Liệt dây thần kinh toạ (thần kinh ngồi)

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh ngoại khoa gia súc (Trang 43 - 47)

III. Bện hở hệ thần kinh

4. Liệt dây thần kinh toạ (thần kinh ngồi)

Liệt dây thần kinh toạ th†ờng gặp ở ngựa, chó, trâu bò (nhất lμ bò sữa), có thể liệt hoμn toμn vμ liệt không hoμn toμn.

Dây thần kinh toạ lμ do dây thần kinh hông thứ 6 vμ dây thần kinh khum thứ 1 vμ thứ 2 hợp thμnh, nó lμ dây thần kinh lớn nhất trong đám rối thần kinh hông khum. ở chân sau con vật,

ngoμi cơ tứ đầu đùi ra, tất cả các cơ đều đ†ợc dây thần kinh toạ chi phối. Trong dây thần kinh nμy có hai loại sợi: sợi vận động vμ sợi cảm giác. Do đó nếu dây thần kinh nμy bị liệt thì sự vận động vμ cảm giác của chân sau bị trở ngại.

a) Nguyên nhân

Liệt ở trung khu (liệt hoμn toμn) lμ do gia súc bị tổn th†ơng cơ giới, gia súc bị đánh đập tr†ợt ngã lμm cho dây thần kinh bị căng dãn quá mức, gia súc bị gãy x†ơng chậu lμm tổn th†ơng đến dây thần kinh toạ, hoặc bị khối u chèn ép trực tiếp lên nó. Đối với trâu bò bị bại liệt sau khi đẻ, ngựa bị viêm mạch lâm ba truyền nhiễm, chó bị bệnh carê cũng th†ờng kế phát liệt dây thần kinh ngồi ở ngoại vi.

b) Triệu chứng

Nếu bị liệt ở trung khu thì cả hai chân sau của con vật hoμn toμn bất lực dẫn đến rối loạn toμn thân, do con vật nằm bẹp d†ới đất. Đối với trâu bò sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hoá, liệt dạ cỏ, ch†ớng hơi dạ cỏ, lở loét nhiều nơi trên cơ thể do tiếp xúc với nền chuồng, nhiễm trùng kế phát vμ gia súc th†ờng bị chết hoặc bị thải loại.

Tr†ờng hợp bị liệt không hoμn toμn khi gia súc nằm lúc đứng lên rất khó khăn hoặc không thể đứng dậy đ†ợc, thậm chí nếu chúng ta đỡ nó lên thì chân sau của con vật cũng không thể trụ vững đ†ợc, nó dùng mặt tr†ớc của các đốt ngón chân tì lên mặt đất (hình 41) các khớp ngón ở trạng thái cong, gân chùng lại. Nếu ta dùng sức kéo chân sau con vật thẳng ra vμ đặt đáy móng chân xuống mặt đất thì chân bị bệnh chỉ trụ đ†ợc một vμi giây rồi trở lại trạng thái cong ngón chân nh† tr†ớc, khi dắt con vật đi, chân bị bệnh không thể nhấc lên phía tr†ớc, đầu móng chân

kéo lê d†ới đất, con vật không thể đi lùi đằng sau. Bệnh kéo dμi các cơ bán cân, bán mạc, nhị đầu đùi sẽ bị teo rất nhanh, con vật gầy yếu suy kiệt.

Hình 41. Liệt dây thần kinh toạ ở ngựa

c) Tiên lợng

Nói chung gia súc bị tê liệt dây thần kinh ngồi, nhất lμ đối với gia súc cμy kéo tiên l†ợng rất xấu, phần lớn phải cho đμo thải. Gia súc sinh sản, gia súc cho sữa nếu điều trị kịp thời vμ đúng ph†ơng pháp, nhất lμ có chế độ chăm sóc vμ hộ lý thật tốt có thể hồi phục đ†ợc.

d) Điều trị

Tr†ớc tiên cần phải loại trừ nguyên nhân gây bệnh, tăng c†ờng hoạt động cơ năng thần kinh, đề phòng teo cơ.

Đối với cục bộ dùng các loại thuốc kích thích để xoa bóp dọc theo dây thần kinh nh† dung dịch 4:3:1, Methyl salicilat, Najatox kích thích cơ năng hoạt động dây thần kinh bằng ph†ơng pháp châm cứu (dùng điện châm để điều trị). Dùng các loại thuốc kích thích nh† Strychnin, Veratrinum 0,1% tiêm vμo d†ới da, hoặc bắp thịt cho con vật. Ngoμi ra còn có thể dùng dung dịch Novocain 0,5% tiêm vμo tĩnh mạch cho gia súc từ 100-200 ml cũng có tác dụng rất tốt.

Khi gia súc bắt đầu trụ đ†ợc bằng chân bị bệnh ta phải tích cực xoa bóp, tập cho gia súc vận động bị động bằng cách cầm chân con vật co vμo vμ duỗi ra nhiều lần. Đến lúc gia súc đứng thật vững ta có thể dìu nó đi dần từng b†ớc, sau đó tăng dần khoảng cách vμ thời gian vận động cho gia súc, cho đến lúc tự nó đi lại đ†ợc thì kết thúc điều trị. Thời gian điều trị ít nhất lμ từ 30-45 ngμy.

Chơng 4

Khối u

I. Định nghĩa

Khối u lμ một bộ phận tế bμo tổ chức của cơ thể sinh tr†ởng vμ phát triển không bình th†ờng, chúng phát triển không có giới hạn vμ không tham gia vμo quá trình sinh lý của cơ thể. Khối u phát triển không phụ thuộc vμo cơ thể, nó chỉ liên quan về mặt dinh d†ỡng (lấy chất dinh d†ỡng của cơ thể để phát triển). Do đó ta có thể xem khối u nh† một cơ quan hay lμ mô bμo ký sinh trong cơ thể.

II. Phân loại

Căn cứ vμo triệu chứng lâm sμng do khối u gây ra cho cơ thể ng†ời ta chia khối u thμnh hai loại: khối u lμnh vμ khối u ác tính.

- Khối u lμnh: U phát triển chậm, lớn từ trong ra, ngoμi khối u bao giờ cũng có một lớp vỏ bao bọc, cấu tạo vi thể đơn giản giống nh† mô bμo mμ khối u đó bắt nguồn, không có hiện t†ợng di căn vμ tái phát sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u triệt để, khối u th†ờng chỉ gây chèn ép ở tổ chức cục bộ.

- Khối u ác tính: Khối u lớn nhanh theo cách lan trμn, xâm nhiễm, tế bμo khối u có thể theo hệ thống mạch máu, mạch lâm ba di căn đến nơi khác hình thμnh khối u mới trong cơ thể, khi phẫu thuật ở giai đoạn cuối của khối u, nó có thể tái phát, vμ phát triển mạnh hơn, gây tử vong nhanh chóng cho gia súc.

III. Nguyên nhân

Vấn đề nguyên nhân gây nên khối u ng†ời ta đã nghiên cứu hμng trăm năm nay, nh†ng vẫn ch†a đ†ợc giải thích một cách thống nhất.

Hiện nay có nhiều thuyết đã giải thích nguyên nhân hình thμnh khối u:

- Thuyết phôi thai: Lμ thuyết đ†ợc đ†a ra sớm nhất có tên gọi lμ học thuyết Konkhain, theo thuyết nμy: khối u bắt nguồn từ mô phôi thai còn lại, trong quá trình phát triển vμ hình thμnh mô bμo vμ các cơ quan của cơ thể mẹ, mô phôi thai tự tách ra lạc vμo cơ quan khác nằm lại ở đấy. Sau nμy do một nguyên nhân nμo đó (th†ờng lμ do tác động cơ học, hoá học...) tế bμo phôi thai nμy phân chia vμ phát triển thμnh khối u. Thuyết nμy có thể giải thích đ†ợc tr†ờng hợp khối u hình thμnh trong các cơ quan nội tạng. Nh†ng trong thực tế có nhiều tr†ờng hợp từ những tổ chức đã biệt hoá cao mμ có thể hình thμnh khối u vμ không tìm thấy tế bμo phôi thai nμo đó trong khối u đó. Trong tr†ờng hợp nμy thuyết phôi thai không thể giải thích đ†ợc.

- Thuyết kích thích: Thuyết nμy cũng đã đ†ợc nêu ra từ lâu vì hầu nh† đ†ợc rất nhiều nhμ khoa học công nhận lμ một trong những nguyên nhân chính gây nên khối u trong cơ thể ng†ời vμ gia súc.

-Kích thích cơ giới: Trên cơ thể của gia súc nếu có tổ chức bị tổn th†ơng, vết th†ơng bị các nhân tố cơ giới th†ờng xuyên kích thích, trên vết th†ơng ấy tế bμo tổ chức có thể phát sinh thμnh những tế bμo khối u vμ khối u sẽ hình thμnh. Khối u trong tr†ờng hợp nμy th†ờng lμ khối u lμnh.

- Kích thích do hoá học: Cơ thể bị các chất hoá học nhất lμ các loại hoá chất độc nh† các loại thuốc trừ sâu, các chất độc mμu da cam, độc tố nấm mốc v.v... th†ờng xuyên kích thích các cơ quan nội tạng cũng sẽ gây nên khối u những loại khối u nμy th†ờng lμ u ác tính.

- Kích thích do nhân tố vật lý: Cơ thể động vật bị các nhân tố vật lý nh† tia tử ngoại phóng xạ, cũng sẽ gây khối u cho cơ thể, phần lớn cũng thuộc loại u ác tính.

Ng†ời ta cũng có thể gây nên những khối u nhân tạo trên cơ thể động vật bằng cách bôi hắc ín nhiều lần liên tục trên tai thỏ, thì nó sẽ hình thμnh khối u dạng Papillome (u dạng đầu vú).

-Thuyết sinh vật: Thuyết nμy cũng đ†ợc đ†a ra từ lâu vμ đ†ợc nhiều ng†ời nói đến.

Ng†ời ta cho rằng có nhiều nhân tố sinh vật gây nên khối u trong đó chủ yếu lμ virut, vi khuẩn kể cả giun sán. Có thể gây bệnh khối u động vật bằng cách lấy dịch trong khối u của một con chuột bạch tiêm truyền sang một con chuột bạch khác. Kết quả ng†ời ta đã thấy con chuột bạch đ†ợc tiêm truyền cũng hình thμnh một khối u t†ơng tự nh† con chuột kia.

Tuy nhiên thuyết sinh vật ch†a hoμn toμn có tính thuyết phục vì ng†ời ta không thấy có sự lây lan do khối u gây nên. Những con vật hoặc ng†ời mắc bệnh u lμnh hay u ác tính đều không lμm lây lan sang cho ng†ời vμ gia súc khoẻ sống chung.

IV. Chẩn đoán

Chẩn đoán khối u bao gồm các ph†ơng pháp chẩn đoán lâm sμng (quan sát các triệu chứng hình thμnh vμ phát triển của khối u) vμ phi lâm sμng (các xét nghiệm về máu, kiểm tra về tổ chức học, chiếu chụp điện).

Đối với thú y ph†ơng pháp chủ yếu hiện nay lμ chẩn đoán lâm sμng kết hợp với chẩn đoán tổ chức vi thể. Khi phát hiện gia súc bị khối u ác tính thì phải cho thải loại kịp thời không nên có hy vọng điều trị khỏi.

V. Phân biệt chẩn đoán giữa u lμnh vμ u ác

Chỉ tiêu so sánh (1) U lμnh (2) U ác tính (3) Tình trạng bên ngoμi khối u

Có mμng bao bọc quanh khối u, có giới hạn rõ rệt với tổ chức xung quanh, có chân, bề mặt khối u bằng phẳng, phần lớn có dạng hình cầu, hình tròn.

Không có mμng bao bọc quanh khối u, không có giới hạn rõ rệt với tổ chức xung quanh, do tế bμo khối u xâm nhiễm xen lẫn với tế bμo tổ chức bình th‡ờng. Bề mặt khối u không bằng phẳng, có dạng hạt, dễ bị nhiễm trùng

Chỉ tiêu so sánh (1) U lμnh (2)

U ác tính (3) (3) Cảm giác Kích thích khối u không có cảm

giác đau

Kích thích khối u có cảm giác đau.

Hiện t‡ợng di căn, tái phát

Sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u triệt để thì không tái phát, tế bμo khối u không theo hệ thống mạch máu di chuyển đến bộ phận khác trong cơ thể để hình thμnh khối u khác.

Sau khi phẫu thuật (nhất lμ khối u ở giai đoạn cuối) tế bμo khối u có thể theo hệ thống mạch máu đến hình thμnh khối u ở bộ phận khác, gây bệnh biến nghiêm trọng cho cơ thể lμm cho gia súc tử vong.

Hình thái của tế bμo

Tế bμo biệt hoá cao, gần giống nh‡ tế bμo tổ chức nó bắt nguồn.

Tế bμo ch‡a thμnh thục giống tế bμo tổ chức phôi thai, có hình dạng to nhỏ không đều nhau, nhân tế bμo to bắt mμu đậm khi nhuộm có thể thấy tế bμo đang phân chia gián tiếp.

Sự phân bố của mạch máu trong khối u

Vách mạch máu hoμn chỉnh, số l‡ợng t‡ơng đối ít, ít bị xuất huyết vμ lở loét.

Có rất nhiều mạch máu đến, vách mạch máu không hoμn chỉnh do đó rất dễ bị xuất huyết vμ lở loét.

Sự ảnh h‡ởng của khối u đến cơ thể

Khối u chỉ có tác dụng chèn ép tổ chức cục bộ, rất ít ảnh h‡ởng đến toμn thân (trừ tr‡ờng hợp khối u chèn ép các khí quan quan trọng của cơ thể nh‡ phổi, gan, dạ dμy, tử cung.

Khối u gây những bệnh biến nghiêm trọng do cơ thể hấp thụ những chất độc từ những sản vật của khối u sản sinh ra, lμm cho cơ thể bị suy kiệt do bị nhiễm độc toμn thân mμ chết.

VI. Điều trị

Đối với khối u ác tính phát sinh ở gia súc thì việc điều trị chúng không đặt ra. Chỉ tiến hμnh điều trị khối u biết chắc nó lμ loại u lμnh.

Điều trị khối u lμnh cho gia súc có mấy ph†ơng pháp sau:

- Điều trị khối u khi mới hình thμnh còn rất nhỏ có thể dùng hoá chất hoặc lý học để diệt tế bμo khối u không cho chúng phát triển. Về hoá chất có thể dùng cồn từ 96-100o, hoặc hỗn hợp cồn 96o với Formol theo tỷ lệ 4:1 tiêm trực tiếp vμo trong tế bμo tổ chức của khối u. Hoặc dùng tia xạ chiếu trực tiếp vμo tổ chức khối u, trong vòng 1-2 tuần khối u sẽ tự rụng ra khỏi cơ thể.

- Tr†ờng hợp khối u to ở d†ới da hoặc ở sâu trong tổ chức phải dùng phẫu thuật ngoại khoa cắt bỏ khối u. Khi tiến hμnh phẫu thuật cần chú ý đề phòng chảy nhiều máu, vμ phải cắt bỏ thật triệt để không đ†ợc để sót tế bμo tổ chức khối u còn lại, nó sẽ phát triển nhanh hơn tr†ớc lúc phẫu thuật.

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh ngoại khoa gia súc (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)