Chương 1: Tổng quan về chi thường xuyên NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Cầu Giấy. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Cầu Giấy trong thời gian tới.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Trong điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay, khi nguồn thu ngân sách cònnhiều hạn chế, tình hình bội chi ngân sách diễn ra liên tục thì việc kiểm sóatchặt chẽ các khoản chi nhằm đảm bảo các khoản chi ngân sách được sử dụngđúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả có ý nghĩa rấtquan trọng
Chi NSNN là công cụ chủ yếu để Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền
cơ sở thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo anninh, quốc phòng và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước
Trong những năm qua, công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua hệthống KBNN nói chung và KBNN Cầu Giấy nói riêng đã có những chuyểnbiến tích cực về cả quy mô và chất lượng Bên cạnh đó, vẫn còn những tồntại, hạn chế như: công tác kiểm soát chi thường xuyên vẫn chưa thật hiệu quả,vẫn còn tình trạng lãng phí NSNN; chưa tạo được sự chủ động cho cácĐVSDNS trong sử dụng kinh phí NSNN cho dù đã có cơ chế tự chủ, tự chịutrách nhiệm sử dụng biên chế và kinh phí hoạt động Chưa thực hiện chế độcông khai minh bạch trong chi tiêu NSNN của ĐVSDNS… dẫn đến hiệu quảcông tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN còn chưa cao, chưa đáp ứngđược yêu cầu quản lý trong điều kiện kinh tế, tài chính hiện nay
Xuất phát từ những lý do trên cũng như vai trò quan trọng của công táckiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN và qua quá trình tìm hiểu thực
tế tại KBNN Cầu Giấy cùng với sự giúp đỡ của Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan, tôi
xin lựa chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên
Trang 2cứu Kết cấu của luận văn gồm có 3 chương, không kể lời mở đầu, kết luận vàtài liệu tham khảo.
Chương 1: Tổng quan về chi thường xuyên NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN.
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Cầu Giấy.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Cầu Giấy trong thời gian tới.
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở lý luận về kiểm soát, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản vềquản lý chi NSNN và kiểm soát chi NSNN qua KBNN, Đề tài nghiên cứuthực trạng và những hạn chế của công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNNqua KBNN Cầu Giấy trong thời gian qua Từ đó, rút ra những nguyên nhân và
đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu cùng các điều kiện thực hiện nhằmhoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóacông tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước, phù hợp với quán trình cảicách tài chính công, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế
3 Phương pháp, phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: là các vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác
kiểm soát chi NSNN qua KBNN Cầu Giấy
Phạm vi nghiên cứu: là công tác kiểm soát các khoản chi thường xuyên
qua KBNN
Phương pháp nghiên cứu: dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lê nin: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Trang 34 Cách thức thu thập và phân tích dữ liệu
Cách thức thu thập dữ liệu: Qua thu thập khái quát về đơn vị thực tập,
Bảng cân đối kế toán các năm 2010, 2011 và 2012, Báo cáo về kiểm soát thuchi qua KBNN do phòng Kế toán của đơn vị cung cấp; Các văn bản pháp luậthiện hành có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; Các ấn phẩm, sách báo trong angoài Học Viện…
Phân tích dữ liệu: Từ các dữ liệu đã thu thập được, để có các thông tin
thích hợp để hoàn thành luận văn cuối khóa, các phương pháp được sử dụnglà:
- Phương pháp điều tra: phỏng vấn, quan sát trực tiếp
- Phương pháp thống kê: điều tra mẫu, phân tích, tổng hợp…
- Phương pháp đánh giá: so sánh, liên hệ đối chiếu
5 Kết quả dự kiến và đóng góp đề tài
Làm rõ thêm về cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả công tác kiểmsoát chi thường xuyên NSNN qua KBNN , trong quá trình xây dựng kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Đánh giá sát thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNNqua KBNN Cầu Giấy
Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát chithường xuyên NSNN qua KBNN Cầu Giấy, từ đó sử dụng NSNN có hiệu quảhơn, nâng cao trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách góp phần thúc đẩy
sự phát triển KT-XH và tăng cường hội nhập quốc tế
Trang 4CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN VÀ KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN
1.1 Chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm Ngân sách Nhà nước.
Khái niệm NSNN: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước
đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trongmột năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước
Thu NSNN bao gồn các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từhoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của tổ chức và cá nhân;các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảmbảo thực hiện các chức năng của Nhà nươc theo những nguyên tắc nhất định.Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển KT-XH, bảo đảm Quốc phòng
an ninh, bảo đảm hoạt động của Bộ máy Nhà nước; chi trả nợ Nhà nước; chiviện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật
1.1.1.2 Chi thường xuyên NSNN.
Chi thường xuyên NSNN bao gồm: Chi đảm bảo kinh phí cho các hoạtđộng sự nghiệp giáo dục – đào tạo, y tế, xá hội, văn hóa thông tin, văn họcnghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã hộikhác; quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; hoạt động của các cơquan Nhà nước; hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; các đoàn thể; trợgia theo chính sách của Nhà nước; cho các chương trình mục tiêu quốc gia;
Trang 5trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội và các khoản chi tiêu thườngxuyên khác.
1.1.2 Đặc điểm của chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
Chi thường xuyên của NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, liên quan đếnnhiều đối tượng và tác động đến lợi ích của mọi đối tượng của xã hội Chithường xuyên của NSNN có những đặc điểm sau:
- Chi thường xuyên NSNN mang tính ổn định: đặc điểm này xuất phát
bởi sự tất yếu phải thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, mặtkhác là do mối quan hệ giữa Nhà nước và NSNN Đặc điểm này được thể hiện
ở chỗ tổng mức chi và tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN, nộidung và cơ cấu chi thường xuyên ít có sự biến động lớn qua các năm
- Xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ, các khoản chi thường xuyên của NSNN có hiệu lực tác động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội: Nếu như chi đầu tư phát triển của NSNN nhằm tạo ra
các cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tếtrong tương lai, thì chi thường xuyên nhằm trang trải cho các nhu cầu thườngxuyên, duy trì sự tồn tại, hoạt động của các cơ quan Nhà nước và các đơn vị
sự nghiệp công lập Kết quả của các hoạt động sự nghiệp lại hầu như khôngtạo ra của cải vật chất; hoặc không gắn trực tiếp với việc tạo ra của cải vậtchất cho xã hội của mỗi năm đó Biểu hiện của đặc điểm này chính là cáckhoản chi thường xuyên thường được cấp phát và sử dụng trong từng nămngân sách, kết quả của các khoản chi thường xuyên không trực tiếp tạo ra củacải vật chất cho xã hội và nhằm thoả mãn nhu cầu công cộng
- Phạm vi chi thường xuyên của NSNN gắn chặt với cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng hàng hoá
Trang 6công cộng: Với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nên quá
trình phân phối và sử dụng vốn NSNN luôn phải hướng vào việc đảm bảo sựhoạt động bình thường của bộ máy Nhà nước, mặt khác Nhà nước có chứcnăng nhiệm vụ bảo đảm quyền lợi và lợi ích cơ bản của các thể nhân, phápnhân trong xã hội thông qua việc cung cấp hàng hoá công cộng Phần lớn cáchàng hóa công cộng được cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng và có thu phí là docác đơn vị sự nghiệp làm ra, do đó nó là nhân tố cấu thành ảnh hưởng đếnphạm vi và mức chi NSNN cho các hoạt động xự nghiệp
1.1.3 Vai trò của chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước.
Chi thường xuyên NSNN giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo thực hiện cácnhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia cũng như của các địa phương.Đảm bảo cơ sở ổn định và phát triển KT - XH trên các lĩnh vực: giáo dục, đàotạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoahọc và công nghệ, các sự nghiệp xã hội khác; quốc phòng, an ninh và trật tự
an toàn xã hội; hoạt động của các cơ quan nhà nước; hoạt động của ĐảngCộng sản Việt Nam; các đoàn thể; trợ giá theo chính sách của Nhà nước; chocác chương trình mục tiêu quốc gia; trợ cấp cho các đối tượng chính sách xãhội và các khoản chi thường xuyên khác, các chính sách xã hội quan trọng,điều phối hoạt động kinh tế vĩ mô của đất nước, bảo đảm quốc phòng, anninh, đối ngoại
1.2 Kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước.
1.2.1 Khái niệm về kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước.
Kiểm soát chi NSNN là việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thựchiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN diễn ra tại các khâucủa quá trình chi NSNN, từ lập dự toán, chấp hành dự toán, đến duyệt quyếttoán NSNN, nhằm đảm bảo mỗi khoản chi NSNN đều được dự toán từ trước,
Trang 7được thực hiện đúng dự toán được duyệt, đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩnqui định và có hiệu quả kinh tế- xã hội.
1.2.2 Vai trò của Kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước.
Một là, quản lý các khoản chi NSNN đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả
vừa là nguyên tắc, vừa là yêu cầu của quản lý kinh tế Tài chính Đồng thời,còn là mối quan tâm lớn hiện nay của các cấp từ Quốc hội, Chính phủ, đếncác bộ, ngành và các địa phương Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN có
ý nghĩa quan trọng trong việc tập trung nguồn lực Tài chính để phát triển kinhtế- xã hội; thực hành tiết kiệm, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãngphí; góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và làm lành mạnh hoá nềnTài chính Quốc gia Bên cạnh đó, nó còn góp phần nâng cao trách nhiệm cũngnhư phát huy được vai trò của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liênquan đến việc quản lý và sử dụng NSNN
Hai là, các khoản chi NSNN thường mang tính không hoàn trả trực
tiếp Tính không hoàn trả trực tiếp thể hiện ở chỗ các đơn vị được NSNN cấpphát kinh phí sẽ không phải hoàn trả lại trực tiếp cho Nhà nước số kinh phí đósau một thời gian sử dụng, mà phải “hoàn trả” cho Nhà nước bằng chính kếtquả công việc đã được Nhà nước giao cho Tuy nhiên, việc lượng hoá các kếtquả của các khoản chi NSNN thường rất khó khăn và nhiều khi không toàndiện Mặt khác, lợi ích của các khoản chi NSNN mang lại thường ít gắn vớilợi ích cụ thể, cục bộ Vì thế, sự quan tâm của người sử dụng NSNN phần nào
bị hạn chế Do vậy, cần thiết phải có các cơ quan chức năng có thẩm quyềnthực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi của NSNN để đảm bảo cho việcNhà nước sẽ nhận được những kết quả tương xứng với số tiền mà Nhà nước
đã bỏ ra
Trang 8Ba là, xuất phát từ tính chất, đặc điểm của các khoản chi NSNN là diễn
ra trên phạm vi rộng, liên quan đến nhiều đối tượng trong xã hội Trong khi
đó, cơ chế quản lý chi NSNN thì chỉ quy định được những vấn đề chung nhất,mang tính nguyên tắc, không thể bao quát hết tất cả các vấn đề nảy sinh trongquá trình thực hiện chi NSNN Hơn nữa, cùng với sự phát triển KTXH, hoạtđộng chi NSNN cũng ngày càng đa dạng hơn, phức tạp hơn Điều này làmcho cơ chế quản lý chi nhiều khi không theo kịp với sự biến động của hoạtđộng chi NSNN
Bốn là, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là xu thế tất yếu và là một
yêu cầu khách quan đối với một quốc gia trên con đường phát triển Tài chínhkhông chỉ đảm nhận chức năng phân phối, giám đốc bằng đồng tiền, mà từngbước phải tạo dựng, duy trì, kiểm soát có hiệu quả thị trường Tài chính và cácluồng vốn cho sự tăng trưởng kinh tế Mặt khác, hội nhập là sự thừa nhận vàvận hành nền kinh tế Tài chính tuân thủ các nguyên tắc, thông lệ, các chuẩnmực quốc tế Trong đó, tự do hoá, minh bạch, công khai… là những nguyêntắc cơ bản của hội nhập Chính vì vậy, vai trò của kiểm soát chi lại càng cầnthiết, nhằm quản lý chặt chẽ ngân quỹ quốc gia, đảm bảo vốn được sử dụngđúng mục đích, có hiệu quả Từ đó, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế,đồng thời góp phần xây dựng một nền Tài chính công khai, minh bạch, đápứng được các yêu cầu của hội nhập
1.2.3 Nội dung, nguyên tắc và những nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN.
1.2.3.1 Khái niệm.
Là phương thức tổ chức, sắp xếp bộ máy kiểm soát chi thường xuyênNSNN tại hệ thống KBNN cho các đối tượng sử dụng NSNN KBNN thực
Trang 9hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN phùhợp với các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do nhà nước quy định theonhững nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong quá trìnhcấp phát và thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN Trên cơ sở cácmối quan hệ giữa hệ thống pháp luật, chế độ chính sách của nhà nước và cácchế tài quy định cụ thể những thực thể liên quan đến thực hiện công tác KSCthường xuyên NSNN tại KBNN Thông qua các mối quan hệ tác động qua lại
đó và sự vận động của cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN,NSNN sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn, phục vụ ngày càng tốt hơn chophát triển kinh tế xã hội
Các khoản chi phải có trong dự toán được phân bổ, đúng quy định,đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã đượcthủ trưởng của đơn vị sử dụng NSNN hoặc người được ủy quyền quyết địnhchi Trường hợp phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá thì phải tổ chức đấu
Trang 10thầu hoặc thẩm định giá theo đúng mức quy định Các khoản có tính chấtthường xuyên thì được chia đều trong năm để chi.
Hai là, mọi khoản chi NSNN phải được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách.
Niên độ NSNN là khoản thời gian dự toán NSNN được cơ quan quyền
lực nhà nước quyết định có hiệu lực thi hành
Ở Việt Nam, NSNN bao gồm NSTW và NSĐP Các cấp ngân sách ởđịa phương bao gồm ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sáchcấp xã
Các khoản chi NSNN bằng ngoại tệ, hiện vật, ngàỳ công lao động đượcquy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật,ngày công lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
Ba là, các khoản chi NSNN sai chế độ phải được thu hồi Các khoản
chi NSNN sai chế độ là các khoản chi NSNN không đúng đối tượng, tiêuchuẩn định mức…quy định trong văn bản pháp luật hiện hành về chi NSNNcủa cấp có thẩm quyền
Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơquan nhà nước có thẩm quyền, KBNN thực hiện thu hồi các khoản chi NSNNsai chế độ quy định cho NSNN
Điều kiện cấp phát thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN
qua KBNN.
Một là, đã có trong dự toán được giao, trừ các trường hợp sau:
Trang 11Dự toán và phương án phân bổ dự toán NSNN chưa được cơ quan nhànước có thẩm quyền quyết định hoặc phải điều chỉnh dự toán NSNN theo quyđịnh.
Chi từ nguồn tăng thu so với dự toán NSNN được giao và từ nguồn dựphòng NSNN theo quy định của cấp có thẩm quyền để khắc phục hậu quảthiên tai, hỏa hoạn…; các khoản chi độ xuất ngoài dự toán được duyệt, nhưngkhông thể trì hoãn được
Chi ứng trước dự toán NSNN năm sau
Hai là, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định
Ba là, đã được cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN
hoặc người được ủy quyền quyết định chi
Đối với các khoản chi do cơ quan tài chính cấp phát trực tiếp, thì quyếtđịnh chi là “lệnh chi tiền” của cơ quan tài chính Cơ quan tài chính chịu tráchnhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất của từng khoản chi, bảo đảmcác điều kiện cấp phát NSNN theo quy định, KBNN thực hiện chi trả, thanhtoán cho đơn vị sủ dụng NSNN theo nội dung ghi trong lệnh chi tiền của cơquan tài chính
Đối với các khoản chi cơ quan tài chính không cấp phát trực tiếp, khi
có nhu cầu chi, đơn vị sử dụng NSNN lập và gửi KBNN giấy rút dự toánNSNN
Bốn là,có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán.
Để được cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN các đơn vị sử dụngNSNN phải gửi đầy đủ hồ sơ, chứng từ liên qua đến từng khoản chi NSNN tớiKBNN
Trang 12Hồ sơ thanh toán phải phù hợp với từng tính chất của từng khoản chi vàphải đảm bảo tính đầy đủ hợp pháp, hợp lệ.
Hình thức cấp phát thanh toán các khoản chi NSNN.
Có hai hình thức cấp phát thanh toán các khoản chi NSNN đó là: Cấpphát thanh toán theo dự toán và cấp phát thanh toán bằng hình thức lệnh chitiền
Cấp phát thanh toán theo dự toán
Căn cứ vào dự toán năm được giao, ĐVSDNS thực hiện rút dự toán chitheo chế độ, định mức chi tiêu ngân sách đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền ban hành và tiến độ, khối lượng thực hiện nhiệm vụ
Các khoản chi thanh toán cá nhân như lương, phụ cấp lương, trợ cấp xãhội…; đảm bảo thanh toán theo mức lương được hưởng lương, trợ cấp từNSNN
Những khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một sốthời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản
có tính chất không thường xuyên khác thực hiện thanh toán theo tiến độ, khốilượng thực hiện
KBNN kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ thanh toán của ĐVSDNS theo quyđịnh; nếu đủ điều kiện theo quy định, thì thực hiện thanh toán trực tiếp chongười hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặcthanh toán qua ĐVSDNS Khi thực hiện chi trả, thanh toán theo dự toán từKBNN, KBNN thực hiện chi cho ĐVSDNS theo đúng các mục chi thực tếtrong phạm vi các nhóm mục đã được giao trong dự toán NSNN Riêng nhómmục khoản chi khác trong dự toán NSNN được phép thanh toán để chi cho tất
Trang 13cả các nhóm mục, song phải hạch toán theo đúng mục thực chi Đối với khoảnmục tạm ứng, tùy theo nội dung chi có thể hạch toán đến Mục hoặc Tiểu mục.
Cấp phát, thanh toán bằng hình thức lệnh chi tiền
Đối tượng thực hiện chi trả, thanh toán bằng hình thức lệnh chi tiền baogồm chi cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội không có quan hệthường xuyên với NSNN; chi trả nợ, viện trợ; chi bổ sung có mục tiêu từ ngânsách cấp trên cho ngân sách cấp dưới và một số khoản chi khác
Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tínhchất của từng khoản chi, bảo đảm các điều kiện cấp phát NSNN theo chế độquy định KBNN thực hiện xuất quỹ NSNN và thanh toán cho ĐVSDNS theonội dung ghi trong lệnh chi tiền của cơ quan tài chính
1.2.3.3 Nguyên tắc.
Một là, nguyên tắc quản lý theo dự toán
Quản lý các khoản chi NSNN theo dự toán có nghĩa là phân bổ, cấpphát, sử dụng, hạch toán kế toán, quyết toán kinh phí chi phải tuân thủ theođúng dự toán đã được cơ quan quyền lực Nhà nước quyết định và cấp có thẩmquyền giao thực hiện
Quản lý theo dự toán nhằm đảm bảo dược yêu cầu cân đối của NSNN,tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành NSNN; hạn chế được tính tuỳ tiệntrong quản lý và sử dụng kinh phí trong các đơn vị thụ hưởng NSNN
Hai là, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.
Nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả là một trong những nguyên tắc quantrọng hàng đầu của quản lý kinh tế, tài chính bởi: Nguồn lực thì có giới hạnnhưng nhu cầu thì không có mức giới hạn nào Do đó trong quá trình phân bổ
Trang 14và sử dụng các nguồn lực khan hiếm đó luôn phải tính toán làm sao để với chiphí ít nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả tốt nhất.
Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả chi chỉ có thể được tôn trọng khi quátrình cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN phải làm tốt và làm đồng bộmột số nội dung sau:
+ Phải xây dựng các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đốitượng mang tính chất công việc; đồng thời lại phải có tính thực tiễn cao+ Phải thiết lập được các hình thức cấp phát đa dạng và lựa chọn hìnhthức cấp phát áp dụng cho mỗi loại hình đơn vị, hay yêu cầu quản lý củatừng nhóm mục chi một cách phù hợp
+ Quản lý các khoản chi một cách tiết kiệm, hiệu quả phải được xemxét đánh giá gắn chi và chi phí cần thiết tối thiểu trong thực tiễn để đạtđược mục tiêu liền với các khoản đó
Ba là, nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN
Quản lý quỹ NSNN là một trong những chức năng quan trọng củaKBNN vì vậy KBNN vừa có quyền, vừa có trách nhiệm phải kiểm soát chặtchẽ mọi khoản chi NSNN; đặc biệt là các khoản chi NSNN Nhằm tăngcường vai trò của KBNN trong kiểm soát chi NSNN, hiện nay ở nước ta đã vàđang triển khai thực hiện “chi trực tiếp qua KBNN” và coi đó như mộtnguyên tắc trong quản lý khoản chi này
Chi trực tiếp qua KBNN là phương thức thanh toán chi trả có sự thamgia của ba bên: Đơn vị sử dụng NSNN, KBNN, tổ chức hoặc cá nhân đượcnhận khoản tiền do đơn vị sử dụng ngân sách thanh toán chi trả bằng hìnhthức thanh toán không dùng tiền mặt Theo đó KBNN sẽ cấp phát kinh phíNSNN cho các đơn vị sử dụng NSNN nhưng trực tiếp chi trả cho người đượchưởng thay đơn vị sử dụng NSNN
Trang 151.2.3.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường
xuyên NSNN qua KBNN.
Một là, Trình độ phát triển kinh tế, xã hội.
Trình độ phát triển kinh tế, xã hội có ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sáchnhà nước Qui mô nguồn thu sẽ quyết định đến nguồn để chi NSNN Mà cónguồn chi thì sẽ tính tới cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Trình
độ phát triển kinh tế, xã hội càng cao thì các nguồn thu cho NSNN càng lớn,đồng thời cũng khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đaithuận lợi cho việc khai thác nguồn thu Mặt khác, khi cơ sở hạ tầng kinh tế,
kỹ thuật đồng bộ và tốt hơn nên sẽ thu hút được các nhà đầu tư vào đầu tư sảnxuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng thucho ngân sách Vì thế, tùy vào từng đặc điểm cụ thể về trình độ phát triểnkinh tế - xã hội từng thời kỳ là một trong những yếu tố quyết định để có cơ sởtừng bước nâng cao hiệu quả công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN
Hai là: Sự ổn định chính trị của đất nước.
Yếu tố quan trọng và cơ bản cho sự phát triển của đất nước là phải có sự ổnđịnh về chính trị, an ninh quốc gia Có ổn định về chính trị thì kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội mới đạt được và các nhà đầu tư từ mọi nơi trong và ngoàinước đưa vốn và kỹ thuật, công nghệ vào nước ta để kinh doanh và làm ăn lâudài Như thế chúng ta mới phát triển được kinh tế, từ đó mới có nguồn thu choNSNN yến tố quyết định đến chi thường xuyên NSNN
Ba là: Hệ thống luật pháp và chế độ, chính sách về chi thường xuyên
NSNN
Khi Luật ngân sách nhà nước được ban hành, thì công tác KSC thườngxuyên NSNN qua KBNN mới được hình thành và đi vào cuộc sống Sau
Trang 16khi Luật Ngân sách nhà nước ra đời thì một loạt chế độ chính sách vềquản lý và KSC thường xuyên NSNN qua KBNN được ban hành, đó lànghị định của Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và các
Bộ, ngành chức năng, các văn bản của KBNN Đây là hệ thống chế độ,chính sách làm cơ sở cho KBNN thực hiện công tác KSC thường xuyênNSNN KBNN không thể thực hiện công tác KSC thường xuyên NSNNđược nếu như không có hệ thống hệ thống luật pháp và chế độ, chính sách
về chi thường xuyên NSNN
Tuy vậy, hệ thống luật pháp và chế độ, chính sách về chi thường xuyênNSNN của chúng ta hiện nay ban hành đã khá đầy đủ, đồng bộ và tương đốisát với thực tiễn cuộc sống Nhưng do chi thường xuyên NSNN đa dạng, phứctạp và rộng khắp, đồng thời chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủquan khác nhau, nên nhiều khi ban hành còn thiếu cơ sở thực tế để thực hiện,
có tình trạng chưa đồng bộ
Do vậy hoàn thiện hệ thống luật pháp và chế độ, chính sách về chi thườngxuyên NSNN luôn là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến công tác KSC thườngxuyên NSNN qua KBNN
Bốn là: Năng lực quản lý điều hành của các cấp chính quyền và các cấp
quản lý NSNN
Theo Luật Ngân sách nhà nước hiện nay, Quốc hội quyết nghị dự toán ngânsách trung ương và trợ cấp cho ngân sách địa phương Hội đồng nhân dântỉnh, thành phố quyết nghị dự toán ngân sách cấp mình và trợ cấp cho ngânsách cấp dưới Tương tự như vậy đối với ngân sách quận, huyện, thị xã BộTài chính căn cứ vào quyết nghị của Quốc hội ra quyết định giao dự toán chiNSNN cho các bộ, ban, ngành ở trung ương và trợ cấp ngân sách cho các địaphương Tại tỉnh, thành phố, UBND tỉnh, thành phố căn cứ vào quyết nghị
Trang 17chủ HĐND tỉnh ra quyết định giao dự toán chi thường xuyên ngân sách chocác sở, ban, ngành và trợ cấp cho ngân sách quận, huyện, thành phố, tương tựnhư vậy với ngân sách quận, huyện, thành phố Nhận được quyết định giao
dự toán các đơn vị dự toán cấp I phân bổ dự toán cho các đơn vị sử dụngNSNN Như vậy các đơn vị sử dụng NSNN có quyết định giao dự toán của cơquan chủ quản thì mới đến KBNN làm thủ tục kiểm soát chi và rút kinh phí
Do đó Năng lực quản lý điều hành của các cấp chính quyền và các cấp quản
lý NSNN sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến công tác KSC thường xuyên NSNN quaKBNN
Năm là: Các nhân tố khách quan khác.
Có nhiều nhân tố khách quan ảnh hưởng đến công tác KSC thường xuyênNSNN qua KBNN:
Như các cơ quan đề ra cơ chế, chính sách quản lý và phát triển kinh tế xã hội:chính sách chế độ tiền lương của cán bộ công chức, chính sách nâng cao chấtlượng giáo dục, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Như các đơn vị sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước, việccác đơn vị có tự giác chấp hành chế độ chi tiêu thường xuyên NSNN haykhông cũng là một nhân tố rất quan trọng đối với KBNN trong quá trình thựchiện cơ chế KSC thường xuyên NSNN
Trang 18CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
NSNN QUA KBNN CẦU GIẤY
2.1 Khái quát về công tác Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
Ngày 22/11/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/1996/NĐ-CP
về việc thành lập quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy, thành lập và đổi tên một
số phường thuộc thành phố Hà Nội Quận Cầu Giấy ban đầu có 7 phường gồm:Phường Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Yên Hoà, Trung Hoà, Mai Dịch, Quan Hoa,Dịch Vọng Đến ngày 05/01/2005 Chính phủ ra Nghị định số 02/2005/NĐ-CPthành lập phường Dịch Vọng Hậu thuộc quận Cầu Giấy trên cơ sở điều chỉnhđịa giới hành chính của phường Quan Hoa và phường Dich Vọng Từ đó đếnnay quận Cầu Giấy có 8 phường với tổng diện tích 12,04 km2, dân số là238.668 người tính hết năm 2010
Từ một vùng đất ven đô, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế cònnghèo nàn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, giờ đây Cầu giấy là quận nội thành với
Trang 19kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng văn minh hiện đại, đời sống vật chất, tinh thầncủa nhân dân được cải thiện, an ninh quốc phòng được bảo đảm Kinh tế pháttriển mạnh theo cơ cấu: dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp Những năm gầnđây, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của quận Cầu Giấy bình quân đạt 30%,thu NSNN bình quân 64% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng ngàycàng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ- công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nôngnghiệp Năm 2010, tổng thu NSNN của quận đạt 1.100 tỷ đồng; doanh thu từhoạt động thương mại- dịch vụ đạt 21.500 tỷ đồng; Giá trị sản xuất côngnghiệp – xây dựng đạt 3.500 tỷ đồng Hiện nay, quận đang có xu 3 hướng đôthị hóa là: Hình thành các trung tâm công nghệp, thương mại, dịch vụ mới; mởrộng đô thị từ các phường ven đô tới các nơi xa hơn; chuyển đổi những vùngnông thôn có điều kiện phát triển sản xuất, giao lưu hàng hóa hình thành các
đo thị, các trung tâm buôn bán Qui mô giáo dục của quận phát triển toàn diện
ở các ngành học, cấp học với 52 trường học từ mầm non đến trung học phổthông Các Bộ, ngành, các đơn vị trung ương đóng trên địa bàn quận ngày càngtăng
Cùng với việc thành lập quận Cầu Giấy, ngày 11/07/1997 Bộ trưởng BộTài chính đã ban hành quyết định 587TC/QĐ/TCCB về việc thành lập KBNNCầu Giấy trực thuộc KBNN Hà Nội để thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địabàn quận Cầu Giấy kể từ ngày 01/9/1997
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN Cầu Giấy.
Trải qua 16 năm xây dựng và trưởng thành, bộ máy tổ chức của KBNNCầu Giấy không ngừng được củng cố, hoàn thiện và phát triển không chỉ về sốlượng mà còn về cả chất lượng Trình độ chuyên môn của các cán bộ trongKBNN không ngừng được nâng cao, chất lượng làm việc ngày càng một hiệuquả Từ cuối năm 2002, KBNN Cầu Giấy được làm việc tại địa chỉ số 5 đường
Trang 20Trần Đăng Ninh thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy với tổng diện tíchtrên 700m2 Đến nay số đơn vị giao dịch đã lên tới vài trăm đơn vị, tổng số cán
bộ hiện tại là 38 người được sắp xếp theo sơ đồ sau:
HÌNH 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA KBNN CẦU GIẤY.
Với chức năng, nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, thanh toán cho cácĐVSDNS trên địa bàn quận nên khối lượng công việc tương đối lớn, thu chiNSNN diễn ra thường xuyên, liên tục Trong nhiều năm qua, KBNN Cầu Giấyluôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao Để đạt được kết quả đó,ngoài sự nỗ lực của bản thân của đơn vị còn có sự hỗ trợ của KBNN cấp trên,
sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể Bên cạnh các hoạt độngchuyên môn, KBNN Cầu Giấy luôn chú trọng xây dựng, củng cố và phát triển
tổ chức Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất giữa Đảng, chính quyền, cácđoàn thể trong triển khai thực hiện công tác, xây dựng mối quan hệ đoàn kết
Tổ Kế hoạch - Hành Chính
Tổ Kế Toán
Tổ Kho quỹ - Bảo Vệ
GIÁM ĐỐC
Trang 21trong nội bộ cơ quan Đồng thời Kho bạc cũng luôn chăm lo bồi dưỡng chấtlượng đội ngũ cán bộ, đảm bảo về năng lực chuyên môn, có phẩm chất chínhtrị vững vàng, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của đất nước trong quá trình hộinhập quốc tế.
2.2 Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Cầu Giấy.
2.2.1 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN.
KBNN Cầu Giấy thực hiện giao dịch một cửa trong kiểm soát chithường xuyên theo quy trình đã được quy định trong quyết định số 1116/QĐ-KBNN năm 2009 của Bộ Tài chính
1 2
6 37
Thủ quỹ
Trang 22Hướng đi của chứng từ thanh toán
Các bước thực hiện trong quy trình
Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ chứng từ
1 Khách hàng gửi hồ sơ, chứng từ cho cán bộ kiểm soát chi KBNN Tùy theotừng phương thức cấp phát, hình thức thanh toán và nội dung chi NSNN,khách hàng cung cấp hồ sơ, chứng từ phù hợp
2 Kiểm soát sơ bộ hồ sơ: cán bộ kiểm soát chi tiếp nhận và kiểm tra sơ bộ hồ
sơ, chứng từ:
+ Tính đầy đủ của các loại tài liệu theo quy định đối với từng nội dung chi.+ Về hình thức của hồ sơ: Các tài liệu là chứng từ kế toán phải đảm bảo đúngmẫu, đầy đủ số liên theo quy định, có dấu, chữ ký trực tiếp trên các liênchứng từ Các tài liệu như dự toán, hợp đồng, hóa đơn thanh toán phải là bảnchính; các tài liệu, chứng từ khác là bản chính (hoặc bản sao có chứng thựccủa cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày18/5/2007 của Chính phủ)
3 Phân loại hồ sơ và xử lý:
3.1 Đối với công việc phải giải quyết ngay bao gồm các đề nghị tạm ứngbằng tiền mặt; thanh toán tiền lương, tiền công, học bổng, sinh hoạt phí, chihành chính; các khoản chi từ tài khoản tiền gửi mà theo quy định; KBNNkhông kiểm soát chi:
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ theo quy định, cán bộ kiểm soát chi tiếp nhận
và xem xét, giải quyết ngay
Trang 23- Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc phải hoàn chỉnh, bổ sung: cán bộ kiểmsoát chi lập 2 liên phiếu giao nhận hồ sơ với khách hàng, trong đó nêu rõnhững tài liệu, chứng từ đã nhận, các yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ; giao
1 liên phiếu giao nhận cho khách hàng, lưu 1 liên làm căn cứ theo dõi và xử lý
hồ sơ
3.2 Đối với những công việc có thời hạn giải quyết trên một ngày bao gồm:các khoản thanh toán bằng chuyển khoản cho nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ;thanh toán khoản chi chuyên môn, nghiệp vụ và các khoản chi khác có tínhchất phức tạp; thanh toán tạm ứng:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, cán bộ kiểm soát chi tiết nhận vàlập 2 liên phiếu giao nhận hồ sơ với khách hàng, trong đó nêu rõ ngày hẹn trảkết quả
- Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc phải hoàn chỉnh, bổ sung: cán bộ kiểmsoát chi lập 2 liên phiếu giao nhận hồ sơ với khách hàng, trong đó nêu rõnhững tài liệu, chứng từ đã nhận, các yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ; giao
1 liên phiếu giao nhận cho khách hàng, lưu 1 liên làm căn cứ theo dõi và xử lý
hồ sơ
(Phiếu giao nhận hồ sơ: mẫu số 02/PHS-CTX đính kèm Quy trình)
3.3 Xử lý giao nhận đối với các trường hợp bổ sung hồ sơ, chứng từ
- Khi khách hàng đến bổ sung tài liệu, chứng từ theo yêu cầu tại Phiếu giaonhận hồ sơ, cán bộ kiểm soát chi phản ánh việc bổ sung hồ sơ vào phiếu giaonhận hồ sơ đã lưu Nếu hồ sơ đã đầy đủ thì tiến hành tiếp nhận và xem xét,giải quyết ngay đối với những công việc phải giải quyết ngay; đối với nhữngcông việc có thời gian giải quyết trên 1 ngày thì ghi rõ ngày hẹn trả kết quả,
Trang 24tính từ ngày KBNN nhận đủ hồ sơ trên Phiếu giao nhận hồ sơ, phô tô một bảntrả khách hàng.
Bước 2 Kiểm soát chi
1 Cán bộ kiểm soát chi: kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và sự chính xác của
hồ sơ chứng từ, kiểm tra số dư tài khoản, số dư dự toán, kiểm tra mẫu dấu chữ
ký và các điều kiện thanh toán, chi trả đối với từng nội dung chi Nếu hồ sơđáp ứng đủ điều kiện chi NSNN theo quy định, thực hiện hạch toán kế toán,
ký chứng từ và chuyển toàn bộ hồ sơ, chứng từ cho Kế toán trưởng (hoặcngười được ủy quyền) theo quy định;
- Nếu số dư tài khoản của khách hàng không đủ; khoản chi không đủ điềukiện chi ngân sách nhà nước theo chế độ quy định (sai chế độ, tiêu chuẩn,định mức chi, không đúng đối tượng, mục đích theo dự toán được duyệt), cán
bộ kiểm soát chi lập Thông báo từ chối thanh toán trình lãnh đạo KBNN kýgửi khách hàng giao dịch (mẫu Thông báo từ chối thanh toán theo mẫu phụlục số 03 Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính)
- Đối với các trường hợp phức tạp, chưa đầy đủ căn cứ pháp lý, chưa cóhướng dẫn cụ thể hoặc phải chờ ý kiến của cấp có thẩm quyền thì cán bộ kiểmsoát chi phải báo cáo lãnh đạo phòng (bộ phận) xem xét, chỉ đạo hướng giảiquyết; nếu vượt quá thẩm quyền, phải lập tờ trình báo cáo lãnh đạo đơn vịKBNN có ý kiến chính thức bằng văn bản trả lời khách hàng
2 Quy trình kiểm soát chi:
- Đối với Lệnh chi tiền: cán bộ kiểm soát chi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháplệnh chi tiền của cơ quan tài chính, KBNN thực hiện xuất quỹ ngân sách nhà
Trang 25nước và thanh toán cho đơn vị sử dụng NSNN theo nội dung ghi trong Lệnhchi tiền của cơ quan tài chính.
- Đối với trường hợp rút dự toán: kiểm tra số dư tài khoản dự toán của đơn vị;kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, chứng từ; kiểm soát nộidung chi phù hợp với tiêu chuẩn, định mức chế độ của cấp có thẩm quyền quyđịnh; kiểm soát mẫu dấu, chữ ký của giấy rút dự toán; kiểm soát đối tượng vànội dung chi bằng tiền mặt (đối với đề nghị chi bằng tiền mặt)
- Đối với tài khoản tiền gửi của đơn vị dự toán:
+ Tiền gửi dự toán thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng: KBNN thực hiệnkiểm soát chi theo quy định tại Thông tư số 23/2004/TTLT-BTC-BQP ngày26/3/2004 và Thông tư số 54/2004/TTLT-BTC-BCA ngày 10/6/2004: Đối vớicác khoản chi có độ bảo mật cao, KBNN thực hiện thanh toán, chi trả cho đơn
vị, không thực hiện kiểm soát các khoản chi này; đối với các khoản chi không
có độ bảo mật cao, KBNN kiểm soát, thanh toán như trường hợp chi trả từ tàikhoản dự toán
+ Tiền gửi phí, lệ phí được để lại cho đơn vị sử dụng: KBNN kiểm soát chitheo quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 Thông tư số45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi,
bổ sung, thay thế các văn bản trên (nếu có)
+ Tài khoản tiền gửi dự toán khác: KBNN kiểm soát ủy nhiệm chi chuyểntiền phù hợp với hợp đồng kinh tế về tên đơn vị thụ hưởng, ngân hàng nơiđơn vị thụ hưởng mở tài khoản, số tiền thanh toán, chủ tài khoản; kiểm soátmẫu dấu, chữ ký
Trang 26- Đối với tài khoản tiền gửi khác: KBNN chỉ kiểm soát tính hợp lệ, hợp phápcủa chứng từ đề nghị thanh toán, không kiểm soát chi đối với các trường hợpthanh toán từ tài khoản này.
Bước 3 Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) ký chứng từ.
- Cán bộ kiểm soát chi trình Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) hồ
sơ, chứng từ được kiểm soát đã đảm bảo đủ điều kiện tạm ứng/thanh toánkinh phí NSNN;
- Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) kiểm tra nếu đủ điều kiện tạmứng/ thanh toán sẽ ký (trên máy, trên giấy) và chuyển hồ sơ, chứng từ cho cán
bộ kiểm soát chi để trình Giám đốc (hoặc người được ủy quyền)
Bước 4 Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) ký.
Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) xem xét, nếu đủ điều kiện thì kýchứng từ giấy và chuyển cho cán bộ kiểm soát chi Trường hợp, Giám đốc(hoặc người được ủy quyền) không đồng ý tạm ứng/thanh toán, thì chuyển trả
hồ sơ cho cán bộ kiểm soát chi để dự thảo văn bản thông báo từ chối tạm ứng/thanh toán gửi khách hàng (phụ lục số 03 Thông tư số 79/2003/TT-BTC của
Bộ Tài chính)
Bước 5 Thực hiện thanh toán
1 Trường hợp thanh toán bằng chuyển khoản: cán bộ kiểm soát chi thực hiệntách tài liệu, chứng từ kiểm soát chi và chuyển chứng từ cho thanh toán viên.Căn cứ loại hình thanh toán áp dụng tại đơn vị, thanh toán viên thực hiện:
- Đối với thanh toán bù trừ thông thường: thanh toán viên tập hợp chứng từ,lập bảng kê thanh toán bù trừ (bảng kê TTBT 12 và 14), trình Kế toán trưởng
Trang 27(người được ủy quyền) ký kiểm soát, trình Giám đốc (người được ủy quyền)
ký duyệt
- Đối với thanh toán bù trừ điện tử: thanh toán viên chuyển hóa các chứng từgiấy sang chứng từ điện tử (lệnh thanh toán), lập bảng kê các lệnh thanh toánchuyển đi ngân hàng chủ trì; trình kế toán trưởng (người được ủy quyền) kýchứng từ trên máy; trình Giám đốc (người được ủy quyền) ký bảng kê
- Đối với trường hợp thanh toán điện tử trong hệ thống kho bạc: căn cứ chứng
từ giấy được lãnh đạo phê duyệt do cán bộ kiểm soát chi chuyển sang, thanhtoán viên kiểm tra lại thông tin trên hệ thống thanh toán; chuyển chứng từ trênmáy và chứng từ gốc cho Kế toán trưởng (người được ủy quyền) Kế toántrưởng kiểm soát, ký chứng từ điện tử Trường hợp lệnh thanh toán có giá trịcao, Giám đốc (người được ủy quyền) kiểm soát thanh toán và ký chứng từđiện tử
2 Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt, cán bộ kiểm soát chi đóng dấu kếtoán lên các liên chừng từ; chuyển các liên chứng từ chi tiền cho thủ quỹ theođường nội bộ
Bước 6 Trả tài liệu, chứng từ cho khách hàng.
1 Cán bộ kiểm soát chi tiến hành lưu hồ sơ kiểm soát chi theo quy định:Các tài liệu, chứng từ lưu bao gồm: liên chứng từ kế toán lưu theo quy định,
dự toán ngân sách nhà nước được duyệt; bảng đăng ký biên chế - quỹ lương,học bổng, sinh hoạt phí; hợp đồng mua bán hàng hóa, thiết bị, sửa chữa tàisản; quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu; quyết định chỉ định thầu; bảng kêthanh toán