Cụ thể như sau: Một là, các khoản chi đã có trong dự toán NSNN được giao, trừ các trường hợp sau: - Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách vàphương án phân bổ ngân sác
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với công cuộc đổi mới nền kinh tế, chuyển sang nền kinh tế thịtrường có sự quản lí của nhà nước, lĩnh vực tài chính - ngân sách nói chung
và quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc nhà nước (KBNN) nói riêng đã có sựđổi mới căn bản, nhờ đó đã mang lại những kết quả đáng khích lệ Chi ngânsách nhà nước (NSNN) đã trở thành công cụ đắc lực trong điều hành vĩ mônền kinh tế của Nhà nước Chi tiêu NSNN những năm qua, ngoài việc đảmbảo hoạt động có hiệu quả của bộ máy nhà nước, ổn định đời sống kinh tế - xãhội, còn tạo tiền đề, những cơ sở vật chất quan trọng góp phần thúc đẩy nềnkinh tế phát triển, tác động tích cực vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong từng khâu hoặc từng bộ phậncủa quy trình quản lý chi NSNN nói chung và kiểm soát chi qua KBNN nóiriêng còn bộc lộ những khiếm khuyết, kém hiệu quả Năm 2006, kiểm toánnhà nước đối với ngân sách 2005 cho thấy có 7.622,5 tỉ đồng thu, chi sainguyên tắc phải xử lý, trong đó có 1.339,5 tỉ đồng là tiền từ NSNN Tronglĩnh vực chi thường xuyên, Kiểm toán nhà nước đã phát hiện nhiều hình thứclàm thất thoát, gây sai phạm như: lấy ngân sách cho vay, tạm ứng; tự chi cáckhoản vượt thu, tăng thu; sử dụng ngân sách dự phòng sai qui định; hỗ trợ khôngđúng chế độ, chi vượt tiêu chuẩn, định mức về mua sắm, Riêng trong lĩnh vựcchi tiêu hành chính, thất thoát lên đến 661,8 tỉ đồng Hầu hết các tỉnh được kiểmtoán đều chi ngân sách thường xuyên vượt dự toán Cá biệt, có những tỉnh chivượt dự toán rất cao, trên 100%
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bảnpháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Tháng 12 năm 2005, LuậtThực hành tiết kiệm, chống lãng phí được ban hành Tất cả các bộ, ngành, địaphương và tổ chức đã tích cực triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.Tuy nhiên, tình trạng buông lỏng quản lý, vi phạm các nguyên tắc quản lý tài
Trang 2chính, ngân sách, làm thất thoát tài sản của Nhà nước còn rất lớn KBNN vớichức năng kiểm soát chi NSNN như “người gác cổng” giữ cho các chế độ vềchi tiêu ngân sách không bị phá vỡ, góp phần quan trọng trong việc thực hànhtiết kiệm, chống lãng phí.
Bến Tre là một trong những tỉnh nghèo nhất nước, thu không đủ bù chi.Với nguồn ngân sách hạn hẹp, lại phải dành một phần không nhỏ để chi chođầu tư phát triển Vì vậy, để đảm bảo kinh phí đáp ứng cho các nhu cầuthường xuyên của bộ máy quản lý nhà nước (QLNN) trên địa bàn tỉnh BếnTre thì việc hoàn thiện kiểm soát chi nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong chithường xuyên là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra Đây cũng là lý do của việc
chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre”
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Do chi ngân sách là vấn đề hệ trọng, liên quan đến nhiều ngành, lĩnhvực nên đến nay đã có không ít công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vựcnày, chẳn hạn như:
- Đổi mới quản lý chi NSNN qua KBNN Đà Nẵng, của tác giả Phan
Quản Thống, Luận văn thạc sĩ, 1999
- Quản lý chi NSNN qua Kho bạc trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, của tác
giả Lương Quang Tịnh, Luận văn thạc sĩ, 2000
- Đổi mới quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, của tác giả
Đinh Cẩm Vân, Luận văn thạc sĩ, 2000
- Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, của tác giả Dương Ngọc Ánh, Luận văn thạc sĩ, 2002.
- Kiểm soát chi thường xuyên từ NSNN qua KBNN Hà Nội - thực trạng
và giải pháp, của tác giả Phùng Quang Anh, Luận văn thạc sĩ, 2006.
-Quản lý ngân sách nhà nước, của tác giả Nguyễn Ngọc Hùng, Nxb
Thống kê, Hà Nội, 2006
Trang 3- Kiểm soát chi có chuyển về chất nhưng chưa mạnh, của tác giả Nguyễn
Công Điều, Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia, số 41/2005, tr.24-26
- Kiểm soát chi ngân sách - giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, của tác giả Nguyễn Thị Chắt, Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc
gia, số 38/ 2005
- Một số ý kiến về công tác kiểm soát chi ngân sách qua KBNN, của tác
giả Nguyễn Văn Biểu, Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia, số 42/2005
- Hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên qua một năm thực hiện Luật NSNN sửa đổi, của tác giả Trần Thị Thảo, Tạp chí Quản lý ngân quỹ
quốc gia, số 37/2005
- Kiểm soát một cửa hay giao dịch một cửa, của tác giả Vĩnh Sang, Tạp
chí Quản lý ngân quỹ quốc gia, số 62/2007
Nhìn chung, các công trình trên đã đề cập đến một số vấn đề lí luận vàthực tiễn về chi thường xuyên NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNNdưới những giác độ nhất định Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu vềkiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc nhà nước một cách toàndiện, tổng thể trong cả nước và đặc biệt là ở tỉnh Bến Tre
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận
và thực tiễn có liên quan tới đề tài để đề xuất những giải pháp hoàn thiệnkiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN trên địa bàn tỉnh Bến Tre, bảođảm cho việc quản lí, sử dụng NSNN đúng quy định, đúng chế độ và có hiệuquả, góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí tài sản công
Để hiện thực hoá mục đích nghiên cứu đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu củaluận văn đặt ra là:
- Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý và kiểm soát chi thường xuyênNSNN qua KBNN trong điều kiện hiện nay
- Phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN tỉnh BếnTre trong thời gian qua, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế vànguyên nhân chủ yếu
Trang 4- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNNqua KBNN tỉnh Bến Tre phù hợp với bối cảnh mới hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNNqua KBNN
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là chi thường xuyên của NSNN tạiKBNN trên địa bàn tỉnh Bến Tre Việc đánh giá thực trạng chi NSNN và kiểmsoát chi thường xuyên NSNN chủ yếu từ khi Luật NSNN năm 2002 có hiệulực thi hành (2004) đến nay Các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện kiểm soátchi thường xuyên NSNN định hướng cho đến năm 2015
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin; cácquan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; kế thừa có chọnlọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn baogồm các phương pháp toán học, các phương pháp thống kê, các phương pháp
xã hội học và phương pháp tiếp cận hệ thống Trong đó, một số phương pháp
cụ thể được chú trọng sử dụng gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, sosánh, đối chứng, mô hình hoá
6 Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyênNSNN qua KBNN; phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát chithường xuyên NSNN của KBNN tỉnh Bến Tre Từ đó, đưa ra các giải phápnhằm hoàn thiện công tác kiểm soát các khoản chi thường xuyên của các đơn
vị sử dụng NSNN qua KBNN Bến Tre, góp phần thực hành tiết kiệm vàchống lãng phí trong chi tiêu NSNN
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,nội dung của luận văn được trình bày thành 3 chương, 7 tiết
Trang 5Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1.1 Khái quát về ngân sách nhà nước
NSNN là một phạm trù lịch sử, phản ánh các quan hệ kinh tế trong điềukiện kinh tế hàng hoá - tiền tệ và được sử dụng như một công cụ để thực hiệnchức năng của nhà nước Sự ra đời và tồn tại của NSNN gắn liền với sự tồntại và phát triển của nhà nước
Tuy đã tồn tại khá lâu, nhưng đến nay, NSNN vẫn được nhìn nhận dướinhiều giác độ khác nhau và khái niệm NSNN cũng chưa thống nhất Nếu xemxét bề ngoài hay chỉ quan tâm về mặt lượng thì ngân sách là bảng liệt kê cáckhoản thu và chi bằng tiền của nhà nước trong một giai đoạn nhất định Có ýkiến cho rằng, ngân sách là văn kiện được nghị viện thảo luận và phê chuẩn
mà trong đó, các nghiệp vụ tài chính của nhà nước được dự kiến và cho phép.Một số ý kiến lại cho rằng, NSNN là kế hoạch thu chi tài chính hàng năm củanhà nước được xét duyệt theo trình tự pháp định
Theo Luật NSNN được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ hai thông quangày 16/12/2002: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi củaNhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và đượcthực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụcủa Nhà nước” [29]
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận khái quát hơn và sâu xa hơn thì NSNN phảnánh các quan hệ phân phối cơ bản của nền tài chính quốc gia Về mặt kinh tế,NSNN thể hiện trong mối quan hệ kinh tế - tài chính giữa nhà nước với các
Trang 6chủ thể của nền kinh tế trong quá trình hình thành, phân bổ và sử dụngNSNN, quá trình phân phân phối và phân phối lại thu nhập nhằm thực hiệncác mục tiêu kinh tế - xã hội của nhà nước.
NSNN có tính niên hạn với niên độ hay năm tài khoá thường là mộtnăm Ở nước ta hiện nay, năm ngân sách bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúcvào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch NSNN được quản lý thống nhất theonguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấpquản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm Trong đó, Quốc hội là cơ quan caonhất có quyền quyết định dự toán và phê chuẩn quyết toán NSNN
NSNN có hai chức năng cơ bản là chức năng phân phối và chức nănggiám đốc Chức năng phân phối của NSNN bao gồm phân phối thu nhập vàcác yếu tố đầu vào của sản xuất, đặc biệt là các nguồn lực tài chính Chức
năng giám đốc thể hiện ở việc giám sát, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra bằng
đồng tiền gắn với quá trình thu, chi NSNN
NSNN có vai trò rất to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội hiện đại Vaitrò đó thể hiện trên các mặt như: vừa là công cụ huy động nguồn tài chính đểđảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước, vừa là công cụ điều tiết vĩ môkinh tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục những khiếmkhuyết của kinh tế thị trường, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, góp phầnbảo vệ môi trường
NSNN có hai nội dung cơ bản là thu NSNN và chi NSNN Thu NSNNbao gồm những khoản tiền nhà nước huy động vào NSNN để đáp ứng các nhucầu chi tiêu và nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Phầnlớn các khoản thu NSNN đều mang tính bắt buộc Theo pháp luật hiện hànhcủa nước ta, hiện có 14 nhóm nguồn thu khác nhau như: thuế; phí, lệ phí; thu
từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; thu từ hoạt động sự nghiệp; tiền thuê đất,
sử dụng đất của Nhà nước; thu từ huy động vốn đầu tư các công trình; đóng
Trang 7góp tự nguyện v.v [13] Trong đó, nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí (thuthường xuyên) chiếm tỷ trọng chủ yếu.
Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm trangtrải cho các chi phí của bộ máy nhà nước và thực hiện các mục tiêu kinh tế,chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng Theo các nhà chuyên môn tài chính:
"Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiệncác chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định" [17, tr.93]
Chi NSNN bao gồm nhiều khoản chi khác nhau tuỳ theo cách phânloại Theo lĩnh vực hoạt động, chi NSNN bao gồm: chi quản lý hành chính,chi đầu tư kinh tế, chi cho y tế, chi cho giáo dục, chi cho phúc lợi xã hội, chicho an ninh quốc phòng; theo mục đích chi tiêu, chi NSNN bao gồm chi tíchluỹ, chi tiêu dùng; theo thời hạn tác động của các khoản chi, chi NSNN baogồm: chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi khác (như chi cho vay, trả
nợ, viện trợ )
Chi thường xuyên là nhóm chi NSNN đặc biệt quan trọng, gồm rấtnhiều khoản chi và bao quát nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội
1.1.2 Nội dung, vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhà nước
1.1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Chi thường xuyên NSNN là các khoản chi nhằm duy trì hoạt độngthường xuyên của nhà nước với các nội dung chủ yếu: chi tiền công, tiền lương;chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ; chi chuyển giao thường xuyên [17, tr.97]
Về thực chất, chi thường xuyên NSNN là quá trình phân phối lại nguồnvốn từ quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm duy trì hoạt động bìnhthường của bộ máy nhà nước gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ màNhà nước đảm nhiệm
Chi thường xuyên NSNN có một số đặc điểm cơ bản như sau:
Trang 8Một là, đại bộ phận các khoản chi thường xuyên từ NSNN đều
mang tính ổn định và có tính chu kỳ trong một khoảng thời gian hàngtháng, hàng quý, hàng năm
Hai là, các khoản chi thường xuyên phần lớn nhằm mục đích tiêu dùng.
Hầu hết các khoản chi thường xuyên nhằm trang trải cho các nhu cầu về quản
lý hành chính, hoạt động sự nghiệp, về an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xãhội và các hoạt động xã hội khác do Nhà nước tổ chức Các hoạt động nàyhầu như không trực tiếp tạo ra của cải vật chất Tuy nhiên, những khoản chithường xuyên có tác dụng quan trọng đối với phát triển kinh tế vì nó tạo ramột môi trường kinh tế ổn định, nâng cao chất lượng lao động thông qua cáckhoản chi cho giáo dục - đào tạo
Ba là, phạm vi và mức độ chi thường xuyên NSNN gắn liền với cơ cấu
tổ chức bộ máy nhà nước và việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị,
xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ Bởi lẽ, phần lớn các khoản chithường xuyên nhằm duy trì bảo đảm hoạt động bình thường, hiệu quả của bộmáy quản lý nhà nước Hơn nữa, những quan điểm, chủ trương, chính sáchphát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước cũng ảnh hưởng trục tiếp đến việcđịnh hướng, phạm vi và mức độ chi thường xuyên NSNN
Chi thường xuyên NSNN có vai trò rất quan trọng Vai trò đó thể hiệntrên các mặt cụ thể như sau:
Thứ nhất, chi thường xuyên có tác động trực tiếp đến việc thực hiện các
chức năng của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội, là một trong những nhân tố
có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của bộ máy QLNN
Thứ hai, chi thường xuyên là công cụ để Nhà nước thực hiện mục tiêu
ổn định và điều chỉnh thu nhập, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, thựchiện các chính sách xã hội góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội
Thứ ba, thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện điều tiết, điều
Trang 9chỉnh thị trường để thực hiện các mục tiêu của Nhà nước Nói cách khác, chithường xuyên được xem là một trong những công cụ kích thích phát triển vàđiều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Thứ tư, chi thường xuyên là công cụ ổn định chính trị, xã hội, quốc
phòng, an ninh Thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện các chínhsách xã hội, đảm bảo ổn định, an toàn xã hội và an ninh, quốc phòng
1.1.2.2 Nội dung chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Nội dung chi thường xuyên NSNN được phân biệt theo lĩnh vực chi,đối tượng chi và tính chất chi tiêu Cụ thể như sau:
Theo lĩnh vực chi trả, chi thường xuyên NSNN bao gồm 12 nội dung
chi theo luật định [13], cụ thể như sau:
- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thôngtin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sựnghiệp xã hội khác;
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế;
- Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội;
- Hoạt động của các cơ quan nhà nước;
- Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Laođộng Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiếnbinh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam;
- Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
- Phần chi thường xuyên thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự
án nhà nước;
- Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội;
- Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội;
- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
Trang 10tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật
Theo đối tượng chi trả, chi thường xuyên NSNN bao gồm các nội dung
chủ yếu sau:
- Các khoản chi cho con người thuộc khu vực hành chính - sự nghiệpnhư: tiền lương, tiền công, phụ cấp, phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh, học bổngcho học sinh và sinh viên v.v
- Các khoản chi về hàng hoá, dịch vụ tại các cơ quan nhà nước như: vănphòng phẩm, sách, báo, dịch vụ viễn thông và thông tin, điện, nước, công tácphí, chi phí hội nghị v.v
- Các khoản chi hỗ trợ và bổ sung nhằm thực hiện các chính sách xã hộihay thực hiện điều chỉnh vĩ mô của Nhà nước
- Các khoản chi trả lãi tiền vay trong và ngoài nước
- Các khoản chi khác
Theo tính chất của từng khoản chi, nội dung chi thường xuyên NSNN
bao gồm các khoản như sau:
- Chi thanh toán cá nhân: là các khoản chi liên quan trực tiếp đến conngười như: chi tiền lương, phụ cấp lương, tiền công, chi học bổng, sinh hoạtphí của học sinh, sinh viên, chi đóng bảo hiểm xã hội cho người hưởng lương
từ NSNN, chi tiền thưởng, phúc lợi tập thể
- Chi nghiệp vụ chuyên môn: là các khoản chi đảm bảo hoạt độngthường xuyên của đơn vị thụ hưởng NSNN như: chi mua văn phòng phẩm,chi trả dịch vụ công cộng, chi mua hàng hoá vật tư, công cụ dụng cụ dùngtrong công tác chuyên môn của từng ngành, chi bảo hộ lao động, trang phục,đồng phục và các khoản khác
- Chi mua sắm, sửa chữa: chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phươngtiện làm việc, sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản khác
- Chi khác: là các khoản chi ngoài các khoản chi nêu trên chẳng hạnnhư: chi hoàn thuế giá trị gia tăng, chi xử lý tài sản được xác lập sở hữu nhànước và các khoản khác
Trang 111.1.2.3 Điều kiện cấp phát, thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Khác với nhiều loại chi tiêu khác, chi thường xuyên từ NSNN phải tuânthủ những quy định pháp luật rất chặt chẽ Cụ thể như sau:
Một là, các khoản chi đã có trong dự toán NSNN được giao, trừ các
trường hợp sau:
- Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách vàphương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquyết định, cơ quan Tài chính và KBNN tạm cấp kinh phí cho các nhiệm vụchi sau: chi lương và các khoản có tính chất tiền lương; chi nghiệp vụ phí vàcông vụ phí; một số khoản chi cần thiết khác để bảo đảm hoạt động của bộmáy, trừ các khoản mua sắm trang thiết bị, sửa chữa; chi cho dự án chuyểntiếp thuộc các chương trình quốc gia
- Chi từ nguồn tăng thu so dự toán được giao và từ nguồn dự phòngngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền
Hai là, bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm
quyền quy định
Ba là, đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc người được ủy
quyền quyết định chi
Bốn là, trường hợp sử dụng vốn, kinh phí NSNN để mua sắm trang thiết bị,
phương tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giáthì còn phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
Năm là, các khoản chi có tính chất thường xuyên được chia đều trong
năm để chi; các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một sốthời điểm như mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi có tính chất khôngthường xuyên khác phải thực hiện theo dự toán quý được đơn vị dự toán cấp Igiao cùng với giao dự toán năm
1.2 KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA
Trang 12Kiểm soát chi thường xuyên NSNN có một số đặc điểm như sau:
Một là, kiểm soát chi thường xuyên gắn liền với những khoản chi
thường xuyên nên phần lớn công tác kiểm soát chi diễn ra đều đặn trong năm,
ít có tính thời vụ, ngoại trừ những khoản chi mua sắm tài sản, sửa chữa lớn tàisản cố định
Hai là, kiểm soát chi thường xuyên diễn ra trên nhiều lĩnh vực và rất
nhiều nội dung nên rất đa dạng và phức tạp Chính vì thế, những quy địnhtrong kiểm soát chi thường xuyên cũng hết sức phong phú, với từng lĩnh vựcchi có những quy định riêng, từng nội dung, từng tính chất nguồn kinh phícũng có những tiêu chuẩn, định mức riêng
Ba là, kiểm soát chi thường xuyên bị áp lực lớn về mặt thời gian vì
phần lớn những khoản chi thường xuyên đều mang tính cấp thiết như: chi vềtiền lương, tiền công, học bổng gắn với cuộc sống hàng ngày của cán bộ,công chức, học sinh, sinh viên; các khoản chi về chuyên môn nghiệp vụ nhằmđảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên của bộ máy nhà nước nên nhữngkhoản chi này cũng đòi hỏi phải được giải quyết nhanh chóng Bên cạnh đó,tất cả các đơn vị thụ hưởng NSNN đều có tâm lý muốn giải quyết kinh phítrong những ngày đầu tháng làm cho cơ quan kiểm soát chi là KBNN luôngặp áp lực về thời gian trong những ngày đầu tháng
Bốn là, Kiểm soát chi thường xuyên thường phải kiểm soát những
Trang 13khoản chi nhỏ, vì vậy cơ sở để kiểm soát chi như hoá đơn, chứng từ đểchứng minh cho những nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, thường không đầy đủ,không rõ ràng, thiếu tính pháp lý gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ kiểmsoát chi, đồng thời cũng rất khó để có thể đưa ra những quy định bao quát hếtnhững khoản chi này trong công tác kiểm soát chi
1.2.2 Nguyên tắc, nội dung và quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước
1.2.2.1 Nguyên tắc và thủ tục kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước
Việc quản lý chi và kiểm soát chi thường xuyên NSNN được thực hiệntheo những nguyên tắc sau:
Một là, tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước,
trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán Các khoản chi phải có trong dựtoán NSNN được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhànước có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phíNSNN chuẩn chi
Hai là, tất cả các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí NSNN phải mở tài
khoản tại KBNN; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, KBNNtrong quá trình lập, phân bổ, và thực hiện dự toán được giao
Ba là, mọi khoản chi NSNN phải được hạch toán bằng đồng Việt Nam
theo từng niên độ ngân sách, cấp ngân sách và theo Mục lục NSNN Cáckhoản chi NSNN bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi vàhạch toán chi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngàycông lao động do cơ quan có thẩm quyền quy định
Bốn là, trong quá trình quản lý, cấp phát, quyết toán chi NSNN, các
khoản chi sai phải thu hồi giảm chi Căn cứ vào quyết định của cơ quan tàichính hoặt cơ quan nhà nước có thẩm quyền, KBNN thực hiện thu hồi giảmchi NSNN
Trang 14Năm là, KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều
kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNNtheo đúng quy định; tham gia với các cơ quan tài chính, cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN vàxác nhận số thực chi NSNN qua KBNN của các đơn vị sử dụng NSNN.KBNN có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán, chi trả và thông báo chođơn vị sử dụng NSNN biết, đồng thời gửi cơ quan tài chính đồng cấp giảiquyết trong các trường hợp: chi không đúng mục đích, đối tượng theo dựtoán được duyệt; chi không đúng chế độ, định mức chi tiêu, không đủ cácđiều kiện theo quy định
Thủ tục kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước được thựchiện theo luật định Căn vào yêu cầu quản lý, mục đích sử dụng kinh phí khicấp phát thanh toán các khoản chi thường xuyên, KBNN đòi hỏi các khoảnchi đó phải đáp ứng các thủ tục sau:
- Dự toán năm được giao (gửi một lần vào đầu năm), nhu cầu chi quý
đã gửi KBNN (gửi một lần vào cuối quý trước)
- Giấy rút dự toán NSNN có chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng đơn
vị sử dụng NSNN hoặc người được uỷ quyền
Ngoài ra, tuỳ theo tính chất của từng khoản chi, các hồ sơ và chứng từthanh toán cần thiết đối với từng loại chi như sau:
Thứ nhất, chi thanh toán cá nhân, bao gồm chi tiền lương, chi học bổng
và sinh hoạt phí của học sinh, tiền thuê người lao động - cần có đủ hồ sơ, vănbản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Chẳng hạn, đối với các khoản chitiền lương, cần có các văn bản, giấy tờ sau:
- Bảng đăng ký biên chế, quỹ lương đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt (gửi lần đầu);
- Danh sách những người hưởng lương và phụ cấp lương (gửi lần đầu);
- Bảng tăng, giảm biên chế và quỹ tiền lương được cơ quan nhà nước
Trang 15có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
Thứ hai, chi nghiệp vụ chuyên môn đòi hỏi phải có các hồ sơ chứng từ
có liên quan như: hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm hoá đơn bán hàng,các chứng từ gốc khác có liên quan của đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ khigiao hàng hoặc thực hiện hợp đồng dịch vụ
Thứ ba, chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa
chữa lớn tài sản cố định cần có các giấy tờ như: dự toán chi quý về mua sắm,sửa chữa lớn tài sản cố định được cấp có thẩm quyền duyệt; quyết định phêduyệt kết quả đấu thầu hoặc quyết định chỉ định thầu của cấp có thẩm quyền(đối với trường hợp mua sắm phương tiện làm việc, sửa chữa lớn phải thựchiện đấu thầu theo quy định); hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ; phiếu báogiá của đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ (đối với những trường hợp muasắm nhỏ không có hợp đồng mua bán); hoá đơn bán hàng, vật tư, thiết bị; các
hồ sơ, chứng từ khác có liên quan
Thứ tư, các khoản chi khác đòi hỏi phải có bảng kê chứng từ thanh toán
có chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc ngườiđược uỷ quyền; các hồ sơ chứng từ khác có liên quan
1.2.2.2 Nội dung và qui trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Nội dung kiểm soát chi NSNN nói chung và kiểm soát chi thườngxuyên nói riêng thể hiện qua ba giai đoạn kiểm soát: kiểm soát trước khi chi,kiểm soát trong khi chi và kiểm soát sau khi chi
Kiểm soát trước khi chi là kiểm soát việc lập, quyết định, phân bổ dự
toán chi NSNN Đây là khâu đầu tiên trong chu trình kiểm soát chi Nó giúpnâng cao chất lượng dự toán, tránh tình trạng giao dự toán quá thấp không đủkinh phí hoạt động cho đơn vị hoặt giao dự toán quá cao dễ dẫn đến lãng phítrong sử dụng NSNN
Kiểm soát trong khi chi là kiểm soát quá trình thực hiện dự toán nhằm
Trang 16đảm bảo các khoản chi phải đủ điều kiện theo quy định trước khi xuất quỹNSNN chi trả cho đối tượng thụ hưởng NSNN Kiểm soát trong khi chi làkhâu chủ yếu của chu trình kiểm soát chi và cũng là nhiệm vụ quan trọng nhấtcủa KBNN trong việc quản lý chi quỹ NSNN Kiểm soát trong khi chi giúpngăn chặn kịp thời những khoản chi không đúng chế độ quy định, tránh lãngphí và thất thoát tiền và tài sản nhà nước.
Kiểm soát sau khi chi là kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí của đơn vị
sử dụng NSNN sau khi KBNN đã xuất quỹ NSNN Kiểm soát sau khi chi docác cơ quan có thẩm quyền quyết định dự toán, cơ quan kiểm toán và cơ quantài chính đảm nhiệm
Kiểm soát chi NSNN qua KBNN được tiến hành theo ba nội dung cơbản như sau:
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ chi: Chứng từ chiphải được lập đúng mẫu qui định đối với từng khoản chi Chẳng hạn, với chi
dự toán bằng tiền mặt, khi sử dụng kinh phí thường xuyên áp dụng mẫu 04/NS, kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng mẫu C2- 04b/NS, dựtoán ngân sách xã sử dụng mẫu C2- 02/NS; trên chứng từ phải ghi đầy đủ cácyếu tố theo đúng nguyên tắc lập chứng từ kế toán, các yếu tố ghi trên chứng
C2-từ phải đảm bảo tính đúng đắn; phải có đầy đủ con dấu, chữ ký của chủ tàikhoản, kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) đúng với mẫu dấu, chữ ký
đã đăng ký tại Kho bạc khi mở tài khoản
- Kiểm tra các điều kiện chi theo chế độ quy định, bao gồm các khoảnchi phải còn đủ số dư dự toán để thực hiện chi trả; bảo đảm dúng chế độ, tiêuchuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định; có đầy đủ các hồ sơ, hoáđơn, chứng từ liên quan tùy theo tính chất của từng khoản chi
- Kiểm tra tồn quỹ NSNN của cấp ngân sách tương ứng với khoản chi.Tồn quỹ ngân sách phải đủ để cấp phát theo yêu cầu của đơn vị sử dụngNSNN (KBNN tỉnh, KBNN huyện không phải kiểm tra tồn quỹ NSNN cấp
Trang 17trung ương khi chi NSTW).
Quy trình kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN được thực hiện chủyếu ở khâu kiểm soát trong khi chi bao gồm các bước cụ thể sau:
Một là, căn vào dự toán được phân bổ, nhu cầu chi quý đã gửi KBNN
và theo yêu cầu nhiệm vụ chi, đơn vị sử dụng NSNN lập giấy rút dự toánngân sách, kèm theo hồ sơ thanh toán gửi KBNN nơi giao dịch Trường hợpđược cơ quan có thẩm quyền thông báo điều chỉnh nhu cầu chi quý thì đơn vịchỉ được chi trong giới hạn điều chỉnh
Hai là, KBNN nơi giao dịch kiểm tra hồ sơ thanh toán, các điều kiện
chi theo quy định và giấy rút dự toán ngân sách của thủ trưởng đơn vị sử dụngNSNN hoặc của người được uỷ quyền Nếu đủ điều kiện theo quy định thìthực hiện việc chi trả, thanh toán cho đơn vị thụ hưởng NSNN
- Trường hợp chưa có đủ điều kiện thực hiện thanh toán trực tiếp quaKBNN ở tất cả các khoản chi thì được phép cấp tạm ứng đối với một sốkhoản chi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Sau khi hoàn thànhcông việc và có đủ chứng từ thanh toán thì chuyển từ tạm ứng sang thực chi
- Trường hợp các khoản chi chưa đủ điều kiện chi theo quy định (không
có trong dự toán được duyệt, không đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức,không đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ ), KBNN từ chối chi trả và thôngbáo cho đơn vị, cơ quan tài chính cùng cấp biết để xử lý Thủ trưởng cơ quanKBNN là người có quyền đưa ra quyết định từ chối và hoàn toàn chịu tráchnhiệm về quyết định từ chối của mình
1.2.2.3 Công cụ kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước
Một là, công cụ kế toán NSNN Kế toán NSNN là một trong những
công cụ quan trọng gắn liền với hoạt động quản lý NSNN của KBNN Nó cóvai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát hoạt động thu, chi
Trang 18NSNN Kế toán NSNN phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình thu, chiNSNN, qua đó cung cấp những thông tinh cần thiết để các cơ quan chức năngđiều hành ngân sách có hiệu quả cao Một trong những chức năng quan trọngcủa kế toán NSNN là hạch toán kế toán, kiểm tra tình hình cấp phát kinh phíNSNN Nó là công cụ chủ yếu để kiểm soát chi thường xuyên NSNN quaKBNN Cụ thể, kế toán NSNN cung cấp số liệu tồn quỹ NSNN, số liệu vềtình hình nhập, xuất, tồn dự toán chi của đơn vị sử dụng NSNN Đây là mộttrong những căn cứ quan trọng để KBNN xem xét các khoản chi của đơn vị
có đủ điều kiện hay không từ đó đưa ra quyết định cấp phát hay từ chối cấpphát Về nguyên tắc, các khoản chi thường xuyên của mõi đơn vị sử dụngNSNN không được vượt quá số tồn dự toán của đơn vị đó và không đượcvượt quá tồn quỹ NSNN
Hai là, công cụ mục lục NSNN Hệ thống Mục lục NSNN là bảng phân
loại các khoản thu, chi NSNN theo hệ thống tổ chức nhà nước, ngành kinh tế
và các mục đích kinh tế - xã hội do Nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ côngtác lập, chấp hành, kế toán, quyết toán NSNN và phân tích các hoạt động kinh
tế tài chính thuộc khu vực nhà nước
Mục lục NSNN là một trong những công cụ quan trọng, không thểthiếu trong công tác kiểm soát chi Nội dung, kết cấu và cách sử dụng công cụMục lục NSNN là một trong những cơ sở đánh giá khả năng quản lý NSNNcủa một quốc gia Hệ thống Mục lục NSNN có bao quát được các hoạt độngkinh tế và các giao dịch kinh tế của Nhà nước thì việc thu thập, phân tích và
xử lý số liệu mới đầy đủ; từ đó cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho côngtác lập dự toán NSNN, điều hành, quản lý, kiểm soát NSNN; đồng thời cungcấp thông tin cần thiết phục vụ việc đề ra các quyết định phát triển kinh tế -
xã hội
Ba là, công cụ định mức chi ngân sách Định mức chi ngân sách là một
chuẩn mực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với từng nội
Trang 19dung chi NSNN Định mức chi ngân sách là cơ sở để tính toán khi lập dự toán
và cũng là căn cứ để KBNN đối chiếu với từng khoản chi của đơn vị sử dụngNSNN trong quá trình kiểm soát chi NSNN Mức chi thực tế của từng nộidung chi không được vượt quá định mức chi đối với nội dung đó Định mứcchi có định mức tuyệt đối và định mức tương đối Định mức tuyệt đối là mứcchi đối với một nội dung cụ thể Định mức tương đối là tỷ lệ giữa các nộidung chi khác nhau Chẳng hạn, Thông tư 79/2005/TT- BTC ngày 15/09/2005
có quy định: cơ quan, đơn vị có thể sử dụng nguồn kinh phí đào tạo để hỗ trợmột phần chi phí cho cán bộ trong đơn vị đi học đại học, trên đại học nhưngtổng số kinh phí hỗ trợ không quá 10% tổng kinh phí đào tạo được giao hàngnăm [4]
Bốn là, công cụ hợp đồng mua sắm tài sản công Hợp đồng mua sắm tài
sản công là cở sở để KBNN kiểm soát các khoản chi về mua sắm tài sản, xâydựng nhỏ và sửa chữa lớn tài sản cố định Giá trị hợp đồng, thời hiệu hợpđồng, bản thanh lý hợp đồng là căn cứ để KBNN thanh toán cho đơn vịcung cấp hàng hoá, dịch vụ Những hợp đồng có giá trị lớn phải thông qua cáchình thức đấu thầu theo quy định Chẳng hạn, mua sắm tài sản thuộc dự toánmua sắm thường xuyên có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên phải tổ chức đấuthầu rộng rãi
Năm là, công cụ tin học Đây là công cụ hỗ trợ cho công tác kiểm
soát chi Về mặt kỷ thuật, công tác kiểm soát chi thường xuyên có thể thựchiện bằng phương pháp thủ công Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của tin học, một
số khâu của công tác kiểm soát chi được tiến hành nhanh chóng và chínhxác hơn rất nhiều so với thực hiện theo phương pháp thủ công Chẳng hạn,kiểm soát mức tồn quỹ ngân sách, mức tồn dự toán của từng đơn vị sửdụng ngân sách, kiểm soát mục lục ngân sách Công cụ tin học còn có ýnghĩa đặc biệt đối với công tác kế toán và công tác thanh toán các khoản chiNSNN qua KBNN
Trang 201.2.3 Các yếu tố tác động đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước
Chi NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN là mội quá trình liênquan đến tất cả các cấp, các ngành và nhiều cơ quan đơn vị Đồng thời nócũng chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có một số yếu tố chủ yếu sau:
Một là, yếu tố thể chế, pháp lí Trong nhóm yếu tố này, Luật Ngân
sách nhà nước được coi là yếu tố rất quan trọng, là một trong những căn cứchủ yếu để kiểm soát NSNN nói chung và kiếm soát chi thường xuyênNSNN nói riêng
Luật NSNN qui định vai trò và trách nhiệm của KBNN trong quản lýquỹ NSNN, kiểm soát và kế toán các khoản chi NSNN Luật NSNN sửa đổinăm 2002 có những điều khoản liên quan đến KBNN trong công tác chiNSNN Chẳng hạn, Điều 7 quy định: KBNN là cơ quan quản lý quỹ NSNN;Điều 56 quy định: căn cứ vào dự toán NSNN được giao và yêu cầu thực hiệnnhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi KBNN.KBNN kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định củapháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định; tráchnhiệm của KBNN được quy định tại điều 58 như sau: thủ trưởng cơ quanKBNN có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đủ các điềukiện quy định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình Về kế toánngân sách, Điều 61 tại Khoản 2 quy định: KBNN tổ chức thực hiện hạch toán
kế toán NSNN; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cho
cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước hữu quan; số liệu quyết toánchi của đơn vị sử dụng NSNN phải được đối chiếu và được KBNN nơi giaodịch xác nhận [29]
Hai là, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN Hệ thống chế độ, tiêu
chuẩn, định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán và là cơ
Trang 21sở không thể thiếu để KBNN kiểm soát các khoản chi tiêu từ NSNN Để côngtác kiểm soát chi có chất lượng cao thì hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mứcchi phải đảm bảo tính chất sau: tính đầy đủ, nghĩa là nó phải bao quát hết tất
cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế thuộc tất cả các cấp, các ngành,các lĩnh vực; tính chính xác, nghĩa là phải phù hợp với tình hình thực tế; tínhthống nhất, nghĩa là phải thống nhất giữa các ngành, các địa phương và cácđơn vị sử dung NSNN
Ba là, dự toán NSNN Đây là một trong những căn cứ quan trọng để
KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN Chất lượng dự toán chi ảnh hưởngtrực tiếp đến chất lượng kiểm soát chi thường xuyên Vì vậy để nâng cao chấtlượng kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN thì dự toán chi NSNN phảiđảm bảo tính kịp thời, chính xác, đầy đủ và chi tiết để làm căn cứ cho KBNN
kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu của đơn vị.
Bốn là, tổ chức bộ máy và thủ tục kiểm soát chi Bộ máy kiểm soát chi
phải được tổ chức gọn nhẹ, tránh trùng lắp chức năng, phù hợp quy mô và khốilượng các khoản chi phải qua kiểm soát Thủ tục kiểm soát chi thường xuyênphải rõ ràng, đơn giản nhưng đảm bảo tính chặt chẽ trong trong quản lý chi tiêuNSNN, không tạo khe hở cho kẻ xấu lợi dụng gây thất thoát, lãng phí NSNN
Năm là, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát
chi Trình độ và năng lực cán bộ kiểm soát chi là nhân tố quyết định chất
lượng công tác kiểm soát chi Vì vậy, cán bộ kiểm soát chi phải có trình độchuyên sâu về quản lý tài chính, am hiểu về các lĩnh vực chuyên ngành mìnhquản lý,có khả năng phân tích, xử lý thông tin được cung cấp và giám sát đốichiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt để
có thể vừa làm tốt công tác kiểm soát chi vừa đảm bảo tính trung thực, kháchquan, không lợi dụng quyền hạn, trách nhiệm được giao để vụ lợi hay có thái
độ hách dịch, sách nhiễu đối với đơn vị trong quá trình kiểm soát chi
Trang 22Sáu là, ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN Nếu
thủ trưởng các đơn vị sử dụng NSNN có tính tự giác cao trong việc chấp hànhchế độ chi tiêu NSNN thì các khoản chi đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn,định mức, đảm bảo có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ từ đó giúpcho việc kiểm soát chi của KBNN được thuận lợi, nhanh chóng, tránh tình trạngphải trả lại hồ sơ, chứng từ, thông báo từ chối cấp phát gây lãng phí thời giờ vàcông sức Do vậy, cần làm cho đơn vị sử dụng NSNN thấy được trách nhiệm củamình trong tất cả các khâu của quy trình ngân sách
1.2.4 Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước
Việc hoàn thiện kiểm soát chi NSNN xuất phát từ những yêu cầu kháchquan Cụ thể như sau:
Một là, hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN nhằm phù hợp
với quy định pháp luật hiện hành, đặc biệt là Luật NSNN sửa đổi Luật NSNN
và nhiều văn bản quy phạm pháp luật sau đó đã có những điều chỉnh, sửa đổirất căn bản đối với hoạt động NSNN nói chung và chi NSNN nói riêng Đây
là cơ sở pháp lý quan trọng đối với kiểm soát chi NSNN nói chung và kiểm soátchi thường xuyên NSNN nói riêng Vì vậy, KBNN cũng phải đổi mới cơ chếkiểm soát chi nói chung và kiểm soát chi thường xuyên nói riêng cho phù hợpvới Luật NSNN sửa đổi và các văn bản pháp luật khác có liên quan
Hai là, yêu cầu đặt ra là các khoản chi NSNN phải đảm bảo đúng mục
đích, tiết kiệm và có hiệu quả Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên sẽ gópphần quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung mọinguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, chống các hiện tượng tiêucực, chi tiêu lãng phí, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và lànhmạnh hoá nền tài chính quốc gia
Ba là, việc hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc
Trang 23nhà nước nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những tiêu cực của các đơn vị
sử dụng ngân sách; đồng thời, phát hiện những kẻ hở trong quản lý để kiến nghị,sửa đổi, bổ sung kịp thời, làm cho cơ chế quản lý, kiểm soát chi NSNN ngàycàng được hoàn thiện và chặt chẽ hơn
Bốn là, tình trạng lãng phí và vi phạm chế độ chi tiêu NSNN còn phổ
biến Phần lớn các đơn vị hưởng kinh phí NSNN luôn có xu hướng xây dựng
dự toán chi cao hơn nhu cầu thực tế và trong quá trình chấp hành dự toán thìluôn tìm cách sử dụng hết phần kinh phí đã được cấp mà không chú trọng đếntiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng kinh phí NSNN, từ đó dẫn đến các khoảnchi sai chế độ, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức… Thậm chí,một số đơn vị nguỵ tạo chứng từ để hợp thức hoá các khoản chi sai chế độ Vìvậy, KBNN cần phải có giải pháp tăng cường kiểm soát các khoản chi NSNNqua KBNN đảm bảo phát hiện và ngăn chặn kịp thời các khoản chi sai chế độcủa đơn vị sử dụng ngân sách Đồng thời, cũng góp phần nâng cao ý thứctrách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đếnquản lý và sử dụng NSNN
1.3 MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA
1.3.1 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ở một số địa phương
1.3.1.1 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Long An
KBNN Long An thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990 Từ
đó đến nay, KBNN Long An luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao,trong đó một nhiệm vụ trọng tâm là quản lý quỹ NSNN và kiểm soát chithường xuyên NSNN
Trang 24Long An là một trong những tỉnh có nguồn thu NSNN lớn trong khuvực Đồng bằng sông Cửu Long Từ năm 1990 đến năm 2006, tổng thu NSNNtrên địa bàn tỉnh là 19.178 tỷ đồng, riêng năm 2006 số thu đạt 3.061 tỷ đồng,tăng 35 lần so với năm 1990 và bằng 135% so với năm 2005.
Đi đôi với công tác thu NSNN, KBNN Long An thực hiện tốt công táccấp phát và kiểm soát chi NSNN, đảm bảo các khoản chi đều có trong dự toánđược duyệt, đúng đối tượng, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định, giảiquyết kịp thời mọi khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, vừa đảmbảo thực hiện đúng nguyên tắc quản lý, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho cácđơn vị sử dụng ngân sách Qua công tác kiểm soát chi, KBNN Long An đãgóp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, tham gia tích cực vào côngtác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng Từ năm
1990 đến năm 2006, tổng số chi NSNN qua KBNN Long An là 17.680 tỷ đồng.Tính riêng năm 2006, tổng chi NSNN là 2.996 tỷ đồng, tăng 44 lần so với năm
1990, bằng 169% so với năm 2005 Thông qua công tác kiểm soát chi thườngxuyên NSNN, KBNN Long An đã từ chối hàng ngàn món tiền với tổng số tiền lênđến hàng tỷ đồng Tính riêng năm 2006, KBNN Long An đã từ chối thanh toán
- Nghiên cứu ứng dụng tin học vào công tác chi và kiểm soát chi chi
Trang 25thường xuyên Công tác tin học được KBNN Long An phát triển rất sớm và
đã hỗ trợ đắc lực cho công tác chi ngân sách và kiểm soát chi thường xuyênNSNN Tại Kho bạc tỉnh và tất cả các KBNN huyện trực thuộc đều có hệthống mạng nội bộ và nối mạng về KBNN tỉnh Các chương trình ứng dụngphục vụ cho công tác chi và kiểm soát chi được triển khai trong toàn hệ thốngnhư: Chương trình KTKB phục vụ cho công tác kế toán và kiểm soát chithường xuyên, Chương trình KHKB phục vụ kiểm soát chi vốn sự nghiệpkinh tế và vốn chương trình mục tiêu quốc gia Đặc biệt, chương trình thanhtoán điện tử đã giúp cải thiện công tác thanh toán trong hệ thống KBNN.Những khoản thanh toán trước đây khi thực hiện bằng phương pháp thủ côngphải mất vài ngày thì hiện nay chỉ mất vài phút với sự hỗ trợ của chương trìnhthanh toán điện tử
- Chú trọng công tác tổ chức cán bộ KBNN Long An xem cán bộ lànhân tố quyết định trong việc mang lại những thành quả to lớn của đơn vị.Đơn vị đã chọn lọc, sắp xếp quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức vàonhững vị trí phù hợp Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ độingũ CBCC với nhiều hình thức Năm 1990 KBNN Long An chỉ có 28 cán
bộ có trình độ đại học, chiếm 17,8% tổng số CBCC trong đơn vị, trongkhi số chưa qua đào tạo là 76 người, chiếm 48,7% Đến năm 2006, cán bộ
có trình độ đại học là 78, chiếm 35,5%, số CBCC chưa qua đào tạo chỉcòn 35% Sự nâng lên về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kiểmsoát chi là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự nâng lên về chất lượngcông tác kiểm soát chi [36]
1.3.1.2 Kinh nghiệm kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Bà Rịa - Vũng Tàu với quy trình kiểm soát chi “một cửa”
Nhằm thực hiện cải cách hành chính, đơn giản hóa các khâu nghiệp vụtrong hoạt động quản lý NSNN, nhưng vẫn bảo đảm an toàn và tiết kiệm, Kho
Trang 26bạc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai quy trình “Kiểm soát chi NSNNtheo cơ chế một cửa” Sau một thời gian thực hiện, quy trình này đã phát huytác dụng, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục.
Năm 2007, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản mới quy định lạimột số cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ, chế độ, định mức chiNSNN như: mua sắm phương tiện đi lại, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư,
dự án và chương trình mục tiêu quốc gia, công tác phí, hội nghị, tiếpkhách Theo đó, HĐND và UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã có cácvăn bản triển khai thực hiện những quy định về chế độ, định mức chi tiêucủa địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho Kho bạc tỉnh hoàn thành nhiệm
vụ kiểm soát chi ngân sách, góp phần thực hiện tốt Luật Phòng chống thamnhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Riêng công tác chithường xuyên, Kho bạc tỉnh đã kiểm soát thanh toán 1.480 tỷ đồng, hướngdẫn cho 615 lượt đơn vị lập lại chứng từ, bổ sung hồ sơ cho đúng chế độchi tiêu và đã từ chối chi 175 khoản chi sai quy định với số tiền 2,739 tỷđồng, chiếm 0,2% tổng số chi thường xuyên [37] Qua đó, góp phần nângcao trách nhiệm của đơn vị sử dụng NSNN trong việc chấp hành chế độ,chính sách quản lý tài chính
Trong công tác kiểm soát chi, Kho bạc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu luôncải tiến quy trình nghiệp vụ để giảm bớt thủ tục hành chính, chống lãng phí
và thực hành tiết kiệm Quy trình “giao dịch một cửa” đã được triển khaitại Văn phòng Kho bạc tỉnh từ ngày 1- 10- 2007 để tiếp nhận, luân chuyển,
xử lý hồ sơ, trình ký và trả kết quả thanh toán chi cho các đơn vị sử dụngngân sách Khách hàng chỉ giao dịch với một bộ phận nghiệp vụ của Khobạc lúc nộp hồ sơ đề nghị thanh toán và nhận lại kết quả duyệt chi (xem S ơ
đồ 1.1)
Sau một thời gian thực hiện quy trình giao dịch “một cửa” trong kiểmsoát chi, Kho bạc Bà Rịa - Vũng Tàu đã tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm
Trang 27thời gian cho các khách hàng là đơn vị thụ hưởng ngân sách đến giao dịchthanh toán Tuy nhiên, trong điều kiện biên chế nhân sự không tăng, lại phải
bố trí một số cán bộ nghiệp vụ để thực hiện quy trình “một cửa” nên áp lựccông việc tăng cao, nhất là tại bộ phận nghiệp vụ trực tiếp giao dịch một cửavới khách hàng
Do đặc thù khách hàng đến giao dịch với nhiều nội dung chi, nhiều loại
hồ sơ chi nên việc tách bạch hồ sơ để giao cho cán bộ kho bạc, đối với kháchcũng còn nhiều lúng túng Khối lượng công việc không đồng đều, cán bộ giaodịch thuộc Phòng Kế toán thì khối lượng hồ sơ giao nhận quá lớn trong khicán bộ thuộc Phòng Kế hoạch tổng hợp thì khối lượng hồ sơ giao nhận rất ít.Cán bộ giao dịch “một cửa” không phải là người trực tiếp xử lý hồ sơ, chứng
từ nên đôi khi có những giải đáp thắc mắc không thoả mãn khách hàng nênmột số khách hàng muốn làm việc trực tiếp với cán bộ kiểm soát chi
Sơ đồ 1.1: Mô hình giao dịch “một cửa” tại KBNN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Nguồn: KBNN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 2007.
(3b) (3a)
(2c)
Đơn vị sử dụng NSNN(khách hàng)
(1b) (5b)
(5a)
Bộ phận giao dịch “một cửa”
Cán bộ P.Kế toán
Cán bộ P.KHTH
Cán bộ P.TTVĐT
(5c)
Trang 28(1) Khách hàng nộp hồ sơ, chứng từ chi cho bộ phận “một cửa” Tuỳ theo loại hồ sơ mà chọn cán bộ giao dịch phù hợp.
(2) Chuyển hồ sơ, chứng từ cho cán bộ kiểm soát chi theo từng phòng nghiệp
vụ tương ứng.
(3) Trình giám đốc duyệt chi.
(4) Chuyển trả kết quả (đã duyệt chi) cho bộ phận “một cửa”.
Một là, phải nhận thức được rằng công tác kiểm soát chi không phải chỉ
đơn thuần là công việc của KBNN mà nó bao gồm nhiều khâu liên quan đếnnhiều cấp, ngành và nhiều cơ quan, đơn vị Vì vậy, để thực hiện tốt côngtác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN, Kho bạc phải biết phốihợp tốt với các cơ quan đơn vị trên địa bàn, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp ủy,chính quyền địa phương, chủ động tham mưu cho UBNN, HĐND các cấpban hành nhanh chóng và đầy đủ các văn bản thuộc lĩnh vực ngân sách đểKho bạc có cơ sở pháp lý thực hiện kiểm soát các khoản chi ngân sách dođịa phương quản lý
Hai là, nhận thức tầm quan trọng của yếu tố con người trong công tác
quản lý NSNN và kiểm soát chi thường xuyên Để công tác kiểm soát chithường xuyên NSNN qua KBNN ngày càng hoàn thiện hơn thì trước hết độingũ cán bộ công chức KBNN nói chung và cán bộ kiểm soát chi thườngxuyên nói riêng cũng phải được hoàn thiện Để làm được điều đó, Kho bạcphải tăng cường công tác cán bộ trong tất cả các khâu từ tuyển dụng, bố trí,quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng Việc bố trí cán bộ làm công tác kiểm soátchi, không chỉ chú trọng khả năng chuyên môn mà còn phải chọn người có
Trang 29đạo đức tốt, liêm khiết, công minh.
Ba là, tăng cường ứng dụng tin học vào các hoạt động nghiệp vụ
KBNN, đặc biệt là công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN
Bốn là, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi
thường xuyên Nghiên cứu và áp dụng quy trình giao dịch “một cửa” trongkiểm soát chi với mô hình tiên tiến sao cho vừa tạo thuận lợi cho khách hàngvừa nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi
Chương 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH BẾN TRE
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH BẾN TRE CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Bến Tre
Đặc điểm tự nhiên:
Bến Tre là một trong 12 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long đượchợp thành bởi 3 cù lao lớn (An Hoá, Bảo, Minh) và do phù sa của 4 nhánhsông Cửu Long (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên)bồi tụ hình thành Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang có ranh giới chung là sôngTiền; phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, có ranh giới chung
là sông Cổ Chiên; phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển là 65 km.Điểm Cực nam nằm trên vĩ độ 9048’ Bắc, điểm Cực bắc nằm trên vĩ độ 10020’Bắc, điểm Cực đông nằm trên kinh độ 106048’ Đông, điểm Cực tây nằm trênkinh độ 1050 57’ Đông
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.356,7 km2, trong đó đất nông nghiệpchiếm 70% diện tích
Dân số của toàn tỉnh theo thống kê năm 2006 là 1.358.314 người, mật
độ dân số là 576 người/km2
Trang 30Cả tỉnh có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thị xã và 7 huyện;trong đó bao gồm 7 thị trấn, 9 phường và 144 xã [14].
Tình hình kinh tế- xã hội
Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bến Tre đang chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọngkhu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong tổng sản phẩm trên địa bàntăng lên, khu vực nông nghiệp giảm dần Đến năm 2006, tỷ trọng giá trị nông
- lâm - ngư nghiệp là 53,34%, công nghiệp - xây dựng 18,21% và dịch vụ 28,44%(năm 2005 là: 56,92% : 16,97% : 26,10%) Cơ cấu lao động thay đổi theohướng tích cực, lao động nông nghiệp giảm còn 79,83%; công nghiệp - xâydựng 7,14% và dịch vụ 13,03% Thế mạnh của nông nghiệp Bến Tre làphát triển vườn dừa, vườn cây ăn trái và nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản.Công nghiệp chưa phát triển, chủ yếu là gia công hàng dệt may, chế biếnthuỷ, hải sản và một số mặt hàng có nguồn gốc từ cây dừa như: cơm dừanạo sấy, bột sữa dừa, than hoạt tính Thương mại, dịch vụ có bước pháttriển tích cực, thị trường đô thị phát triển, thị trường nông thôn khởi sắc.Các dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, tín dụng, bảo hiểm và một sốdịch vụ khác phát triển khá Du lịch phát triển nhanh, doanh thu tăng bìnhquân 20,4%/năm; đã xây dựng và phát triển được nhiều điểm du lịch, nhất
là du lịch sinh thái
Giáo dục - đào tạo phát triển cả về qui mô và chất lượng Công tác phổcập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở đã hoàn thànhsớm hơn dự kiến năm 2006, cả tỉnh 1 trường cao đẳng, 3 trường trung họcchuyên nghiệp, 40 trường phổ thông trung học, 135 trường phổ thông cơ sở,
191 trường tiểu học, 161 trường mẫu giáo và nhà trẻ
Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được quan tâm Công tácphòng, trị bệnh đạt kết quả tốt Việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ thầy thuốc,nhất là ở tuyến cơ sở được chú trọng Các hoạt động thông tin tuyên truyền,
Trang 31văn hóa, văn nghệ, có tiến bộ, nội dung và hình thức được đổi mới Hệ thốngthông tin đại chúng phát triển rộng, ngày càng phong phú, góp phần nâng caodân trí và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
Hoạt động chăm sóc người có công với cách mạng, trợ giúp các đốitượng khó khăn duy trì và mở rộng Thông qua các chương trình, dự án đầu tưphát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao dân trí, cải thiện kếtcấu hạ tầng, nhà ở đã tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo tham gia sảnxuất, tiếp cận với các dịch vụ xã hội, tăng thu nhập, cải thiện đời sống
2.1.2 Thực trạng hệ thống ngân sách và hoạt động ngân sách nhà nước ở tỉnh Bến Tre
2.1.2.1 Hệ thống ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Hệ thống NSNN trên địa bàn tỉnh bến tre gồm một phần NSTW vàngân sách các cấp chính quyền địa phương
Ngân sách các cấp chính quyền địa phương gồm:
NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG
NGÂN SÁCH CẤP TỈNH
NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN
NGÂN SÁCH CẤP XÃ
Trang 32Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên quy định pháp luật hiện hành.
Quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- NSTW và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân địnhnguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể theo luật định
- Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương Số
bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới
- Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quanquản lý cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình, thì phảichuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó
- Ngoài việc bổ sung nguồn thu và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi,không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác
2.1.2.2 Hoạt động ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre
● Thu NSNN giai đoạn 2004- 2007
Kết quả hoạt động thu NSNN giai đoạn 2004 - 2007 được thể hiện qua
số liệu sơ đồ 2.2 (xem thêm Phụ lục 1 trang 89):
Sơ đồ 2.2: Thu NSNN tỉnh Bến Tre giai đoạn 2004-2007
1.334.188 1.006.973
1.571.956 1.191.824
2.199.067
1.581.864 2.961.943
Đơn vị tính: triệu đồng
Trang 33Nguồn: KBNN tỉnh Bến Tre năm 2004-2007 [19], [20], [21], [22].
Tổng thu NSNN trên địa bàn năm 2007 là 2.961.943 triệu đồng, so vớicùng kỳ năm trước bằng 134,69% Trong đó, tổng số thu NSĐP là 1.515.693triệu đồng, đạt 176,79% dự toán thu và bằng 146,87% năm 2006
Thu cân đối ngân sách trên địa bàn năm 2006 là 889.775 triệu đồng đạt148,95% dự toán, so với năm 2006 bằng 101,59% Trong đó, một số nội dungthu đạt và vượt dự toán năm như:
- Thu từ các DNNN do địa phương quản lý: 50.232 triệu đồng đạt133,95% dự toán, chiếm tỷ trọng 5,64% trên tổng số thu cân đối NSĐP Sốthu vượt dự toán do các DNNN thực hiện cổ phần hoá bắt đầu kinh doanh cóhiệu quả và thời hạn miễn giảm thuế đã hết
- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết chiếm tỉ trọng cao trong tổng số thuNSĐP Trong năm 2007, thu 400.651 triệu đồng, đạt 154,1% dự toán, chiếm45,02% tổng thu cân đối NSĐP
- Thu thuế khu vực NQD: 208.248 triệu đồng, đạt 101,58% dự toán, socùng kỳ năm trước bằng 132,23%
- Thu tiền sử dụng đất: 100.078 triệu đồng đạt 333,59% dự toán, chiếm12,25% tổng thu cân đối NSĐP Nguyên nhân đạt cao do các ngành chức năngđẩy nhanh tiến độ bán quyền sử dụng đất công trên địa bàn thị xã Bến Tre
- Một số nội dung thu khác cũng vượt dự toán đầu năm như: thu lệ phítrước bạ, thuế nhà đất, thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước
Bên cạnh những nội dung thu vượt dự toán, một số nội dung thu khôngđạt dự toán như:
- Thu từ các DNNN do trung ương quản lý: 90.880 triệu đồng, đạt77,28% dự toán Nguyên nhân thu không đạt dự toán là do phải hoàn thuế giátrị gia tăng cho Bưu điện (khoản đầu tư mua sắm tài sản lớn), đơn vị có có
Trang 34khoản thuế tiêu thu đặc biệt lớn là Công ty Thuốc lá Bến Tre, trong năm 2007nộp hụt so với chỉ tiêu 22.100 triệu đồng.
- Phí xăng dầu trong năm cũng đạt thấp chỉ có 69,89% do sản lượngdầu tiêu thụ không đạt kế hoạch và chỉ tiêu của Bộ Tài chính giao cao hơn chỉtiêu của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam giao cho các công ty xăng dầutrên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Một số nội dung thu không đạt khác như: thuế thu nhập, thu phí và lệphí trên địa bàn
● Chi NSNN giai đoạn 2004- 2007:
Tình hình chi NSNN trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2004- 2007được thể hiện sơ đồ 2.3 dưới đây (xem thêm Phụ lục 2 trang 91):
Sơ đồ 2.3: Chi NSNN tỉnh Bến Tre giai đoạn 2004 - 2007
851.231
1.329.929 1.004.373
1.767.738 1.188.224
2.357.657
1.576.864 3.215.260
Nguồn: KBNN tỉnh Bến Tre năm 2004-2007 [19], [20], [21], [22].
Từ tình hình chi NSNN của tỉnh Bến Tre năm 2007 có thể rút ra một sốnhận xét như sau:
Chi NSTW trên địa bàn là 329.119 triệu đồng, bằng 140,8% tổng chi
NSTW năm 2006 Trong đó, chi thường xuyên là 158.993 triệu đồng, chiếm
Đơn vị tính: triệu đồng
Trang 3548,3% tổng chi NSTW; chi đầu tư xây dựng cơ bản 170.126 triệu đồng, chiếm51,7% tổng chi NSTW.
Chi NSĐP năm 2007 là 2.886.141 triệu đồng, bằng 135,9% tổng chi
NSĐP năm 2006 Trong đó, chi cân đối ngân sách là 1.792.781 triệu đồng, đạt136,1% dự toán Nguồn để giải quyết số tăng chi chủ yếu từ số tăng thu ngânsách, số Trung ương hỗ trợ thêm để thực hiện các mục tiêu chỉ định, số kết dư
và số thu chuyển nguồn từ năm 2006 sang Bao gồm một số nội dung chi chủyếu như sau:
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản (không bao gồm chi từ nguồn thu xổ sốkiến thiết): 299.859 triệu đồng đạt 111,78% dự toán, chiếm tỷ trọng10,38% trên tổng chi NSĐP Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn thu xổ
số kiến thiết là 236.438 triệu đồng, đạt 90,9% dự toán, chiếm 8,19% tổngchi NSĐP
- Chi thường xuyên: 1.329.877 triệu đồng, đạt 134,98% dự toán, chiếm
tỷ trọng 46,08% trên tổng chi NSĐP Trong đó, các mục chi cụ thể như sau:
+ Chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề: 566.685 triệu đồng,đạt 116,16% dự toán Nhìn chung, khoản chi cho sự nghiệp giáo dục hàngnăm đều đảm bảo được các khoản chi thường xuyên trong đó có dành phầnkinh phí trang thiết bị cơ sở vật chất, đáp ứng tương đối đầy đủ và kịp thờicho nhu cầu của việc dạy và học
+ Chi sự nghiệp y tế 150.401 triệu đồng, đạt 127,84% dự toán, bằng159,74% số chi năm 2006 Nguyên nhân chi vượt dự toán đầu năm là do có bổsung kinh phí để thực hiện các khoản chi phòng chống dịch bệnh, chi khám chữabệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, mua thẻ khám chữa bệnh cho người nghèo
+ Chi sự nghiệp khoa học, công nghệ là 7.413 triệu đồng, đạt 94,43%
dự toán, bằng 105,96% số chi năm 2006
+ Chi quản lý hành chính và đảng, đoàn thể là 266.220 triệu đồng, đạt
Trang 36139,81% dự toán, chiếm 14,85% tổng chi cân đối NSĐP và bằng 123,27% sốchi năm 2006 Số chi vượt dự toán đầu năm do trong năm có bổ sung kinh phíthực hiện một số yêu cầu phát sinh đột xuất
+ Chi đảm bảo xã hội: 158.519 triệu đồng, đạt 647,84% dự toán đầu năm
Số chi trong năm tăng cao so với dự toán do bổ sung kinh phí khắc phục hậu quảbảo số 9 và kinh phí tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sỹ
+ Chi sự nghiệp kinh tế là 87.296 triệu đồng, đạt 101,32% dự toán đầunăm và bằng 135,3% năm 2006
2.2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH BẾN TRE
2.2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy, cán bộ kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre
2.2.1.1 Tổ chức bộ máy kho bạc và bộ máy kiểm soát chi thường xuyên tại Kho bạc Bến Tre
● Tổ chức bộ máy Kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre
KBNN được tổ chức theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương Tạitỉnh Bến Tre, KBNN được tổ chức từ tỉnh đến huyện theo đơn vị hành chính củatỉnh gồm một văn phòng KBNN tỉnh và bảy KBNN huyện trực thuộc
Trang 37Sơ đồ 2.4: Tổ chức bộ máy KBNN Bến Tre
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa trên quy định pháp luật hiện hành.
Về mô hình tổ chức, KBNN Bến Tre được tổ chức theo Quyết định số235/2003/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ [33]; Quyết định số 210/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính [11]; Quyết định số 747/KB/QĐ/TCCB vàQuyết định 748 /KB/QĐ/TCCB của Tổng giám đốc KBNN [34], [35]
● Tổ chức hệ thống kiểm soát chi thường xuyên:
Trong hoạt động nghiệp vụ của KBNN, hoạt động kiểm soát chi thườngxuyên gắn liền với nghiệp vụ chi thường xuyên NSNN Vì vậy, bộ máy kiểmsoát chi thường xuyên không chỉ đơn thuần gồm các bộ phận trực tiếp thựchiện công việc kiểm soát chi mà bao gồm cả các bộ phận có liên quan trongdây chuyền chi thường xuyên NSNN Xét dưới góc độ này, bộ máy kiểm soát
Ban Giám Đốc
Bộ phận KHTH
Bộ phận Kho quỹ
Phòng
Kế toán Phòng Thanh
toán vốn đầu tư
Phòng Kho quỹ
Phòng Kiểm tra, kiểm soát
Phòng
Tổ chức
cán bộ
Phòng Tin học
Trang 38chi thường xuyên tại KBNN Bến Tre gồm:
- Ban giám đốc KBNN: có quyền quyết định cấp phát hay từ chối cấpphát các khoản chi NSNN
- Phòng Kế KHTH (tại KBNN tỉnh), bộ phận KHTH (tại KBNNhuyện): chịu trách nhiệm kiểm soát các khoản chi thuộc nguồn vốn chươngtrình mục tiêu quốc gia, vốn sự nghiệp kinh tế
- Phòng Kế toán (tại KBNN tỉnh), bộ phận kế toán (tại KBNN huyện):kiểm soát các khoản chi thường xuyên (không thuộc chương trình mục tiêuquốc gia và vốn sự nghiệp kinh tế), thực hiện thanh toán cho đơn vị cung cấphàng hoá, dịch vụ (đối với những khoản thanh toán không dùng tiền mặt),hạch toán kế toán các khoản chi theo chế độ kế toán hiện hành
- Phòng Kho quỹ: chi tiền mặt cho đơn vị sử dụng NSNN trong trườnghợp cấp phát bằng tiền mặt
2.2.1.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ kiểm soát chi thường xuyên của Kho bạc Bến Tre
Trong thời gian đầu mới thành lập, đội ngũ cán bộ thuộc KBNNBến Tre nói chung còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng Thời giangần đây, được sự quam tâm của Lãnh đạo Kho bạc nhà nước Bến Tre đốivới lĩnh vực tổ chức cán bộ mà công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡngnghiệp vụ đã được đẩy mạnh từ đó trình độ và năng lực của đội ngũ cán
bộ thuộc KBNN Bến Tre được nâng lên đáng kể Tính riêng lực lượngkiểm soát chi thường xuyên, đến năm 2007 trình độ chuyên môn đượcthống kê như bảng 2.1:
Bảng 2.1: Trình độ cán bộ kiểm soát chi thường xuyên thuộc KBNN
B n Tre n m 2007ến Tre năm 2007 ăm 2007
Bộ phận kiểm soát chi Biên chế Đại học, cao đẳng Trình độ Trung cấp
Trang 392.2.2 Thực trạng quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Bến Tre
Kiểm soát thanh toán chi thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh BếnTre được thể hiện như Sơ đồ 2.5 dưới đây
Sơ đồ 2.5: Kiểm soát thanh toán chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bến Tre
Trang 40đó chuyển hồ sơ đã kiểm soát cho Trưởng phòng KHTH;
(3) Trưởng phòng KHTH thẩm tra lại chứng từ, hồ sơ;
3a) Trưởng phòng KHTH ký kiểm soát chứng từ và chuyển cho Phòng Kế toán nếu đồng ý cấp phát, thanh toán;
3b) Trưởng phòng KHTH kiểm tra quyết định từ chối cấp phát và chuyển
CB kiểm soát chi P.KHT H
Trưởng phòng KHTH
(1b)
Kế toán trưởng
Kế toán chi