Mô – típ biểu tượng con đường

Một phần của tài liệu Tài liệu Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ (Trang 92 - 95)

5. Cấu trúc luận văn:

3.2.2. Mô – típ biểu tượng con đường

Biểu tượng là một khái niệm thuộc về phạm trù mỹ học. Về cơ bản, biểu tượng được hiểu là một đơn vị cơ bản của văn hóa, văn hóa là một tập hợp các biểu tượng. Do đó nghiên cứu văn hóa cần coi trọng nghiên cứu biểu tượng. Giải mã được các biểu tượng, tìm hiểu được các biểu tượng là tạo được chìa khóa mở cánh cửa bản sắc văn hóa các dân tộc. Văn hóa dân gian dân tộc Mông giàu bản sắc, xuất hiện nhiều hệ thống biểu tượng đặc thù như biểu tượng về hệ thống cây (cây tre, cây lanh, cây thuốc phiện, cỏ tranh, ngải cứu, cây ngô, cây kê, cây quả bầu…), biểu tượng về hệ thống loài vật (con trâu, con gà, con hổ, con chim dì lì, cứ cư…) hoặc biểu tượng về đồ vật (cây khèn, cái ô, cái tù và, cái giường…). Các biểu tượng trên xuất hiện nhiều trong các sinh hoạt văn hóa lễ nghi, cúng tế hay cưới xin của người Mông. Tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi không thể khảo sát hết các biểu tượng mà chỉ tập trung trình bày một biểu tượng có tính chất trung tâm trong sự chuyển đổi các yếu tố thi pháp của truyện thơ từ dân ca Tiếng hát làm dâu.

Đó là biểu tượng con đường.

Nhắc đến biểu tượng này, có thể nói, con đường đã trở thành một khái niệm ăn sâu trong suy nghĩ, tiềm thức của các cô gái trong cuộc đời làm dâu khổ cực. Con đường ấy trở đi trở lại trong diễn biến tâm trạng của họ, từ lúc cô gái lên đường làm dâu nhà người đến khi bỏ trốn về nhà cha mẹ đẻ, cuối cùng là chấp nhận trở lại nhà

chồng cùng đỉnh điểm kết thúc cốt truyện. Khi tiến hành khảo sát về biểu tượng này, chúng tôi có bảng tổng kết 3.4:

Bảng 3.4. Tần suất xuất hiện biểu tƣợng con đường

Tác phẩm Tần suất xuất hiện hình ảnh biểu tƣợng con đƣờng

Dân ca Tiếng hát làm dâu Hình ảnh con đƣờng xuất hiện 38 lƣợt -lăn đường - rừng gai (2 lượt). -rừng xanh

-con đường than vãn -ngọn núi mờ sương phủ - cánh rừng mờ sương rơi - qua núi

- qua rừng - con đường giữa

-con đường khóc lóc -cánh rừng

-ngọn núi - núi cao (2 lượt) -vượt qua núi - băng qua rừng -con đường tối - con đường sáng trăng

- cùng đường - tận lối

- con đường xa - con đường dài - vượt qua đỉnh đồi - thuận đường - tốt đường (2 lượt) - có đường tới - có đường lui - con đường nắng rát - rõ đường -tận đường - lên đường - vượt qua đỉnh núi -thuận lối

- thoát đường khóc lóc

- con đường nắng bỏng

- thoát đường than vãn Truyện thơ Tiếng hát làm dâu Hình ảnh con đƣờng xuất hiện 44 lƣợt

-con đường mặt trời xỏ sợi vào go

-con đường chan hòa lệ rỏ -con đường chan hòa lệ rơi

-con đường nát ruột không cạn

-con đường nát gan không nguôi

- giẫm lại vết chân đi về (con đường cũ) - con đường lo - con đường khóc -tìm lại nốt chân để bước -con đường nát lòng không tận

-con đường nát ruột không cùng - đường đến thăm - con đường nước mắt - con đường hờ, than -con đường trai gái kết bạn (2 lượt)

- con đường rẽ (4lượt), vực sâu

- đầu chợ (2 lượt) - đầu đường (2 lượt) - ra khỏi cửa (2 lượt) - ngọn núi trọc - ngọn núi rậm - dọc đường -dẫn đường - đường đến thăm -con đường đất đỏ - dặm trường -trèo lên núi cao

- đồng bằng - con đường nắng rang -con đường đất đen - con đường nóng bỏng - con đường nát tim - giữa đường - đầu chợ -bước lên trước tiên - đầu lối Truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng Hình ảnh con đƣờng xuất hiện 32 lƣợt -con đường xa - con đường rộng - bốn mươi tám quãng đường -vượt ngàn - vượt khe

-vượt qua đồi, băng qua dốc

- con đường khóc lóc - con đường than vãn - băng dốc, băng ngàn - vượt sông - vượt suối -băng qua ngàn rậm - mười chín ngách - vượt đến quê hương - vượt lối - vượt đường -vượt qua núi cao

- băng núi - băng đèo - con đường cực khổ

- con đường sầu đau

- quãng đường - quãng lối

Như vậy, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, hình ảnh con đường là một hình ảnh được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhất trong cả ba truyện thơ và dân ca Tiếng hát làm dâu. Với số lần xuất hiện tương ưng là 38 lƣợt trong dân ca, 44 lƣợt trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu, 32 lƣợt trong truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng, 29 lƣợt trong truyện thơ A Thào – Nù Câu. Với tần suất xuất hiện dày đặc như vậy, hình ảnh này đã trở thành hình ảnh biểu tượng bộc lộ giá trị nội dung của tác phẩm. Trước hết, hình ảnh con đường là hình ảnh trực tiếp biểu lộ sự xa cách trong không gian sinh sống của người Mông. Con đường xa xôi, hiểm trở đó là con đường thực trong không gian địa lí – định cư của họ. Khi các cô gái đi lấy chồng, họ phải rời gia đình băng ngàn, vượt suối, vượt đèo lên đường theo chồng về quê chồng xa xôi, hẻo lánh. Ngăn cách với nhà đẻ bằng những hình ảnh như “ngàn”, “suối”, “rừng gai”, “khe”, “suối thẳm”…đó là không gian cản trở khiến cô gái như bị tách hoàn toàn khỏi cộng đồng, không ai thân thích nhòm ngó, thăm hỏi.

Tuy nhiên, đó chưa phải là giá trị biểu tượng của hình ảnh này. Dựa trên hình ảnh thực là con đường xa xôi, hiểm trở khi đi làm dâu trên phương diện địa lí, người Mông đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ biến ý nghĩa xa xôi, nguy hiểm, gập ghềnh từ nghĩa thực sang nghĩa chuyển khi lột tả cuộc sống làm dâu cực khổ. Với cuộc sống không khác thân trâu ngựa ở nhà chồng, thường xuyên bị đánh đập, chửi rủa, đay nghiến, hành hạ, chà đạp cả thân xác và tinh thần, con đường đi làm dâu không còn tươi đẹp như lời mẹ cha hứa hẹn mà nó đã trở thành địa ngục trần gian, trở thành “con đường khóc lóc”, “con đường than vãn”, “con đường nắng gắt”, “con đường nước mắt”, “con đường khổ đau”, “ con đường bỏng rát”, “con đường sầu đau”, “con đường chan hòa lệ rỏ”, “con đường chan hòa lệ rơi”, “con đường nát ruột không cạn”, “con đường nát ruột không nguôi”, “con đường hờ, than”, “con đường uất hận”…đối với người con gái. Con đườngấy chỉ có toàn nước mắt, là con đường không thể lùi, con đường ngõ cụt của cuộc đời. Khi đã đi trên con đường ấy là không còn ngã rẽ nào để chạy trốn, chỉ còn cách chấp nhận, cam chịu và an phận đến hết cuộc đời hoặc là tìm đến con đường chết, tận cùng của khổ đau để được giải thoát.

Tóm lại, cùng với việc hấp thu và chuyển hóa mô – tip cặp đôi nhân vật anh yêu – em yêu, mô – tip thân phận người phụ nữ, mô – tip biểu tượng con đường đã trở thành một yếu tố thi pháp được truyện thơ Tiếng hát làm dâu chuyển hóa thành công từ dân ca. Mô – tip này đóng vai trò quan trọng trong thành công về phương diện nghệ thuật tác phẩm: miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, xây dựng cốt truyện, kiến tạo kết cấu. Từ đó góp phần bộc lộ giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm.

Một phần của tài liệu Tài liệu Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ (Trang 92 - 95)