1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước

28 1,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 580,24 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN XUÂN QUẢNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Đà Lạt – 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN XUÂN QUẢNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng Mã số : 60 34 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.VŨ ĐỨC THANH Đà Lạt – 2012 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG ii LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 6 1.1. Một số khái niệm chung về Ngân sách Nhà nướcchi NSNN 6 1.1.1. Ngân sách Nhà nước 6 1.1.2. Chi Ngân sách Nhà nước 8 1.2. Nội dung về công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước 13 1.2.1. Khái niệm về công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước 13 1.2.2. Sự cần thiết kiểm soát chi ngân sách nhà nước 13 1.3. Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN 16 1.3.1. Kiểm soát điều kiện chi NSNN qua KBNN 16 1.3.2 Phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của KBNN trong công tác kiểm soát chi NSNN 17 1.3.3. Nguyên tắc đối với công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN: 21 1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 23 1.4.1. Những nhân tố khách quan 23 1.4.2. Những nhân tố chủ quan 24 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 25 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 27 2.1. Thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước . 27 2.1.1. Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN 27 2.1.2 Thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 37 2.2. Đánh giá chung công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN 49 2.2.1. Những kết quả đạt được: 49 2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân 55 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 63 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 65 3.1. Mục tiêu và định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn tới 65 3.1.1. Mục tiêu hoàn thiện : 65 3.1.2. Định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 66 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 67 3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập và phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước 67 3.2.2. Hoàn thiện hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, đơn giá, định mức chi NSNN 69 3.2.3. Xây dựng quy trình kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra: 69 3.2.4. Thực hiện quản lý kiểm soát cam kết chi qua KBNN 71 3.2.5. Hoàn thiện cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 73 3.2.6. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, quy trình phù hợp cơ chế một cửa trong công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN 74 3.2.7. Xây dựng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi NSNN qua KBNN 78 3.2.8. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của KBNN. 79 3.2.9 Hiện đại hoá công nghệ KBNN trên cơ sở hình thành Kho bạc điện tử. 79 3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp 80 3.3.1. Sự chỉ đạo, điều hành Quốc hội, Chính phủ 80 3.3.2 Hoàn thành mục tiêu chiến lược phát triển Hệ thống KBNN đến năm 2020: 81 3.3.3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Kho bạc Nhà nước: 83 3.3.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, chế độ trách nhiệm thủ trưởng tại các đơn vị sử dụng NSNN 84 3.3.5. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 -2- MỞ ĐẦU Từ khi thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính, công tác quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước, đặc biệt là công tác kiểm soát chi NSNN đã có sự thay đổi về chất, giúp cho việc quản lý, điều hành ngân sách của Chính phủ, Bộ Tài chính được chủ động, an toàn và hiệu quả; đồng thời, bước đầu tạo nên sự đồng bộ của các quy trình quản lý ngân sách, từ khâu xây dựng dự toán, phân bổ đến khâu kiểm soát, thanh toán và quyết toán NSNN, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính-ngân sách nhà nước. Công tác kiểm soát chi NSNN từ chỗ chỉ đơn thuần xuất quỹ NSNN trong giai đoạn đầu cho đến nay hệ thống KBNN đã xây dựng được cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát chi NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành TABMIS; tăng cường phương thức cấp thanh toán trực tiếp cho các đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi, thông qua công tác này đã góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên cơ chế kiểm soát chi NSNN vẫn thực hiện dựa theo yếu tố đầu vào; chưa có biện pháp kiểm soát cam kết chi; tổ chức quy trình kiểm soát chi NSNN chưa thống nhất, còn nhiều cơ quan, đơn vị tham gia vào quá trình kiểm soát chi NSNN; việc cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ tin học trong kiểm soát chi NSNN chưa đạt hiệu quả cao,…Còn nhiều quỹ tài chính nhà nước chưa được quản lý thông qua KBNN, làm suy yếu và phân tán nguồn lực NSNN. Từ những yêu cầu trên, cùng với quá trình công tác thực tế trên 20 năm trong hệ thống Kho bạc Nhà nước với mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN, tác giả chọn và nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. Một số khái niệm chung về Ngân sách Nhà nướcchi NSNN 1.1.1. Ngân sách Nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm "Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước 1.1.1.2 .Những vấn đề cơ bản của NSNN : -Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. -Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể. -3- - Ngân sách nhà nước được thực hiện nguyên tắc cân đối thu, chi ngân sách. 1.1.2. Chi Ngân sách Nhà nước 1.1.2.1. Khái niệm và nội dung chi Ngân sách nhà nước: a) Khái niệm: Chi NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng các nguồn lực tài chính tập trung được vào việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế, chính trị và xã hội của Nhà nước trong từng công việc cụ thể. b) Nội dung và phân loại chi Ngân sách nhà nước “Chi Ngân sách Nhà nước bao gồm: Các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo qui định của pháp luật”. Phân loại các khoản chi theo yếu tố các khoản chi: chi đầu tư, chi thường xuyên và chi khác. c) Chu trình chi ngân sách nhà nước - Lập dự toán chi NSNN: là quá trình bao gồm các công việc lập dự toán, phân bổ dự toán chi và giao dự toán chi NSNN. Chấp hành dự toán chi NSNN: Quá trình này là cấp kinh phí NSNN cho các nhu cầu đúng mục đích, đúng dự toán đã được duyệt. Quyết toán chi NSNN: là việc tổng hợp, phân tích, đánh giá các khoản chi NSNN đã thực hiện trong năm ngân sách có hiệu quả, đúng với dự toán được duyệt . 1.1.2.2. Vai trò của chi Ngân sách nhà nước: a.Đặc điểm chi Ngân sách nhà nước Thứ nhất, chi NSNN luôn gắn chặt với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị , xã hội mà nhà nước phải đảm đương trong thời kỳ. Thứ hai, các khoản chi NSNN được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô. Thứ ba, các khoản chi của NSNN mang tính không hoàn trả trực tiếp. Thứ tư, các khoản chi của NSNN luôn gắn chặt với sự vận động của các cặp phạm trù giá trị khác như giá cả, tiền lương, lãi suất, tỷ giá hối đoái … b.Vai trò chi ngân sách nhà nước Vai trò của chi ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nướccông cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. 1.2. Nội dung về công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước 1.2.1. Khái niệm về công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước Kiểm soát chi NSNN là quá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nước quy định dựa trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng thời kỳ. -4- 1.2.2. Sự cần thiết kiểm soát chi ngân sách nhà nước 1.2.2.1.Việc kiểm soát chi NSNN nhằm chống thất thoát, lãng phí cho ngân sách nhà nước, hạn chế tiêu cực, nâng cao hiệu quả quản lý NSNN và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 1.2.2.2.Việc kiểm soát chi NSNN góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN tăng cường tính hiệu lực của các văn bản pháp lý. 1.2.2.3.Việc kiểm soát chi NSNN góp phần định lượng, đánh giá hiệu quả, đúng mục đích sử dụng của các khoản chi NSNN. 1.2.2.4. Việc kiểm soát chi NSNN phù hợp với yêu cầu mở cửa và hội nhập với nền tài chính khu vực và thế giới. 1.3. Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN 1.3.1. Kiểm soát điều kiện chi NSNN qua KBNN + Các khoản chi phải có trong dự toán được duyệt. + Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN quy định. + Đã được cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc người được uỷ quyền quyết định chi. + Có đủ các chứng từ liên quan tuỳ theo tính chất của từng khoản chi. 1.3.2 Phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của KBNN trong công tác kiểm soát chi NSNN - Kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và thực hiện thanh toán. - Kiểm tra ,xác nhận số liệu NSNN của các đơn vị sử dụng NS. - Kho bạc Nhà nước tạm đình chỉ, từ chối thanh toán các trường hợp không đủ các điều kiện chi theo quy định. - Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh trong trường hợp tồn quỹ ngân sách các cấp không đáp ứng đủ nhu cầu chi. 1.3.3. Nguyên tắc đối với công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN: 1.3.3.1. Công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi. - Mọi khoản chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước. - Việc thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN theo nguyên tắc trực tiếp . - Các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách. 1.3.3.2. Yêu cầu công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN: -5- - Chính sách và cơ chế kiểm soát chi NSNN phải làm cho hoạt động của NSNN đạt hiệu quả cao, có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế, tránh tình trạng làm cho quỹ NSNN bị cắt đoạn, phân tán, gây căng thẳng trong quá trình điều hành NSNN - Kiểm soát chi NSNN phải được tiến hành hết sức thận trọng, được thực hiện dần từng bước; sau mỗi bước có tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm để cải tiến quy trình kiểm soát chi cho phù hợp tình hình thực tế. - Tổ chức bộ máy kiểm soát chi NSNN phải gọn nhẹ theo hướng thu gọn các đầu mối các cơ quan quản lý và đơn giản hoá thủ tục hành chính - Kiểm soát chi NSNN cần được thực hiện đồng bộ, nhất quán và thống nhất với việc quản lý NSNN từ khâu lập, chấp hành đến quyết toán NSNN. 1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 1.4.1. Những nhân tố khách quan - Quy trình kiểm soát chi : Xây dựng quy trình kiểm soát chi NSNN phải phù hợp với cơ chế quản lý chi NSNN. - Dự toán NSNN: kịp thời, đầy đủ, chi tiết - Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN: phải đảm bảo chính xác, thống nhất đầy đủ . - Nâng cao ý thức chấp hành, của các ngành, các cấp, các đối tượng thụ hưởng kinh phí NSNN cấp. 1.4.2. Những nhân tố chủ quan - Chức năng, nhiệm vụ KBNN. - Chất lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi của KBNN. - Về cơ sở vật chất kỹ thuật. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Kiểm soát chi NSNN qua KBNN có vai trò quan trọng trong việc chi tiêu sử dụng nguồn lực đất nước một cách tiết kiệm, hiệu quả, giữ vững ổn định kinh tế - xã hội của một quốc gia, nâng cao đời sống nhân dân. Yêu cầu phải có cơ chế kiểm soát chi NSNN chặt chẽ đảm bảo tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải được kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát thanh toán. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 2.1. Thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước 2.1.1. Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN 2.1.1.1. Cơ chế kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN theo Luật NSNN a.Về hình thức cấp phát NSNN: -6- Luật NSNN đã quy định các khoản chi NSNN thường xuyên cho đối tượng thụ hưởng kinh phí NSNN được thực hiện cấp phát theo dự toán thay thế việc cấp phát theo hình thức hạn mức kinh phí. Căn cứ vào dự toán chi ngân sách của các cơ quan, đơn vị được giao, KBNN thực hiện kiểm soát và thanh toán các khoản chi NSNN theo đúng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành. b.Về việc phân bổ, giao dự toán NSNN: Dự toán chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng NSNN được giao chi tiết đến mã ngành (không phân bổ chi tiết theo các nhóm mục chi). c.Quy định về việc chuyển tạm ứng sang năm sau của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước: Các khoản tạm ứng đến hết ngày 31/12 chưa đủ thủ tục thanh toán được phép tiếp tục thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán và quyết toán vào niên độ ngân sách năm trước. Trường hợp hết thời gian chỉnh lý quyết toán vẫn chưa đủ thủ tục thanh toán thì đơn vị phải làm thủ tục chuyển tạm ứng sang năm sau. d.Phương thức chi trả : Phương thức chi trả được thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Đối với các khoản chi chưa có điều kiện thực hiện việc chi trả trực tiếp, Kho bạc Nhà nước tạm ứng hoặc thanh toán cho đối tượng thụ hưởng qua đơn vị sử dụng ngân sách. Các phương thức chi trả cụ thể như sau: - Tạm ứng: trường hợp khoản chi NSNN của đơn vị sử dụng NSNN chưa có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định .Tuy theo nội dung các khoản chi mà tạm ứng bằng tiền mặt hoặc tạm ứng bằng chuyển khoản. Mức tạm ứng đối với hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ tối đa không vượt quá 30% dự toán bố trí cho khoản mua sắm đó; đối với những khoản chi không có hợp đồng, mức tạm ứng thực hiện theo đề nghị của đơn vị sử dụng ngân sách, phù hợp với tiến độ thực hiện và trong phạm vi dự toán được giao. Thanh toán tạm ứng: Thanh toán tạm ứng là việc chuyển từ tạm ứng sang thanh toán khi khoản chi đã hoàn thành và có đủ hồ sơ chứng từ để thanh toán. Khi thanh toán tạm ứng, đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm gửi đến Kho bạc Nhà nước giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, kèm theo các hồ sơ, chứng từ tương ứng có liên quan theo quy định để Kho bạc Nhà nước kiểm soát, thanh toán. - Thanh toán trực tiếp: Thanh toán trực tiếp là phương thức chi trả ngân sách trực tiếp cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước hoặc cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ khi công việc đã hoàn thành, có đủ các hồ sơ chứng từ thanh toán trực tiếp và các khoản chi ngân sách đáp ứng đầy đủ các điều kiện chi ngân sách theo quy định. [...]... qua hệ thống KBNN trong thời gian tới CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 3.1 Mục tiêu và định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn tới 3.1.1 Mục tiêu hoàn thiện : Cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN nhất thiết phải được hoàn thiện, nâng cao chất lượng đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:... năm ngân sách hiện hành đã được giao hoặc số kiểm tra dự toán chi ngân sách nhà nước đã thông báo cho cơ quan, đơn vị đó Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thu hồi vốn ứng trước theo dự toán thu hồi của cơ quan phân bổ dự toán ngân sách nhà nước e.Hồ sơ kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước : Căn cứ hồ sơ, tài liệu do đơn vị thụ hưởng ngân sách gửi đến, KBNN thực hiện kiểm soát kiểm tra, kiểm soát. .. sự kiểm tra, kiểm soát trong quá trình kiểm soát chi NSNN 3.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Một là, cải cách công tác kiểm soát chi NSNN theo hướng thống nhất quy trình và tập trung đầu mối, gắn với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN Hai là, hoàn thiện cơ chế,... từ Kho bạc Nhà nước theo Luật NSNN 3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác lập và phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước Thứ nhất, Xây dựng quy định về yêu cầu, quy trình và lịch trình lập, duyệt, phân bổ NSNN ở các cơ quan, đơn vị Thứ hai, đối với chi đầu tư XDCB chấm dứt việc lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư chi. .. thể như sau : 2.2.1.1 Công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN : - Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước nâng cao trách nhiệm, tính minh bạch, đúng hẹn trong việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết công việc Thông qua giao dịch một cửa trong kiểm soát chi NSNN đã giảm bớt sự tiếp xúc của cán bộ trực tiếp giải quyết công việc của KBNN với... công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN : Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN thời gian qua cũng đã bộc lộ một số hạn chế trong cơ chế quản lý và kiểm soát chi: chưa thực hiện kiểm soát cam kết chi, vẫn thực hiện cơ chế kiểm soát chi NSNN theo yếu tố đầu vào, chưa thực hiện kiểm soát chi theo kết quả đầu ra Tổ chức quy trình kiểm soát chi NSNN chưa thống... từ năm ngân sách 2004, được quy định dài hơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổng hợp, thẩm định phê duyệt quyết toán ngân sách của các cấp ngân sách và việc kiểm toán, báo cáo quyết toán ngân sách các cấp của cơ quan kiểm toán 2.2.1.2 Công tác kiểm soát chi đầu tư NSNN qua KBNN - Các Văn bản hướng dẫn đã phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức Do vậy, công tác kiểm soát. .. quyền giao, Kho bạc Nhà nước thực hiện giảm trừ kho n tạm cấp vào loại, kho n chi ngân sách được giao của đơn vị sử dụng ngân sách -Chi ứng trước dự toán cho năm sau: Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước thực hiện chi ứng trước cho đơn vị sử dụng ngân sách Đối với những kho n chi này, KBNN thực hiện cấp phát, thanh toán không vượt quá 20% dự toán chi NSNN theo từng... từ Bước 2 Kiểm soát chi Bước 3 Kế toán trưởng ký chứng từ Bước 4 Giám đốc ký Bước 5 Thực hiện thanh toán Bước 6 Trả tài liệu, chứng từ cho khách hàng Bước 7 Chi tiền mặt tại quỹ 2.1.2 Thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 2.1.2.1 Cơ chế kiểm soát chi đầu tư NSNN qua KBNN giai đoạn 2006 – 2010 : -Cơ quan Tài chính các cấp thực hiện công tác quản lý tài chính... đắn về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của quá trình cải cách họat động KBNN để có những biện pháp thiết thực thực hiện thành công Chi n lược phát triển KBNN đến năm 2020 KẾT LUẬN Đề tài: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước đã tập trung giải quyết một số vấn đề trọng điểm: 1 Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về kiểm soát chi NSNN qua KBNN Khẳng định vai trò, . Ngân sách Nhà nước 13 1.2.1. Khái niệm về công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước 13 1.2.2. Sự cần thiết kiểm soát chi ngân sách nhà nước 13 1.3. Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước. hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn tới 65 3.1.1. Mục tiêu hoàn thiện : 65 3.1.2. Định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân. soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 66 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 67 3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập và phân

Ngày đăng: 21/04/2014, 14:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w