 (JPPR VI) và kế hoạch

hành động cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2010- 2011 với mục tiêu tạo bước đột phá về giải ngân.

Ba đảm bảo cân đối đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA, đặc biệt những dự án sẽ phải kết thúc

2.2.4 Trong công tác tổ chức các ban quản lý dự án “ Quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA”

a) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các cơ quan đầu mối về quản lý và sử dụng ODA ở các cấp, đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư của các tỉnh và thành phố nhằm thực hiện nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân các cấp thẩm định chương trình, dự án ODA.

b) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Ban quản lý chương trình, dự án ODA.

c) Đẩy mạnh hoạt động của Tổ công tác ODA của Chính phủ về thúc đẩy giải ngân các chương trình, dự án ODA.

MỤC LỤC

Lời mở đầu... 1 Chương I. Lý luận chung về nguồn tài trợ ODA...2 Chương II. Thực trạng ODA tại Việt Nam thời kỳ 2005-2009...22 Chương III.Giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn viện trợ ODA tại Việt Nam thời kỳ 2010-2015...39

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút và sử dụng nguồn vốn viện trợ ODA vào Việt Nam Thời kỳ 2005-2015 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w