1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế

122 2,6K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 802,15 KB

Nội dung

Do điều kiện về thời gian, chi phí và khó tiếp cận với đối tượng cần chọn đểtham gia phỏng vấn định tính nên tôi không thể tiến hành chọn mẫu theo xác suất.Tuy nhiên, để đảm bảo mức độ t

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 7

I Lý do chọn đề tài 7

II Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 7

1 Mục tiêu nghiên cứu 7

2 Câu hỏi nghiên cứu 8

III Phạm vi nghiên cứu 8

IV Phương pháp nghiên cứu 9

1 Thiết kế nghiên cứu 9

2 Phương pháp thu thập số liệu 10

3 Phương pháp chọn mẫu 11

V Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 13

VI Kết cấu đề tài 16

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 17

1 Cơ sở lý luận 17

1.1 Người tiêu dùng 17

1.1.1 Khái niệm người tiêu dùng 17

1.1.2 Thị trường người tiêu dùng 17

1.1.3 Hành vi người tiêu dùng 17

1.1.4 Tiến trình mua của người tiêu dùng 19

1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng 23

1.2 Điện thoại Smartphone 28

1.2.1 Khái niệm điện thoại Smartphone là gì? 28

1.2.2 Vai trò của điện thoại Smartphone 30

1.2.3 Một số loại Smartphone trên thị trường 30

2 Phương pháp nghiên cứu 35

2.1 Quy trình nghiên cứu 35

CHƯƠNG II: MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH HÀNH VI TRƯỚC KHI MUA SMARTPHONE CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ 36

I Tổng quan về không gian nghiên cứu 36

Trang 3

II Mô tả và phân tích hành vi trước khi mua của sinh viên Đại học Huế 39

2.1 Các nhân tố làm xuất hiện nhu cầu mua smartphone của sinh viên ĐH Huế 39

2.2 Giai đoạn tìm kiếm thông tin 56

2.3 Giai đoạn đánh giá các phương án 60

III Đặc điểm khách thể nghiên cứu 80

3.1 Giới tính 80

3.2 Trường 80

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐÔI VỚI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÁC ĐẠI LÝ BÁN LẺ NHẰM NÂNG CAO THỊ PHẦN VÀ DOANH SỐ BÁN HÀNG 81

A Đối với giai đoạn xuất hiện nhu cầu 81

B Đối với giai đoạn tìm kiếm thông tin 83

C Đánh giá các phương án 86

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

I Kết luận 88

II Kiến nghị đối với nhà bán lẻ 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHẦN PHỤ LỤC 91

PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ XỬ LÝ SPSS 91

1 Tần số của các yếu tố làm xuất hiện nhu cầu 91

2 Các nguồn thông tin tham khảo 101

3 Mức độ quan trọng của các nguồn thông tin 102

4 Quy trình tìm kiếm thông tin 103

5 Những thông tin khách hàng tìm kiếm khi có nhu cầu 103

6 Tầm quan trọng của các yếu tố dùng để cân nhắc, so sánh 104

PHỤ LỤC 2: BẢNG HỎI ĐIỀU TRA 115

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Mức độ quan trọng của các nguồn thông tin

Biểu đồ 2: Quy trình tìm kiến thông tin

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Các yếu tố làm xuất hiện nhu cầu mua smartphone

Bảng 2: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 1

Bảng 3: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 2

Bảng 4: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha nhóm 3

Bảng 5: KMO and Bartlett's Test

Bảng 6: Independent Samples Test

Bảng 7: Ma trận nhân tố khi chưa xoay

Bảng 8: Ma trận nhân tố khi đã xoay

Bảng 9: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha của các nhân tố

Bảng 10: Đo lường giá trị trung bình của các nhân tố

Bảng 11: Đánh giá mức độ tác động của nhân tố lợi ích chức năng

Bảng 12: Đánh giá mức độ tác động của nhân tố lợi ích xúc cảm

Bảng 13: Đánh giá mức độ tác động của nhân tố tài chính

Bảng 14: Kết quả kiểm định sự khác nhau về giá trị trung bình của các nhân tố theobiến giới tính

Bảng 15: Kiểm định Independent Samples Test

Bảng 16: Kiểm định phi tham số Mann-Whitney Test với biến giới tính

Test Statisticsa

Bảng 17: Kiểm định One – Way ANOVA với biến trường

Bảng 18: ANOVA

Bảng 19: Kiểm đinh Kruskal-Wallis Test với biến trường

Bảng 20: Bảng tần số các nguồn thông tin tham khảo

Trang 5

Bảng 21: Quy trình tìm kiếm thông tin

Bảng 22: Phân tích tần số những thông tin khách hàng tìm kiếm khi có nhu cầuBảng 22:Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's

Bảng 23: Independent Samples Test

Bảng 24: Ma trận nhân tố khi chưa xoay (Component Matrixa)

Bảng 25: Ma trận nhân tố khi đã xoay (Rotated Component Matrixa)

Bảng 26: Component Score Coefficient Matrix

Bảng 27: Đo lường hệ số Cronbach's Alpha của các nhân tố

Bảng 28: Giá trị trung bình về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Bảng 29: Giá trị trung bình về mức độ quan trọng của nhân tố cấu tạo sản phẩmBảng 30: Giá trị trung bình về mức độ quan trọng của nhân tố yêu cầu cơ bảnBảng 31: Giá trị trung bình về mức độ quan trọng của nhân tố Marketing

Bảng 32: Giá trị trung bình về mức độ quan trọng của nhân tố đánh giá của ngườikhác

Bảng 33: Independent Samples Test

Bảng 34: Kiểm định phi tham số Mann-Whitney Test với biến giới tính

Bảng 35: Test of Homogeneity of Variances

Bảng 36: ANOVA

Bảng 37: Kiểm đinh Kruskal-Wallis Test với biến trường

Bảng 38: Bộ sưu tập thương hiệu sau quá trình tìm kiếm

Bảng 39: Thuận lợi khi tìm kiếm thông tin

Bảng 40: Khó khăn khi tìm kiếm thông tin

Bảng 41: Giới tính

Bảng 42: Trường

Trang 6

Anh Hoàng chém:

1 Giải pháp chưa thiết thực, ko áp dụng được vào thực tế

2 Cách chọn đối tượng điều tra thiếu căn cứ

3 Trình bày bảng biểu dễ gây hiểu nhầm

4

Trang 7

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ củaCNTT, các sản phẩm công nghệ ngày một phong phú, đa dạng Trong ngành điệnthoại di động, các nhà sản xuất đã liên tục đưa ra những dòng điện thoạismartphone có tính năng ưu việt và nhiều tiện ích thiết thực hơn, nhằm mang lạinhững lợi ích mới, chức năng mới cho người sử dụng, đồng thời không để mình lạchậu so với thời đại cũng như với đối thủ cạnh tranh Các nhà bán lẻ cũng phải cạnhtranh khốc liệt để chiếm lĩnh thị trường

Smartphone đem lại rất nhiều lợi ích với người dùng Với một chiếcsmartphone nằm gọn trong lòng bàn tay thì chúng ta có cả một thế giới thông tin vàtri thức khổng lồ Smartphone không những đem lại những tiện ích cơ bản, lợi íchchức năng mà còn thể hiện đẳng cấp cho người sử dụng nó

Khách hàng là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triểncủa các đại lý bán lẻ Khách hàng của dòng điện thoại thông minh - smartphonephần đông là giới trẻ - những người luôn thích khám phá, tìm hiểu những thứ mới

mẻ mà sinh viên là một phần trong số đó

Trên địa bàn thành phố Huế các đại lý bán lẻ hiện đang cạnh tranh khá gaygắt,các cửa hàng điện thoại di động mọc lên ngày càng nhiều Việc nắm bắt đượchành vi sinh viên trong quá trình thông qua quyết định mua mà nhất là giai đoạntrước khi mua smartphone (bao gồm: giai đoạn nhận biết nhu cầu và tìm kiếmthông tin trước khi mua, đánh giá các phương án) đóng vai trò rất quan trọng, nógiúp cho nhà bán lẻ có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý với mục tiêutăng doanh số bán hàng Từ những lý do trên, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện

đề tài: “Nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên Đại Học

Huế”.

II Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 8

a) Mục tiêu chung

Nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên Đại học Huế đểgiúp cho nhà bán lẻ có chiến lược kinh doanh phù hợp đối với đối tượng sinh viênđại học Huế, nhằm tăng doanh số bán hàng

b) Mục tiêu cụ thể

 Hệ thống hóa vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi trước khi mua

 Xác định và mô tả hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên Đạihọc Huế

 Phân tích ý nghĩa hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đạihọc Huế

 Đề xuất những giải pháp giúp nhà bán lẻ điện thoại di động có chiếnlược kinh doanh phù hợp đối với sinh viên Đại học Huế

2 Câu hỏi nghiên cứu

 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhận thức nhu cầu của sinh viên? Mức

độ ảnh hưởng của các nhân tố như thế nào? Tác động cộng hưởng của những nhân

tố này có tồn tại không?

 Sinh viên tìm kiếm thông tin từ những nguồn nào? Mức độ ảnh hưởngcủa các nguồn thông tin như thế nào?

 Sinh viên tìm kiếm những thông tin gì? Mức độ quan tâm đối với nhữngthông tin đó như thế nào?

 Quá trình tìm kiếm thông tin của sinh viên diễn ra theo quy trình như thếnào?

 Kết quả thu được từ quá trình tìm kiếm thông tin?

 Các cửa hàng bán lẻ cần có những chiến thuật nào để chiếm ưu thế sovới đối thủ cạnh tranh trong giai đoạn trước khi mua smartphone của sinh viên?

III Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng điều tra: Các sinh viên thuộc 5 trường đại học ( Kinh tế,

Ngoại ngữ, Khoa học, Nông lâm, Y dược ) có nhu cầu mua mới smartphone

Đối tượng nghiên cứu: hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên

Đại học Huế

Trang 9

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn Đại học

Huế Các địa điểm được chọn để điều tra số liệu sơ cấp gồm 5 trường: kinh tế,Ngoại ngữ, Khoa học, Nông lâm, Y dược )

Phạm vi thời gian: để đảm bảo tính cập nhật của thông tin và hiệu quả

của giải pháp được đưa ra, đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 2/2013đến tháng 5/2013

IV Phương pháp nghiên cứu

1 Thiết kế nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu của nhóm sử dụng mô hình nghiên cứu mô tả được tiếnhành qua 2 giai đoạn chính:

Nghiên cứu sơ bộ nhằm xây dựng bảng hỏi thăm dò ý kiến sinh viên.

Trong giai đoạn này nhóm tiến hành nghiên cứu tại bàn nhằm phân tích,đánh giá các nghiên cứu trước đó có liên quan để hình thành, định hướng mô hìnhnghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu

Nhóm tiến hành nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhómtiêu điểm (focus group) bao gồm 10 sinh viên của 5 trường được lựa chọn theo mộtnội dung được chuẩn bị trước dựa trên cơ sở lý thuyết đã thu thập được từ dữ liệu thứcấp Sau quá trình phỏng vấn những nội dung thu thập và tổng hợp được sử dụng

để xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện thang đo và mô hình nghiên cứu

Do điều kiện về thời gian, chi phí và khó tiếp cận với đối tượng cần chọn đểtham gia phỏng vấn định tính nên tôi không thể tiến hành chọn mẫu theo xác suất.Tuy nhiên, để đảm bảo mức độ tin cậy cao nhất có thể cho kết quả nghiên cứu địnhtính, tôi đã tiến hành như sau: liệt kê tất cả các đối tượng sinh viên hệ chính quy tại

5 trường đã lựa chọn mà các thành viên trong nhóm có thể tiếp cận, phân loại cácđối tượng theo giới tính và theo từng trường sau đó bốc thăm ngẫu nhiên theo sốlượng đã được dự trù trước ở mỗi nhóm đã được chia theo phân loại trên để đảmbảo tỷ lệ tương đối đồng đều giữa giới tính và các trường thành viên Đại học Huế.Kết quả, nhóm mục tiêu gồm có 10 thành viên: 5 nữ, 5 nam

 ĐH Kinh tế: 2 sinh viên

Trang 10

 ĐH Ngoại ngữ: 2 sinh viên

 ĐH Y dược: 2 sinh viên

 ĐH Khoa học: 2 sinh viên

 ĐH Nông lâm: 2 sinh viên

Sau đó thiết kế bảng hỏi và tiến hành điều tra thử bảng hỏi với số lượng điềutra thử là 30 sinh viên để điều chỉnh mô hình và thang đo về từ ngữ, nội dung chophù hợp với thực tiễn nghiên cứu, hoàn thiện bảng hỏi

Nghiên cứu chính thức nhằm thu thập, phân tích dữ liệu và phân tích mô hình

Tiến hành nghiên cứu định lượng bằng phương pháp phỏng vấn cá nhân sửdụng bảng hỏi điều tra

Quy trình nghiên cứu

2 Phương pháp thu thập số liệu

Trang 11

b) Dữ liệu sơ cấp

Tiến hành thu thập dữ liệu định tính về hành vi trước khi mua smartphonecủa sinh viên bằng phương pháp phỏng vấn nhóm tiêu điểm

Tiến hành thu thập dữ liệu định lượng bằng phương pháp phỏng vấn cá nhân

sử dụng phiếu điều tra

Phương pháp chọn mẫu được tiến hành cụ thể như sau:

Sinh viên Đại học Huế bao gồm sinh viên 7 trường thành viên và 3 khoatrực thuộc Tuy nhiên với nguồn lực có hạn nhóm nghiên cứu tiến hành chọn ngẫunhiên 5 trường để tiến hành điều tra bao gồm trường Đại học Kinh tế, Đại họcNgoại ngữ, Đại học Khoa học, Đại học Y- Dược và Đại học Nông lâm

Sau quá trình khảo sát nhu cầu mua mới smartphone của sinh viên Đại họcHuế chúng tôi thu được kết quả như sau:

Trường

Tổng số sinh viên của trường

Số lượng sinh viên có nhu cầu mua mới

smartphone

Percent

Tổng số sinh viên được điều tra

Trang 12

Căn cứ vào kết quả khảo sát nhu cầu mua mới smartphone của sinh viên Đại học Huế và tổng số phiếu điều là 75 chúng tôi quyết định số phiếu được điều tra tại mỗi trường như sau:

Số lượng phiếu điều tra

SV Tiến hành cụ thể như sau:

- Đối với trường Đại học Kinh tế, có tất cả 2 dãy học cụ thể đi từ cổng vào bên

trái là khu B đối diện có 1 giảng đường A Mỗi dãy có 4 tầng phục vụ chủ yếu choviệc học, chọn ngẫu nhiên mỗi tầng 1 phòng học và tiến hành điều tra cho đến khi

đủ 18 mẫu

- Đối với trường Đại học Khoa học, có tất cả 4 giảng đường H, K, E và B Cụ

thể dãy H có 4 tầng, mỗi tầng có 10 phòng phục vụ việc học Dãy K không học.Dãy E có 1 tầng để học và dãy B có 3 tầng, mỗi tầng 10 phòng trong đó chỉ có 2tầng để học Chọn ngẫu nhiên 3 phòng để tiến hành điều tra cho đến khi đủ 15 mẫu

- Đối với trường Đại học Ngoại ngữ, chỉ có một dãy A gồm 5 tầng, mỗi tầng

có 7 phòng chủ yếu để học Chọn ngẫu nhiên 3 phòng và tiến hành điều tra cho đếnkhi đủ 13 mẫu

Trang 13

- Đối với trường Đại học Y dược, có tất cả 4 dãy phòng học và một hội trường,

mỗi dãy có từ 4 dến 5 tầng chủ yếu phục vụ việc học, ta tiến hành chọn ngẫu nhiên

3 lớp để tiến hành điều tra cho đến khi đủ 15 mẫu

- Đối với trường Đại học Nông Lâm, có tất cả 4 dãy phòng học, mỗi dãy có 2

tầng chủ yếu phục vụ cho học tập, ta tiến hành chọn ngẫu nhiên 3 phòng để tiếnhành điều tra cho đến khi đủ 14 mẫu

Ở từng trường, đi từng phòng học chọn ngẫu nhiên sinh viên ngồi bàn đầu

dãy giữa Câu hỏi đầu tiên là “Bạn có nhu cầu mua mới smartphone không?” Nếu

trả lời Có thì sẽ phát tiến hành điều tra, nếu Không sẽ chọn người ngồi bên cạnhthay thế Việc phát điều tra tiến hành cho đến lúc đủ số lượng mẫu đã định Cũngtương tự cách tiến hành đó để điều tra vào những tiết học sau của buổi học, hoặccủa buổi học khác Nếu mẫu bị trùng với lần điều tra trước thì loại bỏ đối tượng đó

và chọn người ngồi ngay bên cạnh để thay thế

Với cách chọn mẫu như thế này có thể xem như mẫu được chọn ngẫu nhiên

hệ thống để tiến hành thu thập dữ liệu và có thể thực hiện các kiểm định

V Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập xong các bảng hỏi, tiến hành hiệu chỉnh, mã hóa dữ liệu rồinhập dữ liệu vào máy và làm sạch dữ liệu Dữ liệu được nhập và chuyển sang cácphần mềm tương ứng để xử lý và phân tích Ở đây sử dụng phương pháp thống kê

mô tả và phương pháp kiểm định giả thuyết thông kê,… công cụ phân tích là sửdụng phần mềm thống kê SPSS, Excel

Các số liệu sau khi được phân tích xong được trình bày dưới dạng bảng sốliệu và các đồ thị nhằm minh họa rõ ràng hơn cho kết quả nghiên cứu Dựa vào cáckết quả thu được từ thống kê ta tiến hành tổng hợp lại và rút ra các kết luận về hành

vi trước khi mua điện thoại của sinh viên đại học Huế

Các phương pháp xử lý và phân tích

 Thống kê tần số (frequencises), bảng kết hợp các biến nhằm mô tả quan

hệ giữa các biến ( crosstabulation)

Trang 14

 Tiến hành phân tích nhân tố (EFA)

Để tiến hành phân tích nhân tố khám phá thì điều kiện cần đó là dữ liệu thuđược phải đáp ứng được các điều kiện qua kiểm định KMO và kiểm định Bartlett’s.Phương pháp phân tích nhân tố được chấp nhận khi giá trị hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) lớn hơn hoặc bằng 0,5 và nhỏ hơn hoặc bằng 1( Othman và Owen,2002), Eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50%( Gerbing và Anderson, 1998)

Nhằm xác định số lượng nhân tố trong nghiên cứu này sử dụng 2 tiêu chuẩn:

 Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion) nhằm xác định số nhân tố được trích

từ thang đo Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quantrọng bằng cách xem xét giá trị Eigenvalue Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần biếnthiên được giải thích bởi mỗi nhân tố Chỉ có nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mớiđược giữ lại trong mô hình phân tích

 Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Phân tích nhân

tố là thích hợp nếu tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%

 Các kiểm định :

Kiểm định thang đo

 Độ tin cậy của thang đo được kiểm định thông qua hệ số Cronbach’sAnpha

 Cronbach’s Anpha > 0,8: Thang đo tốt

 0,8 > Cronbach’s Anpha > 0,7: Thang đo sử dụng được

 0,7 > Cronbach’s Anpha > 0,6: Thang đo chấp nhận được nếu đo lườngkhái niệm mới

Sử dụng kiểm định giá trị trung bình của tổng thể One-Sample T-Test,

kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của hai trung bình tổng thể bằng kiểm định

Independent-Sample T-Test, kiểm định One-way ANOVA, kiểm định mối liên

hệ giữa hai biến định danh hoặc định danh- thứ bậc trong tổng thể bằng kiểm định

chi-bình phương χ2

.

Kiểm định giá trị trung bình của tổng thể One-Sample T-Test

Giả thuyết:

Trang 15

H0: μ=μ0 .

H1: μ≠μ1

Nguyên tắc bác bỏ giả thiết:

Sig < 0,05: Bác bỏ giả thiết H0.

Sig ¿ 0,05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0.

Kiểm định về sự bằng nhau của 2 trung bình tổng thể

Giả thiết

H0: Giá trị trung bình của 2 tổng thể là giống nhau

H1: Giá trị trung bình của 2 tổng thể là khác nhau

Nguyên tắc bác bỏ giả thiết: Dựa vào kết quả kiểm định sự đồng nhất

phương sai (Levene’s Test)

- Nếu giá trị Sig < 0,05: Sử dụng kết quả kiểm định t ở cột phương saikhông đồng nhất (Equal variances not assumed)

- Nếu giá trị Sig ¿ 0,05: Sử dụng kết quả kiểm định t ở cột phươngsai đồng nhất (Equal variances assumed)

- Nếu giá trị Sig của t <0,05: Bác bỏ giả thiết H0

- Nếu giá trị Sig của t ¿ 0,05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0

Kiểm định ANOVA

Giả thiết :

H0: Tất cả giá trị trung bình là bằng nhau

H1: Tồn tại ít nhất 2 giá trị trung bình khác nhau

Điều kiện sử dụng kiểm định One-way ANOVA là giá trị Sig của Levene’sTest ¿ 0,05 (tức phương sai đồng nhất)

Nguyên tắc bác bỏ giả thiết:

- Nếu giá trị Sig <0,05: Bác bỏ giả thuyết H0.

- Nếu giá trị Sig ¿ 0,05: Chưa có cở sở bác bỏ giả thuyết H0

Kiểm định mối liên hệ giữa hai biến định danh hoặc định danh-thứ bậc trong tổng thể bằng kiểm định Chi bình phương χ 2

Giả thuyết:

Trang 16

H 0 : Hai biến độc lập với nhau

H 1 : Hai biến có mối liên hệ với nhau

Nguyên tắc bác bỏ giả thuyết:

- Nếu giá trị Sig <0,05: Bác bỏ giả thuyết H0.

- Nếu giá trị Sig ¿ 0,05: Chưa có cở sở bác bỏ giả thuyết H0

VI Kết cấu đề tài

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Mô tả và phân tích hành vi trước khi mua smartphone của sinhviên Đại học Huế

Chương 3: Định hướng những giải pháp giúp nhà bán lẻ điện thoại di động

có chiến lược kinh doanh phù hợp đối với sinh viên Đại học Huế

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Trang 17

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

I Cơ sở lý luận

1.1 Người tiêu dùng

1.1.1 Khái niệm người tiêu dùng

Người tiêu dùng là một cá nhân, một tổ chức hay một nhóm tham dự trựctiếp hay có ảnh hưởng đến việc hình thành nhu cầu - mong ước, đưa ra quyết địnhmua, sử dụng và loại bỏ một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể

Người tiêu dùng có thể là người mua, người ảnh hưởng hoặc người sử dụng

1.1.2 Thị trường người tiêu dùng

Thị trường người tiêu dùng là những cá nhân và hộ gia đình mua hay bằngmột phương thức nào đó có được hàng hóa và dịch vụ để tiêu dùng cá nhân

Thị trường người tiêu dùng có quy mô lớn, thường xuyên tăng trưởng cả về

số lượng người tiêu dùng và doanh số Nếu như phần thị trường khá lớn thì một sốcông ty có thể soạn thảo những chương trình marketing riêng để phục vụ phần thịtrường đó

Người tiêu dùng rất khác nhau về tuổi tác, giới tính, mức thu nhập, trình độhọc vấn, thị hiếu và thích thay đổi chỗ ở Các nhà hoạt động thị trường nên táchriêng các nhóm người tiêu dùng và tạo ra các sản phẩm dịch vụ thỏa mãn mỗinhóm khách hàng

Cùng với sự phát triển của kinh tế, chính trị, xã hội và sự tiến bộ của khoa học

- kỹ thuật, ước muốn, sở thích, các đặc tính về hành vi, sức mua của người tiêu dùng,

cơ cấu chi tiêu… cũng không ngừng biến đổi Chính những sự thay đổi này vừa lànhững cơ hội, vừa là thách thức đối với các nỗ lực Marketing của doanh nghiệp

1.1.3 Hành vi người tiêu dùng

Hành vi mua của người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùngbộc lộ ra trong quá trình trao đổi sản phẩm, bao gồm: điều tra, mua sắm, sửdụng, đánh giá và chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của

Trang 18

họ Cũng có thể coi hành vi người tiêu dùng là cách thức mà người tiêu dùng

sẽ thực hiện để đưa ra các quyết định sử dụng tài sản của mình (tiền bạc, thờigian, công sức…) liên quan đến việc mua sắm và sử dụng hàng hóa, dịch vụnhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân

Sơ đồ 1.1: Mô hình hành vi khách hàng

(Nguồn: Marketing căn bản, Trần Minh Đạo)

Các kích thích: Là tất cả các tác nhân, lực lượng bên ngoài của khách hàng

có thể gây ảnh hưởng đến hành vi khách hàng Chúng được chia làm hai nhómchính:

Các tác nhân kích thích marketing bao gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối,

xúc tiến,…Các tác nhân này nằm trong khả năng kiểm soát của doanh nghiệp

Các tác nhân môi trường: là các tác nhân nhân không thuộc quyền kiểm soát

của doanh nghiệp như môi trường kinh tế, cạnh tranh, chính trị, văn hóa, luậtpháp…

Hộp đen ý thức của khách hàng: Là cách gọi bộ não của con người và cơ

chế hoạt động của nó trong việc tiếp nhận, xử lý các kích thích và đề xuất các giảipháp đáp ứng trở lại các kích thích được tiếp nhận Hộp đen gồm hai phần Phầnthứ nhất là những đặc tính của người mua, có ảnh hưởng cơ bản đến việc con ngườitiếp nhận các tác nhân kích thích và phản ứng với nó như thế nào Phần thứ hai làquá trình thông qua quyết định của người mua và kết quả sẽ phụ thuộc vào quyếtđịnh đó Nhiệm vụ của nhà hoạt động thị trường là hiểu cho được cái gì xảy ra

Trang 19

trong hộp đen ý thức của người tiêu dùng.

Những phản ứng đáp lại của khách hàng: Là những phản ứng mà khách

hàng bộc lộ trong quá trình trao đổi mà ta quan sát được như hành vi tìm kiếmthông tin về hàng hóa, lựa chọn nhãn hiệu, lựa chọn thời gian, địa điểm, khối lượngmua sắm…

1.1.4 Tiến trình mua của người tiêu dùng

Để có một giao dịch, người mua phải trải qua một tiến trình gồm năm giaiđoạn gồm: nhận biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án, quyếtđịnh mua và hành vi sau khi mua Tiến trình đó được thể hiện dưới sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2: Tiến trình mua của người tiêu dùng

(Nguồn: Marketing căn bản, Trần Minh Đạo)

Rõ ràng quá trình mua đã bắt đầu từ lâu trước khi mua và còn kéo dài đếnsau khi mua Sơ đồ 1.2 cho rằng khách hàng khi mua một sản phẩm hay dịch vụ,phải trải qua năm giai đoạn trên Nhưng trên thực tế, khách hàng có thể bỏ quahoặc đảo lại một số giai đoạn Tuy nhiên mô hình này vẫn có ý nghĩa bao quátđược vấn đề nảy sinh khi khách hàng đứng trước một quyết định mua sản phẩmhàng hóa hay dịch vụ

A Nhận biết nhu cầu:

Quá trình nhận thức vấn đề thực chất là sự nhận thức ra nhu cầu Nhận thức

về nhu cầu của mỗi cá nhân được hình thành do có những tác động bên trong hoặcbên ngoài Mỗi khi một nhu cầu nào đó xuất hiện các cá nhân luôn cần phải thỏamãn nó Mức độ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dung được thể hiện rõ ràng trongtháp nhu cầu của Maslow Hơn nữa có thể lòng trung thành của người tiêu dùng sẽlớn hơn nếu họ thỏa mãn được những nhu cầu ở cấp độ thấp hơn

Nhận

biết nhu

cầu

Tìm kiếm thông tin

Đánh giá các phương án

Quyết định mua

Hành vi sau khi mua

Trang 20

B Tìm kiếm thông tin:

Người tiêu dùng có nhu cầu sẽ bắt đầu tìm kiếm thêm thông tin Ta có thểphân ra làm hai mức độ Trạng thái tìm kiếm tương đối vừa phải được gọi là trạngthái chú ý nhiều hơn Mối quan tâm then chốt của người làm Marketing là nhữngnguồn thông tin chủ yếu mà người tiêu dùng tìm đến và ảnh hưởng tương đối củatừng nguồn đó đến quyết định mua sắm tiếp sau Các nguồn thông tin của ngườitiêu dùng được chia thành bốn nhóm

Nguồn thông tin cá nhân: Gia đình, bạn bè, hàng xóm, người quen.

Nguồn thông tin thương mại: Quảng cáo, nhân viên bán hàng, đại lý, bao

bì, triển lãm

Nguồn thông tin công cộng: Các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ

chức nghiên cứu người tiêu dùng

Nguồn thông tin thực nghiệm: Sờ mó, nghiên cứu và sử dụng sản phẩm.

Số lượng tương đối và ảnh hưởng của những nguồn thông tin này thay đổituỳ theo loại sản phẩm và đặc điểm của người mua

C Đánh giá các phương án

Người tiêu dùng xử lý thông tin về các nhãn hiệu cạnh tranh rồi đưa ra phánquyết cuối cùng về giá trị như thế nào? Người tiêu dùng khác nhau về cách họ nhìnnhận những tính chất nào của sản phẩm là quan trọng hay nổi bật Họ sẽ chú ýnhiều nhất đến những tính chất sẽ đem lại cho họ những ích lợi cần tìm kiếm.Những người làm Marketing cần quan tâm nhiều hơn đến tầm quan trọng mà ngườitiêu dùng gán cho những tính chất khác nhau

Người tiêu dùng có khuynh hướng xây dựng cho mình một tập hợp nhữngniềm tin vào các nhãn hiệu, khi mỗi nhãn hiệu được đánh giá theo từng tính chất.Những niềm tin vào nhãn hiệu tạo nên hình ảnh về nhãn hiệu Niềm tin vào nhãnhiệu của người tiêu dùng sẽ thay đổi theo kinh nghiệm của họ và tác động của nhậnthức có chọn lọc, bóp méo có chọn lọc và ghi nhớ có chọn lọc

Trang 21

Người ta cho rằng đối với mỗi người tiêu dùng có một hàm ích lợi Hàm íchlợi mô tả mức độ hài lòng của người tiêu dùng với sản phẩm biến thiên như thế nàotheo các mức độ khác nhau của từng tính chất Người tiêu dùng hình thành các thái

độ (nhận xét, ưa thích) đối với các nhãn hiệu qua một quy trình đánh giá Người taphát hiện thấy rằng người tiêu dùng áp dụng những quy trình đánh giá khác nhau

để lựa chọn những đối tượng nhiều tính chất

D Quyết định mua

Ở giai đoạn đánh giá, người tiêu dùng đã hình thành sở thích đối với nhữngnhãn hiệu trong tập lựa chọn Người tiêu dùng cũng có thể hình thành ý định muanhãn hiệu ưa thích nhất Tuy nhiên còn hai yếu tố nữa có thể xen vào giữa ý địnhmua và quyết định mua hàng Những yếu tố này được thể hiện trong những bước

từ giai đoạn đánh giá các phương pháp đến giai đoạn quyết định mua hàng

Ý định mua hàng cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố tình huống bấtngờ Người tiêu dùng hình thành ý định mua hàng trên cơ sở những yếu tố như (thunhập dự kiến của gia đình, giá dự kiến và ích lợi dự kiến của sản phẩm) Khi ngườitiêu dùng sắp sửa hành động thì những yếu tố tình huống bất ngờ có thể xuất hiệnđột ngột và làm thay đổi ý định mua hàng Vì vậy những sở thích và thậm chí cả

Trang 22

những ý định mua hàng cũng không phải là những dấu hiệu hoàn toàn tin cậy báotrước hành vi mua hàng.

Quyết định của người tiêu dùng thay đổi, hoãn hay huỷ bỏ quyết định muahàng chịu ảnh hưởng rất nhiều rủi ro nhận thức được Những món hàng đắt tiền đòihỏi phải chấp nhận rủi ro ở một mức độ nào đó Người tiêu dùng không thể giámchắc được về kết quả của việc mua hàng Điều này gây ra sự băn khoăn lo lắng.Mức độ rủi ro nhận thức được thay đổi theo số tiền bị nguy hiểm, mức độ khôngchắc chắn của các tính chất và mức độ tự tin của người tiêu dùng người tiêu dùngtriển khai những biện pháp nhất định để giảm bớt rủi ro, như huỷ bỏ quyết định, thuthập thông tin từ bạn bè, và những yếu tố gây ra cảm giác bị rủi ro ở người tiêudùng, cung cấp những thông tin và hỗ trợ để làm giảm bớt rủi ro nhận thức được

E Hành vi hậu mãi

Sau khi mua sản phẩm người tiêu dùng sẽ cảm thấy hài lòng hay không hàilòng ở một mức độ nào đó Người tiêu dùng cũng sẽ có những hành động sau khimua và những cách sử dụng sản phẩm đáng để cho người làm Marketing quan tâm.Công việc của người làm Marketing chưa kết thúc khi sản phẩm đã được mua, màcòn tiếp tục cả trong thời kỳ sau khi mua

Những hành động sau khi mua Sự hài lòng hay không hài lòng của ngườitiêu dùng với sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến hành vi tiếp theo Nếu người tiêu dùnghài lòng thì xác suất để người đó sẽ mua sản phẩm ấy nữa sẽ lớn hơn

Người khách hàng hài lòng cũng sẽ có xu hướng chia sẻ những nhận xét tốt

về nhãn hiệu đó với những người khác Đúng như lời những người làm Marketingvẫn thường nói: "Khách hàng hài lòng là cách quảng cáo tốt nhất của chúng ta"

Những người làm Marketing có thể có những biện pháp nhằm giảm đến mứctối thiểu số người tiêu dùng không hài lòng sau khi mua Những công ty khônngoan đều hoan nghênh những thông tin phản hồi của khách hàng và xem đó là mộtcách để không ngừng cải tiến hàng hóa và kết quả hoạt động của mình

Trang 23

Việc hiểu được những nhu cầu và quá trình mua sắm của người tiêu dùng làhết sức quan trọng, để có thể hoạch định được những chiến lược Marketing có hiệuquả Bằng cách tìm hiểu phương án, quyết định mua và hành vi sau khi mua, ngườilàm Marketing có thể phát hiện ra những cách làm thế nào để đáp ứng những nhucầu của người mua Qua việc nắm được những người làm tham gia quá trình muasắm và những ảnh hưởng chủ yếu đến hành vi mua sắm của họ người làmMarketing có thể thiết kế được những chương trình Marketing có hiệu quả cho cácthị trường mục tiêu của mình

1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng

Quá trình mua hàng của khách hàng bị tác động bởi một số nhân tố mànhững nhà quản trị tiếp thị không thể kiểm soát được bao gồm yếu tố văn hoá, yếu

tố xã hội, yếu tố cá nhân và yếu tố tâm lý

1) Nhóm yếu tố về văn hóa

Trang 24

Những yếu tố về văn hóa có ảnh hưởng to lớn và sâu sắc nhất đến hành vicủa người tiêu dùng:

Văn hóa: là nguyên nhân đầu tiên, cơ bản quyết định nhu cầu và hành vi của

con người Hành vi của con người là một sự vật chủ yếu được tiếp thu từ bên ngoài.Đứa trẻ học tập những điều cơ bản về giá trị, sự cảm thụ, sự ưa thích, tác phong vàhành vi đặc trưng cho gia đình của mình và những thể chế cơ bản của xã hội

Nhánh văn hóa: bất kỳ nền văn hóa nào cũng bao gồm những bộ phận cấu

thành nhỏ hơn hay nhánh văn hóa đem lại cho các thành viên của mình khả năng hòađồng và giao tiếp cụ thể hơn so với những người giống mình Trong những cộngđồng lớn thường gặp những nhóm người cùng sắc tộc và có những sở thích, điềucấm kỵ đặc thù

Địa vị xã hội: hầu hết trong mọi xã hội đều tồn tại những giai tầng xã hội

khác nhau Giai tầng xã hội là những nhóm tương đối ổn định trong khuôn khổ xãhội, được sắp xếp theo thứ bậc đẳng cấp và đặc trưng bởi những quan điểm giá trị,lợi ích và hành vi đạo đức giống nhau Các giai tầng xã hội vốn có một số nét đặctrưng:

- Những người cùng chung một giai tầng xã hội có khuynh hướng xử sự giốngnhau

- Con người chiếm địa vị cao hơn hay thấp hơn trong xã hội tùy thuộc vào chỗ

họ thuộc giai tầng nào

- Giai tầng xã hội được xác định không phải căn cú vào một biến đổi nào đó mà

là dựa trên cơ sở nghề nghiệp, thu nhập, tài sản, học vấn, định hướng giá trị vànhững đặc trưng khác của những người thuộc giai tầng đó

- Các cá thể có thể chuyển sang giai tầng cao hơn hay tụt xuống một trongnhững giai tầng thấp hơn

- Các giai tầng xã hội đều có những đặc trưng về sở thích rõ rệt đối với hànghóa và nhãn hiệu quần áo, đồ gia dụng, cách tiêu khiển giải trí, xe hơi… Cho nênmột số nhà hoạt động thị trường đã tập trung nỗ lực vào một giai tầng xã hội nàođó

Trang 25

2) Nhóm yếu tố mang tính chất xã hội

Các nhóm tiêu biểu: là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp

đến thái độ hay hành vi của con người

Những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp đến con người được gọi là những tậpthể các thành viên Đó là những nhóm cá nhân, nằm trong đó tác động qua lại vớichúng Trong số các tập thể có một số là tập thể cơ sở và sự tác động qua lại vớichúng mang tính chất khá thường xuyên, Đó là gia đình, bạn bè, láng giềng vàđồng nghiệp Ngoài ra, con người còn thuộc về một số các tác động tập thể thứ cấp,thường mang tính chất hình thức hơn và tác động qua lại với chúng không mangtính chất thường xuyên như giáo hội, nghiệp đoàn và công đoàn

Gia đình: Các thành viên trong gia đình có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến

hành vi của người mua Người dạy bảo trong gia đình là bố mẹ Con người đượccha mẹ dạy bảo về tôn giáo, chính trị, kinh tế, danh dự, lòng tự trọng và tình yêu.Ngay cả khi người mua không còn tác động qua lại chặt chẽ với cha mẹ thì ảnhhưởng của họ đối với hành vi không ý thức được của anh ta có thể vẫn rất đáng kể

Vai trò và địa vị: Cá nhân là một thành viên của rất nhiều các nhóm của xã

hội Vị trí của họ trong mỗi nhóm đó có thể xác định theo vai trò và địa vị Vai trò

là một tập hợp những hành động mà những người xung quanh chờ đợi ở người đó.Mỗi vai trò có một địa vị nhất định phản ánh mức độ đánh giá tốt về nó của xã hội

3) Nhóm yếu tố mang tính chất cá nhân

Tuổi tác và giai đoạn của chu trình đời sống gia đình: Cùng với tuổi tác

cũng diễn ra những thay đổi trong chủng loại và danh mục những mặt hàng và dịch

vụ được mua sắm Trong những năm đầu tiên, con người cần thực phẩm cho trẻ

em Trong những năm trưởng thành sử dụng các loại thực phẩm rất khác nhau Khilớn tuổi thì lại sử dụng những thực phẩm kiêng cử đặc biệt Cùng với năm tháng,thị hiếu về quần áo, đồ đạc, nghỉ ngơi, giải trí cũng thay đổi

Nghề nghiêp: Nghề nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến tính chất của hàng

hóa và dịch vụ được chọn mua Nhà hoạt động thị trường cần cố gắng tách ra

Trang 26

những nhóm khách hàng theo nghề nghiệp quan tâm nhiều đến hàng hóa và dịch vụcủa mình, doanh nghiệp có thể sản xuất những mặt hàng cần thiết cho một nhómnghề nghiệp cụ thể nào đó.

Tình trạng kinh tế: tình trạng kinh tế của cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến

cách lựa chọn hàng hóa của họ Nó được xác định căn cứ vào phần chi trong thunhập, phần tiết kiệm và phần có khả năng vay và những quan điểm chi đối lập vớitích lũy

Lối sống: Lối sống là những hình thức tồn tại bền vững của con người trong

thế giới, được thể hiện ra hoạt động, sự quan tâm và nềm tin của nó Những ngườithuộc cùng một nhánh văn hóa, cùng một giai tầng xã hội thậm chí cùng một nghềnghiệp có thể có lối sống khác nhau

Kiểu nhân cách và ý niệm về bản thân: Kiểu nhân cách là một tập hợp

những đặc điểm tâm lý của con người đảm bảo sự phản ứng đáp lại môi trườngxung quanh của anh ta có trình tự tương đối ổn định Biết kiểu nhân cách có thể cóích khi phân tích hành vi của NTD nếu tồn tại một mối liên hệ nhất định giữa kiểunhân cách và lựa chọn hàng hóa hay nhãn hiệu

4) Nhóm yếu tố có tính chất tâm lý

Động cơ (sự thôi thúc): là nhu cầu đã trở thành khẩn thiết đến mức độ buộc

con người phải tìm cách và phương pháp để thỏa mãn nó Việc thỏa mãn nhu cầu

sẽ làm giảm đi tình trạng căng thẳng bên trong mà cá thể phải chịu đựng

Các nhà tâm lý đã phát triển những lý thuyết về động cơ con người Trong

số những lý thuyết thì nổi tiếng nhất có 3 lý thuyết của Sigmund Freud, AbrahamMaslow và của Frederick Herzeberg Những lý thuyết này chứa đựng những hàm ýhoàn toàn khác nhau đối với việc phân tích người tiêu dùng và chiến lượcMarketing

Lý thuyết động cơ của A.Maslow đã tìm cách giải thích tại sao ở những thờiđiểm khác nhau, người ta bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau Tại sao conngười giành ra nhiều thời gian và sức lực để đảm bảo an toàn cá nhân, có người lại

Trang 27

cố gắng giành được sự kính trọng của những người xung quanh? Ông cho rằng nhucầu của con người sắp xếp theo thứ bậc, từ cấp thiết nhất đến ít cấp thiết hơn Theothứ tự tầm quan trọng các nhu cầu đó được sắp xếp như sau: Những nhu cầu sinh

lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự khẳngđịnh mình Con người sẽ cố gắng thỏa mãn trước hết là những nhu cầu quan trọngnhất Khi con người đã thỏa mãn được một nhu cầu quan trọng nào đó thì nó sẽkhông còn là động cơ hiện thời nữa và người ta lại có thỏa mãn những nhu cầuquan trọng nhất tiếp theo

Hình 5: Tháp nhu cầu của A Maslow

Tri giác: Một người có động cơ luôn sẵn sàng hành động tính chất hành

động của người đó tùy thuộc vào chỗ người đó nhận thức tình huống như thế nào.Hai người khác nhau có động cơ giống nhau, ở trong một tình huống khách quan cóthể hành động khác nhau, bởi vì họ nhận thức tình huống đó một cách khác nhau

Lĩnh hội: là những biến đổi nhất định diễn ra trong hành vi của các thể dưới

ảnh hưởng của kinh nghiệm mà họ tích lũy được Hành vi của con người chủ yếu là

do tự mình tiếp nhận được, túc là lĩnh hội Các nhà lý luận cho rằng lĩnh hội là kếtquả của sự tác động qua lại của sự thôi thúc, các tác nhân kích thích mạnh và yếu,nhũng phản ứng đáp trả và sự củng cố

Trang 28

Niềm tin và thái độ: Niềm tin là sự nhận định trong thâm tâm về một cái gì

đó Thông qua hành động và sự lĩnh hội, con người có nềm tin và thái độ, đến luợtchúng lại có ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của con người

1.2 Điện thoại Smartphone

1.2.1 Khái niệm điện thoại Smartphone là gì?

Smartphone, hay còn gọi là điện thoại thông minh, là sự kết hợp của một

chiếc điện thoại và một PDA Smartphone ưu việt hơn điện thoại thông thường ở

chỗ nó được tích hợp thêm các tính năng văn phòng hỗ trợ người dùng Ngoài ra,nếu so với PDA phone thì smartphone lại có tính ổn định về chức năng thoại và kếtnối mạng tốt hơn

Hiện này, khái niệm smartphone đang lẫn lộn với PDA phone Người dùngcần phân biệt smartphone mạnh hơn PDA về tính năng phone Điện thoại thôngminh nhập liệu chủ yếu thông qua bàn phím số, hoặc bàn phím Qwerty, mặc dùmột số ít các thiết bị có màn hình cảm ứng (và làm việc tốt như làm việc với bànphím ngoài) Ngoài ra, PDA phone có màn hình thường lớn hơn smartphone

Thời gian gần đây, giá của các smartphone ngày càng giảm, khoảng cáchgiữa điện thoại và smartphone này càng được kéo gần lại Trên thị trường, ngườidùng chỉ cần từ 5 triệu đồng trở lên là đã có thể sắm được một chiếc điện thoạithông minh

Thiết kế của smartphone cũng khá đa dạng từ các dạng thanh đến các thiết bịgấp vỏ sò, trượt Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể chọn được hệ điều hành phùhợp công việc của mình như Symbian, Windows Mobile, Palm và Linux

Smartphone giúp quản lý thông tin cá nhân một cách gọn nhẹ mà không cần

“hai tay hai súng''

Điểm nổi bật hơn của smartphone so với PDA chính là hỗ trợ kết nối mạng

ổn định Cùng với sự phát triển của công nghệ viễn thông, thế hệ smartphone hiệnđại được hỗ trợ 3G/HSDPA, cho phép đàm thoại video, điện thoại hội nghị,download dữ liệu với tốc độ cao

Trang 29

Smartphone hỗ trợ các chức năng văn phòng, kết nối, truy cập e-mail, danh

bạ và lên lịch các cuộc hẹn Smartphone có sẵn loa nghe nhạc, bàn phím soạn thảo,kết nối, chuyển dữ liệu qua Bluetooth, hồng ngoại và camera Không những thế,thiết bị này còn kết hợp nhiều tính năng giải trí, nghe nhạc, xem ảnh, chơi game,xem phim

Thông thường, người dùng điện thoại có thể lưu một số danh bạ nhất địnhvào máy Với các smartphone, khi sử dụng tính năng PDA, người dùng có thể lưuthêm thông tin khác như, địa chỉ mail, số điện thoại cơ quan cũng như các ghi chépkhác

Symbian vẫn là hệ điều hành được sử dụng nhiều nhất trên các điện thoại

thông minh, tiếp đó là Windows Mobile Theo thống kê của Gsmarena, hiện trên

thị trường có tới 87 thiết bị sử dụng hệ điều hành Symbian, trong khi WindowsMobile có 55 máy Các hệ điều hành còn lại chiếm số lượng ít, trên dưới 10 thiết bịmỗi hệ điều hành

Windows Mobile là hệ điều hành bao gồm nhiều ứng dụng văn phòng, thốngnhất kết nối với Outlook Nhược điểm của hệ điều hành này là khó sử dụng hơnPalm OS Các nhãn hiệu mà người dùng có thể chọn lựa là HTC, O2, HP, Dopod

Hệ điều hành Palm OS dễ sử dụng, nhiều phần mềm thứ ba để cài đặt Tuynhiên, những thiết bị này không hỗ 3G và ít model để chọn lựa Thương hiệu lớnnhất sử dụng hệ điều hành này là Palm

Symbian được xem là hệ điều hành phổ biến nhất Symbian cho phép làmviệc tốt với Bluetooth và hồng ngoại, hỗ trợ Java Tuy nhiên, smartphone sử dụng

hệ điều hành này có giao diện giống nhau, ít có sự tuỳ biến Các nhãn hiệu có thểchọn lựa Nokia, Sony Ericsson

Linux dễ dàng tùy biến và giá khá rẻ Nhưng các thiết bị này thường khôngphổ biến Nhãn hiệu lựa chọn: Motorola

Trang 30

Ưu điểm của hệ điều hành BlackBerry là quản lý thông tin, hỗ trợ các chứcnăng e-mail tốt Nhược điểm là mới đầu khó sử dụng Chỉ có một nhãn hiệu duynhất là BlackBerry.

1.2.2 Vai trò của điện thoại Smartphone

Sự phát triển của công nghệ di động đã bùng nổ trong vài năm qua Các thiết

bị cầm tay đã trở nên rất mạnh đến mức chúng ta khó có thể gọi chúng là điện thoạinữa Do đó, chúng ta gọi một thiết bị thực hiện cuộc gọi, phát video, chụp hình, vànhiều chức năng khác là gì - hãy thử gọi là Smartphone - một thiết bị nhỏ khôngchỉ là một chiếc điện thoại

Sở hữu một chiếc Smartphone cũng giống như sở hữu một chiếc điện thoạibình thường - nếu nó là một chiếc máy ảnh, máy nghe nhạc MP3 và một bảng điềukhiển chơi game lưu động Và đó chỉ là dành cho người mới bắt đầu: Bạn có gửi vànhận thư điện tử, và truy cập web dễ dàng Có một bàn phím hoàn chỉnh để dễ nhậpliệu Và mặc dù một số điện thoại truyền thống có một số tính năng này, nhưngkhông có chiếc nào có tất cả tính năng cùng lúc - và không có chức năng nào hoạtđộng tốt hay nhanh bằng

Điện Thoại Thông Minh giống như một chiếc máy tính cá nhân có kíchthước bỏ túi Mọi Điện Thoại Thông Minh đều có một hệ điều hành - chẳng hạnnhư Android của Google hoặc Windows Mobile của Microsoft - chạy chương trìnhnhanh chóng

Hệ điều hành đó cũng cho phép một chiếc Smartphone chạy các ứng dụng(thường được gọi là "apps" hơn), là một sự khác biệt chính khác với điện thoại diđộng "thông thường" Có hàng chục ngàn ứng dụng khả dụng, vừa miễn phí vừatính phí, ở các phân loại gồm có kinh doanh, chơi game, giải trí, nấu ăn, và bất kỳthứ gì khác bạn có thể tưởng tượng

1.2.3.Một số loại Smartphone trên thị trường

Trang 31

Galaxy S4 có thiết kế trông giống như người anh đi trước Galaxy S III Hìnhdáng máy không có nhiều thay đổi, ngoại trừ màn hình được mở rộng thành 5 inchSuper AMOLED, độ phân giải đạt chuẩn HD 1.080p.

Về cấu hình, máy được trang bị vi xử lý tám nhân Exynos 5 (hoặcQualcomm Snapdragon S4 Pro bốn nhân, tùy theo khu vực phân phối), hai CPUCortex A15 bốn nhân tốc độ 1,6GHz và Cortex A7 tốc độ 1,2GHz, RAM 2GB vàpin có dung lượng lên tới 2.600mAh

Các phiên bản bán ra có các lựa chọn 16 hoặc 32 hay 64GB bộ nhớ trong, có

cả slot cắm thẻ nhớ MicroSD nếu người dùng muốn nâng cấp thêm Màn hìnhSuper AMOLED giúp màu sắc của Galaxy S4 trông tươi hơn khi nhìn ở nhiều góc

độ khác nhau

Điểm đáng chú ý là S4 được tích hợp nhiều công nghệ khác nhau để chụpảnh đẹp và độc đáo Công nghệ Dualshot giúp người sử dụng chụp bằng cả cameratrước và sau cùng một lúc

Drama Sshot cho phép đồng thời chụp nhiều bức ảnh nhằm ghi lại liên tiếpnhững hình ảnh đang chuyển động Cinema Photo là tính năng thú vị nhất, giúpngười sử dụng chọn một phần của bức ảnh để di chuyển trong khi khung cảnh vẫnđược giữ nguyên

Tính năng được Samsung kỳ vọng đưa vào S4 nhất mang tên S Health.Được tích hợp cảm biến nhiệt độ và độ ẩm nên máy tự động đo đạc sự biến đổi củakhông gian xung quanh theo từng bước đi của người sử dụng

Ứng dụng hệ điều hành Android mới nhất (4.2.2 Jelly Bean của Google),Samsung có thêm điều kiện tích hợp khá nhiều tính năng mới cho chiếc điện thoạithông minh S4 Nếu S Translator giúp dịch các đoạn văn bản, email bằng tất cả cácloại ngôn ngữ thì Air Gestures giúp dịch chuyển lên xuống trang web, văn bảnbằng chuyển động mà không cần chạm trực tiếp vào điện thoại

Hai tính năng mới được Samsung đăng ký vào tháng 1 năm nay là SmartPause và Smart Scroll cũng xuất hiện ở Galaxy S4 Người sử dụng chỉ cần sử dụng

Trang 32

ánh mắt để di chuyển trang web, văn bản hay buộc một đoạn video đang chạyngừng lại.

HTC

Nhờ được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất, HTC One là sản phẩm có

đủ sức cạnh tranh với Sony Xperia Z, Samsung Galaxy S4, BlackBerry Z10 Máyđược thiết kế hoàn toàn bằng hợp kim nhôm

HTC đã tạo một bước đột phá khi tích hợp thành công anten vào trong vỏnhôm của máy, nhờ đó HTC One trở thành một thiết bị hoàn toàn nguyên khối

Máy sử dụng màn hình 4,7 inch, độ phân giải Full HD 1.080p, 1.920×1.080(pixel), được bọc kính bảo vệ Gorilla Glass 2, mật độ điểm ảnh 468ppi (cao nhấthiện nay)

Đặc điểm cấu hình: vi xử lý Snapdragon 600 lõi tứ, tốc độ 1,7GHz, 2GB bộnhớ RAM, bộ nhớ trong được lựa chọn 32GB hoặc 64GB (không có khe cắm thẻnhớ microSD)

Bộ xử lý đồ họa Adreno 320 HTC One cũng chạy trên nền tảng hệ điềuhành Android 4.1.2 Jelly Bean, dùng giao diện Sense 5 của HTC

Điểm nhấn đáng chú ý của HTC One chính là công nghệ UltraPixels Nhàsản xuất thông báo rằng UltraPixels cùng ống kính khẩu f/2.2 sẽ mang lại hình ảnhđẹp bất ngờ khi chụp thiếu sáng

Camera chính 4MP áp dụng công nghệ UltraPixels do chính HTC phát triểncho phép chụp được hình ảnh với độ sáng tăng gấp 300% so với các cảm biến hìnhảnh thông thường, tức là chụp trong điều kiện thiếu sáng vẫn được hình ảnh có chấtlượng tương đương camera 8MP

Ngoài ra, HTC One được trang bị chip ImageChip 2 có khả năng quay phimFull HD, chụp ảnh và quay phim HDR Khi bật chức năng HDR của camera thìviệc ghi hình sẽ rõ ràng hơn ngay cả khi thiếu ánh sáng

Trang 33

Công nghệ HTC Zoe cho phép tự động chụp ảnh và ghi hình video chuẩn

HD cùng lúc, tạo nên kho lưu trữ hình ảnh sống động, kết hợp cả hình ảnh vànhững đoạn video ngắn

Về âm thanh, loa của máy được sản xuất theo công nghệ âm thanhBoomSound kết hợp với công nghệ Beast Audio truyền thống của HTC và được bốtrí nằm phía trước nên mang lại chất lượng âm thanh tuyệt vời

Đây là chiếc điện thoại thông minh đầu tiên của LG được trang bị màn hình5,5 inch, cũng chạy trên nền tảng hệ điều hành Android 4.1.2 và được bổ sungnhiều công nghệ tiên tiến khác

Máy sở hữu màn hình cảm ứng điện dung đa điểm sử dụng công nghệ tấmnền True HD-IPS, độ phân giải Full HD 1.080×1.920 (pixel), mật độ phân bố điểmảnh 400ppi, hiển thị màu sắc rất rực rỡ, độ sáng cao, hoạt động tốt trong môitrường ánh sáng mạnh

Cấu hình máy mạnh, sử dụng chip đa lõi có bốn nhân Snapdragon 600, tốc

độ 1,7GHz, RAM 2GB, bộ xử lý hình ảnh Adreno 320

Máy được tích hợp hai camera trước và sau Camera trước hỗ trợ đàm thoạivideo với độ phân giải 2,1MP, được hỗ trợ cả khả năng quay phim Full HD1080p@30fps

Camera chính có độ phân giải 13MP, thêm đèn LED flash, tự động lấy nétnhanh và chính xác, hỗ trợ nhận diện khuôn mặt, chống rung hình ảnh, tag địa lý vàrất nhiều chế độ chụp ảnh

Tính năng quay phim của G Pro khá ấn tượng, đặc biệt nhất là người dùng

có thể đồng thời quay video bằng cả camera trước và camera sau

Ngoài ra, LG sẽ bổ sung thêm chế độ chụp 3600 (Virtual Reality Panorama),cho phép chụp nhiều tấm ảnh để ghép lại thành một tấm ảnh thật sự hoành tráng

Trang 34

Camera của G Pro cũng có khả năng bắt hình các đối tượng chuyển động tốt hơnkhi quay video.

LG Optimus G Pro có QuickMemo, giúp chủ máy ghi chú trực tiếp trên mànhình ngay cả khi máy đang chạy bất cứ ứng dụng nào Ngoài ra, có thể dùng Qslidevới tính năng đa nhiệm theo phiên bản mới để phóng to hay thu nhỏ cửa sổ đanhiệm hoặc làm mờ chúng đi nhằm dễ dàng sử dụng các ứng dụng khác

Vì có cấu hình mạnh nên máy sử dụng pin lithium-polymer, dung lượng lênđến 3.140mAh để đáp ứng nhu cầu về thời gian hoạt động liên tục của máy.LGOptimus G Pro cũng là chiếc điện thoại đầu tiên được LG trang bị bộ sạc khôngdây tiên tiến nhất hiện nay

Z10 được BlackBerry trang bị bộ xử lý lõi kép Qualcomm Snapdragon S4Plus 1,5GHz, chip xử lý đồ họa Adreno 225, bộ nhớ RAM 2GB, bộ nhớ trong16GB và có thêm khe cắm thẻ nhớ mở rộng lên đến 64GB

Camera sau của máy đạt độ phân giải 8MP, hỗ trợ tự động lấy nét và nhậndiện khuôn mặt, chất lượng hình ảnh chi tiết, rõ ràng Camera sau cũng quay đượcvideo chuẩn Full HD 1.080p, còn camera trước 2MP đáp ứng khả năng video calltrên BBM, chụp hình và quay video chuẩn HD 720p

Tất nhiên, Z10 bảo lưu nhiều ưu điểm của những chiếc BlackBerry thế hệtrước nên hỗ trợ chủ máy rất tốt trong công việc Nếu coi smartphone là công cụ đểlàm việc là chính thì có lẽ Z10 là sự lựa chọn hợp lý

Trang 35

BlackBerry Hub thông minh, hiệu quả với ứng dụng email, hỗ trợ đa dạngcác loại tài khoản khác nhau Bộ công cụ văn phòng Docs To Go được tích hợp sẵncho phép soạn thảo văn bản Doc, Excel cũng như trình chiếu Power Point.

Cổng miniHDMI ở cạnh trái cho phép xuất dữ liệu ra máy chiếu hay mànhình lớn khá dễ dàng

Tóm lại, Z10 cân bằng được nhu cầu giải quyết công việc với nhu cầu giảitrí của doanh nhân một cách khá toàn diện

2 Phương pháp nghiên cứu

2.1 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước:

Nghiên cứu định tính

Nhằm mục đích tìm hiểu ý kiến của một số sinh viên Đại học Huế có nhucầu để xác định các biến quan sát cần đo lường đánh giá, điều chỉnh thang đo vàxây dựng bảng câu hỏi điều tra phỏng vấn Dựa trên nghiên cứu lý thuyết và thamkhảo các mô hình lý thuyết liên quan để hình thành thang đo ban đầu Tiến hànhnghiên cứu định tính với phỏng vấn nhóm để phát hiện thêm và loại bỏ những biếnquan sát cho phù hợp với địa bàn nghiên cứu

Đối tượng phỏng vấn: 10 sinh viên Đại học Huế có nhu cầu mua mớismartphone ( mỗi trường 2 sinh viên)

Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng nhằm điều tra những hành vi trước khi mua

smartphone của sinh viên Đại học Huế Trên cơ sở đó, xây dựng mô hình nghiêncứu đồng thời tiến hành kiểm định các giả thuyết để biết được các yếu tố làm xuấthiện nhu cầu, các thông tin sinh viên tìm kiếm trước khi mua để đưa ra các giảipháp giúp nhà bán lẻ tăng doanh số và chiếm lĩnh thị trường

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

- Thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài từ các khóa luận, các cơ sở lýthuyết từ các nghiên cứu trước và các mô hình có sẵn

- Thu thập thông tin và dữ liệu tại các website

Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu sơ cấp

Trang 36

- Phương pháp phỏng vấn nhóm trong nghiên cứu định tính.

- Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp trong nghiên cứu chính thức

- Phương pháp xác định kích thước mẫu và chọn mẫu

- Xử lý dữ liệu sơ cấp

 Sử dụng phân tích tần số frequence để làm rõ đặc điểm của địa bànnghiên cứu, đồng thời phân tích các yếu tố làm xuất hiện nhu cầumua smartphone của sinh viên Đại học Huế

 Sử dụng phân tích nhân tố EFA nhằm xác định các nhân tố có ảnhhưởng tới việc làm xuất hiện nhu cầu mua smartphone cũng như xácđịnh các nhân tố sinh viên thường cân nhắc khi mua smartphone

 Sử dụng hệ số Cronbach’s Anpha để kiểm định độ tin cậy của thangđo

 Sử dụng kiểm định One-Sample T-test để kiểm định mức độ tác độngcủa các nhân tố đã được xác định

 Kiểm định phi tham số Mann-Whitney Test và Independent Sampletest nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố với biến giới tính

 Kiểm định One – Way ANOVA và Kiểm đinh Kruskal-Wallis Testnhằm thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố với biến trường

CHƯƠNG II: MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH HÀNH VI TRƯỚC KHI MUA

SMARTPHONE CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ.

I Tổng quan về không gian nghiên cứu

Viện Đại học Huế được thành lập vào tháng 3 năm 1957, bao gồm 4 phânkhoa đại học: Sư phạm, Y khoa, Văn khoa, Luật khoa Sau đó có thêm khoa Y vàcác cơ sở đào tạo trực thuộc khác

Sau năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, trên cơ sở các khoa cũ, cáctrường đại học độc lập đã được thành lập ở Huế: Trường Đại học Sư phạm Huế,Trường Đại học Tổng hợp Huế và Trường Đại học Y khoa Huế

Năm 1983, Trường Đại học Nông lâm Huế được thành lập, nguyên làTrường Đại học Nông nghiệp II từ Hà Bắc chuyển vào

Theo Nghị định 30/CP ngày 4/4/1994 của Chính phủ, Đại học Huế ra đời,đánh dấu giai đoạn mới của sự phát triển giáo dục đại học ở Huế Nhiệm vụ chính

Trang 37

của Đại học Huế là đào tạo cán bộ khoa học có trình độ cao đẳng, đại học và trênđại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực phục

vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nói chung, các tỉnh Miền Trung - TâyNguyên nói riêng

Đến nay, số lượng sinh viên và ngành nghề đào tạo liên tục phát triển Đạihọc Huế là đại học đa ngành lớn gồm 7 trường đại học thành viên, 3 khoa trực

thuộc và 1 phân hiệu: Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Khoa học,

Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Nghệ thuật, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Ngoại ngữ, Khoa Giáo dục Thể chất, Khoa Du lịch, Khoa Luật, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị.Ngoài ra còn có

các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học: Trung tâm Đào tạo từ xa, Viện Tài

nguyên Môi trường và Công nghệ Sinh học, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng, Trung tâm Học liệu, Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Đào tạo Quốc tế, Trung tâm Phục vụ Sinh viên, Trung tâm Ươm tạo - chuyển giao công nghệ và Nhà Xuất bản

Đại học Huế có 99 ngành đào tạo trình độ đại học cấp văn bằng cử nhân,

kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ; 68 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ; 26 chuyên

ngành đào tạo tiến sĩ.Với những nỗ lực phấn đấu và thành tích xuất sắc đã đạt

được hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Đại học Huế đã được Nhà nước tặngthưởng:

- Huân chương Độc lập hạng Ba (1998),

- Huân chương Độc lập hạng Nhì (2002)

- Huân chương Độc lập hạng Nhất (2012)

- Và nhiều danh hiệu cao quý khác

Khẳng định tầm vóc và vị thế của Đại học Huế, ngày 25 tháng 5 năm 2009,tại Kết luận 48-KL/TW, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết luận: thống nhất chủ trương chuyển Đại học Huế thành Đại họcQuốc gia vào năm 2015 (theo quy hoạch của Chính phủ) hoặc có thể sớm hơn nếuđiều kiện cho phép nhằm tiếp tục phát huy truyền thống và lợi thế của Đại học Huếtrong hệ thống giáo dục đại học cả nước

Trang 38

Với mục tiêu đó, trong giai đoạn mới, với những cơ hội và thách thức mới,Đại học Huế quyết tâm phấn đấu thực hiện:

- Tiếp tục phát triển hệ thống đào tạo đại học, sau đại học theo hướng hiệnđại, đa ngành, đa lĩnh vực, đa hệ, đa cấp nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhânlực chất lượng cao cho khu vực và cả nước;

- Đẩy mạnh các hướng nghiên cứu khoa học mũi nhọn, ứng dụng và chuyểngiao công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển Đại học Huế và sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước;

- Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên, cán bộ quản lý có trình độcao đáp ứng nhu cầu phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo;

- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để hoà nhập với giáo dục đại học toàn cầuhướng đến xây dựng Đại học Huế trở thành một đầu mối giao lưu, hợp tácvới các đại học lớn trong khu vực và trên thế giới;

- Tập trung mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của Đại họcHuế theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, phấn đấu ngang bằng với các đạihọc tiên tiến trong khu vực về một số lĩnh vực

Bằng niềm tin và quyết tâm của mình, Đại học Huế mong muốn tiếp tụcnhận được sự quan tâm của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các Bộ,Ngành trung ương và địa phương; của các nước, các tổ chức quốc tế và của cácđồng nghiệp, bạn bè, sinh viên, cưu sinh viên trong và ngoài nước cùng hợp tác,chung sức xây dựng Đại học Huế trở thành một đại học trọng điểm quốc gia, mộtđịa chỉ tin cậy và hấp dẫn về giáo dục đại học trong khu vực và trên thế giới

ĐỘI NGŨ:

Hiện nay, Đại học Huế có :

- 3.523 cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng,trong đó: 1907 giảng viên

- 164 Giáo sư, Phó Giáo sư

- 373 Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ

- 1.073 Thạc sĩ

- 463 Giảng viên cao cấp, Giảng viên chính

- 76 Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú

Trang 39

CÁC CẤP HỌC VÀ NGÀNH HỌC:

Đại học Huế có hệ thống ngành nghề đào tạo đa ngành đa lĩnh vực: khoahọc tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, nông lâm sinh, y, dược, nghệ thuật, kinh

tế, công nghệ, sư phạm, ngôn ngữ nước ngoài…

- 99 ngành đào tạo đại học

- 05 ngành đào tạo cao đẳng

- 68 chuyên ngành đào tạo sau đại học

- 26 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ

- 62 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I, II, bác sĩ nội trú

- Tổng số ngành đào tạo đại học hệ chính quy tăng hằng năm, đáp ứng

nhu cầu xã hội

II Mô tả và phân tích hành vi trước khi mua của sinh viên Đại học Huế 2.1 Các nhân tố làm xuất hiện nhu cầu mua smartphone của sinh viên

Bảng 1: Các yếu tố làm xuất hiện nhu cầu mua smartphone

Dựa vào bảng 1 ta thấy lướt web; quay phim, chụp ảnh và xuất hiện sản

phẩm có mức giá hợp lý là 3 yếu tố làm xuất hiện nhu cầu mua smartphone của đa

Trang 40

số sinh viên được điều tra Cụ thể trong 75 sinh viên được hỏi thì có tới 72 sinhviên cho rằng lướt web là yếu tố làm xuất hiện nhu cầu mua smartphone của họ( chiếm 96%) Xếp thứ 2 là yếu tố quay phim, chụp ảnh chiếm 85,3% Xếp thứ 3 làyếu tố xuất hiện sản phẩm có mức giá hợp lý với 70,7%.

Sau quá trình điều tra định tính, các yếu tố làm xuất hiện nhu cầu muasmartphone được chia thành 3 nhóm như sau:

o Xuất hiện sản phẩm có mức giá hợp lý

o Điều kiện tài chính và dự định tài chính thay đổi

Bước 2: Phân tích nhân tố (các nhân tố tác động tới việc làm xuất hiện nhu cầu mua smartphone của sinh viên ĐH Huế)

Sau khi phân nhóm các yếu tố, chúng tôi tiến hành đánh giá độ tin cậy củathang đo thông qua hệ số Cronbach alpha Phương pháp này cho phép người phântích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiêncứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo Các biến có hệ số tương quan biến – tổng(iem-total correction) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có

độ tin cậy Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợpkhái niệm đang nghiên cứu mới(Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995)

Ngày đăng: 28/02/2014, 09:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Mô hình hành vi khách hàng - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
Sơ đồ 1.1 Mô hình hành vi khách hàng (Trang 16)
Ở giai đoạn đánh giá, người tiêu dùng đã hình thành sở thích đối với những nhãn hiệu trong tập lựa chọn - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
giai đoạn đánh giá, người tiêu dùng đã hình thành sở thích đối với những nhãn hiệu trong tập lựa chọn (Trang 19)
Hình 5: Tháp nhu cầu của A.Maslow - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
Hình 5 Tháp nhu cầu của A.Maslow (Trang 25)
Bảng 1: Các yếu tố làm xuất hiện nhu cầu mua smartphone - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
Bảng 1 Các yếu tố làm xuất hiện nhu cầu mua smartphone (Trang 36)
Bảng 7: Ma trận nhân tố khi chưa xoay Component Matrixa - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
Bảng 7 Ma trận nhân tố khi chưa xoay Component Matrixa (Trang 42)
Bảng 8: Ma trận nhân tố khi đã xoay - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
Bảng 8 Ma trận nhân tố khi đã xoay (Trang 42)
Bảng 9: Đo lường giá trị Cronbach's Alpha của các nhân tố - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
Bảng 9 Đo lường giá trị Cronbach's Alpha của các nhân tố (Trang 43)
Bảng 14: Kết quả kiểm định sự khác nhau về giá trị trung bình của các nhân tố theo biến giới tính. - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
Bảng 14 Kết quả kiểm định sự khác nhau về giá trị trung bình của các nhân tố theo biến giới tính (Trang 48)
Bảng 16: Kiểm định phi tham số Mann-Whitney Test với biến giới tính Test Statisticsa - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
Bảng 16 Kiểm định phi tham số Mann-Whitney Test với biến giới tính Test Statisticsa (Trang 49)
Bảng 18: ANOVA - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
Bảng 18 ANOVA (Trang 51)
Dựa vào bảng trên ta thấy 3 nguồn thông tin mà khách hàng tìm kiếm nhiều nhất là cửa hàng điện thoại thế giới di động, thông qua google.com.vn và nguồn  thông tin từ bạn bè đều có tỷ lệ là  59 lựa chọn trên tổng số 75 phiếu điều tra chiếm  78,7 % - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
a vào bảng trên ta thấy 3 nguồn thông tin mà khách hàng tìm kiếm nhiều nhất là cửa hàng điện thoại thế giới di động, thông qua google.com.vn và nguồn thông tin từ bạn bè đều có tỷ lệ là 59 lựa chọn trên tổng số 75 phiếu điều tra chiếm 78,7 % (Trang 52)
Cấu hình 47 62.7% - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
u hình 47 62.7% (Trang 54)
Bảng 22:Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
Bảng 22 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's (Trang 55)
Bảng 24: Ma trận nhân tố khi chưa xoay (Component Matrix) - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
Bảng 24 Ma trận nhân tố khi chưa xoay (Component Matrix) (Trang 57)
Cấu hình .640 .428 -.073 .228 - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
u hình .640 .428 -.073 .228 (Trang 58)
o Cấu hình - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
o Cấu hình (Trang 59)
Bảng 27: Đo lường hệ số Cronbach's Alpha của các nhân tố - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
Bảng 27 Đo lường hệ số Cronbach's Alpha của các nhân tố (Trang 60)
Bảng 28 cho thấy nhân tố yêu cầu cơ bản là nhóm được sinh viên đánh giá là quan trọng nhất, nhân tố cấu tạo sản phẩm và nhân tố Marketing  xếp thứ 2 và thứ  3, cuối cùng là nhóm nhân tố ý kiến đánh giá của người khác. - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
Bảng 28 cho thấy nhân tố yêu cầu cơ bản là nhóm được sinh viên đánh giá là quan trọng nhất, nhân tố cấu tạo sản phẩm và nhân tố Marketing xếp thứ 2 và thứ 3, cuối cùng là nhóm nhân tố ý kiến đánh giá của người khác (Trang 62)
Bảng 34: Kiểm định phi tham số Mann-Whitney Test với biến giới tính - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
Bảng 34 Kiểm định phi tham số Mann-Whitney Test với biến giới tính (Trang 68)
Bảng 37: Kiểm đinh Kruskal-Wallis Test với biến trường - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
Bảng 37 Kiểm đinh Kruskal-Wallis Test với biến trường (Trang 70)
Bảng xếp hạng nguồn thông tin quan trọng thứ 2 - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
Bảng x ếp hạng nguồn thông tin quan trọng thứ 2 (Trang 96)
Bảng xếp hạng nguồn thông tin quan trọng nhất $Q5.1 Frequencies - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
Bảng x ếp hạng nguồn thông tin quan trọng nhất $Q5.1 Frequencies (Trang 96)
Bảng xếp hạng nguồn thông tin quan trọng thứ 3 $Q5.3 Frequencies - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
Bảng x ếp hạng nguồn thông tin quan trọng thứ 3 $Q5.3 Frequencies (Trang 97)
 Bảng xếp hạng thương hiệu được nhận biết đầu tiên - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
Bảng x ếp hạng thương hiệu được nhận biết đầu tiên (Trang 107)
 Bảng xếp hạng thương hiệu được nhận biết thứ 2 $Q9.2 Frequencies - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
Bảng x ếp hạng thương hiệu được nhận biết thứ 2 $Q9.2 Frequencies (Trang 108)
 Bảng xếp hạng thương hiệu được nhận biết thứ 3 - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
Bảng x ếp hạng thương hiệu được nhận biết thứ 3 (Trang 108)
PHỤ LỤC 2: BẢNG HỎI ĐIỀU TRA - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
2 BẢNG HỎI ĐIỀU TRA (Trang 110)
Cấu hình Máy ảnh Thời lượng Pin Hệ điều hành Các tính năng của sản phẩm - nghiên cứu hành vi trước khi mua smartphone của sinh viên đại học huế
u hình Máy ảnh Thời lượng Pin Hệ điều hành Các tính năng của sản phẩm (Trang 113)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w