Nguyên nhân bên trong

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh ngoại khoa gia súc (Trang 29 - 33)

IV. Những bệnh nhiễm trùng ở da vμ tổ chức d‡ới da

b)Nguyên nhân bên trong

Chủ yếu do cơ năng phòng vệ da bị phá hoại. Sự trao đổi chất bị rối loạn lμm cho cơ năng bμi tiết của các tuyến d†ới da bị trở ngại. Ng†ợc lại có khi sự phân tiết của các tuyến d†ới da quá mạnh, mồ hôi vμ các chất nhờn trong cơ thể đ†ợc bμi tiết quá nhiều, ra ngoμi không khí chúng đông lại dính bết vμo lông, các chất bẩn nh† bụi bặm, phân dính vμo tạo thμnh chất kích thích lμm da phát sinh bệnh. Exzema có liên quan chặt chẽ với cơ năng hoạt động của các cơ quan nội tạng nh† gan, thận, dạ dμy ruột v.v... Khi các tuyến nhờn vμ mồ hôi của da tiết ra mồ hôi vμ chất nhờn, chúng có thể lμm cho những sản vật có hại của quá trình trao đổi chất trở thμnh vô hại. Đặc biệt khi các khí quan nội tạng nh† ruột, gan, dạ dμy, thận bị bệnh thì tác dụng giải độc của da cμng có ý nghĩa quan trọng.

Trong tr†ờng hợp bình th†ờng, khi ruột hấp thu thức ăn thì niêm mạc ruột có tác dụng ngăn cản vμ lọc chất độc không cho chất độc thấm vμo máu. Ruột bị bệnh thì chất độc thấm qua niêm mạc vμo máu, vμo gan. Nếu gan bình th†ờng thì nó có khả năng trung hoμ chất độc. Gan bị bệnh thì chất độc cơ thể theo máu vμo các khí quan vμ da. Da bình th†ờng sẽ trung hoμ chất độc vμ thải chất độc ra ngoμi. Nếu da không bình th†ờng (da khô, đμn tính kém, da quá bẩn) sẽ lμm cho mồ hôi vμ chất nhờn không thoát ra đ†ợc, chất độc bị tích tụ trong da, kích thích da sẽ sinh ra bệnh. Do đó nếu gia súc mắc các bệnh về đ†ờng tiêu hoá nh† táo bón, viêm dạ dμy, viêm ruột mãn tính, viêm gan, viêm thận, trúng độc dễ bị kế phát bệnh mụn n†ớc.

2. Triệu chứng

Đầu tiên trên da xuất hiện những vết ban đỏ bằng đầu đinh sau đó lớn dần thμnh những mụn to bằng hạt đậu xanh, hình thμnh những mụn n†ớc; trong đó chứa n†ớc trong. Nếu bị nhiễm trùng kế phát thì những mụn n†ớc sẽ trở thμnh những mụn chứa đầy mủ. Trong tr†ờng hợp nμy gia súc sẽ rất ngứa ngáy, chúng th†ờng cọ xát vμo cây, vμo t†ờng hoặc dùng chân gãi, dùng răng gặm lμm cho các bọc n†ớc bị vỡ, mủ vμ t†ơng dịch chảy ra, da bị lở loét. Mủ vμ t†ơng dịch khô đóng lại thμnh vảy.

ở thể cấp tính thì nhiệt độ cơ thể bệnh súc tăng so với bình th†ờng từ 0,5-1oC. Do các đầu mút thần kinh cảm giác ở da bị kích thích nên con vật có cảm giác ngứa ngáy không yên, th†ờng xuyên ở trạng thái h†ng phấn nên ăn uống kém, cơ thể bị tiêu hao, gầy yếu, suy kiệt, gia súc cho

sữa thì l†ợng sữa bị giảm thấp rõ rệt. Đôi khi con vật có triệu chứng thần kinh (con vật bị h†ng phấn, co giật).

3. Chẩn đoán

Cần phải phân biệt với các bệnh ghẻ, lợn đóng dấu, tụ huyết trùng, phó th†ơng hμn. Dựa vμo dịch tễ học, triệu chứng lâm sμng vμ kết hợp với chẩn đoán trong phòng thí nghiệm để kết luận chính xác.

4. Điều trị

Phải chú ý điều trị nguyên nhân kết hợp với điều trị triệu chứng. Đồng thời xem con vật bị bệnh ở thể nμo, biểu hiện lâm sμng ra sao vμ căn cứ đặc tính từng cá thể của bệnh súc (h†ng phấn hay ức chế) để có ph†ơng án điều trị thích hợp. Da của gia súc bị bệnh mụn n†ớc rất mẫn cảm đối với mọi kích thích. Do đó khi điều trị chú ý tránh gây nên hiện t†ợng dị ứng đối với cơ thể. Tr†ớc khi điều trị phải cắt hết lông vùng bị mụn n†ớc. Khi gia súc bị bọc n†ớc, bọc mủ, lở loét, ng†ời ta th†ờng dùng các loại thuốc có tính hấp phụ mạnh, có tác dụng sát trùng, phòng thối nh† dung dịch axid tannic; dung dịch AgNO3 2% để rửa vùng bệnh với đơn thuốc sau:

Rp: Argenti nitrici 2 Bismuti subnitrici 6

Vaseline 60

DS. Hỗn hợp thμnh thuốc mỡ bôi lên vùng bệnh ngμy 2 lần.

Nếu bệnh súc có hiện t†ợng ngứa ngáy, h†ng phấn co giật thì dùng các loại thuốc an thần cho gia súc nh† dung dịch Natri bromua 10% tiêm vμo tĩnh mạch cho 8-15 ml trong 4-5 ngμy. Hoặc dùng Chlorphenamine tiêm bắp hoặc cho uống mỗi ngμy 5mg.

Ngoμi ra còn có thể dùng dung dịch đ†ờng Glucose †u tr†ơng, vitamin C tiêm vμo mạch máu cho gia súc để bổ sung dinh d†ỡng giúp cho gan tăng c†ờng khả năng giải độc cho cơ thể.

Viêm Tấy (Phlegemone)

Viêm tấy lμ dạng viêm lan trμn cấp tính ở tổ chức liên kết th†a d†ới da, gây nên bởi các loại vi khuẩn hoá mủ hoặc vi khuẩn thối rữa. Bệnh th†ờng phát sinh ở lớp tổ chức liên kết th†a d†ới da nh†ng có khi còn lan đến mμng cơ vμ lớp tổ chức th†a giữa các lớp cơ hoặc lan cả đến gân, mμng x†ơng nữa.

1. Nguyên nhân

Do vi khuẩn hoá mủ hoặc vi khuẩn thối rữa xâm nhập vμo vết th†ơng gây nên. Các loại vi khuẩn trên có thể xâm nhập vμo bất kỳ loại vết th†ơng nμo dù vết th†ơng rất nhỏ cũng có thể phát sinh ra bệnh nμy. Cũng có khi vi khuẩn từ một vùng bệnh rất xa đến. Do đó đôi khi rất khó biết vi khuẩn từ đâu đến để gây ra bệnh viêm tấy. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu lμ do tụ cầu trùng vμng, liên cầu trùng, ngoμi ra các loại trực trùng mủ xanh, trực trùng ở đ†ờng ruột cũng gây bệnh. Th†ờng vi khuẩn tụ cầu trùng gây viêm tấy ở cục bộ, vi khuẩn liên cầu trùng gây viêm tấy lan trμn.

2. Triệu chứng

Trong thực tế có nhiều loại viêm tấy. Mỗi loại viêm tấy ở các vị trí khác nhau có biểu hiện lâm sμng khác nhau.

- Viêm tấy nông cục bộ: Vùng bệnh đầu tiên có hiện t†ợng s†ng, nóng, đau, chỗ s†ng ban đầu hơi cứng, da căng. Khi vùng bệnh hoá mủ hình thμnh bọc áp xe mềm vμ ba động rất rõ. Da ở vùng bệnh dần dần mỏng ra, lông ở đó rụng hết da vỡ, mủ chảy ra ngoμi. Tuy nhiên do mủ không thể chảy ra hết, nên còn một phần còn trong bọc, lắng xuống đáy bọc áp xe tiếp tục kích thích tế bμo tổ chức bình th†ờng của cơ thể, nhất lμ đối với những vết th†ơng ở cổ, l†ng, vai, miệng đều ở phía trên nên mủ không bao giờ thoát ra ngoμi hết đ†ợc.

- Viêm tấy sâu: Ban đầu tại vùng bệnh hiện t†ợng s†ng không rõ lắm, chủ yếu chỉ xuất hiện đau đớn ở cục bộ, do đó rất khó chẩn đoán. Sau một thời gian phát triển dần dần biểu hiện rõ lên, bên ngoμi những triệu chứng giống nh† viêm tấy nông ở cục bộ. Trên bề mặt ổ viêm có nhiều lỗ nhỏ giống nh† tổ ong hay g†ơng sen. Lấy ngón tay ấn lên bề mặt vùng viêm sẽ có mủ chảy ra từ các lỗ nhỏ đó. Do có hiện t†ợng nμy nên ng†ời ta còn gọi viêm tấy lμ viêm dạng tổ ong.

- Viêm tấy lan trμn: ở giai đoạn cấp tính, triệu chứng lâm sμng của loại viêm tấy nμy xuất

hiện rất rõ vμ rất ác tính. Tại cục bộ ban đầu xuất hiện triệu chứng viêm tấy nói chung nh†ng chỉ cần từ 1/2 ngμy đến 1 ngμy sau đó bệnh lan rộng rất nhanh chóng sang tổ chức xung quanh gây nên hiện t†ợng s†ng, nóng đau đối với tổ chức ở diện rộng. Ví dụ nh† chân con vật bị viêm tấy lan trμn ở một chỗ nμo đó thì toμn bộ chân sẽ bị s†ng rất to, con vật bị què hoμn toμn, không đi đứng đ†ợc.

Tr†ờng hợp viêm tấy lan trμn biến thμnh huỷ hoại thì tổ chức bị hoại th†, tổ chức phân huỷ thối rữa sản sinh ra mùi hôi thối đặc biệt. Gia súc rất dễ nhiễm độc toμn thân mμ chết.

3. Điều trị

Cần phải đảm bảo các nguyên tắc điều trị sau:

- Để cho gia súc ở trạng thái yên tĩnh, không đ†ợc bắt gia súc lμm việc hoặc chăn thả. - Tìm mọi biện pháp để ức chế đi đến tiêu diệt mầm bệnh.

- Hạn chế quá trình hoại tử của tế bμo tổ chức, ngăn cản sự hấp thu của cơ thể đối với độc tố của vi khuẩn vμ những sản vật trung gian do bị tổ chức hoại tử sản sinh ra.

- Kích thích quá trình hình thμnh tổ chức thịt non tại vùng bệnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ở giai đoạn tổ chức viêm cấp tính, phù nề có thể tiến hμnh ch†ờm nóng (ch†ờm nóng khô, không nên lμm †ớt tổ chức vùng bệnh) đồng thời có thể tiến hμnh phong bế bằng dung dịch Novocain 1% vμ Penicilin xung quanh vùng bệnh. Dùng kháng sinh liều cao để tiêm truyền vμo tĩnh mạch hoặc tiêm bắp để ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Nếu vùng bệnh đã hình thμnh những ổ mủ thì phải tiến hμnh phẫu thuật cắt bỏ các tổ chức bị hoại tử, cắt bỏ các túi vμ vách ngăn của các ổ áp xe. Tr†ớc khi mổ tại vùng bệnh phải đ†ợc cắt lông, sát trùng kỹ bằng cồn Iod 5%. Chú ý đề phòng khi phẫu thuật sẽ có chảy máu nhiều, do đó phải chuẩn bị thuốc cầm máu dự phòng, dụng cụ vμ nguyên liệu để cầm máu trong khi đang phẫu thuật. Nếu viêm tấy d†ới da thì chỉ cần rạch ra rồi cắt bỏ tổ chức hoại tử, viêm tấy ở tổ chức sâu thì cắt sâu vμo tổ chức cơ, mμng cơ gân. Cách mổ nμy có tác dụng lμm giảm áp lực của mủ đối với tế bμo tổ chức vùng bệnh, giảm đau, giảm hiện t†ợng hoại tử của tế bμo. Sau khi phẫu thuật xong có thể dùng dung dịch NaCl 0,9% hoặc Chloramin 2% để rửa, thấm khô vết mổ rồi rắc hỗn hợp bột Sulfamid trộn với Iodoform (theo tỷ lệ 9:1) vμo vết mổ. Nếu vết mổ sâu thì dùng vải gạc vô trùng tẩm huyễn dịch dầu cá (dầu thực vật) 100ml trộn với Sulfamid, Furazolidon 5g đặt vμo vết mổ để dẫn l†u tạo điều kiện cho dịch viêm thoát ra ngoμi. Hoặc có thể dùng hỗn hợp các chất sau để đặt gạc dẫn l†u:

Dung dịch NaCl 20% 100 Dầu thông 10

Đối với toμn thân, sau khi phẫu thuật tiếp tục dùng kháng sinh liều cao điều trị từ 5-7 ngμy. Ngoμi ra còn cần phải tiêm dung dịch đ†ờng Glucose vμ Canxi clorua để chống nhiễm độc toμn thân vμ bổ sung dinh d†ỡng cho gia súc, giúp cho vết mổ chóng lμnh.

Viêm da hoại th‡(Dermatitis gangraeosa)

Viêm da hoại th† th†ờng phát sinh phần d†ới của chân gia súc. Bệnh nμy th†ờng xảy ra đối với ngựa, trâu bò.

1. Nguyên nhân

Chủ yếu lμ do gia súc bị tổn th†ơng cơ giới sau đó vi khuẩn yếm khí xâm nhập vμo tổ chức gây nên. Ng†ời ta còn gọi lμ bệnh do trực trùng hoại tử. Vi khuẩn còn có thể xâm nhập vμo vết th†ơng do ruồi mòng, đỉa gây nên.

2. Triệu chứng

Ban đầu da ở vùng bị bệnh đỏ ửng, dần dần chuyển sang mμu tím bầm, tại cục bộ tổ chức bị s†ng, nóng đau. Sau vμi ngμy da vùng bệnh bị phân huỷ, mất cảnh giác, hoại tử, da bong ra để lại một vết loét tròn. Trên bề mặt của vết loét có phủ một lớp mủ mμu xám có lẫn máu, có mùi rất thối. Vết loét rất lâu lμnh, phải qua 1-2 tháng trên bề mặt vết loét mới hình thμnh tổ chức thịt non. Bệnh phát sinh ở phần d†ới của 4 chân th†ờng dẫn đến hoại tử ở gân vμ sụn móng, viêm khớp ngón hoá mủ. Bệnh súc th†ờng có triệu chứng toμn thân, nhiệt độ cơ thể tăng từ 0,5-1oC, tần số tim mạch vμ hô hấp đều tăng, con vật bỏ ăn, tinh thần mệt mỏi ủ rũ.

3. Điều trị

Tr†ớc tiên phải dùng n†ớc ấm vμ xμ phòng rửa sạch da vùng bệnh. Tr†ờng hợp da ch†a hoại tử vμ bong ra thì dùng dung dịch cồn thuỷ ngân hoặc Ichthyol 5% trong cồn long não 10% để bôi lên vùng bệnh. Nếu da đã bị hoại tử thì phẫu thuật cắt lọc bỏ phần da vμ tổ chức bị hoại tử, dùng dung dịch Clorua kẽm (Zinic clorua) 10% để rửa sạch vết mổ, dùng bông thấm khô rồi rắc hỗn hợp bột Sulfamid vμ bột thuốc tím (KMnO4) theo tỷ lệ 95:5 hoặc hỗn hợp Sulfamid vμ axit boric theo tỷ lệ 9:1, Sulfamid vμ Iodoform theo tỷ lệ 9:1.

Gia súc có triệu chứng toμn thân thì dùng Sulfamid kết hợp với kháng sinh liều cao, đ†ờng Glucose, Canxi clorua để điều trị theo các đơn thuốc sau:

Rp: Streptocidi 5-8 Spiritus vini rectificati 20-30 Sol-glucosi 40% 300

DS. Pha thμnh dung dịch tiêu độc, tiêm chậm vμo tĩnh mạch cho đại gia súc, ngμy một lần, liệu trình từ 3-5 ngμy.

Rp: Canxi chlorati 100

Glucosi 30

Coffeini natro-benzoici 2 Sol Natri chlorati 0,9% 500

DS. Pha thμnh dung dịch tiêu độc, tiêm chậm vμo tĩnh mạch cho đại gia súc, mỗi ngμy 1 lần, liệu trình từ 3-5 ngμy.

Spiritus vini rectificati 80

Glucosi 100

Sol Natri chlorati 0,9% 700

DS. Pha thμnh dung dịch tiêu độc, tiêm chậm vμo tĩnh mạch cho đại gia súc, mỗi ngμy 2 lần, liệu trình từ 3-5 ngμy.

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh ngoại khoa gia súc (Trang 29 - 33)