1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Phương pháp khám phá môi trường xung quanh: Phần 2

73 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 12,68 MB

Nội dung

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 giáo trình Phương pháp khám phá môi trường xung quanh gồm có 2 chương, cung cấp những kiến thức về phương tiện cho trẻ mầm non khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non và các hình thức tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Trang 1

Chương IV

PHƯƠNG TIỆN CHO TRẺ KHÁM PHÁ

MOI TRUONG XUNG QUANH Ở TRƯỜNG MÀM NON

MỤC TIÊU

'Sau khi học xong chương 4, sinh viên cần:

- Trình bày được yêu cầu, nội dung của môi trường vật chất

trong lớp và trường mâm non nhằm giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh

- Xác định được các phương tiện can có để khám phá một số nội

dung cu thé

- Biết xác định nội dung, cách sắp xép một số đồ dùng cho (rẻ khám phá môi trường xung quanh theo đề tai/chi dé

- Biết trình bày ý tưởng và hoàn thiện một số phương tiện cho trẻ khám phá theo đề tài

Qué trình cho trẻ khám phá môi trường xung quanh có đạt hiệu quả cao hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó môi trường xung quanh trẻ giữ một vị trí quan trọng Môi trường xung quanh chứa đựng các phương tiện cần thiết cho việc khám phá tự nhiên và xã hội

'Việc tận dụng, khai thác môi trường gần gũi xung quanh để giúp trẻ

khám phá là cách làm tiết kiệm và hiệu quả nhất, Trẻ em lứa tuổi mam non phân lớn thời gian sống trong gia đình và ở trường lớp mằm non vì vậy cha mẹ và cô giáo cần tạo môi trường giáo dục thuận lợi cho việc khám phá môi trường xung quanh nói riêng và giáo dục nói chung,

1 MƠI TRƯỜNG GIA ĐÌNH

1.1 Môi trường vật chất

Để phục vụ một cách có hiệu quả cho việc khám phá môi trường xung quanh trong gia đình cần tô chức tốt môi trường giáo dục

Trang 2

~ Môi trường thiên nhiên: Mỗi gia đình trong khả năng có thé

trồng một số loài cây và nuôi một số con vật đẻ tạo sự gần gũi của trẻ với thiên nhiên, đồng thời kích thích trẻ tìm tòi khám phá về chúng

Các đối tượng cần đảm bảo yêu cầu vệ sinh, an toàn đối với trẻ Người

lớn cần quan tâm đên môi trường này, kịp thời chỉ dẫn, giảng giải cho trẻ về đặc điểm của cây cối và các con vật, đồng thời thu hút trẻ vào việc lao động chăm sóc chúng

- Đồ dùng gia đình: Bắt kỳ một gia đình nào cũng cần có các đồ dùng thiết yếu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày Tuy vậy đề các đồ dùng thực sự phát huy tác dụng đối với trẻ thì các đồ dùng này cần được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, đảm bảo vệ sinh Người lớn cần

thông qua các đồ dùng này để làm phong phú kinh nghiệm xã hội cho trẻ, Trong các tình huống thuận lợi người lớn cần cho trẻ biết về tên gọi, chức năng của đồ dùng, dạy trẻ cách sử dụng đồ dùng theo chức năng và cách sử dụng các đồ dùng thay thế Mỗi khi ở gia đình có

thêm đồ dùng mới cần cho trẻ biết đồ dùng cần cho ai, sử dụng như: thế nào Trong sinh hoạt hàng ngày người lớn cần lôi cuốn trẻ vào việc i, rửa, cất dọn, sắp xếp đồ dùng nhằm tạo sự quan tâm của trẻ

đối với đồ dùng và công việc bảo quản, giữ gìn chúng

1.2 Môi trường tinh thần

Không khí thân thiện, 4m cúng trong gia đình là điều kiện rất

quan trọng nhằm giáo dục tình cảm của trẻ đối với gia đình, đối với những người thân yêu và đây là trường học đầu tiên dạy cách ứng xử

cho trẻ, Mỗi gia đình cần tạo ra những thói quen tốt, môi quan hệ tôn

trọng lẫn nhau Các hoạt động chung cần được tổ chức thường xuyên

để tạo ấn tượng, kỷ niệm đẹp vẻ gia đình như cùng đi tham quan, cing

nhau trang trí nhà cửa chuẩn bị đón Tết, cùng chuẩn bị quà sinh nhật, quà mùng 8/3 cho những người thân trong gia đình

Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường gia đình và thất chặt mối quan hệ giữa gia đình và trường mầm non, cần thiết phải có sự trao đổi thường xuyên giữa giáo viên mầm non và phụ huynh về

Trang 3

2 MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG MÀM NON

2.1 Môi trường ở trong lớp mầm non 2.2.1 Môi trường vật chất

Môi trường vật chất bao gồm các vật dụng tự nhiên và do con

người sáng tạo ra Nói rộng ra môi trường này bao gồm các khu vực

trong trường mầm non và các đồ dùng đồ chơi chứa đựng trong đó

Môi trường này là một nguồn lực thúc đẩy hoạt động khảo sát, khám

phá, tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ 2.2.1.1 Nội dung của môi trường vật chất

- Vật thật: Vật thật gồm các đô dùng phục vụ cho sinh hoạt,

học tập ở lớp, đồ chơi của trẻ và các con vật nuôi, cây côi ở trong khu

vực lớp

~ Tranh ảnh, mô hình: Tranh ảnh các cỡ bao gồm tranh ảnh do giáo viên mua, tự vẽ và tranh ảnh do giáo viên, phụ huynh sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau như sách báo, tạp chí, lịch Mô hình các loại được làm từ bìa, nhựa, gỗ v.v Tranh ảnh, mô hình phải phản ánh đầy đủ các nội dung cho trẻ khám phá môi trường xung quanh

- Các bộ đồ chơi: Các bộ đồ chơi học tập như lô động, đôminô; các bộ ghép hình, nói hình v.v tranh hoạt ác bộ đồ chơi sáng tạo như đồ chơi đóng vai và đồ chơi xây dựng, lắp ghép Khuyến khích trẻ tự tạo ra đồ chơi từ các nguyên liệu tái cl

~ Các tuyển tập và sách: Tuyển tập thơ, truyện, câu đồ, ca dao tục ngữ, bài hát được sắp xếp theo chủ đề Sách tranh truyện, sách khoa học, từ điển bách khoa về động vật, thực vật, các hiện tượng tự nhiên v

~ Các bộ sưu tập thực vật, động vật, phương tiện giao thông ~ Các phương tiện nghe nhìn: đầu video, đầu đĩa, màn hình tivi, đài catxet và các băng đĩa có nội dung về môi trường xung quanh

~ Các phương tiện và học liệu khác: Chai, đĩa, lọ, hộp nhựa các

Trang 4

đá, vỏ sò, các loại hạt, nắp chai lọ, kính lúp, kính hiễn vi, cân, thước đo các loại và các vật dụng khác Những đồ dùng này có thể khuyến khích trẻ và phụ huynh cùng đóng góp

2.2.1.2 Yêu câu đối

chất ở lớp mẫm non ới các đề dùng, đồ chơi trong môi trường vật

~ Đề dùng, đồ chơi cần phải chắc chắn, linh động, an toàn, dễ quản lý

~ Phù hợp với trình độ phát triển của trẻ

~ Đồ dùng, đồ chơi phải luôn luôn thay đổi theo từng chủ đề

° Đồ dùng, đồ chơi phải mang tính mở, tức là dùng được vào nhiều mục đích khác nhau

._ ~ Đồ dùng, đồ chơi phải phong phú, đa dạng để có thể phát triển các kỹ năng nhận thức cho trẻ

- Đồ đùng, đỗ chơi phải dễ sử dụng để không cần phải có sự hướng dẫn nhiều trẻ cũng có thể thao tác được

- Số lượng đồ dùng, đồ chơi cẳn phải phong phú, đủ để thỏa

mãn nhu cầu sử dụng của trẻ

2.2.1.3 Cách sắp xắp đồ dùng, đồ chơi

Các đồ dùng, đồ chơi cần được sắp xép một cách khoa học,

thẳm mỹ, có khả năng kích thích, lôi cuốn trẻ sử dụng và hoạt động

Những đồ dùng đồ chơi cần phải sắp xếp vào các góc Dưới đây là

một số góc đặc thù đẻ khám phá môi trường xung quanh - Góc khoa học

Góc khoa học cần bố trí các dụng cụ, phương tiện như kính

lúp, nam châm, đồng hồ bắm giây, cân, thước đo, ông nhòm v.v

Các học liệu khác ở góc khoa học phù hợp với chủ đề Ví dụ: chủ đề động vật có thể chuẩn bị: Các loại trứng, vỏ động vật than

mềm, tổ của một số con vật, vật mẫu côn trùng, thức ăn của một số

Trang 5

Ở góc khoa học có thể tổ chức cho trẻ thực hiện các thí nghiệm,

thir nghiệm, các hoạt động, thực tiễn, các quan sát nhằm củng, cố, mở

rộng hiểu biết về các chủ đề khám phá Kết quả của các hoạt động này có thể cho trẻ lưu bằng kí hiệu vào bảng lưu kết quả để các trẻ khác có thể xem và đối chiếu kết quả với nhau

- Góc sách

Các loại sách, từ điển bách khoa dành cho trẻ nhỏ, các tuyển

tập, máy tính và các phần mềm đã được cài sẵn (nếu có), bản, ghế, bút chì, bút màu Các loại sách phục vụ cho khám phá môi trường xung quanh có thể sưu tầm từ các gia đình, cộng đồng Ở góc này cô có thể

đọc sách/ truyện cho trẻ nghe hoặc hướng dẫn trẻ thực hiện các bài tập có trong sách Trẻ có thể xem hình ảnh trong sách, *đọc” sách theo

cách của mình hoặc thực hiện các bài tập nối hình, đánh dấu đúng có ở trong sách - Góc học tập Bảng giấy hoặc bảng gài, các loại thẻ, các loại sách, báo, tạp chí có hình ảnh phù hợp với chủ đề, các bộ đồ chơi học tập phù hợp, bàn ghế, bút chì, thước kẻ, keo, hồ dán ~ Góc thiên nhiên

Mỗi lớp nên có một góc thiên nhiên Góc thiên nhiên cần được

bố trí ở nơi thuận lợi cho việc quan sát các đối tượng và không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác của trẻ (gần cửa số, góc hành

lang )

Trong góc thiên nhiên gồm có thực vật, động vật và khu thiên

nhiên vô sinh Các đối tượng được nuôi trồng ở góc thiên nhiên cần phải phong phú, đa dạng về hình thái và điều kiện sống Thực vật cần

đa dạng về kích thước của thân, lá; về màu sắc của lá, hoa; về điều

kiện sống (dưới nước, trên cạn ), về nhu cầu đối với các yếu tố môi

trường Động vật cần đa dạng về cầu tạo ngoài, cách vận động và điều

kiện sống Các loại động, thực vật ở góc thiên nhiên phải dễ nuôi,

trồng, dễ chăm sóc và dễ bảo quản Chúng cần phải có các đặc điểm

Trang 6

đặc trưng của loài và những đặc điểm riêng của cá thể Đặc biệt chúng cần phải đẹp, có màu sắc rõ nét, động vật cần có tiếng kêu hoặc cách vận động ngộ nghĩnh Tuyệt đối không nuôi và trồng ở góc thiên nhiên những động vật gây nguy hiểm và ô nhiễm môi trường Trong góc thiên nhiên, động vật, thực vật phải được đảm bảo các điều kiện sống phù hợp với nhu cầu của từng cá thể, Giáo viên mầm non cần

phải nắm vững đặc điểm cũng như nhu cầu của từng loại động vật, thực vật ở góc thiên nhiên, biết cách phòng và chữa một số bệnh thông

thường cho chúng Dưới đây là gợi ý một số đối tượng đề ở góc thiên nhiên

Thực vật: Các loại hoa và cây cảnh: Hoa mười giờ, vạn niền

thanh, thủy trúc, lưỡi hỗ, là bỏng cảnh, thiết mộc lan, các loại hạt, củ, cảnh v.v Mỗi loại cây nên gắn một thẻ đã ép plastic trong đó có tên gọi, các biểu tượng về nhu cầu của từng loại cây với nước, ánh sáng

và phân bón

Động vật: Các con vật nuôi: Bể cá cảnh với rong rêu, óc trong

bể kính, chim cảnh, chuột lang thức ăn của chúng Mỗi con vật cũng nên gắn một thẻ có tên gọi, hình ảnh các loại thức ăn và biểu tượng

nhu cầu của con vật đó với các yếu tố môi trường Ở góc thiên nhiên

cũng nên có hộp đựng một số thức ăn khác nhau đẻ dụ các loại côn trùng và động vật hoang dã tìm đến, tạo cơ hội cho trẻ được quan sát, hiểu về nhu cầu của động vật và học cách quan tâm, sống thân thiện với môi trường

Thiên nhiên vô sinh: Bề nước, bể cát sạch, thùng đựng sỏi, đá sạch, các chậu đất

Các dụng cụ: Dụng cụ để chơi với nước, cát, sỏi Các thùng

xốp, vỏ hộp nhựa đựng đất; các dụng cụ để trồng và chăm sóc cây như bình tưới, dụng cụ xới đất, bàn chải

- Các góc khác

“Tắt cả các góc hoạt động trong lớp mầm non đều hỗ trợ cho

Trang 7

các góc đặc thù của khám phá thì các góc khác như góc đóng vai, góc

xây dựng, góc nghệ thuật đều có thể sử dụng cho mục đích khám phá, nhằm củng cố, mở rộng hiểu biết, rèn luyện kỹ năng Giáo viên

và trẻ có thể chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi, các nguyên liệu mở từ

thiên nhiên, từ các đồ dùng đã qua sử dụng để trẻ được chơi, được sử

dụng cho các mục đích khác nhau, từ đó củng cố, mở rộng hiểu biết và

rèn luyện kỹ năng

2.2.2 Môi trường giao tiếp

Môi trường giao tiếp giữa các cô với nhau, giữa cô với trẻ, giữa

trẻ với trẻ ở trong lớp mầm non cần thân thiện, ấm cúng đề tạo cơ hội

cho trẻ được chia sẻ, giãi bày ý tưởng chơi cũng như tâm tư nguyện

yong, mong muốn của trẻ với cô với bạn, giúp trẻ hiều nhau hơn và cô

cũng hiểu trẻ hơn Đây là môi trường tốt để giáo dục các kỹ năng xã

hội cho trẻ như giao tiếp, hợp tác, thỏa thuận, chia sẻ, thái độ quan

tâm, nhường nhịn, tự kiểm chế, không quấy rẩy bạn, biết phối hợp

hoạt động,

2.2 Mơi trường ở ngồi lớp mầm non

2.2.1 Môi trường vật chất

Môi trường vật chất bao gồm toàn bộ khuôn viên của trường

mầm non: cổng, sân, vườn, khu nhà học, nhà làm việc, nhà bếp và toàn bộ đồ dùng, dụng cụ trong đó

Tường bao ngoài cổng trường mam non cần trang trí các hình

ảnh thể hiện hoạt động chủ đạo của trường để thu hút được sự quan tâm chú ý của mọi người đặc biệt là của các bé đang tuổi đi học mảm non

Công trường cần có biển đề tên trường, màu sắc cánh cửa cần tạo sự hắp dẫn, mời chào các bé

Mặt trong của tường bao quanh trường mầm non có thể dùng,

Trang 8

Sân trường cần có các phương tiện để trẻ chơi như cầu trượt, du

quay, nhà bóng, bể bơi, thang leo tùy điều kiện của từng trường, mam non Nên trồng các loại cây lấy bóng mát hoặc cây ăn quả như: phượng, hoa sữa, bằng lăng, xoài, mít hoặc các giàn cây leo

Bể cát, bể nước cần có mái che để trẻ chơi được thuận tiện

trong mọi điều kiện thời tiết Bên cạnh bẻ cát, bể nước cần bồ trí giá/ kệ để các đồ dùng, dụng cụ giúp trẻ được chơi với cát như xẻng, cào, rây, hộp rỗng các hình dạng chơi với nước như chai, lọ, phếu, ống dẫn

'Vườn trường: Vườn trường nên có đa dạng các loại cây về kích

thước, công dụng, nhu cầu loại cây nên có thẻ đề tên gọi và một

số đặc điểm, các kí hiệu thẻ hiện nhu cầu của cây đó, chẳng hạn như cây ưa sáng thì có biểu tượng ông mặt trời đỏ rực với các tia nắng, cây ta nước thì có hình ảnh bình nước to với các tỉa nước dày Vườn trường cũng nên có một khu nhỏ không trồng cây để trẻ quan sát, theo

dõi và hiểu về sự phát tán của hạt trong tự nhiên, so sánh cây trồng và

được chăm sóc với cây dại Trong vườn trường cũng cần có các dụng, cụ làm vườn có kích thước vừa với trẻ để trẻ có thể tham gia chăm sóc, gieo trồng

Động vật ở vườn trường có thể là bể cá cảnh to; chuồng/ lồng,

nuôi chỉm cảnh; chuông nuôi thỏ hoặc sóc v.Y Các con vật này cũng nên được gắn thẻ đẻ cô và trẻ có thể có hiểu biết về tên gọi, đặc điểm của chúng,

Các phòng làm việc, phòng bếp cần có biễn treo đề tên phòng

Đồ dùng dụng cụ trong các phòng làm việc và nhà bếp cần phải sạch sẽ và sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp

2.2.2 Môi trường giao tiếp trong trường mm non

Trong trường mam non can xây dựng môi trường giao tiếp cởi mở, tôn trọng lẫn nhau giữa những người lớn với nhau, giữa cô hiệu trưởng với bác bảo vệ, bác lao công, giữa các bác cấp dưỡng v.v Đó

Trang 9

hiện sự tôn trọng và quan tâm Những người lớn trong trường mầm non cũng cần tham gia tích cực vào việc giáo dục trẻ thông qua giao

tiếp ân cần, thái độ quan tâm; sự giúp đỡ, nhắc nhở đúng lúc Hàng năm nhà trường nên tổ chức những hoạt động có sự tham gia của các

cô các bác và trẻ ở các độ tuôi đề tạo ấn tượng tốt của trẻ với trường mầm non, thông qua đó góp phần giáo dục tình yêu của trẻ đối với trường, lớp mẫu giáo

Môi trường giáo dục ở trường lớp mằm non cần được giáo viên

khai thác, tận dụng để giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh và

thực hiện các nội dung giáo dục khác ở trường mầm non Trong môi

ật chất cần cho trẻ được tích cực quan sát, trải nghiệm phát hiện những đặc điểm, tính chất, các môi liên hệ và quan hệ, sự thay đồi

và phát triển của các sự vật, hiện tượng xung quanh Cũng trong môi trường này, có thể tô chức cho trẻ các hoạt động đa dạng như vẽ, nặn,

xé đán; chơi các trò choi; sáng tác chuyện, thơ, câu đó, bai hat; lao động chăm sóc thiên nhiên, dọn dẹp sắp xếp đồ dùng đồ chơi cùng với người lớn Trong môi trường giao tiếp tạo điều kiện để trẻ được tiếp xúc, trao

đổi, chia sẻ với những người lớn và bạn bè trong trường mắm non thông qua đó giáo dục thái độ quan tâm, tỉnh cảm yêu mền gắn bó với

trường mầm non Các phương tiện phải là một thành phần quan trọng

trong các hoạt động sinh động, hấp dẫn được tỏ chức ở trường mầm

non, góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ Hướng dẫn học tập

1⁄ Đọc kỹ bài giảng và chương 4 của giáo trình để nắm vững

nội dung ,yêu cầu của các phương tiện cho trẻ khám phá môi trường, xung quanh

3/.Tìm các hình ảnh về môi trường giáo dục ở trường mâm non

Và quan sát các môi trường của một số loại hình trường mầm non, tir

Trang 10

Câu hỏi và bài tập

1/ Trình bày yêu cầu, nội dung của môi trường vật chất trong

lớp và trường mầm non nhằm giúp trẻ khám phá môi trường xung

quanh

2/ Sưu tầm/ thiết kế một số đồ dùng cho trẻ khám phá môi

trường xung quanh: Tranh, ảnh, mô hình, lô tô về một số chủ đề của chương trình; Sưu tập lá khô, hoa khô, quả khô,các loại hạt; Tiêu bản về một số loại côn trùng, lông chim, thú; Băng hình có nội dung về động vật hoang đã, các hiện tượng tự nhiên, hoạt động của con người ở các mùa

3/ Làm bảng tổng hợp tên các loại động vật, thực vật, thiên nhiên vô sinh để nuôi, trồng và sử dụng ở góc thiên nhiên, góc khoa học của các lớp mẫu giáo

4) Xác định các phương tiện cho trẻ khám phá một số nội dung cụ

thể: Con cá ở mẫu giáo nhỡ, nghề thợ may ở mẫu giáo lớn, vị chua - ngọt

ở mẫu giáo bé

5) Thiết kế môi trường cho trẻ khám phá thực vật, nước, các hiện tượng thiên nhiên ở các lứa tuổi theo quan điểm giáo dục lay tré làm trung tâm

Trang 11

Chương V

CÁC HÌNH THỨC TỎ CHỨC CHO TRE KHÁM PHA MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

MỤC TIÊU

“Sau khi học xong chương 5, sinh viên cần:

~ Phân tích được yêu câu, nội dung, phương pháp sử dụng trong giờ học khám phá môi trường xung quanh Tôm tắt những yêu

câu chung về nội dung, phương pháp hướng dẫn giờ học ở từng độ tuổi: Nhà trẻ, bé, nhỡ, lớn

- Trình bày được ý nghĩa, nội dung, các hoạt động khám phá của các hình thức: Hoạt động ngoài trời, tham quan, hoạt động vưi

chơi trong góc, sinh hoạt hàng ngày và ngày hội, ngày lễ

- Biết lập kế hoạch, 16 chức, nhận xét, đánh giá một số loại giờ học khám phá môi trường xung quanh, hoạt động ngoài trời/ tham quan ở các lứa tuổi

~ Bước đâu biết lập kế hoạch khám phá theo chủ đề/dự án

Khám phá môi trường xung quanh được tiền hành thông qua các hình thức giáo dục ở trường mầm non Các hình thức này được phân loại theo nhiều cách, dựa trên những cơ sở khoa học khác nhau Theo lý

luận dạy học truyền thống, các hình thức tô chức cho trẻ khám phá môi

trường xung quanh được chia làm 2 loại, bao gồm giờ học và các hình thức ngoài giờ học Theo quy mô tổ chức, có các hình thức tô chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh như; Hình thức tập thể, hình thức nhóm và hình thức cá nhân Theo các dạng hoạt động của trẻ ở trường

mầm non, các hình thức tô chức cho trẻ khám phá gồm có: Hoạt động,

Trang 12

hành thông qua các hoạt động trải nghiệm tích cực của trẻ Mặt khác,

cách phân loại này cũng chứa đựng các yếu tố cơ bản của hai cách phân

loại trên Tất cả các hình thức này đều rắt quan trọng và có ý nghĩa lớn

đối với khám phá môi trường xung quanh Nếu như giờ học có ưu thé trong việc giúp trẻ tích lũy kiến thức một cách hệ thống, sâu sắc và

chính xác, thì các hình thức khác lại giúp trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm nhằm mở rộng, củng có kiến thức về các sự vật, hiện tượng đa dạng ở xung quanh và rèn luyện kỹ năng Mỗi một hình thức đều có

những ưu thế nhất định, vì vậy cần phải biết khai thác, sử dụng và phối

hợp các hình thức đó một cách triệt để và hiệu quả

1 CÁC HÌNH THỨC TỎ CHỨC CHO TRẺ KHÁM PHÁ MÔI TRUONG XUNG QUANH

1.1 Giờ học khám phá môi trường xung quanh 1.11 Ý nghĩa

Giờ học là hình thức tổ chức cho trẻ khám phá môi trường, xung quanh cơ bản nhất được tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định, được lập kế hoạch một cách chỉ tiết dựa trên chương trình giáo

dục mầm non và phù hợp với từng lứa tuôi

Giờ học là hình thức ưu thế nhất trong việc giúp trẻ tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm mới thông qua các hoạt động nhận thức,

khám phá tích cực Thông qua các giờ học ở trẻ hình thành hệ thông

kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng xung

quanh Được trải nghiệm tích cực trong các hoạt động khám phá đa

dạng, ở trẻ hình thành các năng lực nhận thức cần thiết cho hoạt động, học tập sau này ở trường phỏ thông Các yếu tố “học” trong giờ học như: Tập trung chú ý để tiếp nhận, giải quyết các nhiệm vụ nhận thức, trình bày ý kiến của bản thân, kiên trì, kiềm chế góp phần chuân bị

Trang 13

1.1.2 Yêu cầu chung đối với giờ học khám phá môi trường xung

quanh

- Giờ học phải thực hiện một cách tối ưu và đồng bộ các nhiệm

vụ cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, bao gồm: Mở rộng,

nâng cao hiểu biết, phát triển và rèn luyện khả năng nhận thức, khám

phá và giáo dục thái độ khoa học, thái độ ứng xử, trong đó chú trong

phát triển các kỹ năng nhận thức, khám phá

- Giờ học phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, tản mạn Tính trọng tâm n ở việc lựa chọn nội dung kiến thức, kỹ

năng phù hợp với lứa tuôi, với chủ đề/ sự kiện (nếu có)

- Trong giờ học cần phải tăng cường sử dụng các yếu tố trực quan, bao gồm các hành động trực quan (làm mẫu của cô, của bạn),

các đồ dùng trực quan (vật thật, tranh, ảnh, mô hình, băng hình, sách )

~ Phối hợp các phương pháp và biện pháp một cách mềm dẻo,

nhuần nhuyễn, phù hợp với khả năng trình độ và hứng thú của trẻ,

khai thác, tận dụng và xử lý linh hoạt các tình huống xảy ra

~ Trong giờ học cần tạo cơ hội cho trẻ được tích cực hoạt động

Các hoạt động khám phá cần đa dạng, bao gồm: hoạt động trải nghiệm, hoạt động tư duy, thảo luận, trải nghiệm v.v Có sự kết hợp hoạt động động với hoạt động tinh, phối hợp linh hoạt các hoạt động

tập thê với hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân

~ Trong giờ học khám phá môi trường xung quanh nên tích hợp

một số nội dung phù hợp Các nội dung tích hợp có thể là nội dung

của các chủ đề khác hoặc các lĩnh vực giáo dục khác Việc tích hợp các nội dung này phải giúp trẻ khám phá đối tượng của môi trường 'xung quanh tốt hơn

~ Giờ học cần được chuẩn bị chu đáo, bao gồm chuẩn bị kế

hoạch, đồ dùng, đồ chơi, địa điểm, môi trường tổ chức giờ học, tâm

Trang 14

- Giờ học cần được phối hợp chặt chẽ với các hình thức khác như hoạt động ngoài trời, vui chơi, sinh hoạt Các kiến thức, kỹ năng, mà trẻ lĩnh hội trên giờ học cần được vận dụng trong các hoạt động khác Ngược lại các kinh nghiệm mà trẻ tích lãy được trong cuộc sống hàng ngày cũng cần được sử dụng trong các giờ học 1.1.3 Tỗ chức gi 1.1.3.1 Lập kế hoạch tổ chức giờ học học khám phá môi trường xung q“anli

hức giờ học có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào

việc lập kế hoạch Trong kế hoạch của giờ học khám phá môi trường

xung quanh phải thể hiện các mục cơ bản như sau:

- Tên đề tài Tên đề tài phải thể hiện một lĩnh vực kiến thức mà giáo viên lựa chọn để cho trẻ khám phá phù hợp với nội dung chương

trình và chủ đề/ sự Tên đề tài ngắn gọn nhưng phải thể hiện rõ nội dung chính cần khám phá Ví dụ: Con cá; Một số loại rau; Môi

trường sống của động vật v.v

Phan đầu của kế hoạch phải ghi rỡ tên chủ đề, tên lớp lứa tuôi,

thời gian dự kiến, số lượng trẻ, địa điểm tô chức giờ học

~ Mục đích, yêu cầu: Giáo viên cẳn căn cứ vào kết quả mong

đợi của chương trình giáo dục mầm non, trình độ, khả năng của trẻ ở

lớp mình phụ trách đẻ xác định mục đích, yêu cầu cho phù hợp Mục

đích, yêu cầu càng rõ ràng, tường minh cảng thuận lợi cho việc xác định hoạt động trải nghiệm trong giờ học cũng như đồ dùng cần chuẩn bị Phần này cần xác định rõ nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ mà giờ học cần giải quyết

"Nội dụng kiến thức cần được xác định rõ ràng, cụ thể và không 6m đồm Kiến thức cung cấp cho trẻ phải có tính mới, nhiều trẻ chưa biết và những kiến thức này trẻ khó có thẻ lĩnh hội trong các hoạt động ngoài giờ học Có thể xác định các nội dung, kiến thức như: Tên

øoi, một số đặc điềm, tính chất đặc trưng; sự đa dạng; một số mỗi quan hệ; các giai đoạn phát triển của đối tượng khám phá Mỗi giờ học

Trang 15

lượng thời gian dự kiến cho việc tổ chức giờ học Ưu tiên các nội

dung kiến thức phù hợp với hứng thú, nhu cầu của trẻ, với điều kiện tự nhiên và xã hội ở từng địa phương

Ky nang can phat triển và rèn luyện trong giờ học bao gồm: Kỹ

năng nhận thức, khám phá; kỹ năng xã hội; ngôn ngữ; kỹ năng thực hiện các hành động, thao tác của thí nghiệm hoặc hoạt động thực tiễn Tùy thuộc vào yêu cầu của từng lứa tuôi mà xác định các kỹ năng cụ thể cần phát triển cho trẻ trong giờ học Trong kế hoạch nên thê hiện rõ đâu là kỹ năng mới cần hình thành cho trẻ trong giờ học, đâu là kỹ

năng đã có, cần củng cô Ưu tiên phát triên cho trẻ các kỹ năng nhận

thức, khám phá

'Nội dung giáo dục thái độ cần được xác định phù hợp với khả năng của lứa tuôi và sát với nội dung khám phá Giáo dục thái độ khoa học và thái độ ứng xử đúng đắn là 2 nội dung cơ bản của mục này

- Chuân bị đồ dùng trực quan: Cần ghi rõ loại đồ dùng và số lượng đồ dùng cần chuẩn bị Ưu tiên chuẩn bị đồ dùng là vật thật Số

lượng đồ dùng cũng cần tính toán sao cho tắt cả các trẻ đều được trải

nghiệm tích cực, đồng thời trẻ có cơ hội lựa chọn sử dụng đỏ dùng

theo hứng thú và khả năng Với những, \n gũi, có thể khuyến khích trẻ và cha mẹ trẻ tham gia chuẩn bị đồ dùng cùng cơ Ngồi

chuẩn bị đồ dùng, giáo viên cũng cần chú ý đến môi trường tổ chức

giờ học Vị trí của trẻ, của đối tượng khám phá, sắp xếp các đồ dùng ở

đâu trong lớp học cũng là vấn đề cần được giáo viên quan tâm chuẩn bi

~ Tiến hành giờ học

Phần tiền hành giờ học trong kế hoạch là phần mô tả các hoạt

động chính của cô và của trẻ Cấu trúc của một giờ học nói chung gồm

3 phần:

Trang 16

đố, bài hát và ưu tiên sử dụng tình huống có vấn đẻ Thời gian dự kiến cho phần này nên ngắn gọn, từ 1-2 phút

+ Hoạt động khám phá: Đây là phần trọng tâm của giờ học khám phá môi trường xung quanh Giáo viên căn cứ vào mục đích, yêu câu,

căn cứ vào hứng thú, khả năng của trẻ ở lớp mình phụ trách đẻ thiết kế

các hoạt động trải nghiệm cho trẻ Trong kế hoạch giáo viên phải dự kiến được tên hoạt động, phương pháp hướng dẫn hoạt động sao cho phù hợp với trẻ ở từng lứa tuổi Dưới đây là gợi ý các hoạt động trải nghiệm có thể tổ chức đẻ khám phá một số nội dung phô biến;

Quan sát vật thật kết hợp với đàm thoại nhằm khám phá đặc

điểm đặc trưng, rõ nét của sự vật, hiện tượng gần gũi

Thí nghiệm nhằm khám phá tính chất, các mối quan hệ, sự thay đổi của các sự vật, hiện tượng gần gũi

Xem băng hình, tranh, ảnh kết hợp với đàm thoại nhằm khám há các sự vật, hiện tượng ít gần gũi, các đặc điểm ít phổ biến, sự thay

đổi và phát triển của sự vật, hiện tượng xung quanh

Thử nghiệm nhằm khám phá mồi quan hệ giữa trẻ với các yếu tố môi trường

Thảo luận, trao đôi, chia sẻ nhằm khám phá các nội dung liên

quan đến kinh nghiệm, cảm xúc riêng của trẻ

Đọc sách, kể chuyện, đọc thơ được sử dụng trong trường hợp có những nội dung khám phá mà không thể tổ chức các hoạt động trải nghiệm nói trên, khi thí nghiệm không đạt được mục đích hoặc khi có

câu hỏi, thắc mắc của trẻ

Mỗi giờ học có thể tổ chức một số hoạt động trải nghiệm

Những hoạt động này cần huy động tối da sự tham gia của trẻ Đồi với mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn có thể tổ chức cho trẻ khám phá theo

cp, theo nhóm Giáo viên cũng cần dự kiến trước số lượng trẻ tham

Trang 17

+ Hoạt động củng cố: Phần này có mục đích củng có, khắc sâu

hiểu biết về nội dung khám phá trong giờ học, đồng thời g;

thẳng, tạo cảm giác vui tươi, thoải mái cho trẻ Giáo viên tổ chức các

hoạt động cho trẻ ứng dụng những kiến thức đã lĩnh hội được vào các trò chơi học tập, các hoạt động thực hành, các hoạt động hát, múa, đọc thơ hoặc hoạt động tạo hình Mỗi giờ học có hức 1-2 hoạt động củng cố Các hoạt động này chiếm khoảng thời gian không nhiều, tuy nhiên cần tạo cơ hội cho tắt cả trẻ em trong lớp tham gia Nên phối hợp hoạt động tĩnh và động hợp lý Đối với các giờ học mà thời gian khám phá kéo dài và trẻ đã được trải nghiệm tích cực thì có thẻ không tô chức hoạt động củng có trong giờ học Các trò chơi học tập, các hoạt động tạo hình với mục đích củng cố có thể tổ chức trong hoạt

động góc hoặc hoạt động chiều của những ngày tiếp theo

Phần tiền hành giờ học trong kế hoạch cần phải chỉ tiết, cụ thẻ,

thể hiện được ý tưởng của người hướng dẫn nhưng cũng không nên

quá lan man, quanh co, đài dòng

1.1.3.2 Chuẩn bị kiến thức cho cô và trẻ

Trước khi tiến hành giờ học, ngoài việc lập kế hoạch, giáo viên

cần chuẩn bị chu đáo vốn kiến thức về đề tài mà mình sẽ tổ chức đẻ có

thể cung cấp kiến thức chính xác cho trẻ đồng thời có thẻ đưa ra

những lời giải đáp cho những thắc mắc cho trẻ một cách khoa học

Kinh nghiệm của cá nhân giáo viên và của các đồng nghiệp nên được huy động một cách tối đa để có thể tổ chức giờ học một cách sinh động, thú vị nhất có thể

'Với một số giờ học cần đến vốn kinh nghiệm của trẻ, giáo viên

cần giao nhiệm vụ cho trẻ tìm kiếm thông tin từ cuộc sống hàng ngày

Dong thdi giáo viên có thể tích lũy vốn kinh nghiệm cho trẻ thơng qua hoạt động ngồi trời, tham quan, sinh hoạt hàng ngày và hoạt động góc

“Tuyệt đối tránh việc đồng nhát giữa tích lũy kiến thức với nhồi nhét và

dạy trước cho trẻ Một số kỳ năng của trẻ cũng cần được chuẩn bị trước

'nhự kỹ năng tạo nhóm, kỹ năng đặt câu hỏi, cách chơi một số trò chơi,

' cách trả lời các câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm v.v

Trang 18

1.1.3.3 Tiển hành giờ học

Sau khi đã hoàn tất việc chuẩn bị, có thé tiến hành giờ học cơ bản phần tiến hảnh giờ học thực hiện như kế hoạch đã chuẩn bị kết hợp với việc giải quyết, tận dụng các tình huống xây ra Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, phương pháp hướng dẫn mà cô dự định sử dụng lại không phù hợp với khả năng, trình độ của trẻ và điều kiện, hoàn cảnh cụ thê Trong trường hợp đó cần có sự chuyển hướng lỉnh hoạt, sao cho việc tiến hành giờ học không quá cứng nhắc, rập khuôn mà vẫn đảm bảo hiệu quả 1.1.4 Một số loại giờ học phổ biến 1.1.4.1 Giờ học nhận biết ở nhà trẻ - Trẻ nhà trẻ còn hạn chế về trình độ, khả năng nhận thức, cũng, như ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển Vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, ốn từ của trẻ còn it oi, khả năng diễn đạt của trẻ còn yếu, vì vậy ở lứa tuôi này các giờ học chủ yếu là nhận biết, Đề tải của các giờ học nhận biết ở lứa tuôi nhà trẻ là các sự vật gần gũi, quen thuộc xung quanh trẻ, Trong các giờ học này giáo viên giúp trẻ nhận biết một số đặc điểm rõ nét của sự vật, hiện tượng, đồng thời với việc phát triển và rèn luyện các giác quan Các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ như làm giảu vốn từ, phát triển khả năng nghe, nói và khả năng phân biệt đặc điểm khác nhau rõ nét của sự vật cân được chú trọng phát triển trên giờ học này ~ Giờ học nhận biết chỉ nên tổ chức với một nhóm ít trẻ, cụ thể 12 đến 18 tháng, từ 4 - 5 trẻ; từ 18 đến 24 tháng, từ 6 - 8 trẻ; từ 24 đến 36 tháng, từ 10 - 15 trẻ Nên xếp những trẻ có cùng một mức độ phát

triển vào một nhóm Trong một năm học thành phần của các nhóm trẻ cần được thay đổi cho phù hợp với sự phát triển

~ Khả năng tập trung chú ý của trẻ nhà trẻ chưa cao vì vậy giáo viên cần sử dụng thường xuyên các thủ thuật và biện pháp gây hứng thú cho trẻ như gây bắt ngờ; các thủ thuật chơi; các đồ dừng trực quan đẹp, sinh động; các cử chỉ, điệu bộ, lời nói diễn cảm của cô Thời gian tiền

Trang 19

- Phương pháp chủ yếu mà giáo viên phải sử dụng trong giờ học là các phương pháp trong nhóm trực quan Trẻ cần được tiếp xúc, hành động với đối tượng, trả lời các câu hỏi, nói cách khác là trẻ được

thể hiện tính tích cực; tính độc lập và thái độ xúc cảm đối với đối tượng Giáo viên cần nhớ rằng càng nhiều giác quan của trẻ tham gia vào quá trình tri giác thì trẻ càng tích cực hơn; ấn tượng của trẻ càng sâu sắc hơn và ghi nhớ càng bền vững hơn; hiệu quả học tập của trẻ

càng lớn hơn

~ Trẻ nhà trẻ, không thể ngay lập tức lĩnh hội được các kiến

thức và kỹ năng mà mục đích, yêu cầu của giờ học đề ra vì vậy một nội dung có thể phải được nhắc đi nhắc lại một vài lần, có mở rộng, bô

sung ở những lần sau, Đề không gây nhàm chán cho trẻ thì cần phải sử dụng các loại đồ dùng trực quan đa dạng theo quy trình từ vật cụ thể

đến mô hình, tranh, ảnh, thẻ hình (quy trình học của M Montessori) 'Ví dụ: Nhận biết con mèo, lần thứ nhất cô sử dụng con mẻo thật, lần

thứ hai cô sử dụng mô hình con mèo, lần thứ ba là ảnh con mèo

một nội dung cần nhắc lại bao nhiêu lần là tùy thuộc vào khả năng tiết

thu của trẻ, song tối đa là bốn lần đối với trẻ dưới hai tudi, hai lần đối

với trẻ từ 2-3 tuôi và có thể nhắc lại liên tục mỗi tuần một lần hoặc sau

hai tuần nhắc lại nhằm khắc sâu kiến thức và hoàn thiện kỹ năng cho

trẻ,

~ Mỗi giờ học có thể cho trẻ nhận biết một hoặc 1-3 đối tượng

'Các đặc điểm cho trẻ nhận biết tỷ lệ nghịch với số lượng đối tượng Số lượng đối tượng cho trẻ nhận biết nhiều thì số lượng đặc điểm cho trẻ nhận biết phải ít Mỗi giờ học không nên cho trẻ nhận biết quá nhiều, thông thường từ 1-3 đặc điểm rõ nét nhất,

~ Các hoạt động chính ở trên giờ học nhận biết ở nhà trẻ bao gom:

+ Ôn định tô chức, gây hứng thú

+ Nhận biết: Quan sát vật thậu mô hình/ ảnh và nói đặc điểm

+ Kết thúc: Chơi với đối tượng hoặc hát múa về đối tượng

Trang 20

Ví dụ: Nhận biết con gà con (trẻ 1-2 tuổi):

- Mục địch, yêu cầu: Trẻ nhận biết, gọi tén con gà con, tiếng

kêu, vận động cơ bản của con gà; Phát triển thị giác và thính giác;

Trẻ thích thú quan sát con gà con

- Chuẩn bị: 1-2 con gà con thật (Trong trường hợp không chuẩn

bị được gà con thật có thé thay thé bằng mô hình con gà con và kết hợp

với xem băng hình)

- Tiển hành:

+ Gây hứng th

+ Nhận biết: Cô cho trẻ quan sát con gà con thật Cô gi thiệu: Đây là con gà con và cho trẻ nói tên con gà; Cho con gà đi và

cho trẻ nói Cho trẻ nghe tiếng kêu của con gà “chiếp chiếp” và cho

trẻ bắt chước Môi câu hỏi cho trẻ trả lời đồng thanh và nhiều trẻ trả lời cá nhân

+ Kết thúc: Cho trẻ bắt chước, làm các chú gà con đi và kêu * Lưu ý: Sau khi tổ chức cho trẻ khám phá con gà con trong, giờ học, nên củng cố, mở rộng hiểu biết cho trẻ về con gà con thông, qua xem mô hình, tranh, ảnh, băng hình về con gà con trong các giờ học khác như tạo hình, làm quen với văn học hoặc trong hoạt động, góc

Ví dụ 2: Nhận biết một số loại quả (trễ 2-3 tdi) ~ Mục địch, yêu câu:

+ Trẻ nhận biết, gọi tên, một số đặc điêm rõ nét (màu sắc, mùi, vị) của quả chuối, quả cam Trẻ kể tên mội số quả khác như xoài, thanh long;

+ Phát triển thị giác, khứu giác và vị giác Bước dau phân biệt điểm khác nhau rõ nét của cam và chuối

Trang 21

~ Chuẩn bị: Quả cam thật màu xanh, chuối thật màu vàng, mỗi

loại 2-3 quả; Đĩa chuối, cam đã xắt miếng; Khăn giấy, đĩa; mơ hình quả xồi, quả thanh long Lô tô quả cam và chuối đủ cho số lượng trẻ; Ảnh quả cam, quả chuối

~ Tiên hành:

+ Gây hứng thú

+ Nhận biết: Cô đưa quả chuối cho trẻ quan sát và đặt các câu hỏi: Đây là quả gì? Quả chuối này có màu gì? Ngửi xem quả chuỗi có mùi gì? Nếm xem chuối có vị gì? Sau khi trẻ trả lời cô chốt lại đặc điểm của quả chuối

Cô cho trẻ ngửi quả cam và hỏi trẻ: Con ngửi thấy mùi gì? Con có biết đấy là quả gì không? Cô đưa quả cam và cho trẻ gọi tên, trả

lời câu hỏi về màu sắc Cho trẻ nêm cam và nói tên vị của cam Cô

chốt ngắn gọn đặc điểm của quả cam

C6 dé 2 quả cam và chuối vào đĩa và hỏi trẻ: Quả cam đâu,

quả chuỗi đâu? Quả nào có màu xanh? quả nào có màu vàng?

Khái quát: Cam và chuối đều dùng để ăn, rắt ngon

Mở rộng: Hỏi trẻ tên một số quả trẻ thường hay ăn cho trẻ kể,

sau đó cô cho trẻ xem và gọi tên quả xoài, quả thanh long bằng mô

hình

+ Kết thúc: Trò chơi 1: Lô tô "Thì xem ai nhanh ": Cô nói tên quả nào hoặc màu sắc quả nào trẻ giơ lô tô quả đó;

Trò chơi 2: Tìm đúng quả: Mỗi trẻ cầm 1 lô tô quả mà trẻ thích, vừa di vừa hát, khi nào có hiệu lệnh “Tìm quả” thì tré cam lô tô quả nào chạy về “nhà "có dán tranh quả đó

Trang 22

1.1.4.2 Giờ học khám phá ở mẫu giáo

Ở lứa tuôi mẫu giáo, phạm vi tiếp xúc, khám pha eta te aa

được mở rộng, vì vay đề tài tổ chức giờ học cũng phong phú và da dạng hơn Ngoài các phương pháp trong nhóm trực quan thì các phương pháp khám phá tích cực như thử nghiệm, thí nghiệm, thảo luận, lao động, sử dụng sách, truyện được sử dụng rộng rãi trong giờ

học ở lứa tuôi mẫu giáo Số lượng trẻ trong một giờ học cũng nhỉ

hơn ở nhà trẻ và thời gian tiến hành giờ học cũng tăng lên đáng kể Các hình thức khám phá, chơi theo nhóm cũng được bô sung, đặc biệt từ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ Dưới đây là một số loại giờ học phổ biến ở mẫu giáo

a Giờ học khám phá 01 đối tượng,

Giờ học loại này có thể tổ chức ở cả 3 độ tuôi mẫu giáo Trong, mỗi giờ học giáo viên chỉ chọn một sự vật, một hiện tượng hoặc một

vấn đề cụ thẻ nào đó cho trẻ khám phá Tên của đối tượng khám phá

cũng chính là tên của đề tài giờ học, ví dụ: Con cá vàng, bap ngé, cái

mũi, cô thợ may, thức ăn của Mèo, tính chất của nước lọc Trong,

những giờ học này giáo viên có thể lựa chọn các nội dung, 'kiến thức đa

dạng đẻ mở rộng cho trẻ như: tên gọi, đặc điểm, tính chất đặc trưng,

một số mối quan hệ, các giai đoạn phát triên Mỗi giờ học, giáo viên

lựa chọn một số nội dung kién thức phù hợp với yêu cầu của lứa tuổi,

trình độ, khả năng của trẻ ở lớp mình Các kỹ năng quan sát, nhận xét,

phán đoán, suy luận, thực hiện các thí nghiệm cũng cần được giáo

viên lựa chọn để đưa vào mục đích, yêu cầu về kỹ năng

Các hoạt động chính trên giờ học khám phá 01 đối tượng:

~ Ôn định tổ chức, gây hứng thú: Giáo viên sử dụng biện pháp

hoặc thủ thuật gây hứng thú và hướng chú ý của trẻ vào đối tượng, khám phá

~ Hoạt động khám phá: Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của giờ học, dựa trên trình độ, khả năng của trẻ trong lớp, giáo viên có thể tô chức các hoạt động khám phá, trải nghiệm như:

Trang 23

+ Quan sát, nhận xét đặc điểm đặc trưng rõ nét

+ Thử nghiệm, thí nghiệm đẻ khám phá tính chất, các mỗi quan

hệ của sự vật, hiện tượng

+ Xem băng hình, mô hình, tranh, ảnh để khám phá các sự vật,

hiện tượng ít gần gũi, các đặc điểm ít phô biến, sự đa dạng hoặc các

giai đoạn phát triễ

+ Đọc sách, kể chuyện, hỏi ý kiến chuyên gia khi cần khám phá

một số mỗi quan hệ, mà không thê sử dụng các hoạt động trải nghiệm khác

+ Thảo luận, trao đôi, chia sẻ khi các nội dung khám phá liên quan đến kinh nghiệm hoặc cảm xúc riêng của trẻ

~ Hoạt động củng cố: Giáo viên có thể lựa chọn và tô chức các hoạt động:

+ Trò chơi học tập hoặc hoạt động thực hành, trải nghiệm + Hát múa, đọc thơ, giải câu đố

+ Tạo hình

Nội dung và cách hướng dẫn của các hoạt động nêu trên phù

hợp với yêu cầu của từng lứa tôi

+ Mẫu giáo bé: Kích thích trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện,

nhận xét những đặc điểm tiêu biểu, rõ nét của đối tượng Giáo viên sử

dụng các câu hỏi cụ thê (Cái gì? Để làm gì?) kết hợp với các câu hỏi #ợi mở Có thể cho trẻ mô phỏng, bắt chước vận động, tiếng kêu của đối tượng, thực hiện các hành động thực hành đơn giản với đối tượng

+ Mẫu giáo nhỡ: Hướng chú ý của trẻ vào một số đặc điểm

đặc trưng, cho trẻ tìm hiểu sâu và kỹ hơn, Ví dụ: khám phá đặc điểm của vây cá (tên gọi, vị trí, số lượng, cử động của các loại vây) Kích thích trẻ tìm tòi khám phá một số mối liên hệ đơn giản Kết hợp cho trẻ phân biệt hoặc so sánh và suy luận Câu hỏi của giáo viên khái quát hơn, khó hơn so với câu hỏi ở mẫu giáo bé, tăng cường các câu hỏi “Tại sao?”, “Như thế nào?” Ở lứa tuổi này có thể cho trẻ hoạt

Trang 24

động theo nhóm nhỏ, tạo điều kiện cho trẻ được chủ động trong, hoạt: động, gợi cho trẻ tự nêu những nhận xét của mình, bày tỏ tình cảm, thái độ với đối tượng khám phá

+ Mẫu giáo lớn: Cho trẻ quan sát, tự phát hiện các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của đối tượng Kích thích trẻ khám phá và trải nghiệm,

giải quyết các tình huống có vấn đề nhằm phát hiện, nhận xét các mỗi

liên hệ và quan hệ, sự phát triển của đối tượng Tăng cường cho trẻ hoạt động theo nhóm và cá nhân Giáo viên sử dụng các câu hỏi khái quát và các câu hỏi kích thích trẻ phán đoán và suy luận

Đối với một số giờ học khám phá về con người, nghề nghiệp,

địa danh có thể tổ chức giờ học - tham quan hoặc giờ học - giao lưu

với khách mời Để giải quyết tốt các mục đích đặt ra, để tạo ấn tượng,

sâu sắc và hình thành cho trẻ các kỹ năng xã hội phù hợp cần có sự chuẩn bị kỹ càng với nơi trẻ đi tham quan, với khách mời cũng như:

những thành phần có liên quan khác

VDI: Giờ học: Củ lạc - Mẫu giáo bé; Chủ đề: Thực vật 1/ Mục đích, yêu cầu

- Kiến thức:

+ Trẻ nói tên, một số đặc điểm đặc trưng của củ lạc: Màu nâu, vỏ sẵn, cứng; bên trong củ có hạt lạc màu đỏ/ hông; lạc rang có mùi thơm, vị ngon, bùi

+ Trẻ biết tên một số món ăn từ lạc

sử dụng phối hợp các giác quan đề khám phá củ lac;

+ Trả lời các câu hỏi của cô to, rõ rằng;

+ Tập trung chú ý trong giờ học;

+ Tự bóc củ lạc ~ Thái độ:

Trang 25

2/ Chuẩn bị

- Củ lạc đã rang còn nguyên vỏ, số lượng củ nhiều hơn số lượng trẻ trong lớp đựng trong hộp sd, dia nhựa đủ cho số lượng trẻ ~ Một số món ăn từ lạc là vật thật hoặc ảnh ~ Hộp các tông đục lỗ đựng củ lạc lẫn với một số củ, quả khác (2-3 hộp) - Hộp nhựa đựng hạt lạc lẫn với một số loại hạt khác (2-3 hộp) 3/ Tiến hành

- Ôn định tỗ chức, gây hứng thú: Cho trẻ ngôi thành hình chữ

U trên thảm Cô đưa ra hộp đựng lạc ra lắc cho phát ra tiếng kêu Cho trẻ đoán đồ vật trong hộp

- Hoạt động khám phá:

+ Quan sát, nhận xét đặc điểm của củ lạc: cô mở hộp đựng củ

lạc cho trẻ nói tên Cho mỗi trẻ chọn 1 củ lạc đặt vào đĩa nhựa Cô

gợi ý cách quan sát: Các con sở, nắn, ngưi xem củ lạc có những đặc

điểm gì? Khi trẻ quan sát, cô lại gân dé hỗ trợ những trẻ gặp khó

khăn

Đặt câu hỏi: Củ lạc có màu gì? Vỏ lạc nhẫn hay sản? Cứng

hay mềm? Lắc xem có nghe thấy tiếng gì không? Củ lạc có mùi gì?

'Bóc xem bên trong củ lạc có gì nào? Củ lạc của con có máy hạt? Hạt

lạc có màu gì? Ăn thử xem hạt lạc có vị gì? Mỗi câu hỏi gọi 1-2 trẻ

trả lời Cô chốt lại 1 số đặc điểm đặc trưng của củ lạc

+ Xem và gọi tên một số món ăn từ lạc: Các con đã được ăn

những món ăn gì từ lạc? Trẻ kể tên, cô cho trẻ xem vật thật hoặc ảnh một số món ăn từ lạc như muối lạc, kẹo lạc, xôi lạc Giáo dục dinh đưỡng cho trẻ

Trang 26

+ Tìm củ lạc trong hộp các tông Trong hộp có củ lạc lần với

một số củ, hại, quả khác Hộp có đục một số lỗ Trẻ thò tay vào hộp tìm củ lạc bỏ ra đĩa ở bên cạnh

+ Tìm hạt lạc trong hộp đựng các loại hạt: Trẻ nhìn và chọn hạt lạc giữa các loại hạt khác bỏ ra đĩa

+ Dùng vỏ/hạt lạc đề xếp thành các hình theo mẫu

„ Trẻ tự chọn góc chơi mà trẻ thích Cô đi đến các góc, quan sát

và kiểm tra kết quả

VD2: Nam châm - Mẫu giáo lớn Chủ đề: Đồ dùng, đô chơi

1/ Mục đích yêu cầu - Kiến thức:

+ Trẻ gọi tên, nói được một số đặc điêm của Nam châm: màu đen, cứng, hút được các vật bằng sắt; không hút các vật làm bằng các

+ Mở rộng hiểu biết cho trẻ về một số cách sử dung nam châm trong cuộc sống

+ Làm quen với thuật ngữ: Vật có từ tính (vật mà nam châm

hit được), vật không có từ tính (vật mà nam châm không hút được) ~ Kỹ năng: Phát triển và rèn luyện:

+ Kỹ năng quan sát, nhận xét đặc điểm của nam châm; phán

đoán, suy luận, phân nhóm;

+ Kỹ năng thực hiện thí nghiệm theo phương pháp Montessoriì + Kỹ năng hợp tác, hoạt động theo nhóm;

+ Ngôn ngữ nghe-hiễu, biểu đạt

- Thái độ:

+ Trẻ thích thú, tích cực tham gia hoạt động khám phá

Trang 27

2/ Chuẩn bị:

~ Nam châm mỗi trẻ l viên

-5 rồ đựng các đồ dùng làm thí nghiệm do cô và trẻ chuẩn bị, 5 miéng vai ni 2 màu, 5 cặp thẻ từ “Vật có từ tính”, “Vật không có từ tính” - Băng hình một số cách ứng dụng nam châm trong cuộc sống ~ Ảnh chụp một số đồ dùng trong lớp ~ Š-6 góc chơi với nam châm 3/ Tiến hành ~ Ôn định tổ chức- Trẻ ngồi theo nhóm xung quanh bàn ~ Hoạt động khám phá:

+ Quan sát khám phá đặc điểm của nam châm: Các nhóm lấy

rõ đựng nam châm vẻ bàn, môi trẻ lấy 1 viên Cô giao nhiệm vụ quan

sát cho trẻ và gọi một số trẻ nhận xét đặc điểm của nam châm mà trẻ

quan sát được

+ Thí nghiệm 1: Vật cỏ/không có từ tính/: Mỗi nhóm lấp rổ đựng các đồ dùng như kéo, chìa khóa, gim, kẹp giấy, bút chì, bú! sáp,

giấy màu, vỏ hộp nhựa ; vải nỉ 2 màu xanh, đỏ, thẻ từ về nhóm

Cô sử dụng câu hỏi: Theo các con chúng ta chuẩn bị những đô đàng này để làm gì? Vật nào nam châm hút không hút? Làm thế nào

để biết? Các con muôn để vật nam châm hút được ở miéng vai ni mau

gi? Cho một số trẻ đưa ra ý kiến và đi đến thống nhát Cô giúp trẻ đọc

và đặt thẻ từ vào 2 miếng vải nỉ

Các cá nhân chọn vật trong rô đê làm thí nghiệm Kết thúc thí

nghiệm cô cho trẻ kê tên những vật mà nam châm hút, điểm giống

nhau của chứng vê chất liệu; Những vật mà nam châm không hút,

_ điểm giống nhau của chúng (không làm bằng sắt)

Trang 28

Trẻ cắt dé ding

+ Thí nghiệm 2: “Những vật nào trong lớp là vật có từ tính? ” Cô đặt ảnh chụp các vật trong lớp như bình nước, ca, châu, tivi, giá phơi khăn, bảng, cánh cửa, song cửa số Trẻ chọn ảnh mà

trẻ thích sau đó tìm vật trong ảnh, để nam châm lại gân, nếu là vật

nam châm hút thì sẽ gắn ảnh vào phẫn bảng có thẻ từ “Vật có từ tính "

và màu đã quy ước, những vật nam châm không hút đặt vào phan bảng tương ứng Kết thúc thí nghiệm cho trẻ gọi tên các vật có từ tính

và không có từ tính

+ Xem băng hình một số cách ứng dựng nam châm trong cuộc

sống: Gắn tai liệu, tranh, ảnh lên bảng, tìm các vật bằng sắt có kích thước nhỏ, di chuyển các con

- Hoạt động củng cỗ: Cô giới thiệu các góc chơi: Câu có, tìm

ghim trong bề cát, điều khiên tàu hỏa đà chơi không đằng tay, lay vat bằng sắt bị chìm trong lọ thủy tỉnh đựng nước, dùng nam cham di chuyển các bộ phận của cây với cây hoa tương ứng Trẻ tự chọn

nhóm chơi và cùng nhau chơi

* Phương án khác: Có thể cho từng cả nhân thực hiện thí nghiệm 1 Đà dùng làm thí nghiệm có thể thay đội Hoạt động xem băng hình có thể thay bằng quan sát cô sử dụng nam châm Các góc

chơi có thể thay đổi cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và trình độ,

khả năng của trẻ

b Giờ học khám phá nhiễu đối tượng,

Giờ học loại này có thể tổ chức cho trẻ ở cả 3 độ tuôi mẫu giáo

Mỗi giờ học có thé cho trẻ khám phá một số đối tượng, nhất định trong cùng một nhóm, VD: Một số loài rau; một số vật nuôi; một số đồ dùng gia đình; một số nghề nghiệp phổ biến trong xã hội Mục dich chính

của giờ học này là giúp trẻ khám phá các đặc điểm đặc trưng của cáo

đổi tượng và so sánh các đặc điểm khác nhau và giống nhau của

chúng Các kỹ năng quan sát, phân nhóm cũng được hình thành và rèn

luyện trên giờ học khám phá nhiều đối tượng

Trang 29

Các hoạt động chính trên giờ học khám phá nhiều đối tượng: ~ Ôn định tổ chức, gây hứng thú và kich thích sự tập trung chú ý của trẻ

~ Hoạt động khám phá các đối tượng:

+ Quan sát hoặc xem tranh, ảnh, mô hình, băng hình và nhận

xét đặc điểm đặc trưng của các đối tượng,

+ §o sánh đặc điểm khác và giống nhau của các đối tượng

+ Khái quát: Tóm tắt đặc điểm giống nhau của các đổi tượng,

khám phá

+ Mở rộng: Trẻ kể tên kết hợp xem vật thật, tranh hoặc ảnh/

băng hình về các đối tượng khác trong nhóm

~ Hoạt động củng cố: Có thể lựa chọn và tổ chức các hoạt động: + Tổ chức trò chơi học tập + Múa, hát, đọc thơ, kể chuyện + Hoạt động tạo hình, Nội dung và cách hướng dẫn các hoạt động cần phù hợp với các lứa tuổi:

+ Mẫu giáo bé: Đề tài của các giờ học loại này nên là các sự

vật, hiện tượng gần gũi với trẻ như các loại rau, hoa, quả, đồ dùng,

động vật nuôi, phương tiện giao thông phỏ biến Trên mỗi giờ học có thể khám phá đặc điểm rõ nét của 2 đến 4 đối tượng Dựa vào trình độ,

khả năng của trẻ ở lớp có thể cho trẻ phân biệt đặc điểm khác nhau rõ

nét hoặc so sánh đơn giản 2 đối tượng Giáo viên hỗ trợ trẻ nhận xét

đặc điểm bằng các câu hỏi cụ thẻ và các câu hỏi gợi ý

+ Mẫu giáo nhỡ: Vốn kiến thức, kinh nghiệm và vốn từ của trẻ đã phong phú hơn vì vậy giáo viên có thể mở rộng phạm vi các đối tượng cho trẻ khám phá Ví dụ: Một số động vật dưới nước; một số

cồn trùng; một số cây cảnh; một số nghề nghiệp ở địa phương v.v

“Trên giờ học ở mẫu giáo nhỡ có thẻ cho trẻ nhận xét đặc điểm

Trang 30

đến 2 cặp đối tượng Riêng đối với các nội dung là nghề nghiệp và

một số hiện tượng xã hội không nhất thiết phải so sánh nhưng có thể đặt câu hỏi phân biệt dấu hiệu khác nhau rõ nét

Khi cho trẻ mẫu giáo nhỡ nhận xét đặc điểm của các đối tượng

vẫn cần phải sử dụng đồ dùng trực quan nhưng có thé cho trẻ tự tìm và chỉ trên tranh để minh họa cho nhận xét của mình Giáo viên nên sử dụng các câu hỏi khái quát hơn ( như thế nào? Con biết gì về nó? ) và giảm dần các câu hỏi gợi mở Tăng cường tổ chức các hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân Giờ học ở mẫu giáo nhỡ tuy có phức tạp

hơn so với mẫu giáo bé nhưng không nên đưa quá nhiều nội dung để

tránh sức ép học tập đối với trẻ

+ Mẫu giáo lớn: Trẻ mẫu giáo lớn đã tích lũy được vốn kiến

thức rất phong phú, kỹ năng nhận xét, so sánh cũng đã phát triển hơn so với mẫu giáo nhỡ Do đó, có thé tăng cường cho trẻ trò chuyện, trao

đổi để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm vẻ tất cả các nội dung trong ty

nhiên và xã hội mà trẻ đã tích lãy được ở hai lứa tuôi trước Trên một

giờ học có thể cho trẻ nhận xét đặc điểm của 2 đến 6 đối tượng và so sánh 2 đến 3 cặp đối tượng hoặc so sánh tắt cả các đồi tượng với nhau Các câu hỏi khái quát cần được sử dụng một cách triệt đề ( có những đặc điểm gì? như thế nào? có gì đặc biệt v.v ), câu hỏi gợi mở chỉ sử dụng trong trường hợp thật cần thiết Trên giờ học trẻ không chỉ trả

lời câu hỏi của cô mà còn phải biết đặt câu hỏi cho bạn bè, đưa ra

những thắc mắc và biết ứng dụng kiến thức vào việc giải quyết van dé

Giáo viên giúp trẻ chỉ ra các môi liên hệ, quan hệ giữa các sự vật, hiện

tượng trong tự nhiên và xã hội Hoạt động nhóm và các hoạt động cá nhân là các hoạt động chủ yếu ở lứa tuổi này

Trang 31

+ Trẻ gọi tên, nói được một số đặc điểm đặc trưng của các con

vật sống trong rừng:

Voi: Màu xám, có vòi dài, 2 ngà màu trắng, 4 chân to; Voi an mía, cỏ; Voi có thê kéo gỗ giúp người dân, khi được thuần hóa voi có

thé làm xiếc

Khi: Có 4 chân, 2 chân trước rất khéo, đuôi dài; Khi biết leo trèo, đu cây; Khi ăn chuỗi va 1 số quả; Khi sống trong rừng, nuôi ở vườn thú và làm xiếc ở rạp xiếc

Hỗ: Lông vàng vần đen, đuôi dài, 4 chân, răng nhọn; ăn thịt

các con vật khác Hồ sống trong rừng, nuôi ở vườn thứ và làm xiếc ở rạp xiếc * Trẻ nói được một số đặc điểm khác và giống nhau của Voi và Hỗ + Mở rộng hiểu biết vẻ tên gọi một số con vật sống trong rừng khác

~ Kỹ năng: Phát triển và rèn luyện:

+ Kỹ năng quan sát, nhận xét đặc điểm của các con vật; so

sánh 2 con với nhau

+ Kỹ năng hợp tác, hoạt động theo nhóm nhỏ

+ Ngôn ngữ nghe hiểu, biểu đạt ~ Thái độ + Trẻ thích khám phá các con vật sống trong rừng; + Có hành vì phù hợp khi đi tham quan vườn bách thú, xem xiếc thú 2/ Chuẩn bị

~ Ảnh 3 con vật và các đặc điểm của chúng, mỗi con 2 bộ: VD:

on Khi: Hình ảnh con khi với các bộ phận đặc trưng; Con khi leo trèo, đu cây; con khi ăn chuối, ăn vả; Con khi biểu diễn đi xe đạp ở

Trang 32

- Băng hình một số con vật sống trong rừng khác: Gấu, hươu

cao cổ, báo, chó sói

~ Mô hình rời các bộ phận của 3-4 con vật, mỗi con vật có từ 4-

6 miếng ghép Số lượng các con vật rời nhiễu hơn số lượng trẻ ~ Ảnh thức ăn đặc trưng của 3 con vật

3/ Tiền hành

- Ôn định tổ chức - Gây hứng thú: Trẻ hát và vận động bài hát

về các con vật và về 3 nhóm ngôi xung quanh bàn

- Hoạt động khám phá

+ Xem ảnh và thảo luận, nhận xét đặc điểm: Các nhóm chọn

con vật và mang bộ ảnh con vật đó về nhóm xem và thảo luận Cô đi đến từng nhóm gợi ý, hướng chủ ý của trẻ vào các đặc điêm đặc trưng

Trẻ nhận xét đặc điểm của các con vật: Cô mời các nhóm khám

phá về con Voi nhận xét Cô sử dụng các câu hỏi cụ thể giúp trẻ trả lời như: Con Voi có màu gì? Con Voi có những gì? Con Voi ăn gì? Con Voi biết làm gì? Các con còn biết gì về con Voi nữa? Cô gợi ý đề

trẻ trả lời các đặc điểm đã nêu trong mục đích, yêu câu

Đối với con Hồ và con Khi cô sử dụng câu hỏi khái quát giúp trẻ nhận xét, VD: Con Hỗ có những đặc điểm gì? Con Khi có gì đặc

biệt? Các bạn ở nhóm không khám phá 2 con vật này có thê bỗ sung,

và đặt thêm câu hỏi về đặc điểm của chúng

+ §o sánh con Voi và Hồ: Cô đặt ảnh Voi và Hồ trên bảng Đặt

câu hỏi cho trẻ so sánh: Con Voi và con Hồ có những điểm gì khác

nhau? Hai con này giỗng nhau ở điểm nào? Nếu trẻ gặp khó khăn cô

gơi ý để trẻ trả lời đặc điểm khác nhau về màu sắc, kích thước, thức

ăn; giống nhau vẻ nơi sống, số lượng các bộ phận và khả năng của 2

con vật

+ Khái quát: Voi, Hồ, Khi đều là nhãng con vật sống trong

Trang 33

+ Mỡ rộng: Cho trẻ kế tên những con vật sống trong rừng mà

trẻ biết, cô cho trẻ xem băng hình và nói tên các con vật mà cô chuẩn

bj

Giáo dục trẻ khi đi tham quan vườn thú, đi xem xiếc không nên trêu chọc, không đứng quá gân các con vật để đâm bảo an toàn

~ Hoạt động củng có

+ Trò chơi l: Ghép các bộ phận của con vật

Cô chuẩn bị mô hình các bộ phận rời của 3-4 con vật, mỗi con 2-3 bộ theo các mức độ từ dễ đến khó, cu thê 1 bộ 4 miéng ghép, 1 bộ 3 miếng ghép, 1 bộ 6 miếng ghép Đựng các bộ phận rời của các con vật vào hộp theo từng bộ Trẻ ngồi theo nhóm, mỗi trẻ sẽ chọn con vật

mà trẻ thích và bộ các miếng ghép theo khả năng để ghép thành mô hình một con vật hoàn chỉnh VD: Con Voi gồm có mình voi, chân voi,

vòi voi, đầu voi có ngà, tai voi,

+ Trò chơi 2: Tìm nha

Cô gắn ảnh thức ăn (Thịt, quả, cỏ) lên tường Mỗi trẻ cằm con

vật mà trẻ đã ghép được Cô cho trẻ di vòng tròn, vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh “Tìm nhà” trẻ cầm mô hình con vật nào về nhà có thức ăn của con vật đó

* Phương án khác: Có thễ chọn con vật trong rừng khác cho trẻ khám phá tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh, hứng thú và trình độ của trẻ Nếu có điều kiện có thể cho trẻ đi tham quan vườn bách thú

hoặc đi xem xiếc Có thể thay hoạt động khám phá bằng cách xem băng hình Trò chơi có thể thay đôi cho phù hợp với hứng thứ của trẻ, chẳng hạn: Lô tô, Nối con vật với thức ăn hoặc ghép hình các con vật;

Tạo hình các con vật từ bìa và lõi giáy

e Giờ học khám phá các nhóm đối tượng

Giờ học loại này được tiền hành ở mẫu giáo nhỡ và lớn Mục

‘dich chủ yếu của giờ học loại này, là cung cấp cho trẻ kiến thức về đặc điểm đặc trưng chung của một số nhóm đối tượng, trên cơ sở đó hình “thành khái niệm sơ đăng (Biêu tượng khái quát) về chúng Kỹ năng so

Trang 34

sánh, phân nhóm là những kỹ năng chính được rèn luyện trên giờ học

này Giờ học này có thể chia làm 2 dạng: * Dang 1: Phân nhóm theo 1 dấu hiệu (một cách) Các hoạt động chính có thể tiến hành: ~ Ơn định tơ chức, gây hứng thú và kích thích sự tập trung chú ý của trẻ

~ Hoạt động khám phá các nhóm đối tượng:

+ Quan sát hoặc xem tranh, ảnh, mô hình, băng hình và nhận

xét đặc điểm đặc trưng chung của các nhóm đối tượng; đặt tên cho

nhóm và kể tên các đối tượng trong mỗi nhóm

+ So sánh đặc điểm khác và giống nhau của các nhóm đôi tượng

+ Khái quát: Tóm tắt đặc điểm giống nhau của các nhóm đối

tượng, đặt tên chung

+ Mở rộng: Trẻ kể tên kết hợp xem vật thật, tranh hoặc ảnh/ băng hình về các nhóm đối tượng khác - Hoạt động củng cố: _ _ + Tổ chức trò chơi học tập nhằm mục đích phân nhóm theo 1 dấu hiệu + Múa, hát, đọc thơ, kê chuyện + Hoạt động tạo hình Nội dung và cách hướng dẫn giờ học loại này tùy thuộc vào trình độ, khả năng của trẻ

Mẫu giáo nhỡ: Mỗi giờ học khám phá 2-3 nhóm đối tượng, mỗi

nhóm 2 đối tượng Giáo viên giúp trẻ khám phá tên gọi, đặc điểm

chung của từng nhóm đối tượng bằng các câu hỏi Khuyến khích trẻ

đặt tên cho nhóm đối tượng và kẻ tên các đối tượng khác trong từng

Trang 35

Mẫu giáo lớn: Mỗi giờ học có thẻ khám phá 2-4 nhóm đối

tượng, số lượng đối tượng ở mỗi nhóm có thể lên đến 3 hoặc 4 đối

tượng So sánh ở mẫu giáo lớn có thể tiến hành như mẫu giáo nhỡ nhưng có thể cho trẻ so sánh các nhóm đối tượng với nhau tùy theo

khả năng của trẻ Câu hỏi giúp trẻ khám phá có thể thay đôi đẻ tránh

sự nhằm chán và phát triển tư duy cho trẻ Hoạt động khám phá và

củng có ở giờ học này đều có thể tổ chức theo nhóm lớn hơn so với mẫu giáo nhỡ VD: Đề tai: Phan nhóm đồ dùng theo chất liệu - Mẫu giáo nhỡ, chủ đề: Đô đùng gia đình 1/ Mục đích, yêu câu

- Kiến thức: Trẻ biết tên, một số đặc điểm đặc trưng chung của một số nhóm đô dùng theo chất liệu:

+ Dé đùng bằng sứ (bát, chén): Cứng, nặng, dễ vỡ, chìm trong nước

+ Đồ dùng bằng thủy tỉnh (bát, cốc): Cứng, nặng, dễ vỡ, trong suối, chìm trong nước

+ Đồ đừng bằng nhựa (Bát, ca): Dẻo, nhẹ, không dễ vỡ, nỗi trong nước

Trẻ biết tên một số nhóm đồ dùng theo chất liệu khác trong gia đình

- Kỹ năng: Phát triển và rèn luyện:

+ Kỹ năng quan sát, nhận xét, so sánh, phân nhóm, suy luận + Kỹ năng hợp tác, hoạt động theo nhóm nhỏ

Trang 36

2/ Chuẩn bị đô đùng - Đồ dùng thật của 3 nhóm chất mỗi thứ 2 chiếc ~ Ảnh hoặc băng hình một số đồ đùng làm bằng chất liệu khác trong gia đình

- Các đồ dùng nhỏ bày trong “Siêu thị”

~ Chậu nước, 1 chai cô ca hoặc nước màu 3/ Tiến hành - On định tổ chức, gây hứng thứ ~ Hoạt động khám phá + Quan sát, nhận xét đặc điểm chung của các nhóm đô dùng theo chất liệu Chia trẻ làm 5 nhóm, mỗi nhóm chọn 2 đồ đùng làm bằng một

chất liệu, sau đó quan sát và thảo luận

Nhận xét đặc điểm của từng nhóm chất liệu Cô mời các nhóm cùng khám phá đà dùng theo một chất liệu và nhận xét Cô sử dụng, câu hỏi: Nhóm các con quan sát đồ dùng gì? Chúng có đặc điểm gi giống nhau? Các con có thể đặt lên cho chúng là gì? Còn đô đùng

nào trong gia đình cũng làm bằng chất liệu này?

+ So sánh: Mỗi nhóm chọn 2 đồ dùng làm bằng 2 chất liệu

khác nhau để so sánh Cô sử dụng câu hỏi: Hai đồ dùng đó khác như, ở những điểm nào? Cô khuyến khích trẻ làm thí nghiệm “Vật nào chìm, vat ndo n äi”, “Vật nào trong suốt, vật nào không trong, suối” "Một số trẻ trả lời điểm khác nhau của đồ sứ với đồ nhựa, độ sứ với đồ thủy tình, đồ nhựa với đồ thúy tỉnh

Cô hỏi đặc điểm giống nhau của các đồ dùng khác chất liệu

+ Khái quát: ĐỒ dùng làm bằng nhiều chất liệu khác nhau

nhưng được sử dụng trong gìa đình gọi chung là đồ dùng gia đình

+ Mở rộng: Trẻ kế tên và xem một số đô dùng làm bằng gỗ,

bang vải, bằng kim loại

Trang 37

~ Hoạt động củng cố:

- Trò chơi: “Đi siêu thị” - Trẻ đi mua đồ dùng cùng một chất

liệu, mỗi tổ mua 1 loại đồ dùng

~ Trẻ chọn các vật liệu có trong lớp đề cất các vật dễ vỡ, không

đễ vỡ

Giờ học này có thê khám phá đồ dùng có chất liệu khác như

Trò chơi cũng có thể lựa chọn cách chơi khác miễn sao rèn luyện được kỹ năng phân nhóm theo một đấu hiệu

* Dạng 2: Phân nhóm theo nhiều dâu hiệu (nhiễu cách)

Giờ học này chủ yếu tổ chức ở mẫu giáo lớn Mục đích chính

của giờ học này là giúp trẻ khám phá các đặc điểm khác nhau và giống,

nhau của các đối tượng trong cùng một nhóm, nhưng quan trọng hơn

là phát triển và rèn luyện cho trẻ kỹ năng quan sát, so sánh nhiều đối tượng cùng lúc và phân nhóm theo nhiều dấu hiệu Những kiến thức

và kỹ năng trên là thực sự cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào học ở

trường phô thông Các hoạt động tổ chức trong giờ học vừa là cơ sở

iúp trẻ đạt được chỉ số 115 trong bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuôi, vừa

giúp trẻ sáng tạo, linh hoạt trong tư duy

Các hoạt động chính trong giờ học này ~ Ơn định tơ chức, gây hứng thú

~ Hoạt động khám phá:

+ Quan sát vật thật hoặc xem mô hình, băng hình của 5-6 đối tượng,

+ So sánh điểm khác nhau của các đối tượng và phân nhóm theo một số dầu hiệu

+ Trẻ phân nhóm theo ý thích

+ So sánh điểm giống nhau và khái quát

CC + M@ rong: Tré ké tên và xem băng hình/ ảnh/ vật thật các đối tượng khác trong nhóm

Trang 38

VD 2: Giờ học: Phân nhóm phương tiện giao thông - mẫu

giáo lớn, chủ đề ''Phương tiện và luật lệ giao théng”

1/ Mục đích, yêu câu

~ Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, một số điểm khác và giống nhau của

xe đạp, xe máy, tàu hỏa, thuyền buôm, máy bay; Biết tên một số phương, tiện giao thông khác

~ Kỹ năng: Phát triển và rèn luyện:

+ Kỹ năng quan sải, so sánh 5 phương tiện giao thông với

nhau, suy luận, phân nhóm chúng theo nhiều dấu hiệu;

+ Kỹ năng hợp tác, hoạt động theo nhóm; + Ngôn ngữ biểu đạt ~ Thái độ: Giáo di + Trẻ có hành vi văn hóa khi được đi trên các phương tiện giao thông; + Thích thú, tích cực tham gia các hoạt động 2/ Chuẩn bị dé ding

~ Mô hình 5 phương tiện giao thông

- Băng hình (1 phú) các phương tiện đang di chuyển trên

đường

- Lô tô 2 trẻ 1 bộ, mỗi bộ 5 phương tiện giao thông, bảng gài

~ 2 tờ giấy to có in hình các phương tiện giao thông đề trẻ chơi

trò chơi “Tìm vật không cùng loại ”- 3/ Tiến hành

~ Ôn định tổ chức, gây hứng thú ~ Hoạt động khám phá

+ Xem băng hình 5 phương tiện giao thông đang hoạt động, trẻ kể tên và nơi hoạt động của chúng

Trang 39

+ Cô cho trẻ nói lại tên của 5 phương tiện và hỏi trẻ đặc điểm

khác nhau của 5 phương tiện đó Tùy theo khả năng của trẻ, cô có thể

phân nhóm mô hình phương tiện giao thông theo 1 đến 2 đấu hiệu,

còn trẻ xếp lô tô vào bảng gài, VD: Với điểm khác nhau theo nơi hoạt

động cô xếp các phượng tiện thành 4 nhóm, trẻ xếp 4 nhóm vào bảng gài; với điểm khác nhau về Š phương thức hoạt động cô xếp các phương

tiện thành 2 nhóm “thô sơ” và “chạy bằng động cơ”, trẻ xếp lô tô vào bằng gài Nếu kỹ năng phân nhóm của trẻ tốt cô cho trẻ tự chia nhóm

và nói cách chia

+ Sau khi cô và trẻ cùng phân loại từ 2-3 cách cô cho trẻ tự

thảo luận trong nhóm và tìm ra cách phân loại khác Trẻ gio bang gai và nói cách mà trẻ phân loại Cô khích lệ các nhóm có cách phân loại sáng lạo

+ Cô hỏi điểm giống nhau của 5 phương tiện

+ Khái quát: Xe đạp, xe máy, tàu hỏa, tàu hỏa, thuyền buôm,

máy bay đều dùng để chở hàng, chở người ẩi từ nơi này đến nơi khác gọi chung là phương tiện giao thong

+ Mở rộng: Trẻ kế tên kết hợp xem băng hình hoặc ảnh các phương tiện giao thông khác Cô liên hệ các phương tiện mới như tau

điện trên cao, tàu điện ngâm, cáp treo Giáo dục trẻ hành vi văn hóa

khi ẩi trên các phương tiện giao thông

- Hoạt động củng cố: Trò chơi: Tìm phương tiện không cùng loại

Cô đưa ảnh các phương tiện giao thông thành từng hàng, môi hàng 4 phương tiện, trong đó có 1 phương tiện không cùng loại, VD: Xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hỏa Hoặc: Ơ tơ con, ơ tơ tải, xe máy, ơ tƠ buýi 2-3 hàng cuối có thể tăng số lượng phương ệ những trẻ khá có co hội thử thách Chơi theo luật tiếp sức Trẻ đùng bút chì khoanh vào một phương tiện không cùng loại với các phương

tiện ở cùng hàng Lưu ý: Kết quả của trẻ có thể không giống nhau tùy

Trang 40

1.2 Hoạt động ngoài trời

Hoạt động ngoài trời là hình thức cho trẻ được tiếp xúc, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh trong điều kiện tự nhiên Hoạt

động ngồi trời được tơ chức thường xuyên, mỗi ngày từ 1 đến 2 lần

trừ những ngày trời mưa gió, rét buốt Các địa điểm đẻ tổ chức hoạt động ngoài trời thường là sân, vườn của trường mầm non và các địa

điểm xung quanh trường Hoạt động ngoài trời được tô chức cho trẻ từ

18 tháng tuôi trở lên

1.2.1 Ý nghĩa của hoạt động ngoài trời

Trong hoạt động ngoài trời trẻ em có điều kiện tiếp xúc trực

tiếp với thiên nhiên và xã hội Các sự vật, hiện tượng mà trẻ được tiếp

xúc vừa phong phú, đa dạng lại vừa phản ánh sinh động các mồi liên

hệ và quan hệ trong thực tiễn vì vậy mà chúng rất có giá trị đối với việc cho trẻ khám phá môi trường xung quanh Hơn nữa phần lớn

những sự vật, hiện tượng này luôn luôn tồn tại và phát triển một cách:

khách quan, ngoài hoạt động ngoài trời thì không có hình thức nào

giúp trẻ tiếp cận một cách hiệu quả Thông qua việc tiếp xúc với thiên nhiên và xã hội trong hoạt động ngoài trời góp phần hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu chân thực về thể giới khách quan, giúp trẻ tích lũy kiến thức và ứng dụng chúng trong thực tiễn Tiếp xúc và

khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ được phát triển và rèn luyện các kỹ năng nhận thức, khám phá như quan sát, so sánh, phần

đoán, đo lường v.v Hoạt động ngoài trời với những, tiếp xúc đa dạng,

với các hoạt động tập thể, hoạt động nhóm giúp phát triển ở trẻ kỹ

năng giao tiếp, hợp tác Các tình huồng đa dạng xảy ra ở ngoài trời tạo

ra những cơ hội tốt đẻ trẻ rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống thực

tiễn Hoạt động ngoài trời còn giúp tăng cường sức khỏe và thể lực

cho trẻ thông qua việc tiếp xúc với phong cảnh đẹp trong thiên nhiên,

hít thở bầu không khí trong lành và những vận động tích cực của trẻ

trong một không gian rộng và thoáng đãng Cũng trong hoạt động

ngoài trời ở trẻ hình thành những ấn tượng và cảm xúc tích cụe, tạO

điều kiện cho việc giáo dục tình cảm gần gũi, gắn bó với thiên nhiên

'và cuộc sống xung quanh

Ngày đăng: 25/07/2022, 10:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w