Nghiên cứu hành vi tiêu dùng Smart phone của sinh viên Ngoại Thương trong tháng 9 năm 2013

19 8.1K 184
Nghiên cứu  hành vi tiêu dùng Smart phone của sinh viên Ngoại Thương trong tháng 9 năm 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC Tóm tắt: Smartphone hay còn được gọi là điện thoại thông minh là sản phẩm được đông đảo giới trẻ sử dụng đời sống hàng ngày. Sản phẩm xuất hiện trên thị trường khá lâu rồi, nhưng hiện nay thì nó đang tràn ngập, và còn đang được phát triển rất mạnh mẽ. Với các tính năng ưu việt của mình, smartphone thực sự hữu ích đối với người tiêu dùng, đặc biệt là các bạn trẻ. Sự bùng nổ của Marketing trong thời gian gần đây, khiên cho sự cạnh tranh trên thị trường là rất lơn. Đối với sản phẩm Smartphone, hiện đang là sự chiếm hữu thị trường đơi với các hang như Iphone, Samsung, Nokia, Sony. Các nhà sản xuất luôn muốn chiếm lấy thị phần của mình trong thị trường. Nên họ liên tục tung ra những sản phẩm hoàn hảo hơn, giá cả cũng ưu đãi, phải chăng để phù hợp với nhu cầu đa đạng, và phong phú của người tiêu dùng. Bài nghiên cứu gồm có 5 phần. Theo đó, phần 1 nói về tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu. Tiếp theo, phần 2 tác giả sẽ đưa ra một số khái niệm cơ bản để người đọc có thể hiểu và tiện theo dõi bài báo cáo, ngoài ra, tác giả đưa ra một số nghiên cứu trước đó, và so sánh nghiên cứu của mình và những nghiên cứu này. Trong phần 3, tác giả sẽ giúp cho người đọc biết được phương pháp luận của bài nghiên cứu này, nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng, với phương pháp bình phương nhỏ nhất để đánh giá, ước lượng, dự báo sự liên quan của các biến. Tiếp đến, phần 4 tác giả sẽ đưa ra kết quả của nghiên cứu, đưa ra hàm hồi qui thu được từ việc chạy mô hình Stata 10.0 với các dữ liệu thu được. Ngoài ra, tác giả còn thực hiện những kiểm định, và so sánh kết quả thu được với thực trạng sử dụng trong đời sống hàng ngày. Và trong phần 5, phần cuối cùng này tác giả sẽ đưa ra được những kết luận chung của cả nghiên cứu, đề xuất giải pháp cho các nhà sản xuất điện thoại di động, các nhà kinh doanh, người sửa chữa, cũng như các điểm bán dịch vụ sim thẻ điện thoại. 1. Lời mở đầu Hiện nay là thời điểm mà các tân sinh viên đang hoàn tất thủ tục nhập học vào trường đại học của mình và điện thoại thông minh Smart phone là lựa chọn của đại đa số các bạn tân sinh viên. Nhu cầu sử dụng một chiếc điện thoại thong minh Smartphone của sinh viên là rất cao. Bởi vì, nhờ có sự phát triển về công nghệ, các tính năng trên một chiếc Smart phone đã gần giống với một chiếc máy tính cá nhân. Smart phone có thể giúp các bạn sinh viên rất nhiều việc. dụ như là một công cụ học tập rất hiệu quả với việc sử dụng Microsoft Office, check Email. Hay là bạn có thể kết nối Internet mọi lúc mọi nơi, sử dụng Smartphone như một máy phát wifi thu nhỏ cho một loạt các laptop. Smartphone có rất nhiều chức năng hữu ích cho việc lưu giữ những khoảnh khắc đẹp của một sinh viên. Ngoài ra, nó có thể thỏa mãn nhu cầu giải trí của bạn. Để sử hữu được những sản phẩm Smart phone cao cấp trong thời điểm kinh tế khó khăn là một việc quá sức đối với đa số sinh viên. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Smart phone giá rẻ, đa tính năng đáp ứng rất tốt nhu cầu, mong muốn của các khách hàng sinh viên. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều những chiếc điện thoại thông minh mà phù hợp với túi tiền của các bạn trẻ sinh viên. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của Marketing, các nhà sản xuất luôn tìm hiểu tâm lý, nhu cầu, và thị hiếu của các khách hàng. Nắm bắt xem khách hàng muốn dung điện thoại di động nào, mẫu mã, chất lượng sản phẩm, giá cả như thế nào là hợp lý đối với họ. Nhà kinh doanh điện thoại di động Smart phone, họ muốn công việc kinh doanh được thuận lợi và phát triển mạnh mẹ hơn, họ cần phải thu hút sự chú ý của khách hàng, giúp cho khách hàng có những phản ứng tự nhiên nhất đối với sản phẩm. vậy, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng Smart phone của sinh viên Ngoại Thương trong tháng 9 năm 2013.” Với mong muốn nghiên cứu sẽ giúp cho người đọc hiểu thêm được về Smartphone, và tình hình sử dụng Smartphone của sinh viên Ngoại Thương hiện nay. Nghiên cứu được thực hiện ở trường Đại học Ngoại Thương, dưới dạng bảng hỏi đối với 80 sinh viên của trường trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi. Tác giả cũng đã đi khảo sát các cửa hàng điện thoại di động, và dịch vụ kinh doanh sim thẻ ở xung quanh trường Đại học Ngoại Thương, để xem xét thực trạng tiêu thụ của mặt hàng Smartphone nói chung. Trong nghiên cứu của mình, tác giả tập trung nghiên cứu về thực trạng hành vi sử dụng Smartphone của sinh viên hiện nay. Từ đó đưa ra các giải pháp đối với nhà sản xuất để họ có làm ra được những sản phẩm Smartphone với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp nhất thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng là sinh viên. Đối với các cửa hàng kinh doanh điện thoại và linh kiện điện thoại, đưa ra một cái nhìn chung về thực trạng sử dụng những sản phẩm Smartphone để các cửa hàng có thể hiểu được tâm lý chung của khách hàng. Đối với một số cửa hàng sửa chữa điện thoại, hay kinh doanh sim thẻ điện thoại có thể biết được mức độ, cũng như nhu cầu của khách hàng. 2. Nền tảng lý luận 2.1. Một số khái niệm, lý thuyết cơ bản 2.1.1. Smartphone Smartphone, còn được gọi là điện thoại thông minh, là sự kết hợp của một chiếc điện thoại và một PDA. Trong đó, PDA là một chiếc máy tính hoặc một thiết bị hỗ trợ cá nhân kỹ thuật số. Smartphone ưu việt hơn điệnt hoại thông thường ở chỗ nó tích hợp thêm các tính năng văn phòng, hỗ trợ người dùng. Ngoài ra, nếu so sánh với PDA phone thì smarphone lại có tính năng ổn định về chức năng htoaij và kết nối mạng tốt hơn. 2.1.2. Hanh vi của người tiêu dùng Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng cũng chính là việc nghiên cứu các cách thức mà mỗi người tiêu dùng và sẽ thực hiện trong việc đưa ra các quyết định sử dụng tài sản của họ (như tiền bạc, thời gian …) liên quan đến việc mua sắm và sử dụng hàng hoá. Những hiểu biết về hành vi người tiêu dung thực sự là những giải đáp về các vấn đề nền tảng cho các giải pháp marketing như: ai sẽ là người mua ? người tiêu dùng sẽ mua những hàng hoá dịch vụ nào? tại sao họ lại mua những hàng và dịch vụ đó ? họ sẽ mua như thế nào ? mua khi nào và mua ở đâu? 2.1.3. Phương pháp định lượng Phân tích định lượng là phương pháp phân tích được áp dụng để nghiên cứu khối lượng lớn, số lượng lớn, cần con só cụ thể. Phần lớn là đã biết trước một số thông tin. 2.1.4. Mô hình kinh tế lượng Mô hình kinh tế lượng là công cụ để phân tích, nghiên cứu sử dụng những lý thuyết, giả thuyết để ước lược các mối quan hệ kinh tế xã hội, để kiểm định, dự báo, phân tích các vấn đề kinh tế. 2.1.5. Phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS (Ordinary Least Square) do nhà toán học người Đức Carl Friedrich Gauss đưa ra. Sử dụng phương pháp này kèm theo một vài giải thiết, dùng để ước lượng hàm hồi que mẫu, các ước lượng thu được có tính chất đặc biệt, nhờ đó mà phương pháp này là phương pháp mạnh nhất và được nhiều người yêu thích sử dụng. 2.2. Tổng quan tài liệu Trước đây, có những nghiên cứu này đã tìm hiểu, đưa ra vấn đề về nhu cầu, hành vi sử dụng của người dân nói chung và của sinh viên nói riêng. Nghiên cứu về hành vi sử dụng điện thoại di động của người dân huyện Chợ Mới (Nguyễn Thanh Tuấn 2011), tác giả cho đa số người dân huyện Chợ Mới đang dùng điện thoại di động với chất lượng tốt chiếm tỷ lệ tương đối cao 60,00%; giá rẻ và mẫu mã, kiểu dáng đẹp cũng là lý do để người dân chọn đang dùng với tỷ lệ lần lượt 16,67% và 18,33%. Trong khi đó, khuyến mãi chiếm tỷ lệ rất thấp. Hay trong Nghiên cứu hành vi tiêu dùng điện thoại di động của sinh viên trường Đại Học An Giang (Ngô Thị Huệ 2011), tác giả cho rằng phần lớn sinh viên sử dụng điện thoại di động nhằm thỏa mãn nhu cầu công việc và liên lạc chiếm 86% điều này chứng minh được một điều sinh viên sử dụng điện thoại đúng mục đích của nó và đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít những nghiên cứu đưa ra được những thông số cụ thể về hành vi tiêu dùng sản phẩm Smart phone với khách hàng là sinh viên. Chúng ta không biết được sinh viên sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu tiền mua một chiếc Smart phone, những phụ kiện kèm theo, các phần mềm trò chơi, học tập phục vụ cho Smart phone hay đơn giản là số tiền chi trả cho sim điện thoại. vậy, khi nghiên cứu về đề tài này, tôi đã tham khảo những đánh giá, những kết luận từ những nghiên cứu trước đó, để tìm hiểu rõ hơn về hành vi tiêu dung của sinh viên đối với sản phẩm Smart phone. 3. Phương pháp luận nghiên cứu Trong bài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng, và phân tích kinh tế lượng được thực hiện theo các bước sau đây: 3.1. Đưa ra các giả thuyết hay giả thiết Dựa vào các nghiên cứu trước đó, tác giả đưa các giả thuyết về các mối quan hệ giữa các biến. Theo đó, số tiều tiêu dùng sản phẩm Smartphone sẽ phụ thuộc theo quan hệ cùng chiều với các yếu tố giá cả, tiện ích sử dụng, sim thẻ và sửa chữa. 3.2. Thiết lập mô hình toán học Thiết lập các mô hình toán học để mô tả cá mối quan hệ giữa các biến số dựa trên giả thuyết của mình. Tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu: Trong đó: + Y: Chi phí cho việc sử dụng Smartphone + Price: Giá của Smartphone + Acc: Linh kiện + App: Ứng dụng + Card: Sim thẻ điện thoại + Repair: Sửa chữa + Sum: Số tiền dự kiến sẽ mua + U: yếu tố ngẫu nhiên 3.3. Thu thập số liệu Đối tượng nghiên cứu: hành vi tiêu dùng Smart phone của sinh viên từ 18 đến 25 tuổi. Trong đó có số tiền sinh viên chi trả cho việc mua sản phẩm Smart phone, số tiền sim thẻ điện thoại, phụ kiện kèm theo, sửa chữa, ứng dụng. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội. Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2013 đến tháng 10/2013. Nghiên cứu được thực hiện với mẫu là bảng hỏi của 80 sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội. Để tiến hành thu thập số liệu, tác giả đã sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả đã thu thập những thông tin, sách báo, tài liệu nghiên cứu về nhu cầu và hành vi tiêu dùng Smartphone của người dân nói chung và sinh viên nói riêng để có được cái nhìn toàn cảnh về tình hình sử dụng Smartphone. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp chủ yếu được dùng trong đề tài nhằm xác định được hành vi tiều dùng Smartphone của sinh viên. Phương pháp được tiến hành dưới hình thức bảng hỏi online, tức là tác giả đã lập một bản survey và nhờ các bạn sinh viên của trường đại học Ngoại thương trả lời. Nghiên cứu được tiến hành bằng cách chọn mẫu nghiên cứu với 80 phiếu điều tra. Phương pháp thống kê toán học: Nghiên cứu đã sử dụng các phần mềm vi tính để hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu như: phần mềm exel, stata 10. Tác giả đưa số liệu vào các phần mềm xử lý, phân tích và đánh giá kết quả của quán trình nghiên cứu. 3.4. Chạy mô hình, ước lược cá tham số của mô hình Ước lượng các tham số của mô hình nhằm nhận được những số đo, giá trị cụ thể về mức ảnh hưởng của các biến với các số liệu hiện có. Hàm hồi qui sẽ được kiểm định bằng các phương pháp kiểm định như đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, tự tương quan … 3.5. Phân tích kết quả Dựa trên lý thuyết kinh tế, tác giả sẽ phân tích và đánh giá kết quả nhận được. Từ đó, xem xét mức độ phù hợp của kết quả đối với hành vi sử dụng Smartphone của các bạn sinh viên trong cuộc sống hàng ngày. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Kết quả hồi qui bằng phần mềm Stata 10 Mô hình hồi qui: Nhận thấy, khi mà số tiền mà sinh viên có tăng thêm 1 đơn vị, thì sinh viên sẵn sàng chi trả cho sản phẩm smartphone tăng thêm 0,793 đơn vị. Theo một cách hiểu khác, trong phạm vi số tiền mình có, khả năng sinh viên sẽ mua sản phẩm smartphone với giá bằng 0,8 số tiền mà mình hiện có. Ta thấy, các T giá trị của các biến số acc, app, card đều nhỏ hơn giá trị tiêu chuẩn 1.96 nên các biến acc, app, card không có ý nghĩa thống kê. Và theo đó, các biến repair, sum có T quan sát > 1,96 nên chúng có giải thích cho biến price. Các yếu tố ứng dụng app, linh kiện acc, hay tiền thẻ điện thoại không ảnh hưởng đến số tiền mua diện thoại smartphone. Hay nói một cách khách, hành vi tiêu dùng các sản phẩm liên quan smartphone như tiền sim thẻ, tiền linh kiện, và các ứng dụng không quyết định hành vi mua hàng. Mà các yếu tố đấy là các yếu tố tiêu dùng, nó phản ánh cái nhu cầu tiêu dùng của mỗi sinh viên trong cuộc sống. Các biến ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua smartphone là: số tiền dự định sẽ mua hay còn gọi là giới hạn khả năng mua, và mức độ bền của máy. Ở đây là biến repair phản ánh được số tiền mà người tiêu dùng sẽ phải chi trả khi sản phẩm gặp sự cố. Đây cũng là điều dễ hiểu trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Khi quyết định mua hàng thì ta có thể tìm hiểu các thông tin về sản phẩm trên sách báo Internet, hay nguồn tin từ gia đình, bạn bè … Tuy nhiên, khi quyết định mua sản phẩm thì số tiền phải chi trả phải ở trong khả năng chi trả của chúng ta. Và cái vấn đề độ bền của máy, trong nghiên cứu này giải thích mức độ quan tâm của sinh viên Ngoại thương với dòng sản phẩm Smartphone là độ bền. 4.2. Kiểm định đa cộng tuyến Nhận thấy, VIF = 1,20 < 10 nên mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Việc mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến, được giải thích khá rõ trong thực tế hành vi tiêu dùng của sinh viên trong cuộc sống hàng ngày. Việc sử dụng Sim thẻ điện thoại, các ứng dụng, linh kiện dành cho Smartphone thuộc về nhu cầu cá nhân. Nó không có liên quan đến nhau. Cũng như vậy thì việc sửa chữa hỏng học của điện thoại smartphone, người tiêu dùng có thể lựa chọn là sửa hoặc không sửa. độ bền của smartphone, không có liên quan đến hành vi sử dụng sim điện thoại. 4.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi Ta thấy, chi2(1)=9,85 là một giá trị khá lớn. Ngoài ra Prob, còn gọi là p giá trị = 0,0017 nhỏ hơn giá trị 0,05. Như vậy, với mức ý nghĩa 5% thì mô hình chấp nhận giả thuyết 0 H , tức là mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Ý nghĩa của việc phương sai sai số không đổi được giải thích là: những yếu tố nhiễu ngẫu nhiên không ảnh hưởng đến nhu cầu hành vi sử dụng smartphone của sinh viên nói chung. Những nhiễu ngẫu nhiên ở đây có thể là, tình hình học tập của sinh viên, thời tiết hàng ngày … Những yếu tố này không ảnh hưởng đến các yếu tố như ứng dụng, linh kiện, nhu cầu sử dụng điện thoại. 4.4. Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu Ta thấy, chi2(2) = 10, 37 khá lớn, trong khi đó, Prob>chi2 = 0,0056 < 0,05. Chứng tỏ, phân phối là chuẩn. 4.5. Kiểm định thiếu biến của mô hình Nhận thấy, Prob F =0,00001 là một giá trị rất nhỏ, nên với mức ý nghĩa 5% thì bác bỏ giả thuyết 0 H , mô hình đã bỏ sót biến. Đây là một điều dễ hiểu, bởi nghiên cứu được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn, không có điều kiện để có được những số liệu chính xác để phục vụ cho bài nghiên cứu. Những biến mà người viết đưa ra là không đầy đủ. Cần có nghiên cứu chuyên sâu hơn để có được những kết quả đúng nhất. 5. Kết luận Như vậy, trong nghiên cứu của mình tác giả đã đưa ra một số kết luận như sinh viên Đại học Ngoại thương sẽ mua sản phẩm Smartphone trong khoản tiền bằng 0,8 số tiền mình sẵn sàng chi trả. Sinh viên Ngoại thương, quan tâm đến độ bền của

Ngày đăng: 31/10/2013, 13:38

Hình ảnh liên quan

Mô hình hồi qui: - Nghiên cứu  hành vi tiêu dùng Smart phone của sinh viên Ngoại Thương trong tháng 9 năm 2013

h.

ình hồi qui: Xem tại trang 8 của tài liệu.
Nhận thấy, VIF = 1,20 &lt; 10 nên mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Việc mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến, được giải thích khá rõ trong thực  tế hành vi tiêu dùng của sinh viên trong cuộc sống hàng ngày - Nghiên cứu  hành vi tiêu dùng Smart phone của sinh viên Ngoại Thương trong tháng 9 năm 2013

h.

ận thấy, VIF = 1,20 &lt; 10 nên mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Việc mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến, được giải thích khá rõ trong thực tế hành vi tiêu dùng của sinh viên trong cuộc sống hàng ngày Xem tại trang 9 của tài liệu.
Phụ lục 1: Bảng số liệu tổng hợp - Nghiên cứu  hành vi tiêu dùng Smart phone của sinh viên Ngoại Thương trong tháng 9 năm 2013

h.

ụ lục 1: Bảng số liệu tổng hợp Xem tại trang 13 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan