1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội

81 670 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Du Lịch Đường Sắt Hà Nội
Tác giả Đào Quang Long
Trường học Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội
Thể loại đề tài
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 389 KB

Nội dung

Thực hiện đường lối đúng đắn mà Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra, nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trư

Trang 1

Lời nói đầu

Thực hiện đường lối đúng đắn mà Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra,nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, từ một nền kinh tế tậptrung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ môcủa Nhà nước, làm cho nền kinh tế nước ta đã từng bước hoà nhập vớinền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới Trong nền kinh tế đa thành phần,các doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng vàphát triển kinh tế của đất nước Mặc dù có không ít các doanh nghiệp Nhànước phải giải thể vì làm ăn không có hiệu quả, nhưng bên cạnh đó cónhững doanh nghiệp đứng vững và ngày càng phát triển, mở rộng sản xuất,đồng thời cũng có những doanh nghiệp Nhà nước đứng trước cơ chế thịtrường với quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của nó vẫn đang gặp rất nhiềukhó khăn, lúng túng

Đối với các doanh nghiệp, cơ chế thị trường tạo ra những điều kiệnthuận lợi cho mọi hoạt động nhưng chính nó cũng tạo ra những tháchthức mới Chấp nhận cơ chế thị trường là một tất yếu, chính vì thế trongcác doanh nghiệp, các công tác nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhnhư công tác quản trị tiêu thụ, công tác quản trị cung ứng, công tácMarketing đặc biệt là công tác quản trị vốn trong các doanh nghiệp cầnđược phát triển và hoàn thiện Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tếthị trường, nhu cầu vốn cho từng doanh nghiệp đang là một vấn đề rấtbức xúc Hơn thế nữa trong nền kinh tế thị trường với sức cạnh tranh củanền kinh tế cũng như của từng doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào hiệu quảkinh doanh Vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh có ýnghĩa đặc biệt quan trọng

Trang 2

Nói đến hoạt động sản xuất kinh doanh là phải có vốn Mục đíchcủa sản xuất kinh doanh là thu được lợi nhuận Do đó vấn đề đặt ra chocác doanh nghiệp là phải huy động vốn để đảm bảo sản xuất kinh doanhdiễn ra thuận lợi, và phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả ngày càng cao

để đứng vững hơn trên thương trường, từ đó mở rộng sản xuất kinhdoanh, tạo công ăn việc làm nâng cao đời sống cho người lao động, đặcbiệt lợi nhuận thu được ngày càng nhiều

Nhận thức được tầm quan trọng của vốn và việc nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tạiCông ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội, được sự hướng dẫntận tình của các thầy cô và tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty

em đã bước vào làm quen với thực tế, nghiên cứu tình hình hoạt động sản

xuất kinh doanh của Công ty và đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội”.

Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng trình độ lý luận và thực tế cònnhiều hạn chế nên vấn đề nghiên cứu của em không tránh khỏi nhữngkhiếm khuyết và sai sót Em mong nhận được sự góp ý của các thầy côgiáo, cán bộ công nhân viên trong Công ty cùng toàn thể các bạn để đề tàicủa em thêm hoàn thiện

Nội dung đề tài được chia làm ba phần:

Chương 1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn kinh doanh và

Trang 3

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH

DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh:

Trong nội dung hoạt động tài chính doanh nghiệp, việc quản lý vànâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là khâu quan trọng nhất quyếtđịnh tới mức độ tăng trưởng hay suy thoái của doanh nghiệp Để nângcao hiệu qua sử dụng vốn kinh doanh đòi hỏi phải giải quyết vấn đề như:Xác dịnh nhu cầu vốn kinh doanh, tăng hiệu suất sử dụng vốn kinhdoanh, tăng vòng quay vốn kinh doanh, đổi mới, sửa chữa, hiện đại hoámáy móc thiết bị song tựu chung lại phải tập trung giải quyết hai vấn đề

Trang 4

Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt.Mục tiêu của quỹ tiền tệ là để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tức làmục đích tích luỹ không phải là mục đích tiêu dùng như một vài quỹ tiền

tệ khác trong doanh nghiệp Vốn kinh doanh phải có trước khi diễn rahoạt động sản xuất kinh doanh, người ta nói vốn là số tiền phải ứng trướccho kinh doanh Song khác với một số quỹ tiền tệ khác trong doanhnghiệp, vốn kinh doanh sau khi ứng ra được sử dụng vào kinh doanh vàsau một chu kỳ hoạt động phải được thu về để ứng tiếp cho chu kỳ hoạtđộng sau Vốn kinh doanh không thể bị tiêu mất đi như một số quỹ kháctrong doanh nghiệp Mất vốn đối với doanh nghiệp đồng nghĩa với nguy

cơ phá sản

Cần có sự phân biệt giữa tiền và vốn Muốn có vốn thì trước hếtchúng ta phải có tiền Song có tiền, thậm chí có những khoản tiền rất lớncũng không phải là vốn Tiền được gọi là vốn khi nó đồng thời thoả mãnhai điều kiện sau:

Một là: Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định haynói cách khác tiền phải đảm bảo bằng lượng tài sản có thực

Hai là: Tiền phải được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định Sựtích tụ và tập trung một lượng tiền đến một hạn độ nào đó mới làm cho nó

đủ sức để đầu tư cho một dự án kinh doanh, cho dù là nhỏ nhất Nếu tiềnnằm rải rác khắp nơi, không được "thu gom" lại thành một khoản lớn thìkhông tiến hành được việc gì Vì thế một doanh nghiệp muốn khởi nghiệp

Trang 5

Các phương thức đầu tư có thể mô phỏng theo sơ đồ sau:

1.1.1.2 Đặc điểm vốn kinh doanh:

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất cứ một doanhnghiệp nào cũng phải có vốn, đó là một tiền đề cần thiết Trong thời kỳbao cấp, phần lớn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp được Nhà nướccấp phát hoặc cho vay với lãi suất thấp nên các doanh nghiệp không quantâm đến tính hàng cũng như đặc trưng của vốn Trong nền kinh tế thịtrường vốn là yếu tố số một của mọi quá trình sản xuất kinh doanh, sốvốn đó không tự nhiên mà có Vì vậy để quản lý và sử dụng vốn có hiệuquả, chúng ta cần phải nhận thức đủ hơn về những đặc trưng sau đây:

Vốn được biểu hiện bằng một lượng giá trị thực của những tài sảnđược sử dụng để sản xuất ra một lượng giá trị sản phẩm khác Vốn chính

là hàng hoá được biểu hiện dưới dạng nhà xưởng máy móc, thiết bị,nguyên vật liệu, chất xám

Trang 6

Vốn vận động phải sinh lời: Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng

để biến thành vốn thì đồng tiền đó phải vận động sinh lời Tiền là dạngtiềm năng của vốn trong quá trình vận động, đồng vốn được biểu hiệndưới những hình thái khác nhau: Tiền, vật tư, hàng hoá Nhưng đến khikết thúc một vòng tuần hoàn vốn lại quay về hình thái tiền tệ nhưng phảilớn hơn thì sản xuất kinh doanh mới có lãi Nếu đồng vốn bị ứ đọng, tàisản cố định không cần dùng, tài nguyên, sức lao động không được sửdụng, tiền, vàng bỏ vào dự trữ hoặc các khoản nợ khế đọng khó đòi chỉ

là những đồng vốn ''chết'' Mặt khác tiền có vận động nhưng lại bị thấttán, không quay về nơi xuất phát với giá trị lớn hơn thì đồng vốn cũngkhông được bảo đảm chu kỳ vận động tiếp theo bị ảnh hưởng

Vốn phải được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định thì mới cóthể phát huy tác dụng Không có đủ lượng vốn nhất định thì không thểđáp ứng được yêu cầu tối thiểu đặt ra trong sản xuất kinh doanh

Vốn phải có giá trị về thời gian: Điều này có nghĩa là phải xem xétyếu tố thời gian của đồng vốn Trong cơ chế kế hoạch tập trung vấn đềnày không được xem xét kỹ lưỡng vì Nhà nước đã tạo ra sự ổn định củađồng tiền một cách giả tạo trong nền kinh tế Trong điều kiện cơ chế thịtrường đều phải xem xét giá trị thời gian của tiền vốn, bởi vì do ảnhhưởng của sự biến động giá cả, lạm phát sức mua của đồng tiền ở nhữngthời điểm khác nhau cũng khác nhau

Vốn phải gắn với chủ sở hữu: Mỗi đồng tiền vốn phải gắn với chủ

Trang 7

Vốn phải được quan niệm là hàng hoá đặc biệt Những người cóvốn có thể đưa vốn vào thị trường, những người cần tới vốn, tới thịtrường vay nghĩa là người đi vay vốn được quyền sử dụng vốn của ngườichủ sở hữu hay quyền sở hữu của đồng vốn không di chuyển nhưngquyền sử dụng vốn được chuyển nhượng qua sự vay nợ; người vay phảitrả một tỷ lệ lãi suất thoả thuận đối với người cho vay Như vậy khác vớihàng hoá thông thường, hàng hoá vốn khi được bán đi thì người bánkhông bị mất quyền sở hữu mà chỉ bị mất quyền sử dụng Người muađược quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định và họ phải trả chongười chủ sở hữu vốn một khoản tiền, đó là lãi suất Việc mua bán vốndiễn ra trên thị trường tài chính, do đó lãi suất cũng phải tuân theo quan

hệ cung cầu của thị trường

Trong nền kinh tế thị trường vốn không những chỉ biểu hiện bằngtiền của những tài sản hữu hình mà nó còn biểu hiện bằng những tài sản

vô hình như: vị trí kinh doanh, nhãn hiệu, bản quyền phát minh sáng chế,

bí quyết công nghiệp, uy tính doanh nghiệp Những tài sản vô hình nàygóp phần vô cùng quan trọng trong quyết định đầu tư và phát triển vốncủa doanh nghiệp

1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh ở doanh nghiệp:

Căn cứ vào chức năng, công dụng kinh tế thì vốn kinh doanh củadoanh nghiệp bao gồm 2 loại vốn cố định và vốn lưu động

1.1.2.1 Vốn cố định.

a Khái niệm vốn cố định

Trang 8

Như mọi hàng hoá khác, tài sản cố định cũng có hai thuộc tính làgiá trị và giá trị sử dụng, nó cũng là đói tượng để mua bán trao đổi trênthị trường Như vậy trong nền sản xuất hàng hoá tiền tệ, để mua sắm tàisản cố định trước hết phải có một số vốn ứng trước Số vốn đầu tư ứngtrước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các tài sản cố định hữu hình và

vô hình được gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp Số vốn này nếuđược sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lạiđược sau khi tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ của mình

b Đặc điểm vốn cố định.

Là số vốn đầu ứng trước để mua sắm, xây dựng tài sản cố định nênquy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của tài sản cốđịnh, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, nănglực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Song ngược lại những đặcđiểm kinh tế của tài sản cố định trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởngquyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định

Vì vậy trước hết ta phải xem xét đặc điểm trong cách phân loại tài sản cốđịnh

Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu, tham gia trựctiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất như máy móc thiết bị, nhàxưởng, phương tiện vận tải, vật kiến trúc, chi phí mua bằng phát minhsáng chế

Trang 9

Đặc điểm cơ bản của tài sản cố định là có thể tham gia vào nhiềuchu kỳ sản xuất Trong quá trình đó, mặc dù tài sản cố định bị hao mòn,song nó vẫn giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu,còn giá trị của nó được chuyển dịch dần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra.Chỉ khi nào tài sản cố định bị hao mòn, hư hỏng hoàn toàn hoặc xét thấykhông có lợi về mặt kinh tế thì nó mới được thay thế đổi mới Tài sản cốđịnh là một phạm trù kinh tế, tài sản cố định phải là sản phẩm của laođộng xã hội (tức là có giá trị) và tham gia vào quá trình sản xuất với chứcnăng của tư liệu lao động (giá trị sử dụng) Điều này cho thấy tài sản cốđịnh phải có đầy đủ các thuộc tính của một hàng hoá (giá trị và giá trị sửdụng) như mọi hàng hoá thông thường khác Do đó những lực lượng tựnhiên như thác nước, dòng sông, đất đai có trường hợp làm tư liệu laođộng của xã hội chế tạo máy chỉ được coi là sản phẩm đang lưu thông;nhà xưởng, thiết bị máy móc đang xây dựng và lắp đặt chỉ được coi là đốitượng lao động Tư liệu lao động chỉ được coi là tài sản cố định khi thoảmãn 2 điều kiện sau.

- Có thời gian sử dụng hơn 1 năm

Trang 10

Về mặt giá trị, vốn để mua sắm tài sản cố định phải ứng toàn bộ 1lần khi bắt đầu tham gia vào quá trình sản xuất, số vốn đó chỉ được hoànlại từng phần nhỏ do được rút ra từ lưu thông sau khi kết thúc mỗi chu kỳsản xuất Như vậy, trong quá trình sản xuất, giá trị tài sản cố định luônluôn tồn tại dưới 3 hình thái: hình thái ban đầu gắn liền với hiện vật tàisản cố định, một bộ phận giá trị chuyển vào sản phẩm sản xuất ra và một

bộ phận chuyển hoá thành tiền khi sản phẩm hàng hoá bán được Bộ phậnban đầu ngày càng giảm bớt, bộ phận tiền tệ ngày càng tăng lên cho đếnkhi bộ phận này vừa đúng bằng giá trị ban đầu của tài sản cố định thìcũng là lúc kết thúc một vòng chu chuyển của vốn cố định Vì thế mà quátrình tái sản xuất ra hình thái vật chất ban đần của tài sản cố định khôngtiến hành đồng thời với tái sản xuất ra giá trị của nó và không nhất thiếtthực hiện sau một chu kỳ sản xuất mà có thể thực hiện sau một thời giandài, khi nó kết thúc thời gian sử dụng và bị hư hỏng hoàn toàn Từ đó chothấy việc quản lý tài sản cố định rất phức tạp và khó khăn, việc tái sảnxuất tài sản cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định có một ýnghĩa quan trọng trong sản xuất kinh doanh

Từ việc nghiên cứu đặc điểm tài sản cố định ta có thể rút ra một sốđặc điểm luân chuyển vốn cố định là:

Một là: Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm,điều này do đặc điểm của tài sản cố định được sử dụng lâu dài, trongnhiều chu kỳ sản xuất quyết định

Trang 11

Ba là: Sau nhiều chu kỳ sản xuất, vốn cố định mới hoàn thành mộtvòng luân chuyển Sau mỗi chu kỳ sản xuất phần vốn được luân chuyểnvào giá trị sản phẩm dần dần tăng lên, song phần vốn cố định ban đầu vàtài sản cố định lại dần giảm xuống cho đến khi tài sản cố định hết thờigian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩmsản xuất ra thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.

Những đặc điểm luân chuyển trên đây của vốn cố định đòi hỏi việcquản lý vốn cố định phải luôn gắn liền với việc quản lý hình thái hiện vậtcủa nó là các tài sản cố định của doanh nghiệp

1.1.2.2 Vốn lưu động.

a Khái niệm vốn lưu động

Mỗi doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh,ngoài tư liệu lao động ra còn có đối tượng lao động Đối tượng lao độngkhi tham gia vào sản xuất không giữ nguyên trạng thái vật chất ban đầu,

bộ phận chủ yếu của đối tượng lao động sẽ thông qua quá trình chế biếnhợp thành thực thể sản phẩm Bộ phận khác sẽ hao phí mất đi trong quátrình sản xuất, đến chu kỳ sản xuất sau lại phải dùng loại đối tượng laođộng khác Cũng do đặc điểm nêu trên nên toàn bộ giá trị của đối tượnglao động được chuyển dịch toàn bộ một lần vào sản phẩm và được bù đắpkhi giá trị sản phẩm được thực hiện

Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vậtđược gọi là các tư liệu lao động, còn về hình thái giá trị được gọi là vốnlưu động của doanh nghiệp

Vậy vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tư liệulao động và tài sản lưu thông nhằm đảo bảo cho quá trình tái sản xuất củadoanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục

b Đặc điểm của vốn lưu động.

Trang 12

Vốn lưu động của doanh nghiệp cũng không ngừng vận động trongcác giai đoạn của chu kỳ kinh doanh Dự trữ sản xuất, sản xuất và lưuthông Quá trình này được diễn ra liên tục, thường xuyên lặp lại theo chu

kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động Quamỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh vốn lưu động lại được thay đổi hìnhthái thể hiện từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốnvật tư hàng hoá dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lại trở về hình tháivốn tiền tệ Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu động hoàn thành mộtvòng chu chuyển

Vậy vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được củaquá trình sản xuất Đáp ứng đầy đủ vốn lưu động cho quá trình sản xuấtcũng như quá trình lưu thông giúp cho doanh nghiệp có thể rút ngắn đượcvòng luân chuyển của vốn Việc đáp ứng không kịp thời và hợp lý nhucầu vốn lưu động sẽ gây gián đoạn quá trình sản xuất, ảnh hưởng đếndoanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Ngược lại, việc xác định nhucầu vốn lưu động quá cao sẽ gây ra ứ đọng vốn, vật tư, hàng hoá, vốn lưuđộng chậm luân chuyển Do đó vấn đề tổ chức, bảo toàn và sử dụng vốnlưu động hợp lý có vai trò rất quan trọng, doanh nghiệp sử dụng vốn lưuđộng càng có hiệu quả thì càng sản xuất được nhiều sản phẩm, tiết kiệmđược vốn lưu động và mang lại hiệu quả cao, giúp doanh nghiệp đạt đuợcmục đích kinh doanh của mình

1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh:

Trang 13

Vốn kinh doanh có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau.Tuy nhiên mỗi loại hình doanh nghiệp cũng chỉ có thể khai thác, huyđộng vốn trên một số nguồn nhất định Vì thế, người ta có thể căn cứ vàonguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp để nhận biết doanhnghiệp đó thuộc loại nào Chẳng hạn, doanh nghiệp có vốn kinh doanhchủ yếu thuộc nguồn ngân sách Nhà nước thì đó là doanh nghiệp Nhànước, hoặc một doanh nghiệp khác lại có vốn kinh doanh từ nguồn tự có

và cổ phần thì đó là một doanh nghiệp tư nhân, một công ty cổ phần

Trong cơ chế thị trường, vốn kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cóthể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi ngành đều có ưunhược điểm nhất định, vì thế huy động vốn với một chi phí thấp nhất làyêu cầu cấp bách đặt ra đối với doanh nghiệp Do đó cần thiết phải phânloại

- Căn cứ vào quyền sở hữu về vốn thì vốn kinh doanh của doanhnghiệp có thể chia làm hai loại: Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả:

+ Vốn chủ sở hữu: Là phần vốn thuộc quyền sử hữu của doanhnghiệp (doanh nghiệp Nhà nước chủ sở hữu là Nhà nước, doanh nghiệp

tư nhân chủ sở hữu là những người đóng góp vốn) Khi doanh nghiệp mớiđược thành lập, vốn chủ sở hữu hình thành vốn điều lệ, còn có một sốnguồn khác cũng thuộc nguồn vốn chủ sở hữu như: lợi nhuận không chia,quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự trữ tài chính, chênh lệch tỷ giá, đánh giá lạitài sản Đây là nguồn rất quan trọng và có tính ổn định cao

Trang 14

+ Nợ phải trả: Là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuấtkinh doanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán cho các tác nhânkinh tế: nợ tiền vay ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác, tiền huy động

từ phát hành trái phiếu, các khoản nợ, phải trả cho Nhà nước, cho ngườibán, cho công nhân viên Nguồn này có tính chất tạm thời và thườngxuyên biến đổi Sử dụng loại vốn này doanh nghiệp phải trả một khoảnchi phí gọi là chi phí sử dụng vốn hay lãi vay

Để đo lường vốn vay của chủ sở hữu với số nợ vay người ta thườngdùng hệ số nợ hay đòn bẩy tài chính Nó vừa là một công cụ tích cực choviệc khuyếch đại lợi nhuận ròng trên một đồng vốn chủ sở hữu và là mộtcông cụ kìm hãm sự gia tăng đó Sự thành công hay thất bại này tuỳ thuộcvào sự không ngoan hay khờ dại của doanh nghiệp khi chọn cơ cấu nguồnsản xuất kinh doanh

Căn cứ vào phạm vi huy động có thể chia thành 2 loại nguồn vốnsau:

+ Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: là nguồn vốn có thể huyđộng được từ bản thân doanh nghiệp, nó được hình thành từ tiền khấu haotài sản cố định, lợi nhuận để lại, quỹ đầu tư phát triển kinh doanh, cáckhoản dự trữ, dự phòng, các khoản thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cốđịnh

Nguồn vốn bên trong có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển củadoanh nghiệp Huy động và sử dụng nguồn vốn bên trong tốt tạo điều kiện

Trang 15

+ Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: là nguồn vốn mà doanh nghiệp

có thể huy động từ bên ngoài để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Nguồn vốn này có thể từ vốn liên doanh, liên kết, vốn vayngân hàng và các tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu và cáckhoản nợ khác

Việc vay vốn bên ngoài giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinhdoanh đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc sử dụng nguồn vốn bênngoài có ưu điểm: do phải trả chi phí cho việc vay vốn nên doanh nghiệpthường sử dụng số tiền vay đó sao cho có hiệu quả nhất để bù đắp đượcnhững chi phí mà vốn thu được lợi cho mình Hơn nữa khi doanh nghiệpđạt mức doanh thu cao thì không phải phân chia phần lợi nhuận cao đó

Song sử dụng nguồn vốn bên ngoài cũng mang lại một số bất lợiđáng kể: cho dù doanh nghiệp làm ăn có lãi hay không thì vẫn phải trả lợitức tiền vay và hoàn trả tiền vay đúng thời hạn, nếu doanh nghiệp sửdụng vốn kém hiệu quả hoặc trong hoàn cảnh nền kinh tế thay đỏi bất lợicho doanh nghiệp thì nợ vay là gánh nặng và doanh nghiệp phải chịu rủi

ro lớn Do dó người lãnh đạo phải thận trọng suy xét phương pháp lựachọn hình thức huy động vốn, chi phí sử dụng vốn thấp nhất, khả nănggặp rủi ro nhỏ nhất, hiệu quả kinh tế đem lại lớn nhất

- Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn có thể chia thành:Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời

+ Nguồn vốn thường xuyên: là nguồn vốn có tính chất ổn định và cóthể sử dụg trong một thời gian dài gồm: Vốn chủ sở hữu, khoản vay trung

và dài hạn Nguồn vốn này được dùng để mua sắm tài sản cố định và một

bộ phận tư liệu lao động tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 16

+ Nguồn vốn tạm thời: là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể dụngmang tính chất tạm thời trong một thời gian ngắn (dưới 1 năm) như:Nguồn vốn chiếm dụng hợp lý vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tíndụng, các khoản nợ ngắn hạn khác.

Phân loại nguồn vốn kinh doanh thành nguồn vốn thường xuyên vànguồn vốn tạm thời, giúp cho người quản lý xem xét, huy động các nguồnvốn một cách phù hợp với thời gian sử dụng, lập kế hoạch tài chính, hìnhthành nên những dự định về tổ chức vốn trong tương lai trên cơ sở xácđịnh quy mô, số lượng cần thiết, lựa chọn nguồn vốn và quy mô thíchhợp cho từng nguồn vốn đó, tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cao

Việc lựa chọn nguồn vốn nào, số lượng và thời hạn bao nhiêu làtuỳ thuộc và điều kiện cụ thể của từng nguồn cấp vốn Song cũng phảitheo xu hướng khai thác triệt để nguồn vốn tự có, vốn bên trong doanhnghiệp Chỉ khi nguồn vốn bên trong không đủ đáp ứng thì doanh nghiệpphải tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài Nguồn tài trợ từ bên ngoài là cầnthiết nhưng cũng không nên trông đợi quá mức vào những nguồn vốn bênngoài doanh nghiệp

Từ việc nghiên cứu các phương pháp phân loại nguồn vốn sản xuấtkinh doanh chúng ta rút ra những ý nghĩa quan trọng

Một là: việc phân loại vốn giúp cho người quản lý nắm bắt được cơcấu vốn trong doanh nghiệp và xác định chính xác nên bổ sung vốn từnguồn nào là thích hợp

Trang 17

Trên đây là một số hình thức doanh nghiệp có thể lựa chọn huyđộng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh Để sử dụng các nguồn này cóhiệu quả nhất doanh nghiệp cần phải có chính sách thích hợp trong từngthời kỳ đối với từng nguồn vốn, đặc biệt cả trong quá trình huy động vốncũng cần phải có chính sách cụ thể Tiêu thức quan trọng nhất để xem xéthuy động sử dụng vốn là tính đến hiệu quả.

1.2 VAI TRÒ CỦA VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP:

Vốn kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Trước tiên nó có vai trò quyết định trongviệc thành lập, hoạt động, phát triển và phá sản của doanh nghiệp Muốnthành lập được doanh nghiệp cần phải có vốn để đăng ký kinh doanh Đồngthời doanh nghiệp cũng cần phải có vốn kinh doanh để tiến hành các hoạtđộng nghiệp vụ như mua, bán, dự trữ hàng hóa, vận chuyển, xếp dỡ…

Vốn kinh doanh còn đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn pháttriển kinh doanh cũng cần phải có đủ vốn để mua sắm trang thiết bị máymóc, chuẩn bị nguồn hàng đủ lớn, mở rộng mạng lưới thu mua và cũng cầnphải có đội ngũ đông đảo can bộ công nhân viên đủ lớn để thực hiện cácnhiệm vụ đặt ra

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp lơn hay nhỏ là điều kiện quantrọng để xếp doanh nghiệp vào loại có quy mô lớn, doanh nghiệp có quy môtrung bình và doanh nghiệp có quy mô nhỏ Ngoài ra vốn kinh doanh củadoanh nghiệp nhiều hay ít còn là điều kiện để doanh nghiệp có thể phânphối và sử dụng các nguồn tiềm năng hiện có như sức lao động, nguồn hànghóa, và các nguồn lực khác một cách tốt nhất nhằm phát triển hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 18

Trong cơ chế thị trường, vốn kinh doanh của doanh nghiệp thườngđược xem xét về quyền sở hữu đối với vốn, từ đó quyết định loại hình doanhnghiệp Chẳng hạn như đối với doanh nghiệp nhà nước thì vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp là do Nhà nước cấp Còn đối với doanh nghiệp tư nhân,đây là doanh nghiệp do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn

bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp.Đối với công ty cổ phần thì vốn kinh doanh của doanh nghiệp dovốn góp của các cổ đông

1.3 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.3.1 Hiệu quả vốn kinh doanh

1.3.1.1.Khái niệm hiệu quả vốn kinh doanh.

Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng tới hiệuquả kinh tế trên cơ sở khai thác và sử dụng một cách triệt để mọi nguồnlực sẵn có Chính vì thế các nguồn lực kinh tế, đặc biệt là nguồn vốn kinhdoanh của doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả hoạt động sảnxuất kinh doanh, tạo lập, khai thác và sử dụng các tiềm lực về vốn hợp lýhay không hợp lý sẽ có tác động tích cực hay tiêu cực tới hiệu quả sửdụng vốn nói riêng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chungcủa doanh nghiệp

Trang 19

Nếu nhìn nhận tổng quát thì hiệu quả vốn kinh doanh của 1 doanhnghiệp được xác định bằng cách so sánh kết quả đầu ra với chi phí đầuvào.

Hiệu quả kinh doanh = Hoặc:

Hiệu quả kinh doanh = Đứng từ góc độ kinh tế nhìn nhận thì hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp được xem xét bằng chỉ tiêu lợi nhuận hay nói cách khác,chỉ tiêu lợi nhuận ở một góc độ nào đó nói lên hiệu quả của việc sử dụngvốn

Thông qua các chỉ tiêu hiệu quả vốn kinh doanh có thể nhận thấy

sự tăng trưởng hay suy thoái, đổ vỡ doanh nghiệp Người ta có thể đohiệu quả sử dụng vốn dưới nhiều chỉ tiêu cho từng yêu cầu quản lý

1.3.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

a Các chỉ tiêu tổng hợp.

* Vòng quay toàn bộ vốnCông thức

Vòng quay toàn bộ vốn = Chỉ tiêu này phản ánh hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp trong kỳ ý nghĩa là trên một đồng vốn sản xuất kinhdoanh bình quân trong kỳ thì được bao nhiêu đồng doanh thu thuần Con

số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp càng cao và ngược lại:

* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn:

Công thức

Trang 20

Tỷ suất lợi nhuận vốn =

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn sản xuất kinhdoanh trong doanh nghiệp cho thấy khi ta bỏ ra 1 đồng vốn sản xuất kinhdoanh thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Con sốnày càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh càng tốt vàngược lại

* Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu

Công thức

Doanh lợi vốn chủ sở hữu = Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong

kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng

Đây là những chỉ tiêu chung về vốn sản xuất kinh doanh, để đánhgiá một cách chính xác và tìm ra nguyên nhân khắc phục hay phát huyphục vụ cho công tác quản lý thì doanh nghiệp tiến hành đánh giá hiệuquả sử dụng của từng loại vốn thông qua các chỉ tiêu cá biệt sau:

Trang 21

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêuđồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ.

Để đánh giá đúng mức kết quả quản lý của từng thời kỳ, chỉ tiêuhiệu suất sử dụng vốn cố định cần phải xem xét trong mối liên hệ với chỉtiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Công thức

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định=

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng nguyên giá tài sản cố định thamgia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanhthu thuần trong kỳ

- Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định: Là đại lượng nghịch đảo của chỉtiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định

Công thức:

Hàm lượng vốn cố định =

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu hoặc doanhthu thuần cần bao nhiêu đồng vốn cố định Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng

tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn cố định càng có hiệu quả

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định

Công thức:

Tỷ suất lợi nhuận

vốn cố định

= x 100

Trang 22

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn cố định trong kỳ có thể tạo rabao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập)

* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

- Số lần luân chuyển (số vòng quay) của vốn lưu động trong kỳ.Công thức:

Số lần luân chuyển

vốn lưu động

=

Trang 23

Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển (số vòng quay) vốn lưuđộng trong kỳ là bao nhiêu Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ doanhnghiệp đã sử dụng có hiệu quả vốn lưu động, tiết kiệm vốn lưu động.

- Kỳ luân chuyển vốn lưu động (số ngày của 1 vòng luân chuyển)

Kỳ luân chuyển vốn lưu động = Vòng quay vốn càng nhanh thì luân chuyển vốn càng được rútngắn và chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả

- Hàm lượng vốn lưu động

Công thức:

Hàm lượng vốn lưu động = Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh nghiệp thuần có sựtham gia của bao nhiêu đồng vốn lưu động Chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏdoanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm vốn lưu động

- Doanh lợi vốn lưu động

Công thức

Doanh lợi vốn lưu động = Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn lưu động sử dụng trong kỳtham gia sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Mứcdoanh loại vốn lưu động càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng càng cao và ngược lại

1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Trang 24

Sản xuất kinh doanh đòi hỏi sự tồn tại một nguồn vốn đủ lớn như làmột tiền đề bắt buộc Đồng vốn bỏ vào kinh doanh không được hao hụt,lãng phí, mất mát mà phải luôn luôn sinh sôi nảy nở Vấn đề cốt yếu củadoanh nghiệp là đồng vốn đó phải sinh lời và tăng trưởng được bao nhiêu,điều này liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Do vậy nâng cao hiệu quả vốn là yêu cầu khách quan đối với quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Nói một cách cụ thể hơn, việc tăngcường công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệpxuất phát từ những lý do chủ yếu sau:

1.3.2.1 Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.

Với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinhdoanh đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả tài chínhcuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là khoản tiềnchênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt đượcthu nhập đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại

Trang 25

Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạtđộng của doanh nghiệp vì trong điều kiện hạch toán theo cơ chế thịtrường doanh nghiệp có tồn tại được hay không thể hiện ở lợi nhuận Do

đó, lợi nhuận được coi là một trong những đòn bẩy quan trọng, đồng thờiảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Là nhàquản lý giỏi phải làm sao cho đồng vốn sinh lời với tỷ lệ cao nhất, tìnhtrạng lãng phí vốn không làm tăng được lợi nhuận hay tình trạng thiếuvốn sẽ làm giảm lợi nhuận do sản xuất trì trệ Hiệu quả đồng vốn đầu tưmang lại thể hiện trong mối quan hệ giữa kết quả thu được do đầu tưmang lại và chi phí bỏ ra để thực hiện đầu tư Trên góc độ toàn bộ nềnkinh tế quốc dân thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế vốn đầu tư làmức tăng thu nhập quốc dân Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanhtiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư là lợi nhuận do đầu tư manglại Chỉ tiêu lợi nhuận là một điểm quan trọng đảm bảo cho tình hình tàichính của doanh nghiệp vững chắc Để dạt được điều đó thì doanh nghiệpphải tăng cường nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có kết quảmới thu được lợi nhuận cao, thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển

1.3.2.2 Xuất phát từ vị trí, vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vốn là phạm trù kinh tế quan trọng trong doanh nghiệp Trong điềukiện sản xuất hàng hoá cạnh tranh xã hội chủ nghĩa, doanh nghiệp khôngthể tồn tại nếu quá trình sản xuất kinh doanh luôn ở tình trạng thua lỗ Vìvậy vai trò của vốn đầu tư là phải khai thác tốt nhất mọi tiềm năng và lợithế của doanh nghiệp, kể cả việc thay đổi và bổ sung máy móc thiết bị,tăng cường sản xuất

Với vai trò quan trọng đó đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải quan tâmđến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đó cũng là mục tiêu cần đạt tớicủa các nhà quản lý vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

Trang 26

1.3.2.3 Xuất phát từ tầm quan trọng của việc tổ chức đảm bảo vốn

và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh.

Việc đảm bảo vốn kinh doanh đặt ra nhiệm vụ cho doanh nghiệpphải luôn có một tình trạng tài chính ổn định, phải tính được nhu cầu tàichính hàng ngày, nói lên khả năng phát triển mua sắm và tiêu thụ có lợinhất Việc tổ chức đảm bảo đầu đủ kịp thời vốn cho nhu cầu sản xuấtkinh doanh xuất phát từ những lý do:

- Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện tiến bộkhoa học kỹ thuật - công nghiệp phát triển với tộc độ cao, nhu cầu vốn đầu

tư cho các hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗidoanh nghiệp

- Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp,giảm bớt chi phí sử dụng vốn (như giảm bớt tiền lãi vay ngân hàng) Điều

đó có tác dụng rất lớn đến việc tăng lợi nhuận ròng trong doanh nghiệp

Trong có chế bao cấp trước đây, nguồn vốn trong doanh nghiệp doNhà nước cấp phát, nếu doanh nghiệp phát sinh nhu cầu về vốn thì có thểxin Nhà nước cấp thêm Cho nên có thể nói trong cơ chế bao cấp, vốn củadoanh nghiệp do Nhà nước tài trợ toàn bộ Vì thế khi sử dụng vốn, doanhnghiệp không quan tâm đến hiệu quả, nếu kinh doanh thua lỗ đã có Nhànước bù đắp và trang trải mọi thiếu hụt Đồng thời vai trò kiến thiết, thuhút vốn không được đặt ra như một yêu cầu cấp bách có tính sống còn đối

Trang 27

Chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùngđan xen hoạt động, các doanh nghiệp Nhà nước chỉ còn là một bộ phận songsong cùng tồn tại với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác Cáckhoản bao cấp về vốn qua cấp phát không còn nữa, doanh nghiệp phải tựtrang trải mọi chi phí và đảm bảo kinh doanh có lãi, phải tổ chức sử dụngvốn mọt cách tiết kiệm và có hiệu quả Hơn nữa, để tồn tại và phát triểntrong cơ chế mới doanh nghiệp phải năng động nắm bắt nhu cầu thị trường,đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghiệp, da dạng hoásản phẩm và tìm cách hạ giá thành để tăng khả năng cạnh tranh cho sảnphẩm Muốn làm được điều đó doanh nghiệp phải có vốn, do đó nhu cầu vềđảm bảo vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng ngành nghề mới đã trở thànhđộng lực và là đòi hỏi bức bách đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung

và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng

1.3.2.4 Xuất phát từ tác động của cơ chế.

Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường cónhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh nhấtthiết phải sản phẩm kinh doanh có hiệu quả cao, đảm bảo không nhữngduy trì bảo toàn vốn mà phải cho đồng vốn lớn lên trong kỳ kinh tế kinhdoanh Để thực hiện tốt mục đích đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải làmtốt công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Trang 28

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY CP DỊCH VỤ DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT

HÀ NỘI 2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Trụ sở: 104C đường Lê Duẩn, Hà Nội

Năm 1975 đất nước thống nhất, đường sắt Bắc Nam được khôiphục, tổng cục đường sắt đã chỉ đạo công ty phục vụ đường sắt tổ chứcphục vụ tại các ga Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn và năm 1976 đãthành lập công ty phục vụ đường sắt II (Đà Nẵng), công ty phục vụđường sắt III (Sài Gòn) trên cơ sở cán bộ của công ty phục vụ đường sắt I(Hà Nội)

Năm 1989, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ đổi mới quản lý của nhà nước

về kinh tế, đảm bảo quyền chủ động sản xuất kinh doanh và chuyển cácđơn vị kinh tế cơ sở sang hạch toán kinh doanh XHCN trong ngành

Trang 29

của chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.Tại quyết định số 3744/QĐ-BGTVT ngày 07/12/2004 Bộ trưởng Bộ giaothông vận tải đã ký quyết định chuyển Công ty Dịch vụ Du lịch Đườngsắt Hà Nội thành công ty cổ phần.

Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội chính thức đivào hoạt động ngày 01/04/2005 theo giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh của công ty cổ phần số: 0103007241 do sở KHĐT- phòng đăng kýkinh doanh cấp

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:

2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty:

Chức năng:

- Chức năng về kỹ thuật: tao ra sản phẩm hoặc dịch vụ thậthoàn của doanh nghiệp nhằm đưa ra thị trường để đáp ứng nhu cầu ngườitiêu dùng

- Chức năng thương mại: thể hiện thật tốt các hoạt động muabán các sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ

- Chức năng tài chính: quản lý, huy động, sử dụng các nguồnvốn có hiệu quả trong hoạt động của công ty

- Chức năng quản lý: chức năng này là phải dự báo, điều phối,kiểm soát, chỉ huy để tạo điều kiện cho hoạt động của công ty, phối hợp

ăn khớp không chệch mục tiêu dự định

Nhiệm vụ:

- Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là kinh doanh du lịch và dịch

vụ du lịch, khách sạn, thương mại

- Tổ chức tốt du lịch lữ hành và dịch vụ du lịch cho kháchtrong nước và quốc tế,

Trang 30

- Kinh doanh thương mại tổng hợp: bán buôn, bán lẻ các mặthàng giải khát, thực phẩm, sản xuất bia, nước ngọt bảo đảm an toàn vệsinh cho người tiêu dùng.

- Cùng đặc điểm chung của ngành dịch vụ, công ty còn có đặcđiểm riêng của đơn vị chủ quản là Công ty đường sắt Việt Nam đó lànhiệm vụ được phân bó theo nhu cầu phát triển của ngành đường sắt, vì

vậ trong ngành du lịch đường sắt ở đâu có dịch vụ thì ở đó có Công ty Cổphần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội

- Mặt khác, nhiệm vụ của công ty còn đặt biệt chú trọng đếnchất lượng phục vụ uy tín trên thị trường, vì vậy công ty đã không ngừngđầu tư sửa chữa, mua sắm trang thiết bị để phục vụ khách hàng, đây lànhững kết quả ban đầu đáng khích lệ, xu hướng phát triển mơi cho côngty

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:

Sơ đồ bộ máy tổ chức từ giám đốc đến các phòng ban

Trang 31

Tt lữ hành và tm quốc tế đờng sắt

Tt thể thao du lịch

đờng sắt

Tt du lịch tm ờng sắt

đ-Tt tm và kinh doanh du lịch

Trang 32

Hội đồng quản trị của công ty gồm 5 thành viên bao gồm Chủ tịch

và các thành viên khác Hội đồng quản trị có nhiêm kỳ 3 năm và có thểđược bầu lại tại đại hội đồng cổ đông tiếp theo

Hội đồng quản trị được bầu bằng thể thức bỏ phiếu trực tiếp tại Đạihội cổ đông Thành viên Hội đồng quản trị phải đạt ít nhất 51% tổng sốphiếu có quyền biểu quyết của các cổ đông tham dự trực tiếp hoặc thôngqua đại diện uỷ quyền có mặt tại Đại hội cổ đông

 Thành viên hội đồng quản trị :Thành viên hội đồng quản trị phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

- Là cổ đông thể nhân sở hữu hoặc đại diện sở hữu nhóm thểnhân tối thiểu 5% tổng số cổ phần phổ thông của công ty Nếu là ngườiđại diện hợp pháp cho cổ đông pháp nhân, thì tỉ lệ sở hữu tối thiẻu là 10%tổng số cổ phần phổ thông của công ty

- Có trình độ học vấn từ đại học trở lên, có năng lực kinhdoanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp, có kinh nghiệm trong lĩnh vựcsản xuất và kinh doanh ngành nghề của công ty, hiểu biết pháp luật Cósức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết

 Chủ tịch hội đồng quản trịHội đồng quản trị bầu chủ tịch trong số những thành viên hội đồngquản trị Chủ tịch hội đồng quản trị có thể kiêm tổng giám đốc công ty vàđược đại hội đồng cổ đông thông qua Các thành viên hội đồng quản trị

Trang 33

Trong trường hợp này, chủ tịch phải thông báo cho HĐQT về việc uỷquyền Trong trường hợp chủ tịch không thể thức hiện nhiệm vụ vì bất kỳ

lý do nào, thì HĐQT có thể bổ nhiệm một người khác trong số các thànhviên của hội đồng quản trị để thực hiện thay nhiệm vụ cho chhủ tịchHĐQT

 Tổng giám đốc- phó tổng giám đốc :Hội đồng quản trị bầu tổng giám đốc và phó tổng giám đốc và kýkết hợp đồng lao động với tổng giám đốc và phó tổng giám đốc Hợpđồng lao động quy định rõ mức lương, thù lao, quyền lợi và các điều kiệnkhác của hợp đồng Thông tin về mức lương, trợ cấp, quyền lợi của tổnggiám đốc phải được báo cáo trước đại hội cổ đông thường niên và đượcnêu trong báo cáo thường niên của công ty

Nhiệm kỳ tổng giám đốc là 3 năm trừ khi HĐQT có quyết địnhkhác Khi hết nhiệm kỳ có thể được hội đồng quản trị xem xét bổ nhiệmlại Nếu bổ nhiệm lại thì phải ký kết hợp đồng lao động lại với tổng giámđốc

 Các phòng ban chức năng của công ty :

Viên chức, nhân viên trong phòng chịu sự quản lý, phân công của

kế toán trưởng (hoặc trưởng phòng) trên cơ sở tổng giám đốc hoặcHĐQT đã ký và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng (hoặc trưởng

Trang 34

phòng) về phần việc được giao.

Trường hợp tổng giám đốc làm việc trực tiếp với nhân viên, viênchức của phòng thì nhân viên, viên chức có trách nhiệm thực hiện sau đóbáo cáo lại cho kế toán trưởng (hoặc trưởng phòng)

Viên chức, nhân viên trong phòng chịu sự quản lý, phân côngnhiệm vụ của trưởng phòng trên cơ sở HĐQT, tổng giám đốc đã ký vàchịu trách nhiệm trước trưởng phòng về việc được giáo

Trường hợp tổng giám đốc làm viêc với niên chức, nhân viên của

Trang 35

- Phòng đầu tư- kinh doanh:

+ Nguyên tắc hoạt động:

Tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc được tổng giám đốc phâncông điều hành hoạt động kinh doanh của phòng đầu tư- kinh doanhthông qua trưởng phòng

Trưởng phòng điều hành hoạt động của phòng, chịu trách nhiệmtrước tổng giám đốc về việc thực hiện chức năng hoạt động của phòng, vềcác vi phạm pháp luật, tiêu cực xảy ra trong phòng

Viên chức, nhan viên trong phòng chịu sự quản lý, phân công củatrưởng phòng trên cơ sở HĐQT, tổng giám đốc đã ký và chịu trách nhiệmtrước trưởng phòng về phần việc được giao

Trường hợp tổng giám đốc làm việc trực tiếp với nhân viên, viênchức của phòng thì nhân viên, viên chức có trách nhiệm phải thực hiệnsau đó báo cáo với trưởng phòng

Trang 36

Viên chức, nhân viên trong phòng chịu sự quản lý, phân công củatrưởng phòng trên cơ sở HĐQT, tổng giám đốc đã ký và chịu trách nhiệmtrước trưởng phòng về công việc được giao.

Trường hợp tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách trựctiếp làm việc với nhân viên, viên chức trong phòng thì nhân viên, viênchức phải thực hiện sau đó báo cáo lại vơi trưởng phòng

+ Chức năng:

Tổ chức tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc quản lý về các mặtcông tác: Tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo, quản trị hànhchính, quân sự, bảo vệ, thanh tra pháp lý, thi đua, tuyên truyền, khenthưởng, kỷ luật, y tế

- Các đơn vi cơ sở:

+ Chức năng:

Các đơn vị cơ sở có chức năng cụ thể khác nhau, song đối vớiCông ty thì chức năng tổng quát chúng của các đơn vị cơ sở là: trực tiếp

tổ chức sản kinh doanh, phấn đấu thực hiện mục tiêu: hoàn thành nghĩa

vụ với nhà nước, với doanh nghiệp, với cổ đông, nâng cao quyền lợi củangười lao động, tối ưu hoá lợi nhuận

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị cơ sở:

Nhiệm vụ quyền hạn của các đơn vị cơ sở được phân theo các nộidung: kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa, kinh doanh thương mại,

Trang 37

địa trên cơ sở đầu tư cơ sở vật chất và hoàn thiện đội ngũ chuyên môn,nghiệp vụ, đồng thời xây dựng các sản phẩm du lịch phong phú phù hợpvới thị hiếu, sở thích của nhiều đối tượng và luôn đối mới tạo sự hấp dẫn,tuyên truyền quảng bá, tiếp thị, báo giá công khai cho khách và điều kiệnphục vụ để cạnh tranh với các doanh nghiệp du lịch khác Luôn ý thứcnâng cao uy tín và thương hiệu Haratour.

Có trách nhiệm trước công ty và pháp luật về quản lý các đoànkhách du lịch quốc tế từ khi nhập cảnh đến khi xuất cảnh và khách ViệtNam đi du lịch nước ngoài theo chương trình hợp đồng đã được ký

Trong trường hợp không đủ điều kiện tổ chức lữ hành thì uỷ quyền

uỷ thác cho doanh nghiệp lữ hành quốc tế có uy tín thực hiện toàn bộhoặc một phần tour hoặc một phần du lịch cho khách

Phổ biến và hướng dẫn khách thực hiện đúng các quy định về bảo

vệ an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, môi trường sinh thái, tàinguyên thiên nhiên và di sản văn hoá Đảm bảo bí mật quốc gia, an toàntài sản và tính mạng của khách

-Đối với kinh doanh thương mại:

Tổ chức thực hiện viêc ký kết hợp đồng mua, bán buôn, bán lẻ, đại

lý, ký gửi sản phẩm hàng hóa được phép kinh doanh và thực hiện theođúng pháp luật, đúng quy định của địa phương

Bảo toàn vốn và tăng nhanh vòng quay, không để xảy ra nợ hàng,tiền dây dưa hoặc không có khả năng thanh toán

Vay vốn ngoài phải được tổng giám đốc công ty cho phép bằngvăn bản

Tính toán xác định định mức chi phí vận chuyển, bốc xếp, hao hụtthực tế về loại hàng làm cơ sở thực hiện

Hàng hỏng, kém chất lượng, qua hạn sử dụng phải kịp thời sử lý và

Trang 38

chịu trách nhiệm về những thiệt hại (nếu có).

-Đối với kinh doanh khách sạn:

Thực hiện đúng quy định của chính phủ, Bộ công an về điều kiệnkinh doanh cho thuê khác lưu trú Thủ tục đón nhận khách đến lưu trú tạikhách sạn

Chỉ nhận khách lưu trú khi có đầy đue giấy tờ hợp lệ Từ chối đốivới khác không chấp hành nôi quy khách sạn đã biết trước, yêu cầu củakhách vượt quá khả năng, phát hiện có hành vi phạm pháp luật, kháchmang trong người bệnh truyền nhiễm Từ chối các cuộc thanh tra khôngđúng pháp luật

Đảm bảo an ninh, bí mật quốc gia, bảo vệ người và tài sản chokhách khi đang lưu trú tại khách sạn

Quản lý lưu trữ danh sách khách đã lưu trú cùng các thông tin cầnthiết khác theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ sổ sách kế toán,lưu trữ hồ sơ,tài liệu về hoạt động kinh doanh lưu trú, chế độ báo cáo theo quy địnhcủa pháp luật, của công ty

Duy trì, bảo trì, sửa chữa để không ngừng nâng cấp cơ sở vật chấtcủa khách sạn Lãnh đạo và nhân viên của khách sạn phải sử sự với kháchđúng mực, lịch sự, gây được thiện cảm và uy tín đối với khách

-Đối với kinh doanh lĩnh vực khác:

Trang 39

để lập phương án khả thi tiến hành đầu tư, huy động vốn, tính toán vòngquay của vố, thời gian hoàn vốn, các khoản chi phí… hiệu quả kinhdoanh.

Sử dụng lao động đúng với hợp đồng lao động tổng gi¸m đốc đã

ký Hợp đồng lao động thời vụ quyền hạn, người lao động phải có chuyênmôn, tay nghề

Thực hiện an toàn cơ sở vật chất, an toàn lao đông đúng quy định

về an toàn của từng ngành nghề, phòng chống cháy nổ, tệ nạn xã hội,những hành vi tiêu cực trong quá trình sản xuất kinh doanh gây thất thoáthàng, tiền của đơn vị

Nhận xét về mô hình quản lý:

Mô hình quản lý của công ty được xây dựng theo mô hình quản lýhỗn hợp Mô hình quản lý nat giúp doanh nghiệp có thể chuyên môn hoáđược các hoạt động của doanh nghiệp song cũng có nhược điểm là có thểhình thành các doanh nghiệp quá nhỏ tạo nên sự cồng kềnh trong quản lý

và không hiệu quả

Mặt khác, tổ chức quản lý của công ty có sự kết hợp chức năngtrong các phòng ban như: phòng tài chính kế hoạch, phòng kinh doanh dulịch, tổ chức hành chính, như vậy có thể tiết kiệm được mặt bằng, nhâncông nhưng vẫn có thể tạo ra sự chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụdẫn đến khó quản lý

2.1.3 Đặc điểm tình hình hoạt động của công ty:

2.1.3.1 Đặc điểm về vốn, nguồn vốn, cơ cấu vốn:

Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch Đường sắt Hà Nội mới bắt đầu đivào hoạt động từ cuối đầu năm 2005.Tiền thân là công ty Nhà nước sau

đó được đổi thành công ty cổ phần theo nghị định ngày 19/6/2002 củachính phủ về đổi công ty nhà nước thành công ty cổ phần Ngay từ những

Trang 40

ngày đầu thành lập số vốn điều lệ của công ty là 11 tỷ đồng tương đươngvới 110.000 cổ phần với mệnh giá 100.000, trong đó vốn góp của nhànước chiếm 40% vốn điều lệ còn nười lao động và các đối tượng ngoàidoanh nghiệp sở hữu 60% vốn điều lệ Mới đi vào hoạt động được 3 năm(từ đầu năm 2005 đến nay) nhưng công ty nguồn vốn của công ty đã tănglên nhanh chóng từ 11 tỷ đồng (năm 2005) lên gần 40 tỷ đồng (năm2007), tăng hơn 3,7 lần so với năm 2005 Trong đó nguồn vốn vay là gần18,5 tỷ đồng còn lại là vốn chủ sở hữu

Như vậy trong vòng ba năm nguồn vốn của công ty không ngừngtăng Có được kết quả đó là do chính sách đúng đắn của công ty trongviệc sử dụng các nguồn vốn khác nhau vào hoạt động của công ty nhưnguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay, các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợdài hạn…

2.1.3.2 Các đăc điểm khác:

Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là kinh doanh du lịch và lữhành, ngoài ra công ty còn kinh doanh thêm một số mặt hàng khác nhưrượu bia, thuốc lá, chất bôi trơn làm sạch động cơ, nhiên liệu dùng trongđộng cơ… Tính trong năm 2007 doanh thu từ hoạt động bán hàng vàcung cấp dịch vụ là hơn 81,6 tỷ đồng

Có được kết quả đó là do sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhânviên trong công ty có trình độ, có tay nghề và có tình yêu trong công việc.Điều đó thể hiện ở đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty tương đối

Ngày đăng: 29/11/2012, 09:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Kết cấu tài sản và nguồn vốn tại Công ty Cổ phần  Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội
Bảng 2.1 Kết cấu tài sản và nguồn vốn tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w