Cơ cấu diện tích gieo trồng của các nông hộ

Một phần của tài liệu hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa ở xã diễn phong – huyện diễn châu – tỉnh nghệ an (Trang 27 - 29)

3. Lạc xuân Dưa hấu hè Rau

4.4.2.Cơ cấu diện tích gieo trồng của các nông hộ

Cơ cấu diện tích gieo trồng của các nhóm hộ quyết định đến quy mô và sản lượng của các loại cây trồng khác nhau. Vì vậy cơ cấu diện tích gieo trồng của các nhóm hộ phải cần lụa chọn gieo trồng các loại cây trên đất canh tác của nhà mình sao cho có hiệu quả nhất. Để hiểu rõ hơn về cơ cấu diện tích gieo trồng của các nông hộ, chúng ta xem bảng số liệu sau:

Bảng 10: Cơ cấu diện tích gieo trồng của các nhóm hộ

stt Chỉ tiêu Trước chuyển đổi Sau chuyển đổi Hộ Khá (n=10) Hộ TB (n=10) Hộ Nghèo (n=10) Hộ Khá (n=10) Hộ TB (n=10) Hộ Nghèo (n=10) Tổng DT gieo trồng 18,50 12,3 10,56 18,50 15,30 12,56 I Lúa 8,75 6,50 5,56 3,55 3,00 2,50 II Lạc 5,88 3,11 2,00 3,50 3,00 2,00

III Dưa hấu 0 0 0 10,20 8,30 6,56

IV Ngô 2,50 2,19 2,00 0,75 0,75 100

V Khoai tây

1,37 0,50 1,00 0,50 0,25 0,50

(Nguồn: điều tra nông hộ xã Diễn Phong, năm 2011)

Qua bảng số liệu ta thấy cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm của các nhóm hộ có sự thay đổi qua các năm. Diện tích cây dưa hấu càng ngày càng tăng lên chiếm phần lớn tổng diện tích gieo trồng của các nhóm hộ. Còn các loại cây trồng truyền thồng của địa phương có xu hướng giảm dần, như cây lúa là cây trồng không thể thiếu và đang có được năng suất cao nhưng cũng giảm diện tích gieo trồng. Do những năm gần đây hạn hán nhiều, lượng mưa ít nên một số diện tích trồng lúa không có đủ nước tưới là cho năng suất thấp nên được chuyển đổi qua trồng các loại cây khác có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn như điển hình là cây dưa hấu. các loại cây khác như cây lạc, cây ngô thì diện tích gieo trồng qua các năm gần đây củng giảm dần vì hiệu quả kinh tế thấp hơn so với cây dưa hấu nên người dân chuyển dần sang canh tác cây dưa hấu có năng suất cao và hiệu quả kinh tế mang lại lớn hơn so với cây lạc và cây ngô.

Đối với nhóm hộ khá: Bình quân mỗi hộ có 18,5 sào đất canh tác. Trong các loại cây trồng thì dưa hấu là cây trồng chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng lên mạnh mẽ cụ thể: Năm 2008 diện tích đất trồng dưa hấu là 5,56 sào chiếm 30,05% tổng diện tích gieo trồng của hộ, năm 2009 là 8,75

sào chiếm 47,30% tổng diện tích gieo trồng, năm 2010 là 10,2 sào chiếm 55,14% diện tích gieo trồng.

Đối với nhóm hộ trung bình: Bình quân mỗi hộ có 15,3 sào. Trong đó diện tích trồng cây dưa hấu có tỷ trọng lớn nhất chiếm 54,25% tổng diện tích gieo trồng của nhóm hộ năm 2010 và có xu hướng mở rộng diện tích lên theo từng năm

Đối với nhòm hộ nghèo: Là nhóm hộ có diện tích gieo trồng ít nhất so với hai nhóm hộ trên, bình quân mỗi hộ chỉ có 12,56 sào. Vì vậy cơ hội thoát nghèo rất ít nếu không có sự giúp đỡ từ chính quyền.

Tóm lại, qua sự phân tích ở trên chúng ta thấy nhóm hộ khá có tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm lớn hơn so với nhóm hộ trung bình và nghèo. Và trong các cây trồng hàng năm của các nhóm hộ thì cây lúa, cây dưa hấu và cây lạc là những loại cây giữ vị trí chủ đạo và có sự biến động diện tích khá cao trong các năm gần đây. Nguyên nhân của sự biến động diện tích ở đây là do các hộ nông dân đã nhận thức tốt vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng, họ đã chuyển từ các loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang trồng các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn và được thị trường ưa chuộng hơn như cây dưa hấu, cây khoai tây, lạc… Bên cạnh đó các giống mới đang được đưa vào sản xuất rộng rãi như giống dưa hấu Hắc mỹ nhân, ngô lai 888… cho năng suất cao và chất lượng tốt hơn, đã góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân

Một phần của tài liệu hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa ở xã diễn phong – huyện diễn châu – tỉnh nghệ an (Trang 27 - 29)