1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong điều kiện ứng dụng dịch vụ công trực tuyến tại Kho bạc Nhà nước Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

26 195 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 624,12 KB

Nội dung

Nhận thức được tình hình thực tế như trên, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong điều kiện ứng dụng dịch vụ công trực tuyến tại Kho bạc Nhà

Trang 1

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Mã số: 60.34.03.01

Đà Nẵng – Năm 2019

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Hữu Cường

Phản biện 1: TS Đoàn Thị Ngọc Trai

Phản biện 2: PGS.TS Võ Văn Nhị

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 8 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập và phát triển của đất nước, công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước (NSNN) nói chung và công tác kiểm soát chi (KSC) thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước (KBNN) nói riêng đã có những bước chuyển mình tích cực Đặc biệt, kể từ năm 2018 khi mà hệ thống KBNN ứng dụng dịch vụ công (DVC) trực tuyến vào quá trình KSC NSNN qua KBNN thì lĩnh vực KSC thường xuyên đã nâng cao được chất lượng KSC cả về quy mô và chất lượng, ngày càng hiệu quả và khoa học hơn Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Ngũ Hành Sơn (Thành phố Đà Nẵng) vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế, kém hiệu quả Đặc biệt, trong điều kiện mới, khi ứng dụng DVC trực tuyến vào quá trình KSC NSNN qua KBNN, tính chủ động và phối hợp trong công tác của đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS) với KBNN vẫn chưa được phát huy cao Hiện tại, cán bộ công chức tại KBNN Ngũ Hành Sơn

có trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn chưa đồng đều Trong đó, vẫn còn một số ít cán bộ công chức thể hiện sự lúng túng và thụ động mỗi khi ứng dụng chương trình mới vào trong quá trình thực hiện công việc KSC dẫn đến tăng thời gian tiếp cận với những thay đổi mới Điều này thực sự có ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác KSC tại đơn vị

Nhận thức được tình hình thực tế như trên, tôi đã chọn đề tài:

“Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong điều kiện ứng dụng dịch vụ công trực tuyến tại Kho bạc Nhà nước Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu và hoàn thành

luận văn này Luận văn được thực hiện với mong muốn đóng góp

Trang 4

một số giải pháp nhằm góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế,

và nâng cao hiệu quả công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN trong điều kiện ứng dụng DVC trực tuyến

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN và vấn đề ứng dụng DVC trực tuyến vào công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN, luận văn được thực hiện nhằm đạt được hai mục tiêu sau:

- Phân tích thực trạng KSC thường xuyên NSNN trong điều kiện ứng dụng DVC trực tuyến tại KBNN Ngũ Hành Sơn

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN, đặc biệt là trong điều kiện ứng dụng DVC trực tuyến

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Công tác KSC thường xuyên NSNN

trong điều kiện ứng dụng DVC trực tuyến

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động chi thường xuyên NSNN trong

điều kiện ứng dụng DVC trực tuyến tại KBNN Ngũ Hành Sơn giai đoạn từ năm 2018 đến quý 1 năm 2019

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Thứ nhất, luận văn phân tích và đánh giá tình hình KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Ngũ Hành Sơn thông qua số liệu thực tế trong công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN từ năm 2018 đến quý 1 năm 2019

Thứ hai, trên cơ sở lý luận về KSC thường xuyên NSNN qua

Trang 5

KBNN và phân tích, đánh giá thực trạng của đơn vị, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN, đặc biệt trong điều kiện ứng dụng DVC trực tuyến Các giải pháp đề xuất nhằm giúp cho đơn vị tiến tới mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện, hiện đại hóa công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Ngũ Hành Sơn và tạo điều kiện thuận lợi tối đa trong quá trình kiểm soát thanh toán, tận dụng được lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và từng tiến tới mục tiêu KBNN điện tử từ năm 2020

6 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục những từ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu gồm ba chương với nội dung cụ thể như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chi

thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong điều kiện ứng dụng dịch vụ công trực tuyến

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên

ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong điều kiện ứng dụng dịch vụ công trực tuyến tại Kho bạc Nhà nước Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm

soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong điều kiện ứng dụng dịch vụ công trực tuyến tại Kho bạc Nhà nước Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trang 6

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG DỊCH VỤ CÔNG

TRỰC TUYẾN 1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1.1 Tổng quan về ngân sách nhà nước

Theo Luật NSNN số 85/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm

2015, Ngân sách Nhà nước được định nghĩa như sau: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán

và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”

1.1.2 Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Chi thường xuyên NSNN là quá trình phân phối và sử dụng vốn

từ quỹ NSNN để đáp ứng cho các nhu cầu chi của bộ máy quản lý nhà nước (QLNN) giúp bộ máy QLNN đảm bảo duy trì, vận hành và thực hiện nhiệm vụ của mình đồng thời đảm bảo chi cho các hoạt động sự nghiệp đáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về quản lý kinh tế - xã hội

1.1.3 Phân loại chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Chi thường xuyên là nhóm chi đặc biệt quan trọng gồm nhiều khoản chi và bao quát trên nhiều lĩnh vực, đối tượng chi và tính chất chi tiêu Cụ thể như sau:

a Phân loại theo lĩnh vực chi trả

b Phân loại theo đối tượng chi trả

c Phân loại theo tính chất từng khoản chi

Trang 7

1.1.4 Đặc điểm chi thường xuyên

1.1.5 Vai trò của chi thường xuyên

1.2 KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN

ỨNG DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước

a Chức năng của Kho bạc Nhà nước

b Nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước

1.2.2 Ứng dụng dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động

kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc

b Các dịch vụ được cung cấp thông qua dịch vụ công trực

tuyến trong hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà

nước qua Kho bạc Nhà nước

c Nguyên tắc thực hiện

d Điều kiện để tham gia dịch vụ công trực tuyến

e Thời gian nộp và tiếp nhận hồ sơ

f Xử lý sự cố trong quá trình thực hiện dịch vụ công

1.2.3 Thủ tục kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà

nước qua Kho bạc Nhà nước trong điều kiện ứng dụng dịch vụ

công trực tuyến

a Hồ sơ kiểm soát chi và yêu cầu thanh toán trong điều kiện

ứng dụng dịch vụ công trực tuyến

- Thứ nhất, hồ sơ KSC

Trang 8

- Thứ hai, yêu cầu thanh toán

- Phương thức gửi qua DVC trực tuyến

b Quy định về hồ sơ kiểm soát chi và yêu cầu thanh toán gửi qua dịch vụ công

c Thủ tục thực hiện gửi hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ công

d Thủ tục đăng ký mở và sử dụng tài khoản qua dịch vụ công Kho bạc Nhà nước

e Đăng ký rút tiền mặt qua dịch vụ công trực tuyến

1.2.4 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong điều kiện ứng dụng dịch vụ công trực tuyến

1.2.5 Nội dung công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong điều kiện ứng dụng dịch vụ công trực tuyến

KSC thường xuyên NSNN được tiến hành theo ba nội dung cơ bản sau:

- Kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ chi

- Kiểm tra các điều kiện chi theo chế độ quy định

- Kiểm tra tồn quỹ NSNN của các cấp ngân sách tương ứng với khoản chi

Nội dung chi thường xuyên NSNN qua KBNN được thể hiện qua ba giai đoạn kiểm soát:

- Kiểm soát trước khi chi

- Kiểm soát trong khi chi

- Kiểm soát sau khi chi

Trang 9

1.2.6 Trách nhiệm và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước trong việc quản lý, kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong điều kiện ứng dụng dịch vụ công trực tuyến

Trách nhiệm và quyền hạn của KBNN được quy định tại Thông

tư 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính Riêng trong trường hợp kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN thì trách nhiệm của KBNN trong điều kiện ứng dụng DVC

trực tuyến thì được quy định chi tiết hơn, cụ thể hơn tại Quyết định

2704/QĐ-BTC ngày 17/12/2015 của Bộ Tài chính về việc quy định thí điểm thủ tục giao dịch điện tử đối với dịch vụ công trên Cổng thông tin Kho bạc Nhà nước

1.2.7 Vai trò và sự cần thiết phải thực hiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong điều kiện ứng dụng dịch vụ công trực tuyến

a Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

b Sự cần thiết phải thực hiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

1.2.8 Tiêu chí đánh giá công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong điều kiện ứng dụng dịch vụ công trực tuyến

a Tiêu chí đánh giá về khối lượng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

- Kinh phí chi thường xuyên NSNN qua KBNN

- Số lượng đơn vị giao dịch tại KBNN

- Số lượng tài khoản được mở tại KBNN

Trang 10

b Tiêu chí đánh giá về chất lượng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

- KBNN thực hiện đúng quy trình và nghiệp vụ KSC thường xuyên NSNN qua KBNN

- Phát hiện và xử lý kịp thời, các khoản chi chưa đúng hồ sơ thủ tục, sai chế độ, tiêu chuẩn, và định mức của Nhà nước

Trang 11

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH

PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC NGŨ HÀNH SƠN

2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước Ngũ Hành Sơn

KBNN Ngũ Hành Sơn là đơn vị trực thuộc KBNN Đà Nẵng, được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 04 năm 1997; thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của Tổng Giám đốc KBNN KBNN Ngũ Hành Sơn hiện nay có 13 công chức Trong đó, ban lãnh đạo có hai công chức; bộ phận giao dịch có tám công chức;

và bộ phận bảo vệ có ba công chức

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Ngũ Hành Sơn

a Chức năng của Kho bạc Nhà nước Ngũ Hành Sơn

b Nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Ngũ Hành Sơn

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2.1 Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Ngũ Hành Sơn trong điều kiện ứng dụng dịch vụ công trực tuyến

Trang 12

a Đối tượng chịu sự kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Ngũ Hành Sơn

Hiện nay, trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn có khoảng 66 ĐVSDNS mở tài khoản giao dịch tại KBNN Ngũ Hành Sơn, sử dụng kinh phí chi thường xuyên NSNN

b Hình thức chi trả:

- Thứ nhất, theo hình thức rút dự toán

- Thứ hai, theo hình thức lệnh chi tiền

c Phương thức chi trả các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Ngũ Hành Sơn

- Phương thức tạm ứng

- Phương thức thanh toán trực tiếp

- Phương thức tạm cấp kinh phí ngân sách

d Nguyên tắc thực hiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Ngũ Hành Sơn trong điều kiện ứng dụng dịch vụ công trực tuyến

KSC thường xuyên NSNN trong điều kiện ứng dụng DVC trực tuyến cũng giống như mô hình KSC thường xuyên theo phương thức truyền thống Đó là, Giao dịch viên (GDV) được phân công trực tiếp giao dịch với khách hàng thực hiện tiếp nhận, xử lý, hồ sơ, chứng từ

và tham gia vào quy trình KSC, hạch toán kế toán, kế toán trưởng (KTT) kiểm soát hồ sơ, chứng từ và kiểm soát hạch toán kế toán Việc tổ chức sắp xếp và phân công thực hiện nghiệp vụ đảm bảo một ĐVSDNS chỉ giao dịch với một công chức kho bạc Tuy nhiên, việc tiếp nhận hồ sơ được thực hiện trên DVC trực truyến

e Quy trình tiếp nhận hồ sơ và thực hiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Ngũ Hành Sơn trong điều kiện ứng dụng dịch vụ công trực tuyến

Trang 13

- GDV tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, chứng từ trên DVC, in phục

hồi hồ sơ, chuyển hồ sơ, chứng từ giấy và trên DVC lên KTT

- KTT kiểm soát hồ sơ và chứng từ giấy trên DVC; trình hồ sơ, chứng từ giấy và trên DVC lên Giám đốc KBNN

- Giám đốc KBNN kiểm soát, phê duyệt hồ sơ, chứng từ giấy và trên DVC

- Sau khi Giám đốc KBNN phê duyệt trên DVC, hệ thống tự động giao diện bút toán vào Tabmis ở trạng thái đã phê duyệt Đồng thời, Tabmis sẽ trả lại trạng thái dành dự toán với yêu cầu thanh toán cho chương trình DVC

+ Tường hợp đủ dự toán để chi, GDV áp thanh toán theo quy định hiện hành

+ Trường hợp không đủ dự toán để chi, thực hiện hủy ký lần lượt các chức danh trên DVC và phản hồi trên DVC, đồng thời DVC

tự động gửi mail thông báo cho khách hàng

f Nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong điều kiện ứng dụng dịch vụ công trực tuyến tại Kho bạc Nhà nước Ngũ Hành Sơn

- Thứ nhất, kiểm soát trước khi chi: Vào đầu năm ngân sách, ĐVSDNS trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn gửi KBNN Ngũ Hành Sơn các hồ sơ gửi lần đầu và hồ sơ KSC bao gồm, quyết định giao

dự toán, quy chế chi tiêu nội bộ, quyết định giao quyền tự chủ Ngoài

ra, khi có nhu cầu chi tiêu ngoài các hồ sơ gửi lần đầu, ĐVSDNS lập

và gửi KBNN Ngũ Hành Sơn các hồ sơ tài liệu có liên quan như: Giấy rút dự toán, giấy rút tiền mặt, ủy nhiệm chi, bảng kê chứng từ thanh toán và các hồ sơ khác có liên quan Cán bộ KBNN tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ gửi đầu năm và kiểm tra

sơ bộ hồ sơ chứng từ kế toán mà đơn vị gửi tới

Trang 14

- Thứ hai, kiểm soát trong khi chi: là việc kiểm soát các khoản chi đảm bảo các khoản chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và thỏa mãn các điều kiện chi NSNN theo quy định

- Thứ ba, kiểm soát sau khi chi: Là việc cán bộ KBNN Ngũ Hành Sơn thực hiện kiểm soát tồn quỹ tiền mặt, kiểm soát tiền gửi KBNN, kiểm soát các nguồn thu khác của đơn vị và cách đơn vị sử dụng các nguồn thu đó Kiểm tra việc đối chiếu số liệu sử dụng dự toán của ĐVSDNS với KBNN

g Ý nghĩa của việc triển khai dịch vụ công trực tuyến tại Kho bạc Nhà nước Ngũ Hành Sơn

- Đối với đơn vị sử dụng ngân sách

- Đối với đơn vị KBNN Ngũ Hành Sơn

h Các rủi ro trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong điều kiện ứng dụng dịch vụ công trực tuyến tại Kho bạc Nhà nước Ngũ Hành Sơn

Trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ của KBNN từ hoạt động KSC đến hoạt động thanh toán, quản lý ngân quỹ và các chương trình ứng dụng thì hầu như rủi ro đều hiện diện trong tất cả các hoạt động Đặc biệt là hoạt động KSC thường xuyên NSNN Hoạt động KSC thường xuyên NSNN khi chưa ứng dụng DVC trực tuyến thì cách nhận diện rủi ro, nguyên nhân xảy ra rủi ro và các biện pháp khắc phục rủi ro thì được hướng dẫn tại Quyết định 665/QĐ-KBNN ngày 16/7/2013 về việc ban hành quy định tạm thời khung kiểm soát quản lý rủi ro hoạt động kế toán ngân sách nhà nước áp dụng cho Tabmis Các rủi ro này được nhận diện tương ứng với từng giai đoạn

và quá trình chi NSNN Tuy nhiên, việc nhận diện rủi ro và kiểm soát rủi ro trong KSC thường xuyên NSNN qua KBNN trong điều kiện ứng dụng DVC trực tuyến là một nội dung mới vì các KBNN

Ngày đăng: 27/09/2019, 22:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w