Những biến chứng sau khi thiến gia súc đực

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh ngoại khoa gia súc (Trang 70 - 73)

Khi thiến gia súc đực nhất lμ đối với đại gia súc nếu lμm không đúng ph†ơng pháp, không chú ý đúng mức đến việc tiêu độc, vô trùng tr†ớc vμ trong khi thiến, hộ lý chăm sóc sau khi thiến thì dễ xảy ra những biến chứng nghiêm trọng nh† thuỷ thũng âm nang vμ bao d†ơng vật, xuất huyết sau khi thiến, nhiễm trùng hoá mủ, viêm tăng sinh thừng dịch hoμn... Những biến chứng trên sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho gia súc, nhẹ thì phải điều trị hμng tuần, thậm chí hμng tháng mới khỏi, nặng có thể lμm cho gia súc bị chết.

1. Thuỷ thũng âm nang vμ bao dơng vật

Gia súc đực sau khi thiến khoảng 2-3 ngμy bao d†ơng vật vμ âm nang bị thuỷ thũng nặng. Tr†ờng hợp nμy th†ờng xảy ra đối với ngựa.

a) Nguyên nhân

Trong khi thiến thao tác lμm quá thô bạo gây tổn th†ơng nặng đến những tổ chức gần dịch hoμn nh† thừng dịch hoμn, vách ống bẹn.

- Do vết mổ tại bao dịch hoμn quá hẹp không đủ rộng để dịch viêm thoát ra ngoμi dễ dμng. - Vết mổ bị nhiễm trùng, dịch viêm sinh ra nhiều không thoát ra đ†ợc.

- Gia súc thiếu vận động, tuần hoμn cục bộ bị trở ngại.

b) Triệu chứng

Gia súc sau khi thiến bị thuỷ thũng ở bao d†ơng vật vμ âm nang, nói chung ít có triệu chứng toμn thân, chủ yếu lμ triệu chứng ở cục bộ. Bao d†ơng vật vμ âm nang s†ng to, thuỷ thũng nặng. Hiện t†ợng thuỷ thũng nμy nhiều khi lan ra cả vùng đáy bụng. Sờ nắn tổ chức d†ới da có cảm giác nh† bột nhão, ấn ngón tay để lại dấu ấn ngón tay rất lâu mới mất. Do bao d†ơng vật bị thuỷ thũng nặng nên gây chèn ép d†ơng vật lμm cho con vật đi tiểu khó khăn. Nếu vết mổ bao dịch hoμn bị nhiễm trùng thì nhiệt độ vùng âm nang tăng cao, con vật có phản ứng đau.

c) Điều trị

Nếu vết mổ quá hẹp thì phải mở rộng vết mổ, tạo điều kiện cho dịch viêm thoát ra ngoμi. Cho gia súc vận động để tuần hoμn l†u thông. Có thể dùng lý liệu pháp đề điều trị, ch†ờm nóng, chiếu đèn solux để tiêu viêm. Nếu vết mổ bị nhiễm trùng thì xử lý vết mổ theo ph†ơng pháp điều trị vết th†ơng nhiễm trùng nói chung. Tr†ờng hợp thuỷ thũng nặng ta dùng các loại thuốc trợ tim nh† cafein.

Có thể dùng đơn thuốc sau: Rp: Calicii chlorati 10

Cafein natri benzoat 3-5

Glucose 50 N†ớc cất 500

DS. Pha thμnh dung dịch, lọc, tiêu độc tiêm vμo tĩnh mạch cho đại gia súc ngμy 1 lần.

2. Xuất huyết sau khi thiến

Thiến gia súc đực bằng ph†ơng pháp mổ lấy dịch hoμn ra th†ờng có chảy máu. Sau khi thiến xong nên buộc gia súc đứng nghỉ trong vòng 1 giờ rồi mới dắt đi, trong thời gian gia súc đứng nghỉ nếu từ vết thiến máu chảy ra từng giọt, từng giọt với khoảng thời gian th†a, tự nó sẽ cầm lại. Nếu chảy máu thμnh dòng cần phải can thiệp kịp thời nếu không sẽ ảnh h†ởng đến sức khoẻ của gia súc, có khi gia súc bị chết, nhất lμ đối với những gia súc có loại hình máu khó đông. Ngoμi ra máu chảy nhiều sẽ đông lại trong bao dịch hoμn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vμo gây nhiễm trùng vết mổ, nguy hiểm nhất lμ nhiễm trùng uốn ván.

a) Nguyên nhân

Đối với gia súc đực lớn tuổi thừng dịch hoμn của chúng rất giòn, đμn hồi kém nếu thiến bằng ph†ơng pháp dùng kìm, panh để kẹp thừng dịch hoμn rồi xoắn đứt, do mạch máu giòn nên vừa mới xoắn ít vòng thừng dịch hoμn đã đứt, mạch máu ch†a đủ độ xoắn để bít kín mạch máu do đó sau khi tháo kìm thiến, hoặc panh ra sẽ gây chảy nhiều máu.

- Tr†ờng hợp thiến bằng ph†ơng pháp dùng chỉ để thắt thừng dịch hoμn rồi cắt đứt, do chỉ không đ†ợc chắc, thắt không kỹ, cắt thừng dịch hoμn quá sát vμo vị trí nút chỉ đã thắt sẽ lμm cho nút chỉ bị lỏng, bị tuột ra, gây chảy máu.

Ngoμi ra các loại hình gia súc, gia cầm sau: Ngựa có mμu lông xám tro, bò có mμo hình lông vμng hoe, gμ có mμu hoa dâu khi thiến rất khó cầm máu cần phải hết sức cẩn thận trong khâu cầm máu.

b) Triệu chứng

Tuỳ theo tính chất của mạch máu bị tổn th†ơng mμ máu chảy ra cũng khác nhau.

Nếu chảy máu ở da bao dịch hoμn thì máu chảy thμnh từng giọt. Chảy máu do mạch máu thừng dịch hoμn thì máu chảy thμnh dòng liên tục. Nếu không kịp thời can thiệp, con vật mất máu nhiều dẫn đến triệu chứng toμn thân: (con vật thở nhanh, tim đập nhanh vμ yếu, niêm mạc mắt nhợt nhạt, các bắp thịt ở đùi vμ vai run rẩy...). Cũng có tr†ờng hợp máu chảy ra nhiều đông lại trong bao dịch hoμn, khi con vật vận động mạnh cục máu đông rơi ra, máu tiếp tục chảy.

c) Điều trị

Nếu máu chảy thμnh từng giọt do đứt các mạch máu nhỏ ở da bao dịch hoμn thì không cần can thiệp gì, chờ một lúc nó tự cầm lại.

Tr†ờng hợp chảy máu từ thừng dịch hoμn (chảy thμnh dòng) phải xử lý ngay. Cho gia súc vμo trong giá cố định thật chắc chắn (đối với đại gia súc) hoặc vật gia súc cố định trên nền đất, trên bμn mổ, buộc chặt hai chân sau. Dùng panh cho vμo vết mổ của bao dịch hoμn tìm cho đ†ợc đoạn thừng dịch hoμn đã bị cắt, kéo ra ngoμi vết mổ rồi dùng chỉ thật chắc để thắt lại. Nếu không tìm đ†ợc đoạn thừng dịch hoμn để thắt, ta có thể dùng rất nhiều bông hoặc vải gạc nhét chặt vμo bao dịch hoμn. Lμm nh† trên mμ máu vẫn còn chảy có thể cho tay qua trực trμng tìm cho đ†ợc vòng ống bẹn, dùng hai ngón tay kẹp chặt thừng dịch hoμn trong vòng 15 phút để cầm máu, đồng thời tiêm vμo tĩnh mạch cho gia súc 500-1000 ml dung dịch Gelatin 5% hoặc tiêm dung dịch Canxi clorua 10% 100ml, tiêm vitamin K vμo bắp thịt cho gia súc cũng giúp cho máu chóng đông, có lợi cho việc cầm máu.

3. Nhiễm trùng hoá mủ vết thiến

a) Nguyên nhân

Do trong quá trình thiến gia súc không đảm bảo vô trùng dụng cụ, tay ng†ời phẫu thuật, không sát trùng kỹ bao dịch hoμn vμ vùng xung quanh.

- Sau khi thiến xong việc hộ lý chăm sóc gia súc không cẩn thận, trong nền chuồng tích tụ nhiều phân vμ n†ớc tiểu, gia súc nằm, phân vμ n†ớc tiểu lọt vμo trong vết mổ gây nhiễm trùng.

- Gia súc thiến vμo mùa hè trời nóng bức tế bμo tổ chức dễ hoại tử, ruồi nhặng bâu vết mổ để hút máu vừa đ†a vi khuẩn vμo gây nhiễm trùng vết mổ, vừa đẻ trứng sinh dòi bọ đục khoét tổ chức trong vết mổ.

b) Triệu chứng

Gia súc sau khi thiến 2-3 ngμy bao dịch hoμn vẫn còn s†ng to gấp 2-3 lần so với bình th†ờng, da bao dịch hoμn đỏ ửng, sờ vμo con vật có phản ứng đau. Từ trong vết mổ của bao dịch hoμn có mủ chảy ra, nếu thấy trong vết mổ có mủ lẫn máu t†ơi chảy ra thì chắc chắn trong vết mổ có dòi, con vật có trạng thái h†ng phấn, hai chân đá vμo bao dịch hoμn vì bị dòi kích thích gây ngứa ngáy khó chịu.

c) Điều trị

Cố định gia súc vμo trong giá cố định bốn trụ, buộc kỹ hai chân sau. Dùng dung dịch thuốc tím 0,1% hoặc H2O2 3% để rửa sạch mủ bên trong bao dịch hoμn. Nếu miệng vết mổ quá hẹp ta mở rộng vết mổ để mủ dễ thoát ra. Dùng nạo vết th†ơng nạo thật sạch tổ chức hoại tử bên trong bao dịch hoμn, tr†ờng hợp vết mổ có dòi có thể dùng bông tẩm dung dịch Dipterex 10% nhét vμo vết mổ để diệt dòi, sau đó dùng các loại dung dịch sát trùng để rửa sạch vết mổ.

Sau khi đã rửa sạch hết mủ vμ tổ chức hoại tử, dùng bông thấm khô rồi rắc bột Sulfamid, Furazolidon vμo.

4. Viêm tăng sinh thừng dịch hoμn sau khi thiến

Gia súc sau khi thiến, thừng dịch hoμn bị viêm tăng sinh. Tr†ờng hợp biến chứng nμy hay gặp ở ngựa, trâu bò.

a) Nguyên nhân

Do không đảm bảo vô trùng ở những khâu tr†ớc, trong vμ sau khi thiến. Tại vết cắt của thừng dịch hoμn bị nhiễm vi khuẩn yếm khí, các loại vi khuẩn hoá mủ hoặc bị nhiễm nấm gây bệnh, hay gặp nhất lμ nấm Actinomyces hoặc Bitriomyces...

b) Triệu chứng

Gia súc sau khi thiến 5-6 ngμy bao dịch hoμn vẫn tiếp tục s†ng to gấp 3-4 lần so với tr†ớc khi thiến. Sờ vμo bao dịch hoμn thấy nó rắn chắc, nhất lμ phần cuống dịch hoμn. Kiểm tra phần thừng dịch hoμn một bên hoặc hai bên to bằng cổ tay, rất cứng, nhiệt độ ở cục bộ bình th†ờng, con vật không có cảm giác đau mấy. Vết mổ có khi rất khô không có mủ hoặc rất ít mủ, mùi hơi tanh. Nếu lμ nhiễm nấm Bitriomyces thì vết mổ th†ờng không có mủ mμ chỉ có một ít dịch nhầy mμu hơi vμng bám bên ngoμi miệng vết mổ. Con vật không có triệu chứng toμn thân, gia súc vẫn ăn uống bình th†ờng. Do bao dịch hoμn s†ng to lμm cho con vật đi lại khó khăn, gia súc tuy đã đ†ợc thiến rồi nh†ng bao dịch hoμn to hơn lúc ch†a thiến, dịch viêm kích thích nên con vật ngứa ngáy không yên.

c) Điều trị

Ph†ơng pháp điều trị duy nhất đối với bệnh nμy lμ phải phẫu thuật, cắt bỏ phần thừng dịch hoμn bị tăng sinh. Ph†ơng pháp tiến hμnh nh† sau:

- Cố định gia súc: Vật gia súc cố định nằm trên bμn mổ hoặc trên nền đất. Đối với trâu bò thì cho nằm về phía bên phải. Chân trái sau buộc về phía chân tr†ớc, chân phải sai buộc vμo gốc cây kéo về sau sao cho bộc lộ hoμn toμn bao dịch hoμn ra ngoμi, tiện cho việc thao tác trong khi phẫu thuật.

- Gây mê - gây tê: Sau khi rửa sạch bao dịch hoμn vμ vùng lân cận với n†ớc vμ xμ phòng, sát trùng bằng cồn Iod 5% lên toμn bộ bao dịch hoμn, cuống dịch hoμn vμ vùng bẹn của gia súc. Dùng Novocain 3% gây tê trực tiếp vμo thừng dịch hoμn từ 10-15 ml. Gây tê thấm d†ới da bao dịch hoμn, cuống dịch hoμn bằng dung dịch Novocain 1% 50-100 ml.

Đối với ngựa phải tiến hμnh phẫu thuật trong điều kiện gây mê toμn thân ở mức độ mê vừa kết hợp với gây tê cục bộ.

3. Cách mổ

Dùng dao mở rộng vết mổ ở bao dịch hoμn lên phía cuống dịch hoμn dọc theo đoạn thừng dịch hoμn bị tăng sinh, bóc tách phần da bao dịch hoμn ra khỏi tổ chức thừng dịch hoμn tăng sinh cho đến phần thừng dịch hoμn bình th†ờng. Dùng kim khâu cong thân tròn vμ chỉ tơ thật chắc (chỉ số 3), xuyên kim chỉ qua thừng dịch hoμn cách đ†ờng ranh giới giữa tổ chức tăng sinh vμ tổ chức bình th†ờng khoảng 3cm thắt thật chặt thừng dịch hoμn, rồi dùng dao vô trùng cắt đứt đoạn thừng dịch hoμn bị tăng sinh cách nút chỉ đã thắt 2cm về phía d†ới, dùng cồn Iod 5% thấm kỹ vμo tiết diện cắt thừng dịch hoμn, sau đó cắt lọc bỏ hết tổ chức bị hoại tử ở bao dịch hoμn. Nếu vết mổ quá rộng thì khâu hẹp bớt lại, nh†ng không đ†ợc khâu kín, để vết mổ hở đủ cho dịch viêm thoát ra ngoμi. Dùng bột Sulfamid, bột kháng sinh hoặc Furazolidon rắc vμo trong vết mổ.

Chú ý: Trong khi tiến hμnh phẫu thuật phải cầm máu thật triệt để cho gia súc. Do thừng dịch hoμn bị viêm tăng sinh nên có rất nhiều mạch máu đến. Cần phải đảm bảo vô trùng cho vết cắt thừng dịch hoμn. Nếu lμm không cẩn thận để vết cắt bị nhiễm trùng thì sau khi phẫu thuật xong mấy ngμy, đoạn thừng dịch hoμn còn lại bị viêm tăng sinh nh† cũ, phải phẫu thuật lại rất phức tạp. Nhất lμ khi vết thiến bị nhiễm nấm Botriomyces có khi phải phẫu thuật 2-3 lần mới khỏi

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh ngoại khoa gia súc (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)