Phương thức và hình thức diễn xướng

Một phần của tài liệu Tài liệu Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ (Trang 104 - 146)

5. Cấu trúc luận văn:

3.4.4. Phương thức và hình thức diễn xướng

Bên cạnh tất cả các yếu tố kể trên, phong cách trữ tình của truyện thơ Tiếng hát làm dâu còn được thể hiện ở một phương diện thi pháp vô cùng quan trọng nữa đó chính là phương thức và hình thức diễn xướng. Cả dân ca và truyện thơ đều lựa chọn hình thức lưu truyền thể loại của mình là hình thức hát thay bằng hình thức kể. Dân ca cũng có tên là Tiếng hát làm dâu, Tiếng hát tình yêu, Tiếng hát mồ côi, Tiếng hát cưới xin, thậm chí là cả Tiếng hát cúng ma. Đến truyện thơ cũng vậy, đó là truyện thơ Tiếng hát làm dâu Tây Bắc, Tiếng hát làm dâu… Khi kết thúc một bài dân ca hay một tác phẩm truyện thơ, chúng ta không hề thấy khái niệm người kể mà chỉ thấy người hát. Tất cả các tác phẩm này đều là những bài ca giàu nhạc điệu, có thể hát được thành những bài hát có nội dung như một câu chuyện. Bài hát có thể hát khi xuống chợ giao duyên, xuống chợ tìm người yêu cũ, hát khi đi nương, làm

rẫy, xe lanh, dệt vải, địu nước, xay ngô…Chính từ đặc điểm ngôn ngữ nói và khả năng nhạc cảm của sinh hoạt văn hóa dân tộc đã tạo nên hình thức lưu truyền đặc biệt ấy của dân ca cũng như truyện thơ. Giống như dân ca Quan họ Bắc Ninh của người Việt, một vài điệu hò, ví, lượn, chèo, sân khấu dân gian của các dân tộc khác, hình thức hát là một trong những phương thức diễn xướng dễ lưu truyền vào bảo tồn tác phẩm nhất. Nó cũng là phương thức diễn xướng thu hút đông đảo khán giả, là phương thức lưu truyền dễ len lỏi, bám sát vào thế giới tâm trạng của con người. Cũng chính do người Mông là dân tộc có khả năng nhạc cảm rất tốt, họ có thể dùng âm thanh để kể một câu chuyện để bày tỏ tâm tình của mình mà cộng đồng dễ dàng hiểu được. Các chàng trai, cô gái Mông từ nhỏ đã được học khèn, học sáo, học thổi đàn môi để giãi bày tâm trạng của mình. Các bản nhạc giao duyên không lời đều dễ dàng tìm được sự đồng cảm của đông đảo khán giả. Cộng thêm một yếu tố nữa là do xuất tiếng nói của dân tộc Mông là tiếng âm mũi, chủ yếu khai thác âm vực trầm bổng, khi nói họ đã sử dụng những âm vực này như trong lời hát cho nên khả năng nhạc cảm của họ rất tinh tế và độc đáo. Từ đó tạo nên màu sắc nhạc điệu trên tất cả các tác phẩm trữ tình, khiến các tác phẩm trữ tình này tìm đến sự lựa chọn duy nhất về hình thức lưu truyền là cất lên câu chuyện bằng những lời ca, tiếng hát.

Tiểu kết

Chương 3 của luận văn đã trình bày về những yếu tố thi pháp được truyện thơ Tiếng hát làm dâu hấp thu và chuyển hóa thành công từ trong dân ca Mông. Tất cả các yếu tố thi pháp này đều được kế thừa và phát triển lên một tầng cao mới. Một bước phát triển mạnh mẽ để tiếp tục hoàn thiện các yếu tố thi pháp có trong 5 loại hình dân ca.

Phần một của chương 3, chúng tôi đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu sự chuyển hóa hai yếu tố thi pháp là hệ thống cốt truyện và kết cấu. Đối với hệ thống cốt truyện, chúng tôi đi đến kết luận rằng, truyện thơ truyện thơ Tiếng hát làm dâu đã chuyển hóa các yếu tố tự sự có trong 5 loại hình dân ca Mông, đặc biệt là dân ca

Tiếng hát làm dâu, từ đó tạo nên một cốt truyện hoàn chỉnh. Đồng thời truyện thơ cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ dân ca trong sự vận động của cốt truyện theo xu hướng kết thúc bi kịch. Về yếu tố kết cấu, chúng tôi cũng đi sâu vào nghiên cứu và tìm ra sự ảnh hưởng của dân ca Mông trong việc lựa chọn hai kiểu kết cấu có trong truyện thơ. Đó là kiểu kết cấu trùng điệp và kết cấu tương phản. Kết cấu trùng điệp chiếm vị trí áp đảo so với kết cấu tương phản. Kết cấu trùng điệp có tác dụng nhấn mạnh các tình tiết, sự kiện, hoàn cảnh, tâm trạng, biến cố của nhân vật trong tác phẩm. Kết cấu tương phản có tác dụng xây dựng những không gian tâm trạng đối lập của truyện thơ, từ đó góp phần làm nổi bật đề tài và chủ đề của truyện thơ.

Phần hai của chương 3, chúng tôi tập trung tìm hiểu nghiên cứu yếu tố thi pháp: mô – tip nhân vật và mô – tip biểu tượng có trong truyện thơ. Về mô – tip nhân vật, chúng tôi nhận thấy truyện thơ Tiếng hát làm dâu đã hấp thu mô – tip cặp đôi nhân vật anh yêu – em yêu có trong dân ca Tiếng hát tình yêuTiếng hát làm dâu. Biến cặp đôi này từ đơn độc bộc lộ tâm trạng thành song song xuất hiện trong cùng một tác phẩm từ đầu đến cuối câu chuyện.

Về mô – tip biểu tượng, chúng tôi nhận thấy mô- tip con đường là một mô – tip có sức chứa đựng ý nghĩa ẩn dụ rất lớn trong việc xây dựng thành công thân phận bất hạnh của người phụ nữ Mông xưa. Chúng tôi cũng đã khảo sát rất cụ thể tần suất xuất hiện của mô – tip này và từ đó đi đến kết luận về giá trị biểu tượng của mô – tip là nhấn mạnh con đường đời cay đắng từ lúc sinh ra đến khi kết thúc cuộc đời của người phụ nữ.

Phần 3 của chương 3, chúng tôi chuyển tiếp nội dung nghiên cứu của luận văn sang phần tuyến nhân vật và hình tượng nhân vật trữ tình. Chúng tôi nhận thấy truyện thơ đã chuyển hóa thành công tuyến nhân vật chính diện – phản diện, tuyến nhân vật trung tâm – ngoại biên và hình tượng nhân vật trữ tình: nhân vật em yêu có từ trong dân ca. Hai tuyến nhân vật này cùng hình tượng nhân vật trữ tình đã góp phần củng cố sâu sắc hơn nữa nền tảng giá trị cốt truyện cũng như xây dựng thành công các mâu thuẫn, khắc họa chiều sâu tâm trạng chất chứa trong truyện thơ, từ đó thúc đẩy các mâu thuẫn phát triển đến mức cao trào và bật lên mở nút bằng những kết thúc bi kịch.

Phần cuối cùng của chương 3, luận văn đi sâu tìm hiểu và khái quát sự chuyển hóa yếu tố phong cách trữ tình có từ dân ca đến truyện thơ Tiếng hát làm dâu. Đó là phong cách chất chứa trong những lời văn nghệ thuật cùng âm điệu, giọng điệu xót xa, ai oán, chia sẻ, cảm thông cùng một lối sử dụng ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm, một nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật đặc sắc. Cuối cùng toàn bộ phong cách trữ tình ấy đã lựa chọn một phương thức diễn xướng để lưu truyền và bảo tồn tác phẩm: đó chính là phương thức hát kể về một câu chuyện bằng thơ.

KẾT LUẬN

Qua ba chương của luận văn, chúng tôi đã thực hiện các công việc:

Thứ nhất là tìm hiểu truyện thơ và cơ sở mối quan hệ giữa dân ca dân tộc Mông và truyện thơ Tiếng hát làm dâu.

Thứ hai là tìm hiểu sự tiếp nhận nội dung thẩm mĩ dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu.

Thứ ba là tìm hiểu sự chuyển hóa các yếu tố thi pháp dân ca Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu.

Chương thứ nhất, chúng tôi tổng thuật một cách ngắn gọn khái niệm truyện thơ, sự phân loại các nhóm truyện thơ tiêu biểu, sự hình thành dựa trên nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh của truyện thơ. Bên cạnh đó, chúng tôi còn đi sâu tìm hiểu cơ sở của mối quan hệ giữa dân ca Mông và truyện thơ Tiếng hát làm dâu. Từ những cơ sở lịch sử xã hội, cơ sở nội tại văn học tiến đến giải thích sự hình thành truyện thơ Tiếng hát làm dâu trong kho tàng văn học dân gian Mông.

Trong chương hai, chúng tôi tìm hiểu sự tiếp nhận nội dung thẩm mĩ dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu. Đó là các nội dung trên các phương diện đề tài, chủ đề, giá trị tư tưởng, phong tục, tập quán và không gian sinh hoạt văn hóa miền núi. Đồng thời trong chương hai chúng tôi cũng tìm hiểu những vấn đề xoay quanh quan niệm số phận và tâm lí đặc trưng của con người trong xã hội Mông cùng tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Trong chương ba, chúng tôi đi sâu tìm hiểu sự chuyển hóa các yếu tố thi pháp từ dân ca Mông đến truyện thơ Tiếng hát làm dâu. Các yếu tố này được phân chia thành bốn nhóm nhỏ hơn để tập trung nghiên cứu. Bốn nhóm này được phân chia thành nhóm dựa trên mức độ tần suất xuất hiện trong không gian nghệ thuật của truyện thơ Tiếng hát làm dâu. Đặc biệt là giữa chúng có những điểm tương đồng cái này là hệ quả dẫn tới cái kia và ngược lại. Trong chương này các yếu tố thi pháp được chúng tôi tìm hiểu kĩ lưỡng thông qua phương pháp nghiên cứu thống kê, phương pháp so sánh từ những tác phẩm truyện thơ và 5 loại hình dân ca cụ thể. Từ đó đi đến kết luận và giải thích nó bằng phương pháp địa lí- lịch sử.

Kết quả của công trình nghiên cứu này là khẳng định được sự ảnh hưởng một cách đậm đặc của thể loại dân ca trong quá trình hình thành truyện thơ Tiếng hát làm dâu. Một tác phẩm văn học dân gian có sức sống lâu bền trong đời sống văn học dân gian Mông nói riêng cũng như văn học dân gian Việt Nam nói chung. Tác phẩm ấy là tiếng khóc ai oán, đầy xót thương và uất hận của người phụ nữ Mông xưa.

Tuy nhiên,do điều kiện tìm hiểu còn hạn chế công trình nghiên cứu của chúng tôi mới chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu sơ bộ sự ảnh hưởng của dân ca đến sự hình thành của truyện thơ Tiếng hát làm dâu, mặc dù có ý thức tìm hiểu kĩ lưỡng về vấn đề này nhưng sự ảnh hưởng giữa các thể loại văn học giáp ranh là một mảng nghiên cứu rất rộng, rất khó, vì vậy trong luận văn này chúng tôi chưa thể thực hiện việc tìm hiểu vấn đề một cách thấu đáo, đầy đủ, chi tiết. Trong những nghiên cứu tiếp theo, khi được trang bị tốt hơn nền tảng kiến thức về lí luận văn học, văn hoá học, dân tộc học, có thể chúng tôi sẽ có những cách thức nắm bắt và giải thích thấu đáo hơn những vấn đề triển khai trong đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Sách Giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Nông Quốc Chấn (1966), Nghĩ về bản sắc dân tộc trong thơ,Tạp chí văn học số 6. 3. Nông Minh Châu (1996), Vài suy nghĩ về văn xuôi Tày- Nùng ở Việt Bắc,

Tạp chí văn học số 6.

4. Chu Xuân Diên(1966), Nhà văn và sáng tác dân gian, Tạp chí văn học số 1. 5. Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (2000), Từ điển thuật

ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Hiền (2000), Người diễn xướng Then: Nghệ nhân hát dân ca và thầy shaman, Tạp chí văn học số 5.

7. Hoàng Đức Hoan, Đỗ Đình Thông, Ma Xuân Thu (chủ biên) (2004), Bản sắc và truyền thống văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 8. Kiều Thu Hoạch (2001), Về truyện thơ của người Thái ở Vân Nam – Trung

Quốc, Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, nhận định và tra cứu, tr.900 – 907.

9. Đinh Gia Khánh (chủ biên) - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn (2005), Văn học dân gian Việt Nam (tái bản lần thứ chín), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10.Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hoá dân gian, Nxb. Khoa học Xã hội.

11.Vũ Ngọc Khánh (chủ biên) (1997), Văn hoá tín ngưỡng Tày- Nùng, Viện nghiên cứu văn hoá dân gian.

12.Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) (2008), Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam – tập 21, truyện thơ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 13.Nguyễn Xuân Kính (2007), Thi pháp ca dao, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội,

Hà Nội.

14.Lê Kinh Khiên (1980), Một số vấn đề lí luận chung về mối quan hệ văn học dân gian- văn học viết, Tạp chí văn học số 1.

15.Phan Huy Lê (2007), Lịch sử và văn hóa Việt Nam tiếp cận bộ phận, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16.Nguyễn Thụy Loan (1997), Tín ngưỡng tôn giáo và ca nhạc cổ truyền Việt Nam, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 3.

17.Phương Lựu - Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam - Lê Ngọc Trà - La Khắc Hoà - Thành Thế Thái Bình (2006), Lí luận văn học (tái bản lần thứ năm), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18.Phan Nhật (1972), Tìm hiểu quá trình hình thành truyện thơ Tiếng hát làm dâu, Tạp chí văn học, số 3, tr.62 - 73.

19.Phan Đăng Nhật (1977), Cần phân loại văn học dân gian các dân tộc ít người như nó vốn tồn tại trong cuộc sống, Tạp chí văn học, số 6, tr. 68 – 82.

20.Võ Quang Nhơn (2005), Truyện thơ một dấu nối giữa văn học truyền miệng và văn học thành văn, Văn học dân gian Việt Nam, chương bảy, tr.780 – 818. 21.Lê Trường Phát (1997), Về mô hình kết cấu của truyện thơ các dân tộc thiểu

số, Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, nhận định và tra cứu, tr.887 -899.

22.Lê Trường Phát (1997), Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

23. Lê Trường Phát (2000), Thi pháp văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 24. Lê Chí Quế - Võ Quang Nhơn- Nguyễn Hùng Vĩ (2001), Văn học dân gian

Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

25. Lê Chí Quế (1975), Việc phân loại dân ca các dân tộc ở miền bắc nước ta,

Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, nhận định và tra cứu, tr.833 – 855.

26. Lê Chí Quế (1976), Bước đầu tìm hiểu những yếu tố hiện thực sinh hoạt và tín ngưỡng – nghi lễ trong quá trình hình thành “ Then”, Tạp chí văn học số 4. 27. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu, Chuyên luận Tác phẩm mới,

Nxb Hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội.

28. Trần Đình Sử (chủ biên) (2007), Giáo trình lí luận văn học, tập II (tác phẩm và thể loại), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

29.Trần Đình Sử (2005), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 30.Doãn Thanh sưu tầm, dịch - Hoàng Thao tuyển, chỉnh lý - Chế Lan Viên giới

thiệu (1984), Dân ca H’Mông, Nxb Văn học, Hà Nội.

31. Doãn Thanh sưu tầm, biên dịch (1967), Dân ca Mèo (Lào – Cai), Nxb Văn học, Hà Nội.

32.Hà Công Tài (1999), Ẩn dụ và thi ca, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

33.Chu Văn Tấn (1966), Những vấn đề về văn học nghệ thuật miền núi, Tạp chí văn học số 6, 1966.

34.Vũ Anh Tuấn (2004), Truyện thơ Tày nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

35.Trần Hoàng Tiến, Tiệm cận tín ngưỡng người Tày qua nghi lễ hát then, Bản tin điện tử trường đại học sư phạm nghệ thuật trung ương, 13/4/2009.

36.Võ Quang Trọng (1998), Vai trò của văn học dân gian trong văn xuôi hiện đại Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã Hội

37.Đặng Nghiêm Vạn (2007), Văn hóa Việt Nam đa tộc người, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

38.Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên) (2000), Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 4: Truyện thơ, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

39.Đặng Nghiêm Vạn (2001), Dân tộc Văn hóa và tôn giáo, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

40. Lê Trung Vũ (1975), Truyện cổ dân tộc Mèo, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

41.Chế Lan Viên (1979), Tâm hồn và Tiếng hát Mèo (trong xã hội cũ), Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, nhận định và tra cứu, tr.856 -883.

42. Phạm Thu Yến (chủ biên), Lê Trường Phát, Nguyễn Bích Hà (2002), Giáo trình văn học dân gian, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tài liệu Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ (Trang 104 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)