5. Cấu trúc luận văn:
3.1.1. Yếu tố tự sự tạo nên cốt truyện
Để tạo nên một tác phẩm tự sự, điều kiện tiên quyết là nền tảng cốt truyện của tác phẩm. Khi đọc truyện thơ Tiếng hát làm dâu, chúng ta đều nhận thấy đây là dạng truyện kể chi tiết được tác giả dân gian kể lại bằng cách diễn xướng từ thơ ca trữ tình. Thay vì toàn bộ lời kể được diễn đạt bằng văn xuôi hay văn vần như truyện
cổ dân gian, truyền thuyết, thần thoại…truyện thơ hướng đến một sự kết hợp tinh tế hơn. Vẫn duy trì được vai trò xuyên suốt của yếu tố kể nhưng dưới một hình thức biểu hiện độc đáo. Hình thức đó đáp ứng được cả những phương thức diễn xướng trong nhiều không gian văn hóa khác nhau của dân tộc.
Trở lại với yếu tố tự sự tạo nên cốt truyện của truyện thơ. Đối với người dân Mông, họ không có khái niệm tự sự, kể hay tình tiết, cốt truyện, diễn biến…mà họ cho rằng truyện thơ Tiếng hát làm dâu thực chất chỉ khác ở dung lượng là “dài” hơn so với dân ca Tiếng hát làm dâu. Điều này tuy bộc lộ điểm hạn chế trong năng lực phân tách rạch ròi các thể loại văn học dân gian của người bản địa, nhưng lại gián tiếp khẳng định “sự dài” về dung lượng chính là sự tăng cường các yếu tố tình tiết hình thành một cốt truyện, đáp ứng được yêu cầu kể. Truyện thơ không còn dừng lại ở những bài ca ngắn, lẻ tẻ chủ yếu đúc kết về tâm trạng nhân vật trữ tình nữa mà đã có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều biến cố, nhiều không gian đan xen nhau trong quá trình bộc lộ nội dung, chủ đề tác phẩm.
Nói như vậy, không có nghĩa là yếu tố tự sự hoàn toàn hình thành khi truyện thơ ra đời, và không có sự kế thừa yếu tố tự sự ở trong dân ca Mông. Chúng ta chỉ có thể khẳng định rằng, yếu tố tự sự ở truyện thơ phát triển hoàn chỉnh hơn dân ca, chiếm vai trò quan trọng hơn trong dân ca để làm nên đặc trưng của thể loại, chứ mầm mống của yếu tố đó hoàn toàn bắt nguồn từ dân ca và truyện cổ. Ở trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung trình bày về phần ảnh hưởng từ dân ca.
Trước hết là yếu tố tự sự có trong dân ca Tiếng hát làm dâu. Theo tác giả Phan Nhật, ông đã khảo sát khá kĩ lưỡng các kiểu kết cấu của dân ca Tiếng hát làm dâu
- Kiểu 1: Tâm trạng khổ cực của người làm dâu
- Kiểu 2: Cuộc sống khổ cực của người làm dâu
- Kiểu 3: Cuộc sống khổ cực của người làm dâu → bỏ về nhà cha mẹ đẻ ; bị đuổi
- Kiểu 4: Cuộc sống khổ cực của người làm dâu → bỏ về nhà cha mẹ đẻ ; bị đuổi →chết
- Kiểu 5: Ông mối đến hỏi, đón dâu → cuộc sống khổ cực của người làm dâu
- Kiểu 6: Ông mối đến hỏi, đón dâu →cuộc sống khổ cực của người làm dâu→ Bỏ về nhà cha mẹ đẻ, bị đuổi → chết
- Kết cấu của truyện thơ: Mối tình tươi đẹp ban đầu → Bị ép gả cho người khác; hỏi, cưới → Cuộc sống khổ cực của người làm dâu → Bỏ về nhà cha mẹ đẻ hoặc bị đuổi → Trốn thoát hoặc chết đi để tìm được hạnh phúc.
Tác giả Phan Nhật cũng cho rằng kiểu 6 là kiểu hoàn chỉnh nhất của dân ca
Tiếng hát làm dâu về mặt cốt truyện và yếu tố tự sự. Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng kiểu 6 gần như kết cấu của một truyện thơ Tiếng hát làm dâuhoàn chỉnh. Điều này hoàn toàn khẳng định được giả thuyết: ngay từ trong dân ca, yếu tố tự sự đã được phát triển và hoàn thiện trong sự vận động tự thân của nó.
Dựa trên kết quả khảo sát kết cấu của tác giả Phan Nhật, chúng tôi tiến hành khảo sát thêm 12 bài dân ca Tiếng hát làm dâu [31], kết quả về kết cấu theo nhận xét của tác giả Phan Nhật như sau: bài số 1 thuộc kiểu kết cấu 1, bài số 2 thuộc kiểu 4, bài số 3 thuộc kiểu 6, bài số 4 thuộc kiểu 6, bài số 5 thuộc kiểu 6, bài số 6 thuộc kiểu 5, bài số 7 thuộc kiểu 5, bài số 8 thuộc kiểu 5, bài số 9 thuộc kiểu 3, bài số 10 thuộc kiểu 6, bài số 11 thuộc kiểu 4, bài số 12 thuộc kiểu 2. Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng bốn kiểu 3, 4, 5, 6 là bốn kiểu kết cấu được dân ca Tiếng hát làm dâu lựa chọn nhiều nhất để biểu hiện giá trị tư tưởng của mình. Bốn kiểu này chiếm tới 10/12 bài dân ca. Các kiểu mang đặc trưng đơn thuần trữ tình như
kiểu 1, 2 chỉ có 2/12 bài. Như vậy, chúng ta một lần nữa nhận thấy rằng, ngay trong
dân ca Tiếng hát làm dâu, đã có sự lựa chọn yếu tố tự sự chiếm ưu thế hơn hẳn chỉ đơn thuần là bộc lộ tâm trạng hay cuộc sống làm dâu khổ cực. Đặc biệt có đến 4/12
bài dân ca lựa chọn kiểu 6, là kiểu kết cấu gần giống như truyện thơ. Đó là các bài số 3, 4, 5, 10. Các bài dân ca này có đầy đủ các tình tiết từ khi bị ép gả cho đến khi lựa chọn kết thúc bi kịch cho tác phẩm. Nhưng nó chưa thể chi tiết và cụ thể như trong truyện thơ. Từ nỗi khổ của cô gái, đến cuộc sống bất công ở gia đình nhà chồng, nỗi bất công của xã hội đến truyện thơ được biến thành một hệ thống các tình tiết, sự việc được chi tiết hóa đến mức tỉ mỉ, trong một khoảng thời gian và không gian cụ thể, chứ không dừng lại ở không gian, thời gian vô định như dân ca. Như theo tác giả Phan Nhật nhận xét thì “cuộc sống đã đọng lại thành tâm trạng trong dân ca, thì trong truyện thơ lại nở ra thành các sự kiện, những tình tiết khách quan và cụ thể.” [18,tr.68]. Xét về sự khác biệt hoàn toàn giữa kết cấu tạo nên yếu tố tự sự giữa truyện thơ và dân ca, dân ca Tiếng hát làm dâu chỉ khác truyện thơ ở chỗ không có tình tiết kể về mối tình tươi đẹp ban đầu mà thôi.
Như vậy, câu hỏi đặt ra là tình tiết mối tình tươi đẹp ban đầu do nội tại bản thân truyện thơ tự hình thành để hoàn thiện thể loại? Nó không được kế thừa từ trong dân ca? Điều này cũng được lí giải dựa vào khảo sát trên mảng dân ca Tiếng hát tình yêu của luận văn. Thông qua quá trình khảo sát 94 bài dân ca Tiếng hát tình yêu, chúng tôi nhận thấy có 13 bài có kể rành rọt về mối tình tươi đẹp của nhân vật trữ tình giống như trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu, kể cả chi tiết thề nguyền và
đính ƣớc khi đi buôn xa đó là các bài số 6, 27, 35, 46, 48, 53, 57, 60, 61, 78, 83, 85, 91 [16,tr.119 -245]. Thậm chí còn có nhiều bài ca được kết cấu như một câu chuyện kể bình thường về cuộc đời của nhân vật chính có tên, có tuổi, là những nhân vật được gọi tên cụ thể. Như bài 78, 91, 92, 93, 94 [31]. Bài số 92 đã có hai nhân vật cụ thể là Nồng Di và Nàng Phan. Nồng Di không có đủ tiền cưới Nàng Phan, đành nhắm mắt nhìn người yêu đi lấy chồng. Vì quá đau khổ và nhớ thương Nồng Di đã quyết định đến tận nhà chồng Nàng Phan gặp gỡ. Mẹ chồng Nàng Phan nghi ngờ, nàng đành khuyên người yêu trở về lấy em gái của mình (em Mỷ, em Dua). Hoặc như bài số 93, vợ chồng Trương Lang – Sủng Mỳ sống hạnh phúc bên nhau, Sùng Mỷ dệt giày đẹp cho chồng đi làm ăn xa. Trương Lang gặp người Sã
trên đường đi buôn, khoe giầy đẹp tay vợ khéo thêu. Người Sã đến cướp vợ Trương Lang về làm vợ lẽ. Trương Lang nghe tin dữ vội kéo quân đến đòi lại vợ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng khốc liệt, cuối cùng Trương Lang cũng dành được chiến thắng, bảo vệ được hạnh phúc gia đình.
Đó là ảnh hưởng của yếu tố tình tiết tạo nên cốt truyện từ dân ca Tiếng hát tình yêu, liệu truyện thơ Tiếng hát làm dâu còn chịu ảnh hưởng của yếu tố tự sự từ các loại hình dân ca khác hay không? Điều này tiếp tục được chúng tôi đi sâu tìm hiểu và khái quát trên mảng dân ca Tiếng hát cưới xin và Tiếng hát cúng ma. Ở Tiếng hát cưới xin chúng tôi nhận thấy mảng dân ca này đã ảnh hưởng đến dân ca Tiếng hát làm dâu và truyện thơ Tiếng hát làm dâu chủ yếu trên hai tình tiết chính: ông mối đến nhà, thuyết phục cha mẹ và gia tộc cô gái đồng ý hôn sự và ông mối luận xét lễ vật dựa trên quyền lực của que chử cù. Tuy các nhân vật còn ở dạng phiếm chỉ nhưng đều đề cập tập trung đến hai nội dung khía cạnh như trên. Thậm chí cũng có xuất hiện những bài dân ca cưới xin tồn tại ở dạng kết cấu hoàn thiện như truyện thơ. Chẳng hạn như bài số 1 [18, tr.271-281]. Bài dân ca này bao gồm 239 câu thơ
kể về câu chuyện có nội dung ngắn gọn như sau: gia đình chàng trai có con trai đến tuổi lập gia thất, bèn gọi ông mối đến tìm vợ cho con. Ông mối nhận lễ vật lên đường đi tìm và thuyết phục nhà gái. Nhà gái thách cưới lớn cho xứng đáng với gia tộc, ông mối tìm thêm người giúp đỡ để thuyết phục gia đình. Hai bên gia đình chọn ngày lành tháng tốt đón dâu, cô gái về nhà chồng làm ăn sinh con đẻ cái cùng gia tộc nhà chồng đánh đuổi người Sã xâm lược đất đai, kết thúc câu chuyện là hai vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau.
Ở Tiếng hát cúng ma, chúng tôi nhận thấy yếu tố tự sự ảnh hưởng đến truyện thơ rõ nét hơn, đó là ở loại hình này đã có nhắc đến nhân vật có tên, có tuổi xác thực. Cũng như trong dân ca Tiếng hát tình yêu, những chàng trai cô gái như Giàng Dự, Giàng Dua, Phan Lang, Gầu Á, Dầu Âu… đều là những chàng trai, cô gái cụ thể được xây dựng thành nhân vật với những hành động đi ngược lại với những hiện tượng xã hội lúc đó, nhằm góp phần làm nổi bật nội dung của tiếng hát. Trong
Tiếng hát cúng ma, tuy là một loại hình dân ca dành cho nghi lễ, nhưng cũng xuất hiện một số yếu tố tự sự tạo nên cốt truyện hoàn chỉnh, tuy nhiên cốt truyện này chịu ảnh hưởng nhiều từ thể loại thần thoại và truyền thuyết. Tiêu biểu là bài hát
câu thơ, có nhân vật bộc lộ hành động, thái độ, suy nghĩ cụ thể. Câu chuyện tập trung kể về ông Chày, bà Chày cùng Gầu Á, Dầu Âu dưới lệnh của Chử Lù (thượng đế) khai sinh ra trời đất, khai sinh ra vạn vật trong vũ trụ. Khai sinh ra loài người từ hai nhân vật Chề Tù và Chề Blu cùng với hình ảnh bắn rơi mặt trời, mặt trăng cứu nguy cho mặt đất. Tích này trong bài hát Chỉ đường rất giống với tích truyện thằng Quải bắt rơi mặt trời của người Việt, giống truyền thuyết Hậu Nghệ bắn rơi mặt trời của người Trung Quốc.
Như vậy, có thể kết luận rằng, yếu tố tự sự tạo nên cốt truyện của truyện thơ
Tiếng hát làm dâu là một nhân tố thi pháp được chuyển hóa từ dân ca Mông. Tuy mỗi loại dân ca ảnh hưởng tới yếu tố tự sự trong truyện thơ với một mật độ khác nhau nhưng tất cả những tình tiết có trong thể loại văn học ra đời sau này đều tiếp thu từ tất cả 5 loại tiếng hát truyền thống đó. Điều đó cũng góp phần khẳng định chắc chắn hơn nữa về nhận định của tác giả Phan Nhật trong quá trình tìm hiểu sự hình thành của truyện thơ Tiếng hát làm dâu: “…Vậy quá trình hình thành truyện thơ Tiếng hát làm dâu là quá trình tiếp thu dân ca Tiếng hát làm dâu, đó là một sự tiếp thu có lựa chọn, nâng cao, hệ thống hóa, một quá trình chuyển hóa từ khái quát đến cụ thể, từ phiếm chỉ đến cá thể hóa, từ rời rạc đến hệ thống. Đó là quá trình từ trữ tình đến tự sự, hay nói đúng hơn, quá trình tự sự hóa dân ca trữ tình.Việc chuyển hóa thành tự sự không phải chỉ bắt đầu khi bước sang truyện thơ; quá trình này đã được bắt đầu từ những kiểu 2, 3, 4, 5, 6 của dân ca Tiếng hát làm dâu. Nhưng đến truyện thơ thì có một bước nhảy vọt từ lượng đến chất, vì “truyện thơ dựa vào phương thức tự sự với một hệ thống sự kiện và một cốt truyện để bộc lộ nội dung chủ đề” [33, tr.67-68].