Tính cấp thiết của đề tài Việc kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước đóng một vai trò hết sức quan trọng trong thực hiện các mục tiêu kinh tế lớn của Chính phủ.. Xuất ph
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
- - -
NGUYỄN TỐ LOAN
HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
TẠI ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Đà Lạt – 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
- - -
NGUYỄN TỐ LOAN
HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
TẠI ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng
Mã số: 60 34 20
LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ THU HẰNG
Đà Lạt – 2012
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Danh mục các ký hiệu viết tắt i
Danh mục bảng ii
Danh mục các bảng biểu, sơ đồ iii
MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Những vấn đề chung về chi ngân sách Nhà nước và vai trò của Kho bạc Nhà nước trong việc quản lý và kiểm soát chi ngân sách Nhà nước 6 1.1 Những vấn đề cơ bản về chi ngân sách Nhà nước 6
1.1.1 Khái niệm về ngân sách Nhà nước 6
1.1.1.1 - Khái niệm về ngân sách Nhà nước 6
1.1.1.2 - Khái niệm về thu ngân sách Nhà nước 6
1.1.1.3 - Khái niệm về chi ngân sách Nhà nước 6
1.1.2 - Đặc điểm, nội dung và vai trò của chi ngân sách Nhà nước 7
1.1.2.1 - Đặc điểm của chi ngân sách Nhà nước 7
1.1.2.2 – Nội dung của chi ngân sách Nhà nước 8
1.1.2.3 - Vai trò của chi ngân sách Nhà nước 11
1.1.2.4 - Phân loại chi ngân sách Nhà nước 12
1.1.3 - Mối quan hệ giữa chi ngân sách Nhà nước và cán cân ngân sách Nhà nước 14
1.2 - Tổng quan về Kho bạc Nhà nước trong hệ thống tài chính của Việt Nam 15
1.2.1 - Sự ra đời và phát triển của hệ thống Kho bạc Nhà nước 15
Trang 41.2.3 – Chức năng và nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước 20
1.2.3.1 – Vị trí và chức năng của Kho bạc Nhà nước 20
1.2.3.2 - Nhiệm vụ quyền hạn của Kho bạc Nhà nước 20 1.3 - Những vấn đề cơ bản về kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua
1.3.1 - Khái niệm về kiểm soát chi ngân sách và kiểm soát chi ngân
1.3.3 - Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong quá trình kiểm soát chi
1.3.4 - Nội dung của kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc
1.3.5 - Tiêu chí đánh giá hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước
Chương 2: Thực trạng về công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà
2.2 - Thực trạng kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà
35 2.2.1 - Đặc điểm kinh tế - xã hội và tài chính ngân sách địa phương
2.2.1.1 – Đặc điểm kinh tế xã hội 35
2.2.1.2 – Đặc điểm tài chính – ngân sách địa phương 37 2.2.2 - Thực trạng kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc
Trang 52.2.2.1 - Giai đoạn trước khi có Luật Ngân sách Nhà nước ra đời 42
2.2.2.2 - Giai đoạn từ 2004 đến nay 46 2.3 - Đánh giá công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho
2.3.1 - Những kết quả đã đạt được trong công tác kiểm soát chi
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi
3.1 - Mục tiêu và định hướng hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi ngân
3.1.2 - Định hướng hoàn thiện kiểm soát chi NSNN qua KBNN tại
3.2 - Giải pháp và kiến nghị về hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi ngân
3.2.3 - Chi ngân sách Nhà nước theo kết quả đầu ra gắn với khuôn
3.2.4 - Kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà
nước 92 3.2.5 - Các biện pháp tăng cường cấp phát ngân sách trực tiếp từ Kho
3.2.6 - Cải cách hành chính trong công tác kiểm soát chi ngân sách
3.2.6.1 - Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện việc kiểm soát chi theo cơ 96
Trang 6chế một cửa qua Kho bạc Nhà nước
3.2.6.2 - Xây dựng và đẩy nhanh tiến trình công nghệ hóa KBNN 97
3.2.6.3 - Tận dụng tối đa công nghệ thanh toán của nền kinh tế 98
3.2.6.4 - Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức KBNN có phẩm chất và trình độ chuyên môn nghiệp vụ 98
3.2.7 – Các giải pháp bổ trợ để thực hiện kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua KBNN 99
3.2.7.1 - Nâng cao chất lượng dự toán chi ngân sách Nhà nước 99
3.2.7.2 - Kiến nghị hợp lý nhằm hoàn thiện khung pháp lý 100
3.2.7.3 - Các giải pháp bổ trợ khác tại KBNN Lâm Đồng 102
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việc kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước đóng một vai trò hết sức quan trọng trong thực hiện các mục tiêu kinh tế lớn của Chính phủ Thời gian qua, công tác kiểm soát chi qua KBNN tại tỉnh Lâm Đồng đã ngăn chặn nhiều nội dung chi sai mục đích, sử dụng ngân sách kém hiệu quả và từ chối thanh toán nhiều khoản chi chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức với số tiền hàng trăm tỷ đồng mỗi năm Tuy nhiên, tình hình sử dụng ngân sách địa phương hiện nay còn nhiều bất hợp lý, tùy tiện, lãng phí, chưa mang lại hiệu quả như mong đợi, công tác quản lý ngân sách còn nhiều khiếm khuyết
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết đó, từ thực tiễn công tác tại đơn vị mình, tác giả chọn đề tài:
‘‘Hoạt động kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng’’ là thiết thực trong giai đoạn hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu
Hiện nay đã có nhiều đề tài khoa học cấp Bộ về công tác quản lý và kiểm soát chi ngân sách nhà nước nhưng riêng tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu sâu về kiểm soát chi NSNN qua KBNN mà hầu hết chỉ nghiên cứu, phân tích dưới góc nhìn của các nhà hoạch định tài chính – ngân sách Vì vậy, cần có các nghiên cứu chuyên sâu nhằm phân tích toàn diện thực trạng của công tác quản lý và kiểm soát chi ngân sách qua KBNN, xác định những tồn tại và hạn chế để đề ra giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN đáp ứng yêu cầu cải cách tài chính công và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài được đặt ra là: phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả của công tác kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước hiện nay, đề xuất một số giải pháp trong công tác kiểm soát chi NSNN một cách chặt chẽ, hợp lý, đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và đảm bảo cân đối ngân sách
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Việc chấp hành ngân sách của các ĐVSDNS, của hệ thống KBNN qua công tác kiểm soát chi; thực trạng và hiệu quả mang lại của chính sách chi NSNN và kiểm soát chi NSNN qua KBNN
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu về các văn bản luật, các chế độ có liên quan đến công tác quản lý và kiểm soát chi ngân sách nhà nước, từ đó đi sâu nghiên cứu về thực trạng công tác kiểm soát NSNN qua Kho bạc Nhà nước tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng
5 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng chủ yếu: Phương pháp tổng hợp; Phương pháp miêu tả; Phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích định tính
6 Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã đưa ra một số phân tích, đánh giá về thực trạng và hiệu quả mang lại, từ đó đưa ra các kiến nghị về định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng Hy vọng rằng luận văn sẽ góp một phần nhỏ cùng với quá trình nghiên cứu và đưa ra các giải
pháp hữu hiệu cho công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng
7 Bố cục của luận văn
Trang 8Luận văn gồm 3 chương :
- Chương 1: Những vấn đề chung về chi NSNN và vai trò của KBNN trong việc quản lý và kiểm
soát chi NSNN;
- Chương 2: Thực trạng về công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc nhà nước tại địa bàn tỉnh
Lâm Đồng;
- Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước Kho bạc Nhà nước tại tỉnh Lâm Đồng
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA KHO BẠC
NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CHI NSNN
1.1 - Những vấn đề cơ bản về chi ngân sách Nhà nước
1.1.1 - Khái niệm về ngân sách Nhà nước
1.1.1.1 - Khái niệm về ngân sách Nhà nước
Theo Luật Ngân sách Nhà nước 2002 “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước”
1.1.1.2 - Khái niệm về thu ngân sách Nhà nước
Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy
Trang 9định của pháp luật
1.1.1.3 - Khái niệm về chi ngân sách Nhà nước
Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định, là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách Nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng
1.1.2 - Đặc điểm, nội dung và vai trò của chi NSNN
1.1.2.1 - Đặc điểm của chi ngân sách Nhà nước
NSNN luôn gắn chặt với Nhà nước, chứa đựng lợi ích chung và công, hoạt động thu chi NSNN là thể hiện các mặt kinh tế - xã hội của Nhà nước, dù dưới hình thức nào thực chất cũng là quá trình giải quyết quyền lợi kinh tế giữa Nhà nước và xã hội được thể hiện ở phạm vi rộng lớn
1.1.2.3 - Nội dung của chi ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương Nội dung chi NSNN được phân loại theo một cơ cấu phù hợp với thông lệ quốc tế, bao gồm: chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển
1.1.2.4 - Vai trò của chi ngân sách Nhà nước
Chi ngân sách đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị - xã hội Là điều kiện vật chất cơ bản để duy trì sự hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, lực lượng vũ trang, các đơn vị sự nghiệp, đảm bảo thực hiện việc quản lý hành chính Nhà nước, duy trì trật tự xã hội; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho yêu cầu phát triển kinh tế
1.1.2.1 - Phân loại chi ngân sách Nhà nước
Các tiêu thức phân loại thường được sử dụng là:
Căn cứ vào mục đích, nội dung
Chi tích lũy của NSNN và Chi tiêu dùng của NSNN
Căn cứ theo tính chất kinh tế
Chi thường xuyên; Chi đầu tư phát triển; Chi trả nợ và viện trợ; và chi dự trữ
Căn cứ vào tính chất sử dụng
Chi cho lĩnh vực sản xuất vật chất; và chi cho lĩnh vực phi sản xuất vật chất;
Căn cứ vào chức năng quản lí Nhà nước
Chi nghiệp vụ; và Chi phát triển
1.1.3 - Mối quan hệ giữa chi ngân sách Nhà nước và cán cân ngân sách Nhà nước
Liên quan đến chi NSNN và tác động của nó đến cân đối ngân sách, ta đi vào phân tích những vấn
đề sau:
+ Thặng dư ngân sách
+ Thâm hụt ngân sách
Sự chênh lệch giữa các khoản thu lớn hơn khoản chi gây ra tình trạng bội chi NSNN đòi hỏi Nhà nước phải bằng các biện pháp nhằm cân bằng ngân sách
1.2 - Tổng quan về Kho bạc Nhà nước trong hệ thống tài chính của Việt Nam
1.2.1 - Sự ra đời và phát triển của hệ thống Kho bạc Nhà nước
Nha Ngân khố giai đoạn 1945 – 1950: Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 75/SL thành lập Nha Ngân khố trực thuộc Bộ tài chính
Kho bạc Nhà nước thời kỳ 1951 – 1963: Ngày 20/7/1951, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số
Trang 10107/TTg thành lập KBNN đặt trong Ngân hàng Quốc gia và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài chính
Vụ quản lý quỹ ngân sách Nhà nước thời kỳ 1964 – 1989: Ngày 27/7/1964, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 113/CP thành lập Vụ quản lý NSNN thuộc Ngân hàng Nhà nước, thay thế cơ quan KBNN đặt tại Ngân hàng Quốc gia
Kho bạc Nhà nước thời kỳ 1990 đến nay: Ngày 01/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 07/HĐBT thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ tài chính
1.2.2 - Đặc điểm của KBNN trong nền kinh tế thị trường
KBNN là kho ngân quỹ Nhà nước; là công cụ quản lý tiền tệ của Nhà nước nhằm phục vụ cho lợi ích cộng đồng KBNN có nhiệm vụ quản lý nguồn lực tài chính tập trung của Quốc gia; kiểm soát việc phân phối và sử dụng các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn thu khác nhằm phục vụ lợi ích của toàn xã hội
1.2.3 - Chức năng và nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước
1.2.3.1 - Vị trí và chức năng của Kho bạc Nhà nước
Theo Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý Nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính Nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán Nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật
1.2.3.2 - Nhiệm vụ quyền hạn của Kho bạc Nhà nước
Nhiệm vụ quyền hạn của KBNN được quy định tại Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
1.3 - Những vấn đề cơ bản về kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
1.3.1 - Khái niệm về kiểm soát chi ngân sách và kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước Kiểm soát chi NSNN là quá trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nước quy định
Kiểm soát chi NSNN qua KBNN là việc KBNN thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nước quy định
1.3.2 - Nguyên tắc cơ bản của kiểm soát chi ngân sách Nhà nước
- Một là, tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp
phát, thanh toán
- Hai là, tất cả các cơ quan, ĐVSDNS đều phải mở tài khoản tại KBNN và chịu sự kiểm tra, kiểm
soát của cơ quan tài chính và KBNN
- Ba là, KBNN có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ chứng từ
- Bốn là, KBNN có quyền tạm đình chỉ hoặc từ chối thanh toán các khoản chi không đúng dự toán
được duyệt; không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức Nhà nước quy định
- Năm là, mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp
ngân sách và mục lục NSNN
- Sáu là, trong quá trình quản lý, thanh toán, quyết toán chi NSNN, các khoản chi sai phải thu hồi
giảm chi
1.3.3 - Vai trò của KBNN trong quá trình kiểm soát chi NSNN
Trang 111.3.4 - Nội dung của kiểm soát chi NSNN qua KBNN
Kiểm soát chi NSNN qua KBNN bao gồm KSC thường xuyên và KSC đầu tư XDCB
1.3.5 – Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của kiểm soát chi NSNN qua BNN
- Thứ nhất, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương tài chính và tuân thủ về định mức chi tiêu do nhà nước
quy định của các ĐVSDNS ngày càng tăng lên
- Thứ hai, con số từ chối thanh toán qua Kho bạc Nhà nước
- Thứ ba, thông qua việc đánh giá chất lượng hoạt động KSC của hệ thống quản lý và đánh giá chất
lượng hàng năm
- Thứ tư, là sự giảm xuống của bội chi NSNN
Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC
NHÀ NƯỚC TẠI ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG 2.1 - Tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng
2.1.1 - Cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống KBNN Việt Nam
Kho bạc Nhà nước được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính Theo Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009
2.1.2 - Cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức KBNN tỉnh Lâm Đồng
Nguồn: KBNN tỉnh Lâm Đồng
2.2 - Thực trạng kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua
2.2.1 - Đặc điểm kinh tế - xã hội và tài chính ngân sách địa phương tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2007-KBNN TỈNH LÂM ĐỒNG
P
Tài
vụ
P
Hành chính
P
Tổ chức
P
Thanh tra
P
Tổng hợp
P
Tin học
P
KSC
KBNN CÁC HUYỆN, THỊ XÃ
Tổ kế
toán
Tổ kho Quỹ
Tổ hành chính tổng hợp
Điểm giao dịch
P
Kế
toán
NS
NN
P
Kho
quỹ