Giáo trình Phương pháp giáo dục môi trường xung quanh nhằm phục vụ đào tạo giáo viên mầm non trình độ cao đẳng và trung học, ngoài ra còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý và phụ trách nghiệp vụ mầm non cũng như giáo viên mầm non đang làm việc. Giáo trình được chia thành 2 phần, phần 1 gồm bài mở đầu và 3 chương với những nội dung chính sau: Chương 1 những vấn đề chung; chương 2 mục tiêu, nội dung khám phá môi trường xung quanh; chương 3 các phương pháp cho trẻ khám phá môi trường xung quanh. Mời các bạn cùng tham khảo.
Trang 1TS NGUYEN THI XUAN (CHU BIEN)
Trang 2TS Nguyén Thi Xuan (Chi bién);
TS Nguyễn Thị Thanh, TS Hồng Thị Oanh;
GIÁO TRÌNH
PHƯƠNG PHÁP KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
Trang 3LOI NOI DAU
Phương pháp khám phá môi trường xung quanh là một học
phần nằm trong nhóm kiến thức chuyên ngành của chương trình đào
tạo ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng, giúp các giáo viên mầm non tương lai có thể tổ chức tốt các hoạt động khám phá môi
trường xung quanh ở các cơ sở giáo dục mầm non Trong xu thế đổi
mới mạnh mẽ của giáo dục mầm non hiện nay, với mục tiêu chủ yếu là phát triển năng lực chung cho trẻ, các hoạt động giáo dục ở trường mắm non phải hướng tới việc dạy cho trẻ em cách học, cách tư duy và
giải quyết những vấn đề đơn giản trong cuộc sống, phát huy tối đa tính
chủ động tích cực của trẻ trong tất cả các hoạt động Khám phá môi trường xung quanh khơng nằm ngồi xu thế đó Để giúp sinh viên
ngành giáo dục mầm non có thể nghiên cứu, học tập và thực hành có
hiệu quả các hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ mằm
non theo hướng đổi mới rất cần có các tài liệu học tập phong phú Cho đến nay, chưa có tài liệu nào trình bày cụ thê, đây đủ quá trình tổ chức
khám phá môi trường xung quanh theo hướng phát triển năng lực và
lấy trẻ làm trung tâm Trong thực tiễn, phần lớn giáo viên mầm non
cũng chưa thành thạo trong việc tổ chức cho trẻ khám phá một cách
hiệu quả Ở các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non trình độ cao đẳng và đại học hiện nay, đã và đang chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chi, vì vay rat cần có nguồn tài liệu phong phú đề tăng,
cường khả năng tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên Tuy nhiên số lượng giáo trình, tài liệu về phương pháp khám phá môi trường xung
quanh còn chưa đầy đủ, nội dung lại chưa cập nhật với cái mới, điều
này sẽ gây ra những khó khăn không nhỏ cho sinh viên khi học tập và nghiên cứu học phần Đây cũng chính là ly do đẻ chúng tôi biên soạn tài liệu học tập này
Trang 4Giáo trình này chủ yếu nhằm phục vụ đào tạo giáo viên mầm
non trình độ cao đẳng và trung học, ngoài ra còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý và phụ trách nghiệp vụ mam non cũng như giáo viên mầm non đang làm việc
Giáo trình được viết theo tinh thần đổi mới giáo dục mam non và chương trình đảo tạo giáo viên mầm non trình độ cao đẳng mới
nhất hiện nay
Giáo trình bao gồm bài mở đầu và 5 chương Trong quá trình
biên soạn giáo trình, chúng tôi có tham khảo, kế thừa các tài liệu về
phương pháp cho trẻ khám phá môi trường xung quanh, phương pháp
giáo dục sinh thái, phương pháp làm quen với cuộc sống xã hội của
các tác giả trong và ngoài nước
Biên soạn giáo trình mới, chắc chắn không tránh khỏi thiéu sót
Ching tdi rắt mong nhận được những ý kiến góp ý của bạn đọc
Trang 5MUC LUC MUC LUC BÀI MỞ ĐÀU 1 ĐÔI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA MÔN HỌC 1.1 Đối tượng 1.2 Nhiệm vụ 2 MỐI QUAN “HỆ CỦA MÔN HỌC NÀY VỚI CÁC MÔN HỌC KHÁC
3 GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP HOC TAP 4, VAINET VE LICH SỬ MÔN HỌC
Chuang 1: NHUNG VAN DE CHUNG
1 MOT SO KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1 Môi trường xung quanh 1.2 Khám phả môi trường xung quanh
2 Ý NGHĨA CỦA VIỆC CHO TRẺ KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XƯNG
QUANH G TRUONG MAM NON ae 20
2.1 Đối với giáo dục phát triển nhận thức
2.2 Đối với giáo dục phát triển ngôn ngữ
2.3 Đồi với giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội
2.4 Đối với giáo dục phát triển thâm mị
2.5 Đối với giáo dục phát triển thể chất
3 DAC DIEM NHAN THUC CUA TRE VE MOI TRUGNG XUNG
QUANH
3.1 Đặc điểm chung
3.2 Đặc điểm nhận thức của trẻ ở từng lứa tuôi
4 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CHO TRẺ KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG
XUNG QUANH M5
4.1 Mục dich 4.2 Nhiệm vụ
5 CÁC NGUYÊN TÁC HƯỚNG DẪN TRE MAM NON KHAM PHA
Trang 6
5.3 Đảm bảo tỉnh tích cực hoạt động của trẻ 5.4 Đảm bảo an toàn cho trẻ
5.5 Đảm bảo tính tích hợp
Hướng dẫn học tập chương l
'Câu hỏi và bài tập
Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH 45 1 MỤC TIÊU KHÁM PHÁ MỖI TRƯỜNG XƯNG QUANH Ở CÁC LỨA TUÔI =- 1.1 Lứa tuổi nhà trẻ AS
1.2 Lita tuổi mẫu giáo „47
2 NỘI DƯNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XƯNG QUANH 2.1 Nội dung khám phá môi trường xung quanh
1.1 Noi dung khám phá môi trường thiên nhiên 2.1:2 Nội dung khám phá thể giới đồ vật
2.1.3 Nội dung khám phá cuộc sống xã hội 2.2 Xác định và lựa chọn nội dung khám phá
Hướng dẫn học tập chương 2
Câu hỏi và bài tập thực hành
'Chương 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG
XUNG QUANH .66
1 NHÓM PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN
1.1 Quan sát
1.2, Sử dụng phương tiện trực quan
2 NHÓM PHƯƠNG PHÁP DÙNG LỜI NÓI 2.1 Đàm thoại
Trang 7
Huéng dẫn học tập 101 Câu hỏi và bài tập thực hành 102
Chương 4: PHƯƠNG TIỆN CHO TRẺ KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH Ở TRƯỜNG MÀM NON
1 MỖI TRƯỜNG GIA ĐÌNH 1.1 Mơi trường vật
1.2 Môi trường tỉnh thần
2 MOI TRUONG 6 TRUONG MAM NON 2.1 Môi trường ở trong lớp mầm non
2.2 Mơi trường ở ngồi lớp mầm non
Hướng dẫn học tập 'Câu hỏi và bài tập
Chương 5 : CÁC HÌNH THUC TO CHUC CHO TRE KHAM PHA MOI
TRUONG XUNG QUANH 114
1 CAC HINH THUC TO CHUC CHO TRE KHAM PHA MOI TRUONG
XƯNG QUANH 115
1.1 Giờ học khám phá môi trường xung quanh 115
1.2 Hoạt động ngoài rời .143
1.3 Tham quan 147
1.4 Hoạt động vui choi trong géc .150
1.5 Sinh hoạt hàng ngày
1.6 Ngày hội ngày lễ
2 LẬP KẺ HOẠCH KHÁM PHÁ MTXQ THEO CHỦ ĐỀ, DỰ ÁN 2.1 Lập kế hoạch khám phá môi trường xung quanh theo chủ đề 2.2 Lập kế hoạch khám phá môi trường xung quanh theo dự án
3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XƯNG QUANH -168 3.1 Khai niệm 68
3.2 Mục đích, nội dung đánh giá hoạt động khám phá MTXQ .168 3.3 Quy trình đánh giá hoạt động khám phá môi trường xung quanh 169
Hướng dẫn học tập chương 5 107
Trang 8BAI MO DAU
MỤC TIÊU
.Sau khi học xong bài mỡ đầu, sinh viên cần:
- Xác định được đối tượng, nhiệm vụ, mỗi quan hệ của học
'phần này với các môn học và học phẩn khác
- Biết sử dụng các phương pháp học tập bộ môn
~ Nhận điện được lịch sử phát triển của học phân này trong mỗi quan hệ với nội dung giáo dục của chương trình giáo đục mâm non
1 ĐÓI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA MÔN HỌC
1.1 Đối tượng
Khám phá môi trường xung quanh là một học phần nằm trong nhóm kiến thức chuyên ngành của chương trình đào tạo ngành giáo duc mam non, trình độ cao đẳng Đối tượng nghiên cứu của học phần này là quá trình tổ chức, hướng dẫn trẻ mầm non khám phá môi trường xung quanh, bao gồm: mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương,
pháp, phương tiện và hình thức tổ chức cho trẻ khám phá môi trường,
xung quanh ở trường mầm non theo hướng đổi mới Để thực hiện có
hiệu quả quá trình này, các giáo viên mầm non tương lai cũng cần có hiểu biết về đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non và cách đánh giá hoạt động khám phá môi trường xung quanh của trẻ Các thành tố này quan hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau
1.2 Nhiệm vụ
Mục tiêu của môn học này là giúp sinh viên nắm vững kiến
thức lý thuyết cơ bản và rèn luyện kỹ năng thực hành tổ chức, hướng
Trang 9- Hướng dẫn sinh viên lĩnh hội những trỉ thức cơ bản vẻ cách tổ
chức các hoạt động cho trẻ mầm non khám phá môi trường xung
quanh
~ Hình thành và rèn luyện kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các hình
thức cho trẻ mằm non khám phá môi trường xung quanh như: giờ học, dạo chơi, sinh hoạt hàng ngày, tham quan
~ Giáo dục sinh viên hứng thú học tập bộ môn, thích tìm hiểu thiên nhiên, cuộc sống xung quanh, chủ động, sáng tao trong tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá môi trường xung quanh và có thái độ ứng xử đúng đắn đối với môi trường sống
2 MÓI QUAN HỆ CỦA MÔN HỌC NÀY VỚI CÁC MÔN HỌC
KHÁC
Khám phá môi trường xung quanh có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khoa học khác Có thê chia các lĩnh vực khoa học mà môn
học có liên quan làm hai nhóm
Thứ nhất: Nhóm các môn học làm cơ sở cho môn học này, bao
gồm:
~ Các môn khoa học cơ bản như: sinh vật học, vật lý, hóa học, lịch sử, địa lý là cơ sở của nội dung kiến thức cho trẻ khám phá thiên nhiên và xã hội
~ Tâm lí học trẻ em, giáo dục học mầm non là cơ sở để lựa chọn, xác định yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động khám phá môi trường xung quanh phù hợp với trẻ màm
non
Trang 10trong trường mầm non và đều hướng tới việc thực hiện mục tiêu chung của giáo dục mằm non
“Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay, nội dung
khám phá môi trường xung quanh được thực hiện theo chủ đề, từ đó
triển khai các hoạt động giáo dục ở trường mầm non
3 GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP
Môn học này là một môn học tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh
vực như: tự nhiên, xã hội, văn hóa, khoa học môi trường, tâm lí học mầm non, giáo dục học mầm non , đồng thời lại là một nội dung rèn
luyện tay nghề của sinh viên Để học tốt môn học này đòi hỏi sinh viên
ồi kiến thức qua việc nghe gi:
cứa tài liệu học tập và các tài liệu tham khảo Việc áp dụng kiến thức
vào thực hành cần phải rắt linh hoạt, vì vậy sinh viên cần rèn cho mình khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, óc phê phán đề không bị lệ thuộc
một cách máy móc vào một khuôn mẫu nào đó; biết lựa chọn và tìm ra
những nội dung phù hợp cho từng đối tượng trẻ và trong những điều kiện, hoàn cảnh nhát định Dưới đây là một số phương pháp học tập ma sinh viên có thể vận dụng đẻ lĩnh hội kiến thức lý thuyết và rèn luyện
kỹ năng một cách hiệu quả:
.Sử dụng sách và tài liệu tham khảo:
'Việc sử dụng sách và tài liệu tham khảo trong học tập nói chung và trong việc học học phần khám phá môi trường xung quanh nói riêng
là một việc làm rất quan trọng, và cần thiết Cảng cần thiết hơn nữa vì môn học này có lượng kiền thức nền rộng, liên quan đền nhiều lĩnh vực
khác nhau và luôn luôn có nhiều thông tin mới, vì vậy rèn luyện cho mình kỹ năng đọc thường xuyên, đọc hợp lý là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sinh viên Trong chương trình chỉ tiết học phần và trong nội dung câu hỏi và bài tập sau mỗi chương đều có yêu cầu đối với việc đọc sách và tài liệu tham khảo Việc đọc sách và tài liệu tham khảo sẽ
hiệu quả hơn nếu sinh viên nắm được mục đích của việc đọc và nghiên
cứu tài liệu, từ đó tập trung vào các nội dung cần thiết, tóm tắt theo
Trang 11Nghe giding va ghi chép:
Để lĩnh hội tốt kiến thức lý thuyết của môn học cần biết kết hợp
phương pháp đọc sách và nghe giảng trên lớp Trước mỗi lần nghe giảng, cần xem lại bài ghỉ lần trước, nghiên cứu chương trình, đọc sách để
nghiên cứu trước những vấn đề của bài mới nhằm xác định nội dung, chính của bài giảng và đánh dầu trước những vấn đẻ khó cần phải làm rõ Khi nghe giảng cần vừa tập trung chú ý đẻ nghe hiểu, vừa phải ghi chép
'Việc ghi chép phải mang sắc thái cá nhân, ghi theo cách ghi của mình
Những luận điểm chính cơ bản của bài giảng cần được ghỉ chép một
cách khoa học, hệ thống, đầy đủ Đồng thời phần trình bày, phân tích, lấy ví dụ của giáo viên cũng cần được ghỉ tốc ký, ngắn gọn theo ý hiểu của
người học
Hạc cách tre duy:
Trong quá trình học tập bộ môn rất cần phải học cách tư duy, cụ thể là học cách phân tích vấn đề (Vấn đề này có thể chia nhỏ ra được không? Thành các ý nhỏ nảo?); học cách sáng tạo (Có thể giải quyết vấn để này theo cách khác được không?); học cách lập luận (Tại sao lại thế này?); học cách so sánh, đối chiếu (Vấn đề này có gì đặc biệt, phương pháp này áp dụng với các đối tượng khác nhau thì có khác nhau không?); học cách nhận xét phê phán đẻ xác định độ tin cay của các nguồn thông tin, kiểm tra lý thuyết, nhận xét việc tô chức hoạt động của chính mình và của bạn bè, tìm cách khắc phục
Thảo luận và thực hành trong nhóm:
Để nắm vững kiến thức sau mỗi chương hoặc bài sinh viên có thể thảo luận trong nhóm với bạn bè Mỗi người sẽ trình bày theo ý'
hiểu của mình các vấn đề cơ bản mà mình đã lĩnh hội được hoặc nêu câu hỏi cho các bạn và xin ý kiến nhận xét, bổ sung Những vấn đề phức tạp có thẻ nhờ giảng viên giải đáp Để rèn luyện kỹ năng thực hành, sinh viên có thể xem băng hình các hoạt động khám phá, thảo luận kế hoạch tổ chức các hoạt động để các bạn trả lời câu hỏi, góp ý' và sửa chữa Mỗi hoạt động khám phá môi trường xung quanh cũng, cần được sinh viên tập tổ chức sau khi đã có nhận xét, góp ý của giảng
Trang 12viên Thông qua thảo luận và tập dạy trong nhóm sinh viên không chỉ
học cách trình bày, diễn đạt các ván đề, mà còn học cách tư duy, rèn
tay nghề và tích lũy kinh nghiệm qua việc nghe và dự giờ của các bạn trong nhóm
Tập dượt nghiên cứu khoa học:
'Việc tập dượt nghiên cứu khoa học trong quá trình học môn học
này cần được bắt đầu bằng việc phát hiện các vấn đề trong thực tiễn tổ
chức các hoạt động khám phá khoa học của bản thân, của bạn bè và của
giáo viên mầm non Sinh viên cần tạo cho mình thói quen quan sát, phát
hiện các mâu thuẫn giữa lý thuyết với thực tiễn và đưa ra các phương
án khắc phục Trong các đợt thực hành, thực tập giảng viên cần giao bài
tập khoa học từ đễ đến khó cho sinh viên thực hiện, giúp họ tiếp cận với
những kiến thức hiện đại gắn với thực tiễn giáo dục mầm non đồng thời rèn luyện cho họ tác phong công nghiệp và tư duy sáng tạo
4 VÀI NÉT VÈ LỊCH SỬ MÔN HỌC
Để giúp sinh viên có thêm hiểu biết về học phần này chúng tôi xin giới thiệu vài nét về lịch sử xuất hiện và phát triển của nó
~ Trên thế giới
Môi trường xung quanh như một phương tiện giáo dục trẻ em và từ lâu nó đã được các nhà giáo dục trên thế giới quan tâm Các nhà giáo dục lớn trên thế giới như: J.A.Cômenxki (1592- 1670); J.J.Ruxô (1712- 1778); LG.Pextalôzi (1746 - 1827); P.H.Phrebel (1782 - 1852);
v.v đã nhắn mạnh vai trò to lớn của thiên nhiên đối với sự phát triển
năng lực trí tuệ của con người Các ông đã đánh giá cao vai trò của quan sát, tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội đối với việc lĩnh hội kiến thức và phát trién trí tuệ trẻ em
Tư tưởng của các nhà giáo dục học về vai trò của môi trường xung quanh đối với giáo dục trẻ em được phát triển mạnh mẽ trong các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lí giáo dục Liên Xô (K.D.Usinski; NK Knupxkaia; AlChikheeva; M.N.Pođzikov; P.G.Xamorukova;
Trang 13trong các chương trình đào tạo cô mẫu giáo, lĩnh vực làm quen với môi trường thiên nhiên được đưa vào môn học: “Phương pháp cho trẻ làm quen với thiên nhiên” và sau năm 1980 có thêm một môn học mới, đó là: *Lý luận, phương pháp cho trẻ làm quen với thực tiễn xã hội” Hiện nay ở Nga, môn phương pháp cho trẻ làm quen với thiên nhiên được thay bằng phương pháp giáo dục sinh thái Đây là một xu hướng mới, xuất hiện vào cuối những năm 80 và những năm 90 Những quan điểm cơ bản trong cơ sở của giáo dục sinh thái bao gồm: Cơ thể sống và môi trường; quản xã sinh vật và môi trường; con người và môi trường
Trong chương trình giáo dục trẻ ở một số nước (Austraulia, Mỹ, Sinhgapo), một trong các lĩnh vực có liên quan nhiều đến nội dung, phương pháp tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh có tên là khoa học (Khoa học là cách thức tìm hiểu thế giới xung quanh thông qua khám phá, thử nghiệm, phát hiện, giải thích, lập luận ) Kết quả của các hoạt động khám phá môi trường xung quanh là trẻ thu được một lượng nhỏ kiến thức khoa học đơn giản và quan trọng hơn là ở trẻ phát triển các năng lực cơ bản như quan sát, tư duy lôgíc, giải quyết vần đề, hợp tác Để giúp sinh viên có thể thực hiện tốt nội dung này của
chương trình giáo dục mầm non, trong chương trình đào tạo giáo viên
mầm non ở một số nước (Đại học tổng hợp Nam Úc - Chương trình đào
tạo cử nhân giáo dục mầm non) có học phần “Khoa học và công nghệ cho trẻ từ sơ sinh - 8 tuổi”
Trong những năm gần đây ở châu Âu, ở Mỹ và một số nước
châu Á có sử dụng các phương pháp và định hướng mới trong giáo dục nói chung và khám phá khoa học nói riêng Giáo dục STEM được
áp dụng đầu tiên tại Mỹ và được thực hiện theo chủ đề Ba yếu tổ cơ
bản của giáo dục STEM, đó là tích hợp 4 lĩnh vực (Khoa học, Tốn, Cơng nghệ và Kỳ thuận), trải nghiệm và ứng dụng Mục đích của các
chương trình giáo dục STEM không phải đề đảo tạo ra các nhà khoa
học, nhà toán học hay kỹ sư mà đó chính là truyền cảm hứng trong,
học tập, thấy được mối quan hệ giữa các lĩnh vực kiến thức và nhận
Trang 14giới và sự phát triển của xã hội trong tương lai Điều quan trọng trong
giáo dục STEM đó là thông qua trải nghiệm trẻ được rèn luyện và phát
triển các kỹ năng của thế kỷ XXI, đó là tư duy phản biện, hợp tác và
làm việc nhóm, sáng tạo và giao tiếp Các kỹ năng thực hành khoa học
và kỹ thuật cũng góp phần quan trọng trong việc vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết vần đề và tao thanh san pha
Phương pháp Glenn Doman chú trọng giáo dục sớm cho trẻ mầm non, trong đỏ trẻ nhỏ được làm quen với môi trường xung quanh thông qua hệ thống thẻ được thiết kế một cách đặc biệt phù hợp với
việc giúp trẻ nhận biết các sự vật, hiện tượng xung quanh Các phương
pháp Reggio Emilia, Montessori chi trọng đến việc cho trẻ tiếp xúc
trực tiếp với vật thật và tận dụng môi trường thực tiễn xung quanh de
giúp trẻ tìm tòi, khám phá
Các phương pháp tiên tiến mà các nước sử dụng trong giáo
dục trẻ mầm non cũng đem lại những hiệu quả nhất định, song vận
dụng các phương pháp này đòi hỏi những điều kiện phù hợp Hơn nữa điều kiện tự nhiên và xã hội ở mỗi quốc gia, văn hóa của mỗi dân tộc
khơng hồn tồn giống nhau, vì thế lựa chọn những cách làm hay,
hướng dẫn cách vận dụng để tổ chức cho trẻ khám phá nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mầm non Việt Nam đòi hỏi phải có sự đúc kết, nghiên cứu của những người làm giáo dục
- Ở Việt Nam
'Vấn đề cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh được các nhà giáo dục Việt Nam quan tâm đến từ những năm 50 - 60 của thé ky trước Thời kỳ đó cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh được
coi như phương tiện nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ Các nội
dung làm quen với môi trường xung quanh được đưa vào phần “Nhận biết và tập nói” trong chương trình giáo dục mầm non Nội dung và phương pháp của “Nhận biết và tập nói” còn rất phiến diện và đơn điệu Sau ngày đất nước được hoàn tồn thơng nhất (1975) nội dung của “Nhận biết và tập nói” được bỏ sung và cải tiền Lúc này nó mang tên gọi mới “Tìm hiểu môi trường xung quanh và tập nói” Trong
Trang 15chương trình đảo tạo giáo viên mẫu giáo, nội dung trên được đưa vào
môn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ”
Tir nim 1980, khi chương trình dự thảo và cải cách mẫu giáo được biên soạn, làm quen với môi trường xung quanh được tách ra như một lĩnh vực tương đối độc lập với tên gọi “Làm quen với môi trường xung quanh” Để giúp sinh viên ra trường thực hiện tốt nội
dung này, chương trình đào tạo giáo viên mam non trình độ cao đẳng,
có học phần "Phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh”
Cũng từ năm 2003, khi chương trình khung giáo dục đại học
ngành giáo dục mẫm non, trình độ Cao đẳng được xây dựng, hội đồng
biên soạn thống nhất đổi tên học phần này là “Tổ chức cho trẻ làm
quen với môi trường xung quanh” Nội dung của học phan nay kế thừa được những kinh nghiệm tiên tiến trước đây, khắc phục những hạn
chế của chương trình còn nặng về cung cấp kiến thức và ít tô chức các hoạt động nhằm phát triển năng lực cho trẻ, đồng thời cập nhật những
kiến thức mới của các chương trình trên thế giới và thành tựu nghiên
cứu khoa học trong và ngoài nước Cho đến năm 2007 đề thống nhất
về tên gọi của nội dung này với các nước trong khu vực và quan trọng
hơn cả là nhắn mạnh mục tiêu phát triển năng lực và tính tích cực hoạt
động cho trẻ các chương trình từ trung học, cao đảng và chương trình liên thông từ trung học đến cao đẳng đều thống nhất sử dụng tên gọi *Phương pháp khám phá khoa học và môi trường xung quanh” Năm
2018, trường Cao đăng Sư phạm Trung ương xây dựng chương trình
dio tao giáo viên mắm non chất lượng cao nhằm đào tạo giáo viên mắm non đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục mằm non trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đắt nước Trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa các chương trình đào tạo giáo viên mam non ela Dai hoc Nam Úc, Singapo và một số quốc gia trong khu vực, học phần “Phương, pháp khám phá môi trường xung quanh” được xây dựng thay thé cho các chương trình trước đây,
Trang 16Chương I
NHUNG VAN ĐÈ CHUNG MỤC TIÊU
Sau khi học xong chương 1, sinh viên cẦn:
~ Trình bày được các khái niệm cơ bản của môn học
~ Phân tích ÿ nghĩa của việc cho trẻ khám phá môi trường xung
quanh đối với giáo dục toàn diện
- Trình bày được các đặc điêm nhận thứe của trẻ mâm non, bổ
sung các dẫn chứng và đua ra các kết luận sư phạm
- Trình bày được mục đích, nhiệm vụ, các nguyên tắc cho trẻ
khám phá môi trường xung quanh
1 MỘT SÓ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1 Môi trường xung quanh
Môi trường xung quanh bao gồm tắt cả các yếu tố của tự nhiên và xã hội bao quanh trẻ em, có quan hệ mật thiết với nhau và ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của trẻ em Môi trường xung quanh có thể hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hep Theo nghĩa rộng, có thể coi môi trường xung quanh là tất cả các hành tỉnh
trong vũ trụ Theo nghĩa hẹp, đó là môi trường cụ thể nơi đứa trẻ sinh ra, lớn lên và trưởng thành Trong nội dung của mình môi trường xung quanh bao gồm môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội
.Môi trường thiên nhiên: bao gồm toàn bộ các sự vật, hiện tượng của giới vô sinh (không khí, ánh sáng, nước, đất, sỏi, đá ) và giới hữu sinh (động vật, thực vật, con người) có quan hệ mật thiết với nhau và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống, sự phát triển của trẻ em
Điểm khác nhau cơ bản giữa thiên nhiên vô sinh và thiên nhiên
hữu sinh nằm ở sự trao đôi chất, thông qua quá trình đó giới hữu sinh tồn tại, phát triển và sinh sôi nảy nở Ở giới vô sinh không có sự trao đôi
Trang 17chất, khi bị tác động của các yếu tô môi trường thì các thành phần của
giới vô sinh có thể bị phá hủy hoặc chuyển sang một dạng vật chất vô
sinh khác Tuy có điểm khác nhau cơ bản như vậy nhưng thiên nhiên vô sinh và thiên nhiên hữu sinh có mối quan hệ với nh: mật thiết Thiên nhiên hữu sinh muốn tồn tại được cần phải có các yếu tố của thiên nhiên vô sinh và ngược lại, trong quá trình phát triển của mình thiên nhiên hữu
sinh đã góp phần làm thay đổi va cải tạo các thành phần của thiên nhiên
vô sinh
Môi trường thiên nhiên là nguồn cung cấp những yếu tố cần thiết cho sự sống của trẻ nói riêng và sinh vật nói chung Thiên nhiên
với sự đa dạng về chủng loại, về cầu tạo, về môi trường sống, với các
mối quan hệ và liên hệ có tính quy luật; với những thay đổi và phát
triển liên tục, không ngừng là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức
phong phú, là nguyên liệu cho tư duy và là mục đích của những khám phá ở trẻ Thiên nhiên còn là nguồn cảm hứng vô tận kích thích tính sáng tạo và phát triển óc thâm mỹ cho trẻ Với những ý nghĩa giáo dục
to lớn như vậy thiên nhiên cần được giữ gìn và bảo vệ Trẻ em cũng cần được coi là nguồn nhân lực tích cực trong phong trào bảo vệ thiên
iên, môi trường
.Môi trường xã hội: bao gồm môi trường chính trị, môi trường
sản xuất kinh tế, môi trường sinh hoạt xã hội và môi trường văn hóa Môi trường xã hội có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, môi trường xã
hội xung quanh trẻ bao gồm những đồ vật, những sự kiện xã hội cụ
các mỗi quan hệ qua lại giữa người với người đặc trưng cho một
giai đoạn phát triển của xã hội lồi người Mơi trường xã hội cũng rất phong phú và đa dạng Có thẻ chia môi trường xã hội ra thành 2 nhóm
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của trẻ và được coi là đối
Trang 18xã hội loài người đứa trẻ được phát triền với đáng di thẳng đứng, ngôn ngữ mẹ đẻ và những năng lực, phẩm chất, các môi quan hệ chỉ có ở
con người Trẻ em có nhu cầu cần thiết phải tìm hiểu về chính bản
thân mình, về cầu tạo cơ thể, giới tính, danh tính, về nhu cầu, hứng thú, sở thích, khả năng của chính mình Đó cũng chính là sự tự ý thức hay còn gọi là tính bản ngã mà giáo dục cần phải hình thành và phát triển cho trẻ Trước khi cho trẻ khám phá về các sự vật, hiện tượng ở xung quanh cần cho trẻ có hiểu biết về chính bản thân mình Bản thân vừa là đối tượng vừa là chủ thể nhận thức của trẻ mầm non
Gia đình là “Tế bào của xã hội”, là nơi đứa trẻ sinh ra và lớn lên, là môi trường giáo dục đầu tiên đối với trẻ em Những kinh
nghiệm, những thông tin đầu tiên đứa trẻ tiếp thu được là từ gia đình
của mình Ở đó có những người thân, có nhiều dé ding, có cuộc sống, sinh hoạt và các mối quan hệ thân thuộc Trong gia đình, trẻ lĩnh hội
được những quy tắc, chuẩn mực hành vi, các môi quan hệ Gia đình
cũng là môi trường đầu tiên để trẻ thể hiện cảm xúc, tình cảm và được
thỏa mãn nhu cầu an toàn của mình Do đó mỗi gia đình cần tô chức tốt cuộc sống vật chất và tỉnh thần để cho gia đình thực sự là đối tượng khám phá và là môi trường giáo dục tốt của trẻ
"Trường mắm non là nơi đại diện cho xã hội để tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em Khác với gia đình, ở trường mầm
non trẻ bắt đầu phải sống theo nẻ nếp, hoạt động theo quy định và giờ giác, kế hoạch trong việc ăn, uống, chơi, nghỉ ngợi, học tập Ở đây trẻ được tiếp xúc với những người mới là cô giáo và bạn bè, với những
phương tiện, đồ dùng, đồ chơi,với các môi quan hệ mới khác với ở gia đình Tất cả những điều đó đều là nguồn cung cấp kiến thức phong phú cho trẻ Trẻ học cách sống trong tập thé, tuân thủ những quy định chung, hoc cach hop tác, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau Đây là môi trường rất quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ
Môi trường rộng: Sau gia đình và trường mầm non thì làng
Trang 19những di tích lịch sử văn hóa, những công trình công cộng và đặc biệt là bà con trong xóm làng, tổ dân phó Tắt cả các thành phần đó tạo ra môi trường xã hội với những quy tắc những chuẩn mực hành vi, ứng xử, các phong tục tập quán và truyền thống văn hóa đặc trưng Trẻ em cần được tiếp cận với những nét tiêu biểu, đặc trưng ở chính quê
hương mình đề có cách sống và ứng xử phù hợp, để giữ gìn bản sắc quê hương và dân tộc mình
Môi trường rộng còn có các quốc gia, các hành tỉnh, đây cũng là môi trường giáo dục tốt cho trẻ Tuy không gần gũi như môi trường hẹp nhưng môi trường rộng vẫn thường xuyên tác động đến trẻ, lôi
cuôn sự chú ý, quan tam ‹ của trẻ Cho trẻ cập nhật những thông tin về
đất nước mình và các quốc gia khác, dân tộc khác, những vần đề mang tính toàn cầu như bảo vệ môi trường, dân số là việc làm hữu ich dé
giáo dục lòng tự hào dân tộc, văn hóa ứng xử trong một thế giới hòa bình, hữu nghị
1.2 Khám phá môi trường xung quanh
Khám phá là “Tìm kiếm để phát hiện ra cái mới, cái ẩn giấu” (Từ điển tiếng Việt) Trong cuộc sống, khám phá được sử dụng như:
một quá trình, hoặc một hoạt động tìm tòi những minh chứng mới,
những dấu hiệu, những vùng đất, những tính cách, thậm chí cả những,
cảm xúc mới lạ Đối với trẻ mầm non khám phá thực chất là các hoạt động trải nghiệm với các sự vật, hiện tượng xung quanh mà thông qua
đó trẻ phát hiện ra những điều thú vị, những cái mới, lạ từ thế
khách quan Khám phá có thẻ diễn ra ở rất nhiều hoạt động thuộc các
lĩnh vực khác nhau trong trường mầm non như hoạt động giáo dục
phát triển nhận thức, thê chất, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ
năng xã hội
Khám phá môi trường xung quanh trong trường mam non là
một quá trình giáo dục, trong đó giáo viên chủ động tạo ra các điều
kiện, các cơ hội và tổ chức các hoạt động cho trẻ được tích cực trải
nghiệm với các sự vật, hiện tượng xung quanh nhằm phát triển toàn
diện cho trẻ, đặc biệt là phát triển nhận thức Thông qua các hoạt động,
Trang 20
trải nghiệm trẻ thu được hiểu biết về đặc điểm, thuộc tính của sự vật,
hiện tượng, các mối quan hệ qua lại, sự thay đổi và phát triên của
chúng Điều quan trọng hơn cả là thông qua các hoạt động khám phá này trẻ học được các kỹ năng quan sát, so sánh phân loại, đo lường, phán đoán, giải quyết vấn đề, chuyển tải ý kiến của mình và đưa ra kết
luận v.v
2 Ý NGHĨA CỦA VIỆC CHO TRẺ KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH Ở TRUONG MAM NON
Kham phá môi trường xung quanh giúp trẻ phát triển toàn diện 'về các mặt: Nhận thức, thê chất, ngôn ngữ, thẳm mỹ, tình cảm va kỹ năng xã hội, trong đó ý nghĩa lớn nhất là đối với giáo dục phát triền
nhận thức
2.1 Đối với giáo dục phát triển nhận thức
Khám phá môi trường xung quanh là hoạt động thực sự hấp
dẫn làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, mở cho trẻ cánh cửa vào thế giới rộng lớn hơn Trong các hoạt động khám phá trẻ được tích cực sử dụng các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vỉ giác) Chính vì vậy mà các cơ quan cảm giác của tré phat trién hon va khả năng cảm nhận của trẻ cũng nhanh nhạy và chính xác hơn Trong
quá trình khám phá môi trường xung quanh trẻ phải tiến hành các thao
tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, phán đoán, suy luận Vì vậy tư duy và trí tuệ của trẻ có điều kiện đẻ phát triền Đặc biệt, việc tô chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh còn góp phần phát triển ở trẻ các phẩm chất trí tuệ
như tính ham hiểu biết, khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định, tính tích
cực nhận thức làm nền cho cho sự phát triển các năng lực hoạt động, trí tuệ Tiếp cận theo kiểu thử - sai trong khám phá môi trường xung quanh cho phép trẻ có thể có sai sót và đó chính là những thông tin, những bài học kinh nghiệm rất giá trị Theo tiền trình tham gia vào các hoạt động khám phá trẻ sẽ tích lũy được vốn kinh nghiệm phong phú giúp trẻ tự xử lý, giải quyết các tình huống xảy ra trong các hoạt động
Trang 21khám phá Các kỹ năng giải quyết vần đề trong các hoạt động khám phá sẽ dễ dàng được khái quát hóa và được ứng dụng trong các tinh 'huồng xã hội
Thông qua các hoạt động khám phá môi trường xung quanh, trẻ thu được kinh nghiệm thực tiễn, những kiến thức đơn giản vẻ đặc điểm,
tính chất, các mối liên hệ, quan hệ, sự phát triển của các sự vật, hiện
tượng trong thiên nhiên và trong xã hội Đây chính là cơ sở cho những
kiến thức khoa học sau này trẻ sẽ tiếp thu ở trường phô thông Không ít những phát minh khoa học nổi tiếng được xuất phát từ những kinh nghiệm, những khám phá từ thuở ấu thơ Những kiến thức mà trẻ thu được trong các hoạt động khám phá còn được trẻ ứng dụng trong cuộc
sống ở trường mầm non và trong gia đình Trong quá trình phát hiện,
ới, ở trẻ còn hình thành kỹ năng chủ động phát huy kinh nghiệm của mình và sử dụng nó vào việc nhận thức cái mới Hệ thống kiến thức làm mở rộng một cách đáng kể khả năng hoạt động nhận thức của trẻ và tạo điều kiện cho việc hiểu biết các môi quan hệ phức tạp của hiện thực xung quanh, ở một giai đoạn nhất định chúng được coi là phương tiện phân tích thực tiễn xung quanh Hệ thống kiến thức đúng đắn về môi trường xung quanh giúp trẻ hoạt động có hiệu quả trong các trò chơi, trong các hoạt động tạo hình, trong việc lĩnh hội những biểu tượng toán sơ dang va phat trién ngôn ngữ Nghiền cứu của các nhà tâm lý học và giáo dục học Liên Xô (N.N Potdiakov; X.A.Verechenhikôva; X.N.Nhikôlaeva ) đã khẳng định vai trò to lớn của hệ thống kiến thức mà trẻ thu được thông qua khám phá môi trường
xung quanh Ở trẻ em và kể cả ở những người lớn nếu thiếu đi những
kiến thức chân thực về thực tiễn sẽ dẫn đến sự hình thành những thiên kiến, những điều mê tín khác nhau Những biểu tượng sai lệch thường là nguyên nhân của thái độ không thân thiện, thậm chí sự hủy diệt thiên nhiên Điều đó không chỉ hại cho môi trường mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ và việc xóa bỏ các biểu tượng sai lệch còn khó hơn gấp nhiều lần việc hình thành những biểu tượng mới đúng đán
Trang 22
2.2 Đối với giáo dục phát triển ngôn ngữ
Khám phá môi trường xung quanh cũng hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển ngôn ngữ nói chung và đọc viết nói riêng Vốn từ vựng của trẻ sẽ được làm giàu và chính xác hóa khi trẻ khám phá tên gọi, các
đặc điểm đặc trưng của sự vật, hiện tượng xung quanh Ngôn ngữ
nghe, hiểu được phát triển khi trẻ lắng nghe giáo viên đọc, kê về các
tập tính, các mỗi quan hệ của các sự vật, hiện tượng xung quanh
Tham gia vào các cuộc thảo luận, lắng nghe và xem những cuốn
truyện hấp dẫn về khoa học, trực tiếp tham gia vào các thử nghiệm, thí nghiệm thú vị là cơ sở cho các cuộc đối thoại của trẻ với người lớn và
bạn bè Việc bộc lộ ý kiến, quan điểm của bản thân trong các hoạt
động khám phá khoa học và báo cáo những kết quả thu được sẽ phát triển ở trẻ ngôn ngữ biểu đạt và sự tự tin, cởi mở trong giao tiếp với
những người xung quanh Không chỉ thể hiện kết quả khám phá bằng
ngôn ngữ nói, trẻ mầm non còn cùng các bạn thể hiện ý tưởng, kết quả
“nghiên cứu "của mình bằng hình vẽ và chữ viết Trẻ có thể tạo ra các biểu đồ, sơ đồ, tạo ra những cuốn sách, thậm chí đóng kịch biểu lộ ý
tưởng Điều đó giúp trẻ làm quen với chữ viết một cách hiệu quả và hình thành ở trẻ ngôn ngữ tiền đọc, viết
2.3 Đối với giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội Môi trường xung quanh được coi là phương
cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo Tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng đa dạng xung quanh, hiểu được đặc điểm, nhu cầu, ích lợi của chúng, không chỉ là cơ hội dé trẻ thể hiện cảm xúc mà quan trong hon là hình thành ở trẻ những xúc cảm tích cực, lòng nhân ái, mong muốn
quan tâm đến những đối tượng yếu ớt hơn mình, những đối tượng cần giúp đỡ và bảo vệ Khám phá bản thân, trẻ không chỉ biết tên, tudi, giới tính mà còn biết được sở thích, khả năng của bản thân, từ đó manh dan, tự tin tham gia các hoạt động Để thu thập nhiều thông tin về các đôi tượng, thể hiện và chia sẻ những điều đã biết, trẻ cần hoạt động trong các nhóm bạn bè, điều này giúp phát triển ở trẻ khả năng giao tiếp, hợp tác, thỏa thuận và phối hợp với nhóm bạn bè
Trang 23
Khám phá thiên nhiên và xã hội giúp trẻ có tâm hồn trong sáng,
hỗn nhiên, cởi mở, có lòng nhân ái, tình yêu đối với những người thân, với bạn bè, có lòng kính trọng đối với người lao động, với lãnh tụ và những người có công với đất nước, biết yêu lao động, biết trân trọng và gìn giữ sản phẩm lao động, yêu quý bảo vệ thiên nhiên Bước
đầu trẻ có lối sống của con người, văn mỉnh trong giao tiếp và sinh
hoạt, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong xã hội
2.4 Đối với giáo dục phát triển thẩm mỹ
Môi trường xung quanh đặc biệt là thiên nhiên còn là phương, tiện quan trọng để giáo dục thâm mỹ Khám phá môi trường xung
quanh trẻ được tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng trong sự đa dạng,
cảm nhận được cái đẹp của tự nhiên và xã hội qua màu sắc, sự cân đối, hài hòa về hình dạng, kích thước, mùi, vị, âm thanh Trẻ biết rung động trước cái đẹp, trước sự phong phú đa dạng của thiên nhiên và cuộc sống Từ đó trẻ có tình yêu với cái đẹp, biết tôn trọng, giữ gìn cái đẹp và có mong muốn tạo ra cái đẹp thông qua các hoạt động tạo ra sản phẩm
2.5 Đối với giáo dục phát triển thể chất
Khám phá môi trường xung quanh trẻ được tiếp xúc thường xuyên với thiên nhiên trong lành, điều đó tốt cho cơ lễ đang phát
triển của trẻ Thông qua các hoạt động khám phá, trẻ hiểu được ích lợi
của nước, không khí, ánh sáng và các món ăn đối với sức khỏe con người, từ đó tự giác sử dụng các yếu tổ có lợi cho sức khỏe
Các hoại động của trẻ như đi dạo, tham quan và thử nghiệm với các yếu tố của môi trường xung quanh còn góp phần rèn luyện sức khỏe, tạo sức đề kháng cho cơ thể trước những thay đỗi của thiên
nhiên và cuộc sống
Như vậy có thể kết luận rằng, việc tỏ chức cho trẻ khám phá
môi trường xung quanh là phương tiện không thể thiếu nhằm giải
Trang 243 DAC DIEM NHAN THUC CUA TRE VE MOI TRUONG
XUNG QUANH
3.1 Dac diém chung
3.1.1 Nhu cầu nhận thức thế giới khách quan của trễ mầm non
'Nhu cầu nhận thức là một trong những nhu cầu cơ bản của con
người Nó xuất hiện từ khi đứa trẻ mới sinh ra và thể hiện mạnh mẽ vào cuối tuôi nhà trẻ và ở tuổi mẫu giáo
Mức độ đầu tiên của nhu cầu nhận thức ở trẻ là nhu cầu tiếp thu những ấn tượng Đó là mức độ đầu tiên có thẻ coi là nền tảng của những nỗ lực nhận thức Tiền đề sinh học của nhu cầu này là phản xạ định hướng, hay như cách gọi của LI.Paplov thì đó là phản xạ "Cái gì đầy” Dưới ảnh hưởng của phản xạ này trẻ làm quen với những đặc
điểm, tính chất của sự vật, tạo mối liên hệ giữa chúng
“Trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo đặc biệt thích tiếp xúc, thích chơi, giao tiếp và khám phá thiên nhiên, thế giới người lớn và bạn bè, bản thân mình và các đồ dùng, đồ chơi, các hiện tượng xảy ra xung quanh Cảng ngày sự tiếp xúc cá nhân vả tiếp xúc nhận thức cảng chiếm vị trí đáng kẻ Chính thông qua những tiếp xúc này trẻ thu n
kiến thức mới, mở rộng tầm nhìn, chính xác hóa kinh nghiệm cá nhân Nhu cầu có những ấn tượng dan dần chuyển thành tính ham
hiểu biết mà có thê coi là mức độ thứ hai của nhu cầu nhận thức
Tính ham hiểu thể hiện rõ ở những câu hỏi của trẻ Nội
dụng của những câu hỏi rất đa dạng, cả các lĩnh vực của cuộc sống như bản thân, cây cối, các con vật, trái đất, chiến tranh, bệnh địch v.v Nội dung va tính chất của câu hỏi phụ thuộc vào lứa tuổi
Trẻ 2 đến 3 tuổi thường hỏi tên, đặc điểm, công dụng của sự vật: Cái gì? Ai? Ở đâu? Để làm gì?
Trẻ 3 đến 4 tuổi thường hỏi về mối liên hệ, quan hệ giữa các sự 'vật và hiện tượng thực tiễn, về hệ thống biểu tượng, về sự giống và khác nhau v.v Những câu hỏi: “Tại sao?"; “Như thế nào?” thường xuyên được trẻ đưa ra Trong những câu hỏi đó trẻ thể hiện mong, muốn không chỉ biết mà còn tư duy, không đơn giản là để thu được thong tin mà còn tạo công việc cho tư duy
Trang 25
Tré 4 dén 5 tudi thường đặt ra hàng loạt câu hỏi về một sự vật, hiện tượng cụ thể nào đó Ví dụ: Có bao nhiêu loại khủng long? Tại sao chúng khác nhau? Tại sao khủng long lại tuyệt chủng? Khủng long trên tivi là thật hay giả? Điều này chứng tỏ trẻ muốn biết đầy đủ
hơn, sâu sắc hơn về các sự vật, hiện tượng mà chúng quan tầm
Ở trẻ 5-6 tuổi, lượng câu hỏi giảm đi so với các lứa tuổi trước Đến giai đoạn này trẻ đã tích lũy được vốn kiến thức, kinh nghiệm phong phú Tư duy của trẻ cũng phát triển đến ranh giới của tư duy
trừu tượng vì vậy trẻ có thể tự giải thích được những vấn đề đơn giản trong cuộc sông
Ở mức độ cao của tính ham hiểu biết là hứng thú nhận thức 'Hứng thú nhận thức thê hiện ở mong muốn của trẻ biết cái mới, làm rõ cái chưa hiểu về đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng xung
quanh, ham muốn đi sâu vào bản chất, tìm ra mối quan hệ giữa chúng Dưới ảnh hưởng của hứng thú nhận thức trẻ tỏ ra có năng lực đối vớ
sự tập trung chú ý bền vững, thể hiện tính độc lập trong giải quyết
nhiệm vụ trí tuệ và thực hành Trẻ trải nghiệm những xúc cảm tích cực: ngạc nhiên, vui sướng với kết quả nhận thức, tự tin vào bản thân mình Hứng thú nhận thức của trẻ thẻ hiện trong trò chơi, trong hoạt động tạo hình, kẻ chuyện và các hoạt động khác
Từ những biểu hiện của nhu cầu nhận thức nêu trên có thể rút ra một số kết luận s£ phạm như sau:
~ Gia đình, trường mầm non cần tạo điều kiện cho trẻ được tiếp
xúc, khám phá môi trường xung quanh
~ Cần có “nghệ thuật” trả lời các câu hoi của trẻ:
Thứ nhất, cần có thái độ tôn trọng đối với các câu hỏi của trẻ
Thứ hai, câu trả lời cần ngắn gọn, rõ ràng để không đập tắt khát 'vọng hiểu biết của trẻ và phải tạo ra tiền đề cho những suy nghĩ, tưởng, tượng, hoài nghỉ của trẻ Cũng cần phải tính đến mức độ phát triền trí tuệ và vốn kinh nghiệm của trẻ
Trang 26Thứ ba, không nên vội vàng có câu trả lời ngay Có thể cùng với trẻ tìm câu trả lời trong sách vở, gợi ¥ dé trẻ hỏi ở người lớn có
kinh nghiệm hơn, hoặc tổ chức cho trẻ quan sát, trải nghiệm để trẻ tự
tìm câu trả lời
~ Gia đình, trường mam non cần tô chức các hoạt động khám
phá phong phú, đa dạng nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ
3.1.2 Đặc điểm nhận thức/học của trẻ mầm non về thế giới khách
quan
Để có thể tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ở trường mâm non
nói chung và các hoạt động khám phá môi trường xung quanh nói
riêng rất cần phải tìm hiểu trẻ mầm non học và thu được kiến thức,
kinh nghiệm về thể giới khách quan như thể nào Hoạt động học tập của trẻ mầm non mới ở dạng sơ khai, chưa theo một hệ thống kiến thức khoa học như ở trường phổ thông, nhưng chúng tiếp thu kiến
thức về môi trường xung quanh và hình thành cho mình những kỹ
năng nhận thức và kỹ năng xã hội theo nhiều cách khác nhau Dưới đây là một số đặc điểm nhận thức chung của trẻ mầm non về thế giới khách quan:
~ Trẻ mẫm non nhận thức/học bằng nhiều cách khác nhau: + Trẻ học qua sử dụng các giác quan của chúng (học bằng quan sát) Khi mới sinh ra trẻ chưa có biểu tượng về thế giới khách quan Trẻ
nhận thức thế giới chủ yếu thông qua những tiếp xúc trực tiếp với các sự vật, hiện tượng xung quanh, thông qua cảm giác và tr giác Sử dụng thị giác, trẻ có hiểu biết về hình dáng, mầu sắc, cầu tạo ngoài của sự
vật, hiện tượng Sử dụng xúc giác trẻ có hiểu biết về độ cứng mềm, độ
'trơn nhẫn, nóng lạnh Thính giác giúp trẻ có hiểu biết vẻ âm thanh của
Trang 27thiên nhiên và xã hội mà trẻ có được nhờ sử dụng các giác quan cũng
ngày cảng chính xác hơn và được tăng lên đáng kể
+ Trẻ học bằng thử nghiệm, thí nghiệm và thực hành Trong thế
giới khách quan có những lĩnh vực kiến thức mà không thể nhận biết
được bằng quan sát thông thường Để có thể nhận biết các dấu hiệu
đặc trưng nhưng không biểu hiện rõ nét, các mối quan hệ và sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, cách nhanh nhát và chính xác nhất đổi với trẻ là thử nghiệm, thí nghiệm Đập vỡ một vài đồ chơi, tháo, lắp các bộ phận của chúng trẻ biết được tính chất và các
đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng Đổ một vài thứ vào với nhau, trẻ biết sự thay đôi và mối quan hệ giữa các chất Gieo hạt vào
bông ẩm trẻ biết cái hạt đó có nảy mầm được không và nảy mầm như
thế nào; gieo hạt vào các môi trường khác nhau trẻ biết mối quan hệ
giữa sự nảy mầm của hạt với các yếu tố môi trường Học bằng cách này trẻ vừa sử dụng các giác quan, vừa thực hiện các hành động tác
động vào đối tượng, những biểu tượng mà trẻ thu được nhờ đó trở nên
toàn diện, sâu sắc hơn
+ Trẻ mắm non học qua chơi “Chơi mà học, học bằng chơi” là cách học cơ bản và rất phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non vì ở lứa tuổi
này vui chơi là hoạt động chủ đạo Tham gia vào các trò chơi học tập, xây dựng và vận động, sử dụng các đồ dùng, đồ chơi đa dạng, tiếp xúc với các môi trường chơi phong phú ở xung quanh, trẻ khám phá đặc
điểm, thuộc tính các sự vật, hiện tượng, chức năng và tính chất của
chúng Trong các trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ khám phá các môi quan hệ giữa con người với thế giới khách quan, giữa con người với
con người Qua đó trẻ học cách giao tiếp với mọi người xung quanh, học cách thể hiện tình cảm và thái độ với thiên nhiên và xã hội
+ Trẻ mầm non học qua tương tác, chia sẻ kinh nghiệm
Phương thức học này sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ nói Trẻ chia sẻ kinh nghiệm của mình và lắng nghe kinh nghiệm của bạn bè và
Trang 28để làm phong phú vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm của mình Trong, quá trình học, trẻ được nói ra, chia sẻ những hiểu biết của mình cho cô giáo, bạn bè và những người xung quanh, đồng thời trẻ có thẻ nêu
thắc mắc, đặt câu hỏi để nghe thông tin từ những người khác Việc:
cùng nhau chơi, cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ nhận thức cũng là cách chia sẻ kinh nghiệm và giúp trẻ học hỏi lẫn nhau
+ Trẻ mẫu giáo học bằng phán đoán, suy luận Đây là phương, thức học tập cao nhất chỉ có ở cọn người Hơn nữa việc học của trẻ
không phải lúc nào cũng bắt đầu từ con số không mà dựa trên sự hiểu
biết, vốn kinh nghiệm đã có của trẻ Bằng phán đoán, suy luận trẻ nhận thức được các mối quan hệ, sự phù hợp giữa cấu tạo với chức
năng của các đồ dùng, đồ chơi, sự phù hợp giữa cấu tạo và vận động,
cách kiếm ăn của các con vật Để giải thích các hiện tượng, để đưa ra
cách giải quyết phù hợp, kịp thời những tình huống đa dạng xảy ra trong cuộc sống trẻ cần phải huy động vốn kiến thức, kinh nghiệm có
sẵn đẻ phán đoán, suy luận Những kết luận, nhận định của trẻ nêu ra
có thể chưa hoàn toàn chính xác, còn rất ngây thơ, ngộ nghĩnh Đôi khi trẻ còn lẫn lộn những thuộc tính bản chất và không bản chất của sự vật, hiện tượng Song trong quá trình tích lũy thêm kinh nghiệm, biều
tượng cùng với sự phát triển của tư duy, những phán đoán, suy luận
của trẻ ngày càng trở nên chính xác và hợp lý hơn
~ Nhận thức của trẻ mang tính trực quan Ở trẻ mầm non, vỗn
kinh nghiệm, khả năng nhận thức còn nhiều hạn chế, do vậy trẻ chủ
yếu nhận thức bằng trực giác Để nhận biết về sự vật, hiện tượng nào
đó trẻ cần được tiếp xúc trực tiếp (bằng vật thật) hoặc gián tiếp (thông qua tranh, ảnh, mô hình, băng hình) với chính sự vật, hiện tượng đó Khi tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng trẻ cũng chỉ có thể nhận biết được các đặc điêm bên ngoài mà bằng các giác quan trẻ có thể cảm nhận được Đối với các vấn đề có tính trừu tượng như các mối quan hệ, trẻ phải thực hiện các hành động thử - sai, để đi đến các kết luận
cụ thê
Trang 29
~ Trẻ dé tập trung chú ý, ghỉ nhớ và tái hiện các sự vật, hiện tượng xung quanh khi chúng có hứng thú và được trải nghiệm phù hợp Hững thú trong quá trình khám phá có thể đến từ các đồ dùng, học liệu đa dạng, hắp dẫn, từ các nội dung và hoạt động mà trẻ thích và từ nghệ thuật sư phạm của giáo viên trong việc hướng dẫn, khích lệ, tôn trọng trẻ Khi có hứng thú và được trải nghiệm phù hợp với khả năng của mình, hiệu quả khám phá của trẻ sẽ cao hơn
* Kết luận sư phạm:
~ Trong quá trình cho trẻ khám phá môi trường xung quanh cần tạo mọi điều kiện, cơ hội để trẻ được học bằng nhiều cách khác nhau
- Cần tăng cường các yếu tô trực quan sinh động va hap dẫn,
đặc biệt phải sử dụng các thủ thuật, biện pháp kích thích và duy trì
hứng thú của trẻ trong quá trình khám phá môi trường xung quanh
- Cần tạo ra nhiều cơ hội và dành thời gian cho trẻ được trải nghiệm, thực hành để từ đó trẻ rút ra kết luận
3.2 Đặc điểm nhận thức của trẻ ở từng lứa tuôi
Tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh cần phù hợp
với đặc điểm lứa tuổi của trẻ Lứa tuổi mầm non là thời kỳ mà sự phát triển của trẻ chưa hoàn thiện nhưng tốc độ phát triển rất nhanh và mạnh mẽ Ở các lứa tuổi khác nhau, trẻ em có những khả năng khác nhau trong việc nhận thức thế giới khách quan Thậm chí trong cùng
một độ tuổi trình độ nhận thức của trẻ cũng rất khác nhau Có những
trẻ phát triển nhanh hơn khả năng của lứa tuổi, ngược lại có những trẻ phát triển chậm hơn Cũng trong một độ tuổi có những trẻ phát triển rất nhanh ở lĩnh vực tính toán, nhưng lai rat chậm ở lĩnh vực nhận biết
về môi trường xung quanh Ngược lại có những trẻ phát triển chậm ở lĩnh vực ngôn ngữ nhưng lại rat sáng tạo ở lĩnh vực tạo hình Đề thực hiện một cách có hiệu quả các hoạt động khám phá môi trường xung, quanh, việc nắm được trình độ, khả năng nhận thức của trẻ ở từng lứa tuổi, và mức độ phát triển của từng cá nhân là điều vô cùng quan
trọng
Trang 30'Trong tâm lý học trẻ em có rắt nhiều cách tiếp cận ván đè phân chia các giai đoạn lứa tuổi Một số tác giả tiêu biểu có thể kế đến như:
P.P.Blonxki với sự phân chia các giai đoạn lứa tuổi theo sự xuất hiện
và thay răng; L.X.Vugotxki phân chia các giai đoạn phát triển theo các giai đoạn khủng hoảng lứa tuổi; J.Piaget thì phân chia các giai đoạn
lứa tuổi dựa vào sự hình thành và phát triên các chức năng tâm lý của
trẻ,
'Tuy cách phân chia có khác nhau song các tác giả đều thóng nhất quan điểm coi sự phát triển là quá tình tự vận động không ngừng, đặc trưng của nó ở mỗi giai đoạn là liên tục xuất hiện và tạo thành cái mới, cái không có ở giai đoạn trước
Từ kết quả nghiên cứu của tâm lý học, trong giáo dục học trẻ em giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi được phân thành hai thời kỳ lớn, đó là
giai đoạn từ 0 đến 3 tuôi gọi là lứa tuổi nhà trẻ và giai đoạn từ 3 đến 6
tuổi là giai đoạn mẫu giáo Mỗi giai đoạn trên lại được phân chia
thành các giai đoạn nhỏ hơn Mỗi giai đoạn đều được đặc trưng bởi
các đặc điểm phát triển nhất định
3.2.1 Lita tudi nhà trẻ (0 đến 3 tôi)
“Trẻ nhà trẻ được đặc trưng, bởi tốc độ phát triển nhanh về mặt thể chất và tâm lý Sự phát triển thể chất có quan hệ và ảnh hưởng rõ
rệt tới sự phát triển trí tuệ
“rẻ nhà trẻ nhận thức thế giới thông qua cảm giác và trỉ giác,
hai quá trình này tạo điều kiện cho sự phát triển nhận cảm (cercopHoe
'pa3pwrue) ở trẻ Giáo dục nhận cảm là cơ sở cho giáo dục trí tuệ vì
thông qua cảm giác và tri giác trẻ biết về đặc điểm, tính chất của thế
giới xung quanh Trước khi biết nói trẻ đã biết chỉ tay vào đối tượng
để trả lời câu hỏi của người lớn
Trẻ nhà trẻ đã lĩnh hội ngôn ngữ và sự phát ngôn ngữ gắn liền với sự phát triển tư duy Những biểu hiện đầu tiên của tư duy xuất
hiện vào cuối năm thứ nhất và đầu năm thứ bai khi đứa trẻ lĩnh hội các
hành động thực hành, định hướng vào việc làm rõ mồi quan hệ giữa các
Trang 31
đổi tượng, Đây là tư duy trực quan hành động Cũng ở giai đoạn này ở trẻ đã phát triển các quá trình tâm lý khác như: trí nhớ, chú ý Chúng đảm bảo cho trẻ sự nhận thức i day đủ và chính xác hơn
Giữa năm thứ hai trẻ có thể đưa ra một vài kết luận đơn giản,
thiết lập các mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng Để có được
điều này trẻ phải có sự giúp đỡ của người lớn (chỉ cho trẻ, nhắc nhở và hành động cùng trẻ) Ở tuổi này (cuối năm thứ ba) trẻ đã có thẻ phân
ệt âm thanh theo độ cao, cường độ và nhịp điệu, biết gọi tên một số
màu sắc Nghiên cứu của L.A.Venget và các cộng sự cho thấy trẻ 2 đến 3 tuổi có thể phân biệt các hình cơ bản và các hình dạng gần gũi, các màu trong quang phô và những sắc thái của chúng Hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi này là hoạt động với đồ vật Thông qua đó, trẻ lĩnh hội cách sử dụng các công cụ và phương tiện vật chất Cùng với giao tiếp, hoạt động với đồ vật làm cơ sở cho sự xuất hiện trò chơi sáng tạo ở tuôi mẫu giáo
Trẻ nhà trẻ cũng đã tích lũy được những kinh nghiệm xã hội
đầu tiên Ở trẻ bắt đầu hình thành những thói quen hành vi Nhu cầu
tiếp xúc cá nhân với người lớn ngày càng tăng, điều đó giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết của mình
3.2.2, Lita tuỗi mẫu giáo (3 đến 6 tuổi)
Mẫu giáo bé (3 đến 4 tuổi
i xúc của trẻ với thể giới bên ngoài được mở rộng hơn Trẻ bắt đầu tìm hiểu thế giới của chính con người và dần dần khám phá ra các mối quan hệ đa dạng giữa người với người Trẻ đã nhận biết được vị trí của mình trong gia đình và trong trường, lớp mẫu giáo
Lứa tuổi mẫu giáo bé cũng là điểm khởi đầu của sự hình thành ý thức bản ngã nên trong ý thức của trẻ còn mang đậm đặc điểm duy
kỷ Trẻ mới chỉ nhận biết được một số quy định đơn giản trong sinh
hoạt, giao tiếp ở gia đình và trường mẫu giáo.Tư duy của trẻ mẫu giáo
Trang 32giúp trẻ tích lũy nhiều biểu tượng thông qua quan sát, tiếp xúc với thể giới xung quanh Trẻ lứa tuôi này đã biết phân biệt các sự vật, hiện
tượng bằng dấu hiệu bên ngoài tiêu biêu, nhận ra sự khác nhau rõ nét giữa hai đối tượng Tư duy của trẻ cũng còn gắn liền với xúc cảm và ý
muốn chủ quan Trẻ hay đặt câu hỏi “Tại sao?” là vì tư duy của trẻ
chưa cho phép tìm ra những nguyên nhân khách quan Đồi với trẻ mọi
vật đều có hồn, có tính tình, ý thích của nó
Trẻ mẫu giáo bé chưa biết phân tích, tổng hợp Cách nhìn nhận
sự vật của trẻ là theo lối #ựe giác foàn bộ Khi nhìn một sự vật trẻ không bao quát được sự vật đó là gồm nhiều chỉ tiết phức tạp mà chỉ
để tâm lần lượt đến từng chỉ tiết một và không liên kết các chỉ tiết ấy
lại với nhau thành một tông thể
Theo L.X.Vugotxki sau 3 tuổi tư duy của trẻ đã sẵn sảng hiểu
biết các mối quan hệ nhân quả và sự phụ thuộc nếu như chúng thể hiện ở hình thức trực quan hình tượng Tư duy của trẻ sẽ cụ thẻ nếu
như chúng ta cung cấp cho trẻ những kiến thức cụ thẻ, đứt đoạn và
êng lẻ Còn nếu chúng ta cung cấp kiến thức về các mối liên hệ đơn
giản và sự phụ thuộc thì trẻ không chỉ tiếp thu được chúng mà còn sử
dụng chúng vào những lập luận, suy luận của mình
Trẻ mẫu giáo bé rất thích thú khi quan sát các sự vật, hiện
tượng xung quanh, thích bắt chước những vận động, hoạt động ngộ
nghĩnh, mới lạ
tuổi mẫu giáo nhỡ (4 đến 5 tuổi):
Mẫu giáo nhỡ là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của tư duy trực quan hình tượng Trẻ em có nhu câu khám phá các mồi quan hệ phụ thuộc giữa các sự vật, hiện tượng đẻ giải bài toán nhận thức ngày càng đa dạng và phức tạp Trẻ mẫu giáo nhỡ cũng đã có khả năng suy
luận mặc dù những kết luận của trẻ còn rất ngây thơ, ngộ nghĩnh Trẻ
chưa có khả năng tư duy trừu tượng, trẻ thường chỉ dựa vào những biểu tượng đã có, những kinh nghiệm đã trải qua để suy luận những, vn đề mới, nhưng chúng thường chỉ dừng lại ở các hiện tượng bên
ngoài chứ chưa đi sâu vào bản chất bên trong Trẻ dễ lẫn lộn những
Trang 33
thuộc tính bản chất và không bản chất của sự vật, hiện tượng, vì vậy: cần phải tiếp tục cung cấp những biểu tượng một cách phong phú, đa
dạng, hệ thống hóa và chính xác hóa dần các biểu tượng về thế giới
khách quan
“Trẻ mẫu giáo nhỡ đã biết so sánh các dầu hiệu giống và khác
nhau của hai đối tượng Trong giao tiếp trẻ đã có ý thức đối với hành động và lời nói của mình Trẻ biết thực hiện nghĩa vụ bản thân và
tuân thủ những quy định về nề nếp trong vui chơi, học tập, lao động
và sinh hoạt ở gia đình cũng như ở trường mắm non
Tình cảm của trẻ mẫu giáo nhỡ rất mãnh liệt, trẻ thường biểu lộ
tình cảm với những người thân, những nhân vật trong truyện, các con
vật, cỏ cây, đồ vật, đồ chơi và các hiện tượng trong thiên nhiên Trẻ
biết rung cảm và rất nhạy bén với cái đẹp trong thế giới xung quanh,
Đối với trẻ cái đẹp, cái tốt chỉ là một, vì vậy để giáo dục tình cảm đạo
đức cho trẻ cần sử dụng đồ dùng trực quan dep, sinh động và hắp dẫn
Ở tuổi này trẻ đã biết tương đối nhiều về bản thân, biết điều
khiển những cảm xúc và hành vi, điều đó tạo điều kiện cho sự chủ
động của hành vi Ở mẫu giáo lớn, ý thức bản ngã của trẻ đã được xác
định, trẻ đã có khả năng so sánh mình với những người khác Trẻ đã
hiểu được giới tính của mình và é
với giới tính Trẻ đã có thẻ lĩnh hội các ki
lập luận, kết luận chính xác khi được dạy dỗ
Chú ý của trẻ mẫu giáo lớn đã tập trung hơn và bền vững hơn Ghi nhớ cũng có tính chủ động nhiều hơn
Trẻ mẫu giáo lớn đã có khả năng tổng hợp và khái quát hóa đơn giản những dấu hiệu bên ngoài tiêu biểu Trẻ biết so sánh đặc
điểm giống và khác nhau của một vài đối tượng, biết phân nhóm các
đối tượng theo một hay vài dấu hiệu rõ nét
Ở trẻ mẫu giáo lớn kiểu tư duy trực quan hình tượng vẫn mạnh mẽ, vào cuối tuổi mẫu giáo lớn đã xuất hiện kiểu tư duy trực quan sơ:
Trang 34
AC
& đi su vào những mồi liên hệ phức tạp của sự vật
và mở ra khả năng nhìn thấy mặt bản chất của sự vật, hiện tượng, giúp
trẻ lĩnh hội kiến thức ở trình độ khái quát cao nhưng vẫn nằm trong phạm vị của tr duy trực quan hình tượng nói chung, Theo tác giả L.A.Venger tư duy trực quan sơ đồ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là quá trình hình thành các biểu tượng về không gian với hai thao tác trí tuệ
là sơ đồ hóa (mã hóa) tức lá sắp xếp vị trí của các sự vật trong không
gian thật (3 chiều) vào một sơ đồ (không gian 2 chiều) theo một chuẩn trong một hệ quy chiều nhất định bằng các kí hiệu đã được qui ước và đọc hiểu sơ đồ (giải mã) tức là từ một sơ đồ không gian 2 chiều trẻ có
thể xác định vị trí của các vật tồn tại trong không gian thật (3 chiều)
theo hướng và mốc định hướng nhất định Tư duy trực quan sơ đỏ là
kiểu trung gian quá độ từ kiểu tư duy trực quan hình tượng,
lên kiểu tư duy mới khác vẻ chất đó là tư duy lôgíc (tư duy trừu tượng), Kiểu tư duy này đã xuất hiện ở mẫu giáo lớn khi trẻ
dụng thành thạo các vật thay thé Khi da phat triển tốt chức năng kí
hiệu của ý thức, trẻ bắt đầu hiểu rằng có thẻ biểu thị một sự vật hay một hiện tượng nào đó bằng những từ ngữ hay những kí hiệu khác
Ở trẻ 5 tuổi, theo L.X.Vugotxki diễn ra “Sự trí tuệ hóa cảm
xúc” Trẻ trở nên có khả năng ý thức, hiểu và giải thích những tình
cảm của riêng mình và trạng thái xúc cảm của bạn bè Thay đổi một
cách cơ bản quan hệ của trẻ với bạn bè Trẻ đã biết đánh giá nhóm bạn bè qua sự giúp đỡ, hợp tác trong học tập và vui chơi, chia sẻ suy nghĩ,
tình cảm, xuất hiện tình bạn, Ở lứa tuổi này, kinh nghiệm xã hội của
trẻ đó rất phong phú Trẻ biết thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình, hiểu được ý nghĩa của lao động đối với con người Có ý thức đối với hành động văn hóa và hành vi văn minh trong cuộc sống
* Kết luận sư phạm: đồ, Nó cho phép tr
- Yêu cầu, nội dung, phương pháp cho trẻ khám phá môi trường xung quanh phải phù hợp với đặc điểm nhận thức ở từng lứa
tuổi Ở đây cần áp dung quan diém “Vung phat trién gần nhất” do
Trang 35Theo L.X.Vugotxki dạy học theo đúng chức năng của nó phải đi trước và kéo theo sự phát triển, bởi vì nếu dạy học đi sau sự phát triển thì sự phát triển sẽ bị kìm hăm Ngược lại, nếu dạy học đi trước sự phát triển nó sẽ thúc đẩy, kéo sự phát triển đi theo Vấn đề là phải
xác định đúng trình độ phát triển của trẻ em Theo ông cần thiết phải phân biệt hai trình độ trong suốt quá trình phát triển của trẻ: trình độ phát triển hiện thời và vùng phát triển gần nhất Vùng phát triển gần nhất là vùng trong đó các chức năng tâm lý đang trưởng thành nhưng chưa chín muỗi Ông cho rằng dạy học phải hướng tới vùng phát triển
nhất, còn nếu đi sau hoặc trùng khớp với sự phát triển hiện thời
đều dẫn đến sai lầm, làm hạn chế vai trò của dạy học Người giáo vi giỏi là người phải đưa ra những học liệu hơi cao hơn mức độ phát
triển của trẻ, trẻ có thẻ không hiểu trọn vẹn ở lần đầu tiên, nhưng sau
đó chúng có thể hiểu với một sự trợ giúp thích hợp Do đó hướng dẫn của người lớn không được đặt áp lực lên quá trình phát triển mà phải trợ giúp để quá trình này tiến lên phía trước Điều quan trọng là người giáo viên phải xác định được trình độ hiện thời và vùng phát triển gần nhất của mỗi đứa trẻ để đưa ra những hướng dẫn phù hợp Cần phải phát huy tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ sao cho hoạt động dạy và học phải là hoạt động hợp tác giữa giáo viên và trẻ, có như vậy thì việc dạy học mới đạt hiệu quả tối ưu đối với sự phát triển của trẻ
- Trong cùng một độ tuổi nhưng sự phát triển của trẻ cũng, không đồng đều Vì vậy cần phải chú ý đến đặc điểm phát triển cá
nhân và có biện pháp giáo dục cá biệt Giáo viên cần phải nắm được
vùng phát triển gần nhất của từng đứa trẻ và đưa ra những hướng dẫn phù hợp với từng mức độ phát triển
4 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CHO TRẺ KHÁM PHÁ MÔI
TRUONG XUNG QUANH
4.1 Mục đích
Trang 36môi trường xung quanh Việc xây dựng mục đích cho trẻ khám phá môi trường xung quanh căn cứ vào: - Mục tiêu chung của giáo dục mầm non theo định hướng đổi mới - Đặc trưng của quá trình khám phá môi trường xung quanh ở trường mắm non
Từ các cơ sở nêu trên, khám phá môi trường xung quanh cần
đạt được các mục đích như sau:
- Phát triển các năng lực nhận thức, khám phá để trẻ có thể tự
phát hiện vấn đề, vận dụng các cách thức khám phá và giải quyết các tinh huống đơn giản xây ra trong cuộc sống
~ Cung cắp hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh và cách thức khám phá chúng
- Hình thành thái độ tích cực đối với môi trường xung quanh 4.2 Nhiệm vụ
4.2.1 Phát triển, rèn luyện khả năng nhận thức, khám phá ~ Phát triển và rèn luyện các kỹ năng nhận thức:
_# Quan sát: Biết sử dụng phối hợp các giác quan một cách phù hợp để tìm hiểu các sự vật, hiện tượng không quen thuộc
+ So sánh: Xác định nhanh chóng các điểm giống và khác
nhau, sự thay đổi và phát triển của các sự vật và hiện tượng
+ Phân nhóm: Chia/ Xếp các sự vật, hiện tượng thành các nhóm theo dầu hiệu đặc trưng,
+ Suy luận: Dựa trên kết quả quan sát, vốn kinh nghiệm đề giải
thích các hiện tượng xung quanh Việc này đòi hỏi trẻ phải có một vốn Kiến thức nhất định, trẻ phải suy ra một điều mà trẻ chưa nhìn thấy, bởi vì nó chưa xảy ra hoặc là vì nó không thể quan sát trực tiếp được
++ Phán đoán: Đưa ra những dự báo hợp lý hoặc ước lượng dựa
Trang 37dụ: Nếu không được tưới nước thì lá cây sẽ héo khơ Dự đốn có ý: nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển hiểu biết về nguyên
nhân và kết quả, từ đó có thể phát triển thành khả năng nhận biết quy luật và dựa trên quy luật để dự đoán chính xác điều sẽ xảy ra
- Phát triển và rèn luyện kỹ năng khám phá
+ Ðo lường: Sử dụng và bảo quản một cách thích hợp các dụng cụ khoa học như: các dụng cụ đo (cân, thước các loại ), kính lúp, kinh hiển vi trong quá trình quan sát và trong hoạt động thực tiễn để nhận biết về khối lượng, kích thước, thời gian, nhiệt độ, v.v
Đo lường thường kéo theo việc xếp các đối tượng theo trật tự Ví dụ: Xếp các con vật theo thứ tự kích thước tăng dần
+ Thực hiện theo trình tự hoạt động khám phá: dự đốn, thu thập thơng tin, phân tích, kết luận và khái quát hóa
+ Nhận xét, chia sẻ thông tin với mọi người bằng ngôn ngữ nói
hoặc dùng hình ảnh, sơ đỏ, kí hiệu sao cho người khác hiểu được ý tưởng và kết quả khám phá của mình
+ Hợp tác, thỏa thuận và hoạt động trong nhóm bạn bè
- Phát triển trí tò mò, ham hiểu biết của trẻ về thế giới khách
quan và các phẩm chất trí tuệ (tính hoài nghỉ, lạc quan, tự tin và sẵn sảng thay đơi
~ Hồn thiện các quá trình tâm lý nhận thức và phát triển khả năng chú ý, ghỉ nhớ có chủ định
4.2.2 Mỡ rộng, nâng cao hiểu biết của trẻ về thế giới khách quan - Hình thành ở trẻ hiểu biết về đặc điểm, thuộc tính đặc trưng của các sự vật, hiện tượng xung quanh, sự đa dạng, các mối quan hệ và sự phụ thuộc lần nhau, sự thay đôi và phát triển của chúng
~ Mở rộng, nâng cao hiểu biết của trẻ về các cách thức khám phá khoa học đa dạng như quan sát (Nhìn, nghe, sờ, nắn, ngửi, nếm),
thir nghiệm, thí nghiệm, xem phim, xem tranh, ảnh, đọc sách, nghe kẻ chuyện, hỏi han, trao đồi
~ Làm quen với một số thuật ngữ liên quan đến các khái niệm
Trang 384.2.3 Giáo dục thái độ đúng đắn với khoa học và môi trường xung quanh:
~ Giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường xung quanh
+ Giáo dục ở trẻ sự tôn trọng, thiện cảm với mọi cơ thể sống,
sự cảm thông, chia sẻ, quan tâm tới bạn bè và những người lớn
+ Giáo dục ý thức tự giác giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên và thể giới đồ vệ
+ Giáo dục cho trẻ biết cảm thụ cái đẹp, giữ gìn sự cân bằng và
trật tự của môi trường
~ Giáo dục thái độ khoa học cho trẻ:
+ Khơi gợi ở trẻ hứng thú và sự sẵn sàng khám phá các sự vật,
hiện tượng, kể cả các sự vật, hiện tượng không quen thuộc
+ Giáo dục thái độ thận trọng khi khám phá, khi kết luận và lạc quan, ty tin, cởi mở, sẵn sàng thay đôi, có thái độ tích cực đôi với sự đơi mới, biết hồi nghỉ, phê phán, kiên trì, khiêm tồn
5 CÁC NGUYÊN TÁC HƯỚNG DẪN TRẺ MÀM NON KHÁM
PHA MOI TRUONG XUNG QUANH
Nguyên tắc giáo dục nói chung, khám phá môi trường xung quanh nói riêng là các quan điểm lý luận chỉ đạo quá trình giáo dục nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục đẻ ra Để quá trình khám phá môi trường xung quanh được tiến hành có hiệu quả /heo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo các nguyên tắc sau: 5.1 Đảm bão tính mục đích
'Khám phá môi trường xung quanh là một nội dung giáo dục cơ bản trong trường mầm non, vì vậy việc thực hiện nội dung này phải góp phần tích cực vào việc giải quyết các mục tiêu chung của giáo dục mầm non Các mục đích của việc cho trẻ khám phá môi trường xung quanh (đã nêu ở mục 4.1) cũng xuất phát từ mục tiêu chung của ngành
học Làm quen với môi trường xung quanh theo cách truyền thống
thường quan tâm nhiều đến việc cung cấp kiến thức, do đó trẻ được giáo viên cung cấp nhiều nội dung kiến thức trong một hoạt động,
thậm chí có những kiến thức không phù hợp với khả năng hiểu của trẻ
Trang 39
é kiến thức và kinh nghiệm của trẻ Trẻ nghe cô nói là chính, rất ít cơ hội để trải nghiệm và khám phá Trong giai đoạn hiện nay, nhân loại đang sống trong thời đại “bùng nỗ
thông tin”, những hiểu biết của chúng ta về thể giới được thay đôi và
bổ sung từng ngày Vì thế điều quan trọng mà khám phá môi trường,
xung quanh trong giai đoạn hiện nay phải đạt tới không phải là cho trẻ
tích lũy thật nhiều kiến thức, mà là phát triên ở trẻ năng lực nhận thức, khám phá sự vật, hiện tượng xung quanh Khi trẻ đã có năng lực nhận thức, khám phá, nói cách khác là trẻ đã làm chủ các cách thức khám
phả, trẻ có thể tự khám phá những sự vật, hiện tượng mà trẻ thích,
chiếm lĩnh những kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ cần, tự giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày Cách tiếp cận chú
trọng đến sự phát triển năng lực khong chỉ góp phần dao tạo một thế
hệ năng động, đáp ứng các yêu cầu của xã hội phát triển mà còn rat phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục mầm non hiện nay Để giúp trẻ hình thành và phát triển năng lực nhận thức, khám phá, con đường, hiệu quả nhất là cho trẻ được tham gia tích cực vào các hoạt động cần đến năng lực đó Nói cách khác là cần cho trẻ được tích cực trải nghiệm và tham gia vào các hoạt động nhận thức đa dạng
Để đảm bảo nguyên tắc này khi cho trẻ khám phá các sự vật,
hiện tượng của môi trường xung quanh cần phải giải quyết đồng bộ cả
3 mục đích: Kiến thức, năng lực và thái độ, trong đó chú trọng phát
triển năng lực nhận thức, khám phá Trong các hoạt động khám phá cần chú trọng dạy trẻ cách nghĩ, cách hành động, cách khám phá vả tạo cơ hội cho trẻ vận dụng các cách thức khám phá trong các tình huống khác nhau Cần tránh việc ôm đồm các nội dung kiến thức mà coi nhẹ việc phát triển kỹ năng Trẻ em phải được tích cực trải nghiệm, tim tdi để tự phát hiện ván dé, đưa ra kết luận Các hoạt động, khám phá thực hiện đúng các yêu cầu này thì sẽ trở nên sinh động, hấp, dan và quan trọng hơn chúng vừa giúp trẻ phát triền năng lực nhận
Trang 405.2 Đảm bão tính thực tiễn và phù hợp với trẻ
Tính thực tiễn là một trong những nguyên tắc giáo dục quan
trọng Khám phá môi trường xung quanh, nều không xuất phát từ thực tiễn và không phục vụ thực tiễn thì sẽ không có ý nghĩa về mặt nhận thức của trẻ và về mặt giáo dục Tính thực tiễn và tính phù hợp cần
được đảm bảo trong tắt cả các khâu của quá trình khám phá ~ Thứ nhất: Xác định mục tiêu khám phá cần phù hợp với trình độ, khả năng của trẻ ở một nhóm lớp, một điều kiện cụ thẻ Mục tiêu khả năng tiếp thu, lĩnh hội của trẻ, phù hợp với “Vùng phát triên gần nhất” của trẻ
~ Thứ hai: Xác định và lựa chọn đối tượng, nội dung khám phá
Các sự vật, hiện tượng trong môi trường thiên nhiên và xã hội xung quanh chúng ta rất đa dạng và phong phú Vậy nên chọn đối tượng,
é ết cần lựa chọn các sự vật,
dung khám phá cần phù hợp với điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh xã hội ở từng địa phương Chẳng hạn, khi cho trẻ khám phá các loại quả thì mỗi địa phương sẽ lựa chọn các loại quả phổ biến ở địa phương
của mình Hưng Yên có thể chọn nhãn, Hải Dương chọn vải, Thanh
Hóa chọn dứa và dừa Hay như khám phá luật lệ giao thông, ở thành phố khám phá luật lệ liên quan đến đi bộ trên via hè, qua ngã tr phải nhìn đèn giao thông, nhưng nếu ở nông thôn hoặc miền núi thì cần khám phá các quy định khác, phù hợp hơn
'Việc khám phá các đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng,
cần gây được hứng thú và có ý nghĩa đối với cuộc sống của trẻ Các
nội dung khám phá không nên chỉ từ phía giáo viên lựa chọn và đưa 'vào kế hoạch mà nên có cả các nội dung do trẻ quan tâm và tự đi